ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 465/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
17 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ
22-TR/TU NGÀY 29/7/2019 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA
XII) VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2045
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình hành động
số 22-CTr/TU ngày 29/7/2019 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Xét đề nghị của Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 94/TTr-STNMT ngày 14/02/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số
22-Tr/TU ngày 29/7/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII)
về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045.
Điều 2. Giao
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Du lịch,
Công Thương, Giao thông vận tải, Nội vụ, Ngoại vụ, Xây dựng, Tư pháp, Thông tin
và Truyền Thông, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ; Trưởng Ban Ban Quản
lý khu kinh tế; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 22-CTR/TU NGÀY 29/7/2019
CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY
22/10/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII) VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm
2020 của UBND tỉnh Bình Định)
Thực hiện Chương trình hành động
số 22-CTr/TU ngày 29/7/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi
tắt là Chương trình hành động số 22- CTr/TU và Nghị quyết số 36-NQ/TW), UBND tỉnh
Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa những nội dung của
Chương trình hành động số 22-CTr/TU, Nghị quyết số 36-NQ/TW; xác định các nội
dung, nhiệm vụ cụ thể và lộ trình phù hợp để các sở, ban ngành, địa phương tập
trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Tăng cường trách nhiệm của các
sở, ban ngành và địa phương trong công tác báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết
việc thực hiện Kế hoạch.
2. Yêu cầu
Nhận thức đầy đủ và toàn diện các
nội dung của Chương trình hành động số 22- CTr/TU và Nghị quyết số 36-NQ/TW
trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,
giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển, Chương trình hành động số
22-CTr/TU; đa dạng hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ
phát triển bền vững kinh tế biển.
II. MỤC TIÊU
THỰC HIỆN
1. Mục tiêu thực hiện đến
năm 2030
- Khách du lịch đạt 10
triệu lượt khách, doanh thu đạt 25.000 tỷ đồng.
+ Về khách du lịch: Đến năm
2025 đón được 7,4 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế, tốc
độ tăng trưởng bình quân khách hàng năm đạt 6,3%/năm; đến năm 2030 đón được 10
triệu lượt khách, trong đó có 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng
bình quân khách hàng năm đạt 6,1%/năm.
+ Về doanh thu du lịch: Đến năm
2025 đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm; đến năm 2030 đạt khoảng
25.000 tỷ đồng, tăng bình quân 10,8%/năm.
+ Tổng số phòng lưu trú ước đạt
26.000 phòng.
+ Tạo việc làm cho 120.000 lao động,
trong đó giải quyết việc làm cho 31.000 lao động trực tiếp du lịch.
- Tổng lượng hàng hóa thông qua
các cảng biển đạt 20 triệu tấn/năm.
- Tổng sản lượng khai thác hải
sản đạt 190.000 tấn/năm, trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ đạt 178.000
tấn/năm.
- Sản lượng nuôi trồng thủy hải
sản (nước lợ và nước mặn) đạt 23.000 tấn/năm; diện tích nuôi tôm chân trắng đạt
950 ha, tôm sú 1.100 ha, nuôi nhuyễn thể đạt 105 ha.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu hải
sản đạt khoảng 250 triệu USD.
- Khu Kinh tế Nhơn Hội là khu
đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp được
lấp đầy 70% diện tích.
- Tổng công suất lắp đặt điện mặt
trời là 2.849 MWp.
- Tổng công suất lắp đặt điện
gió là 180 MW.
2. Tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045, tỉnh Bình Định có
những bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững tương xứng
với lợi thế, tiềm năng của tỉnh, tiến tới nền kinh tế biển xanh. Kinh tế biển của
tỉnh thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại hóa, phát triển các đô
thị biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; đời sống nhân dân vùng biển, hải đảo
được cải thiện và nâng cao toàn diện; tài nguyên biển, hải đảo được khai thác hợp
lý, sử dụng hiệu quả và bền vững; môi trường biển được bảo vệ; công tác ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được tăng cường, đồng bộ.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
Đến năm 2030, tập trung đầu tư
phát triển các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ
biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (4)
Công nghiệp và đô thị ven biển; (5) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển
mới; (6) Khai thác các tài nguyên khoáng sản biển, cụ thể:
1. Đầu tư
phát triển du lịch và dịch vụ biển
Phát triển hạ tầng du lịch, tập
trung phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển dọc tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội -
Cát Tiến thuộc Phương Mai - núi Bà, Quy Nhơn - Sông Cầu; đầu tư khu du lịch cao
cấp mới tại núi Vũng Chua.
Hoàn thiện các khu du lịch ven
biển, điểm dịch vụ du lịch sinh thái ven đầm Thị Nại và vịnh Mai Hương; phát triển
sản phẩm du lịch theo đặc trưng thế mạnh của từng địa điểm tại Tân Thanh - Vĩnh
Hội, Eo Gió, Kỳ Co, Phương Mai, Núi Bà, Nhơn Hải, Hòn Khô, Hải Minh[1].
Tập trung phát triển sản phẩm
du lịch biển đảo[2], đẩy mạnh phát
triển du lịch văn hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
vùng biển, đảo. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng
biển chất lượng cao, vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, thể thao trên biển
(ca nô dù bay, lặn ngắm san hô, mô tô nước, thuyền bườm, lướt ván, ...)[3]; mở rộng phát triