Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3487/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Trần Thị Thu Hà
Ngày ban hành: 07/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3487/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 07 tháng 10 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Văn bản số 3284/UBND-KTN ngày 30/8/2012 của UBND tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Báo cáo Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ngày 06/9/2014;

Căn cứ Kết luận số 474-KL/TU ngày 25/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVIII) tại Hội nghị lần thứ 70;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 477/BC-SKHĐT ngày 31/12/2014 và đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 2424/TTr-SNN ngày 31/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

1.1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; từng bước hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi về cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức đảm bảo cho cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nâng mức đảm bảo an toàn về lũ, bão gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh ở từng giai đoạn; đồng thời góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Cấp nước tưới: Đến năm 2020 tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố chiếm 88%, trong đó tưới cho lúa chiếm 98%; định hướng đến năm 2030 tỷ lệ tương ứng 97% và 100% (diện tích quy hoạch gieo trồng lúa đến năm 2030 là 90.000 ha). Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương các loại toàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 50%; định hướng đến năm 2030 đạt 100%.

b) Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản được cung cấp nguồn nước ngọt chiếm 60%; định hướng đến năm 2030 chiếm khoảng 95%.

c) Cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và du lịch, dịch vụ:

- Đến năm 2020 tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 99% dân số toàn tỉnh, trong đó ở nông thôn đạt 97%, thành thị 100%; tỷ lệ dân cư ở nông thôn được cấp nước từ các công trình tập trung khoảng 43%, thành thị 75%. Định hướng đến năm 2030 tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% dân số toàn tỉnh; tỷ lệ dân cư ở nông thôn được cấp nước từ các công trình tập trung khoảng 50%, thành thị 90%.

- Đảm bảo đủ nguồn nước cho các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ... theo nhu cầu và kế hoạch phát triển của mỗi ngành theo từng giai đoạn.

d) Tiêu úng, phòng chống lũ và ngăn mặn:

- Về tiêu úng: Đến năm 2020 giải quyết được 60% diện tích và đến năm 2030 giải quyết cơ bản hết diện tích úng cục bộ, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

- Về phòng chống lũ, phòng chống xâm nhập mặn: Đến năm 2020 kiên cố được 50% hệ thống đê kè sông, 40% hệ thống đê biển; định hướng đến năm 2030 đạt 90% đê kè sông và đê biển được kiên cố.

2. Phương án quy hoạch

2.1. Vùng lưu vực sông Lại Giang

a) Cấp nước cho nông nghiệp:

Phương án toàn vùng có 212 công trình thủy lợi các loại gồm 62 hồ chứa với tổng dung tích 176 triệu m3 nước, 82 đập dâng, 68 trạm bơm với tổng năng lực tưới 18.362 ha canh tác; cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 120 ha; đảm bảo đủ nguồn cấp nước cho sinh hoạt; công nghiệp, dịch vụ du lịch trong vùng. Trong đó:

- Đã được đầu tư xây dựng 180 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại, gồm 46 hồ chứa với tổng dung tích 70 triệu m3 nước, 69 đập dâng và 65 trạm bơm. Đồng thời đã đầu tư xây dựng được 862 km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa 198 km, đạt 23% tổng chiều dài kênh. Tổng năng lực tưới 15.348 ha canh tác và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch.

- Quy hoạch mới 32 công trình các loại, gồm 16 hồ chứa với tổng dung tích của các hồ là 106 triệu m3 nước, 13 đập dâng và 3 trạm bơm. Tổng năng lực tưới của các công trình mới là 3.014 ha canh tác và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch.

b) Cấp nước cho thủy sản:

- Vùng NTTS Tam Quan: Sử dụng nguồn nước hồ Cẩn Hậu xả xuống đập Ông Khéo và nguồn nước kênh Lại Giang.

- Vùng NTTS Hoài Mỹ, Hoài Hải: Sử dụng nguồn nước sông Lại Giang tại trạm bơm Đồng Soi (Hoài Mỹ). Xây dựng mới trạm bơm nước mặn trực tiếp từ biển và hệ thống đường ống đưa nước mặn đến các ao nuôi tôm.

c) Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp:

- Cấp nước sinh hoạt: Sửa chữa, nâng cấp 70 công trình cấp nước sinh hoạt hiện có đạt công suất thiết kế cấp cho 55.313 người. Xây dựng mới 01 công trình cấp nước tập trung (cấp nước cho các xã Tây Bắc huyện Hoài Nhơn); kết hợp với các công trình nhỏ lẻ, giếng khoan, giếng đào để cấp nước cho 100% dân số trong vùng.

- Cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ: Các công trình thủy lợi đảm bảo tạo nguồn cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong vùng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc huyện An Lão nhận nguồn nước từ sông An Lão, thuộc huyện Hoài Ân nhận nguồn nước từ sông Kim Sơn, thuộc huyện Hoài Nhơn nhận nguồn nước tại đập Lại Giang và kênh Lại Giang.

d) Về tiêu úng, thoát lũ:

- Đầu tư mở rộng kênh tiêu kết hợp với chuyển đổi sang nuôi cá nước ngọt hoặc mô hình lúa - cá tại các khu vực úng cục bộ khu vực ven sông An Lão thuộc xã An Hòa, An Tân (huyện An Lão); khu vực Đồng Bàu, Khoa Trường, Phước Bình, An Thường 1, Thế Thạnh 1 và Hà Đông (huyện Hoài Ân); khu vực Bàu Súng, An Quý, đọc sông Xưởng, khu Trường Xuân (huyện Hoài Nhơn), nhằm đảm bảo tiêu thoát nước lũ sớm, lũ muộn, lũ tiểu mãn để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống.

- Đầu tư, kiên cố những đoạn đê sông thường bị lũ chính vụ tràn qua và gia cố những đoạn đê sông bị xói lở nghiêm trọng trên các trục sông chính An Lão, Kim Sơn, Lại Giang.

e) Phòng chống xâm nhập mặn:

Đầu tư nâng cấp các tuyến đê ngăn mặn và đê biển Tam Quan - Chương Hòa; tuyến đê Hoài Hương - Hoài Mỹ, đê biển Hoài Hải và các tuyến đê cửa sông hạ lưu đập Ông Khéo, vv... để đảm bảo ngăn mặn bảo vệ cho sản xuất xuất nông nghiệp. Xây dựng các kênh tiêu cách ly xung quanh các vùng nuôi tôm nước mặn ở Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Mỹ, Hoài Hải.

2.2. Vùng Đầm Trà Ổ

a) Cấp nước cho nông nghiệp:

Xác định trong toàn vùng có 42 công trình các loại gồm 20 hồ chứa với tổng dung tích 21 triệu m3 nước; 15 đập dâng; 07 trạm bơm với tổng năng lực tưới là 4.145 ha canh tác (các công trình đã xây dựng tưới 3.915 ha canh tác và các công trình chưa xây dựng tưới 230 ha); cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 285 ha; đảm bảo đủ nguồn nước cho nhu cầu công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ du lịch trong vùng. Trong đó:

- Đã được đầu tư xây dựng 39 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại, gồm: 19 hồ chứa với tổng dung tích 20,3 triệu m3 nước; 15 đập dâng và 05 trạm bơm. Đã đầu tư xây dựng được 123 km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa được 45 km, chiếm khoảng 37% tổng chiều dài kênh. Tổng năng lực tưới của các công trình là 3.915 ha canh tác (nhưng thực tế đảm bảo tưới ổn định cho 2.964 ha, còn lại khoảng 951 ha thường bị thiếu nước do nguồn nước đầm Trà Ổ không đủ cấp).

- Quy hoạch mới 03 công trình các loại, gồm: hồ chứa nước Vạn Định Hạ (Mỹ Lộc) tưới 60 ha; trạm bơm Thôn Tư (Mỹ Thắng) tưới 120 ha và trạm bơm Vũng Bà Năm (Mỹ Thắng) 50 ha Tổng năng lực tưới của các công trình mới là 230 ha canh tác và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, dịch vụ và du lịch.

Để giải quyết lượng nước còn thiếu khoảng 12 triệu m3/năm (tương ứng khoảng 951 ha canh tác hàng năm thiếu nguồn nước tưới) sẽ sử dụng nguồn nước bổ sung từ hồ Đồng Mít; tại đập Lại Giang, xây dựng kênh chuyển nước đến chân đèo Phú Cũ, xây dựng trạm bơm tại Bắc chân đèo Phú Cũ kết hợp đảo đường hầm tuy nen đưa nước qua đèo về Mỹ Châu để kết nối với hệ thống kênh trong khu đầm Trà Ổ cung cấp nước cho khu vực.

b) Cấp nước cho thủy sản:

- Vùng NTTS ven đầm Trà Ổ sử dụng nguồn nước đầm Trà Ổ.

- Vùng NTTS trên cát Mỹ An, Mỹ Thắng và các cơ sở sản xuất tôm giống Mỹ An: Sử dụng nguồn nước ngọt từ hồ Phú Hà và xây dựng trạm bơm trực tiếp nước biển ven bờ.

c) Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp:

- Cấp nước sinh hoạt: Sửa chữa, nâng cấp 5 công trình cấp nước sinh hoạt hiện có đạt công suất thiết kế cấp cho 20.414 người. Xây dựng mới 1 công trình cấp nước tập trung (các xã ven biển huyện Phù Mỹ) kết hợp với các công trình nhỏ lẻ, giếng khoan, giếng đào cấp nước cho 100% dân số trong vùng.

- Cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ: Các công trình thủy lợi đảm bảo tạo nguồn cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ. Do khó khăn nguồn nước đề nghị không bố trí các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước trong khu vực này (chế biến tinh bột sắn, công nghiệp giấy, đồ uống, nước giải khát, công nghiệp hóa chất, nhiệt điện...)

d) Tiêu úng, thoát lũ:

- Đầu tư mở rộng kênh tiêu kết hợp trạm bơm tiêu úng các khu vực úng ngập cục bộ khu vực Bàu Sen, Thanh Thủy (xã Mỹ Thắng) nhằm đảm bảo tiêu thoát nước lũ muộn trong tháng 12 hàng năm để sản xuất kịp thời vụ đông xuân.

- Đầu tư nạo vét mở rộng các trục thoát lũ từ các lưu vực suối về đầm Trà Ổ, cải tạo mở cửa Hà Ra để tăng khả năng thoát lũ và kết hợp nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

e) Phòng chống xâm nhập mặn:

Trang văn bản chỉ đạo,điều hành:vbdh.ubndbinhdinh.vn

Đầu tư cải tạo đập ngăn mặn Trà Ổ, nhất là các cửa xả để đảm bảo không cho xâm nhập mặn vào đầm và giữ ngọt đầm Trà Ổ phục vụ các trạm bơm tưới quanh đầm. Xây dựng các tuyến đê biển Phú Hà (Mỹ Đức), Xuân Thạnh (Mỹ An), Tân Phụng (Mỹ Thọ) chống xói lở bờ biển bảo vệ dân cư.

2.3. Vùng Nam Bình Định

a) Cấp nước cho nông nghiệp:

Vùng Nam Bình Định có 278 công trình các loại gồm: 109 hồ chứa với tổng dung tích 552 triệu m3 nước; 104 đập dâng và 65 trạm bơm với tổng năng lực tưới là 58.772 ha canh tác (các công trình đã xây dựng tưới 49.492 ha và các công trình chưa xây dựng tưới 9.280 ha). Đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản (1.650 ha) trong vùng và đảm bảo nguồn nước cấp cho dự án nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội với nhu cầu dự kiến 100.000 m3/ngày đêm lấy tại vị trí đập Thạnh Hòa hoặc đập Văn Mối. Trong đó:

- Đã được đầu tư xây dựng 260 công trình thủy lợi lớn nhỏ các loại gồm: 97 hồ chứa có tổng dung tích 507 triệu m3 nước, 99 đập dâng, 64 trạm bơm. Đã đầu tư xây dựng được 1.959 km kênh mương, trong đó đã kiên cố hóa được 664 km, chiếm khoảng 34% tổng chiều dài kênh. Đang xây dựng hệ thống kênh Văn Phong tưới 10.125 ha, hệ thống kênh tưới Thượng Sơn nhận nước từ sau nhà máy thủy điện An Khê tưới cho 3.500 ha. Tổng nhiệm vụ tưới của các công trình là 49.492 ha đất canh tác cây hàng năm và đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và sinh hoạt.

- Quy hoạch mới 18 công trình: gồm 12 hồ chứa (Hồ Thuận Phong, Phú Dõng - huyện Phù Cát; hồ Đá Mài, Suối Chình, Suối Chiếp, Suối Lớn, Suối Bụt, Canh Thành, Suối Lâu, Ba Cây - huyện Vân Canh; Long Mỹ 1 - TP. Quy Nhơn; Núi Tháp - huyện Tây Sơn) có tổng dung tích 44 triệu m3 nước, 05 đập dâng và 01 trạm bơm, với tổng năng lực tưới 9.280 ha canh tác đất cây hàng năm và tạo nguồn nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ du lịch.

b) Cấp nước cho thủy sản:

- Vùng NTTS ven đầm Đề Gi: Sử dụng nguồn nước sông La Tinh thông qua hệ thống kênh đập dâng Cây Ké. Khi xây dựng hồ Phú Dõng (Nhà Thờ) sẽ đảm nhận nhiệm vụ cấp nước cho diện tích NTTS các xã Cát Khánh và khu quy hoạch NTTS công nghệ cao Cát Thành, Cát Hải. Nguồn nước mặn khai thác trực tiếp từ biển và nước lợ trong đầm Đề Gi.

- Vùng NTTS công nghệ cao Mỹ Thành: Nguồn nước mặn khai thác trực tiếp từ biển.

- Vùng NTTS ven biển xã Cát Hải: Sử dụng nguồn nước ngọt hồ Tân Thắng. Nguồn nước mặn khai thác trực tiếp từ biển bằng trạm bơm.

- Vùng NTTS ven đầm Thị Nại: Sử dụng nguồn nước ngọt từ hệ thống kênh đập dâng Thạnh Hòa và đập dâng Văn Mối. Nguồn nước mặn khai thác từ đầm Thị Nại.

c) Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp:

- Cấp nước sinh hoạt: Sửa chữa, nâng cấp 65 công trình cấp nước sinh hoạt hiện có đạt công suất thiết kế cấp cho 694.993 người. Xây dựng mới 17 công trình cấp nước tập trung gồm: Xã Mỹ Chánh Tây, các xã phía Tây huyện Phù Mỹ, xã Cát Sơn - Cát Lâm - Cát Hiệp, xã Cát Hải, xã Cát Tài, xã Cát Tường, xã Bình Thành - Bình Hòa, xã Bình Tân (giai đoạn 2), xã Bình Nghi, xã Bình Thuận, xã Nhơn Khánh, xã Nhơn Phúc, xã Phước Thành - Phước An - Phước Lộc, các xã Tây Bắc Tuy Phước; kết hợp với các công trình nhỏ lẻ, giếng khoan, giếng đào cấp nước cho 100% dân số trong vùng.

- Cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ: Các công trình thủy lợi đảm bảo tạo nguồn cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong vùng. Khu công nghiệp Nhơn Hội và Nhà máy lọc hóa dầu sử dụng nguồn nước sông Kôn tại đập Thạnh Hòa hoặc đập Văn Mối với công suất 185.000 m3/ngày đêm. Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ sử dụng nguồn nước sông Kôn tại đập Thạnh Hòa. Khu công nghiệp Nhơn Hòa, Nhơn Tân, Bình Nghi sử dụng nguồn nước hồ Núi Một. Khu công nghiệp Cát Trinh, Hòa Hội sử dụng nguồn nước kênh Văn Phong.

d) Tiêu úng, thoát lũ:

- Đầu tư mở rộng kênh tiêu các khu vực úng cục bộ: Đồng Bàu Đá, An Xuyên, Đồng Trinh, Long Khánh thuộc huyện Phù Mỹ; khu vực Phú Hòa, Bình Nghi 1, Dõng Hòa, Mỹ Thuận thuộc huyện Tây Sơn; khu Rộc Thịnh, Cầu Chùa thuộc thị xã An Nhơn; khu vực Lạc Điền, Kim Trì, Kim Đông, Gò Tròn, Lộc Thượng, Bàu Chợ Lẫm, Thiện Trượng thuộc huyện Tuy Phước; khu Chợ Dinh, Lương Nông, cầu Số 7, Đồng Chồi, Mã Lâm, Phú Hòa thuộc thành phố Quy Nhơn nhằm đảm bảo tiêu thoát nước lũ sớm, lũ muộn và lũ tiểu mãn để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống.

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hệ thống đê sông thuộc hệ thống đê sông La Tinh, sông Kôn, sông Hà Thanh để giải quyết thoát lũ sớm, lũ muộn, lũ tiểu mãn đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống. Xây dựng các công trình phòng chống và kiểm soát lũ chính vụ để giảm thiểu thiệt hại, ưu tiên cho các công trình tiêu thoát lũ bảo vệ khu vực thành phố Quy Nhơn và các khu dân cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp.

- Lập quy hoạch đê điều và tiêu thoát lũ cho các tuyến sông chính và các khu vực quan trọng cần bảo vệ.

e) Phòng chống xâm nhập mặn:

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê Đông và nâng cấp các đập ngăn mặn để đảm bảo tiêu thoát lũ và chống xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh thuộc khu Đông Nam huyện Phù Cát, khu Đông huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Đầu tư nâng các các tuyến đê bao ngăn mặn và các đập cửa sông vùng hạ lưu sông La Tinh ven đầm Đề Gi để giải quyết chống xâm nhập mặn và tăng khả năng thoát lũ.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đê kè biển Vĩnh Lợi (Mỹ Thành), Dốc Gành - Cầu Ngòi (Cát Khánh), Trung Lương (Cát Tiến), kè biển Nhơn Lý, Nhơn Hải, Hải Giang, Hải Minh, Quy Hòa (KV1, KV2 phường Gềnh Ráng), kè bảo vệ đảo Nhơn Châu...

3. Phân kỳ đầu tư

3.1. Giai đoạn 2015 - 2020

- Xây dựng mới: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công xây dựng hồ Đồng Mít vào cuối kỳ kế hoạch. Triển khai xây dựng các hồ chứa: Suối Lớn, Đá Mài, Phú Thạnh 2; đập dâng nước Dinh, đập Bồng Sơn, các đập dâng trên sông Hà Thanh. Hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống kênh Văn Phong, hệ thống kênh Thượng Sơn, kênh chuyển nước từ lưu vực hồ Hội Sơn sang hồ Hội Khánh (Truông Gia Vấn).

- Sửa chữa nâng cấp: Sửa chữa, nâng cấp 17 hồ chứa đã xác định trong chương trình an toàn hồ chứa 2015-2020 và các hồ thuộc dự án PTNT tổng hợp miền Trung (giai đoạn 2).

- Kiên cố hóa kênh mương: Thực hiện chính sách kiên cố hóa kênh mương đã được UBND tỉnh ban hành, từ nay đến năm 2020 thực hiện kiên cố hóa đạt 50% tổng chiều dài kênh, ưu tiên cho các vùng khô hạn, kênh mương trạm bơm. Áp dụng các biện pháp tưới hiện đại tiết kiệm nước, phát triển thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Cấp nước sinh hoạt: Sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có đạt công suất thiết kế. Mở rộng mạng lưới đường ống phân phối nước. Xây dựng mới công trình cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước như công trình cấp nước sạch xã Mỹ Chánh Tây, các xã ven biển huyện Phù Mỹ, các xã Cát Sơn - Cát Lâm - Cát Hiệp, các xã Phước Thành - Phước An - Phước Lộc, các xã Bình Tân (GĐ2), Bình Nghi.

- Tiêu úng, thoát lũ, chống xâm nhập mặn: Nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho các vùng úng ngập cục bộ. Hoàn thành quy hoạch chi tiết phòng chống lũ và hệ thống đê điều cho từng lưu vực sông. Tu bổ, nâng cấp các đoạn đê sông, đê biển xung yếu bảo vệ dân cư và sản xuất, giữ ổn định dòng chảy trong sông. Cải tạo, sửa chữa các đập dâng trên sông để tăng khả năng thoát lũ và chống xâm nhập mặn. Hoàn thành nâng cấp hệ thống đê và cải tạo dòng chảy các sông Hà Thanh, sông Dinh, Cây Me đảm bảo chống lũ chính vụ tần suất 5% cho thành phố Quy Nhơn.

3.2. Giai đoạn 2021 - 2030:

- Xây dựng mới: Các hồ chứa: Đồng Mít (chuyển tiếp), Cẩm Đức, Hóc Chẵn, Cây Dứa, Văn Trung, Châu Sơn, Hóc Chùa, Nước Đổ, Gia Đức, Ân Hậu, Cây Sơn, trạm bơm Gò Cốc, hồ Vạn Định Hạ, trạm bơm Mỹ Tài, hồ Phú Dõng, Suối Chình, Suối Chiếp, Canh Thuận, Suối Lâu, Ba Cây, đập dâng Gò Chàm, ... Lập phương án khả thi chuyển nước từ hồ Đồng Mít về lưu vực đầm Trà Ổ.

- Sửa chữa nâng cấp: Sửa chữa nâng cấp hết các cụm công trình đầu mối hồ chứa xuống cấp còn lại. Xem xét nâng cấp một số hồ chứa có lưu vực lớn để tăng dung tích chứa nước. Hoàn chỉnh hệ thống tưới Tân An - Đập Đá, sửa chữa nâng cấp các đập dâng trên sông Kôn - Hà Thanh để đảm bảo an toàn và tăng khả năng thoát lũ.

- Kiên cố hóa kênh mương: Cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhân rộng mô hình tưới hiện đại tiết kiệm nước trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cấp nước sinh hoạt: Xây dựng hoàn thành các công trình cấp nước sinh hoạt còn lại trong quy hoạch.

- Tiêu úng, thoát lũ, chống xâm nhập mặn: Hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển, công trình cắt lũ, phân lũ đảm bảo an toàn chủ động phòng chống lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

4.1. Nhu cầu vốn đầu tư

4.1. Tổng vốn đầu tư: 15.082,002 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 6.032,80 tỷ đồng, chiếm 40%;

- Ngân sách địa phương: 3.016,40 tỷ đồng, chiếm 20%;

- Vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế: 4.524,60 tỷ đồng, chiếm 30%;

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác: 1.508,20 tỷ đồng, chiếm 10%;

4.2. Phân kỳ vốn đầu tư

- Giai đoạn 2015 - 2020: 5.102,369 tỷ đồng, chiếm 33,8%;

- Giai đoạn 2021 - 2030: 9.979,633 tỷ đồng, chiếm 66,2%.

4.3. Nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách trung ương: Đầu tư thông qua nguồn trái phiếu chính phủ, cho vay ưu đãi, cấp bù thủy lợi phí và các chương trình an toàn hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương, phòng chống hạn, khắc phục hậu quả thiên tai, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, 30a, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới...

- Vốn ngân sách địa phương: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và đối ứng.

- Vốn ODA và viện trợ của các tổ chức quốc tế: Đầu tư tập trung trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ giảm nghèo và phát triển bền vững.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác: Đầu tư xây dựng kênh mương nội đồng, các hệ thống tưới hiện đại tiết kiệm nước, sản xuất và kinh doanh nước sạch.

(Kèm theo Báo cáo Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy (Báo cáo)
- TT HĐND tỉnh (báo cáo)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVPNN;
- Lưu: VT, K1, K10, K13 (60b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


347

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.204.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!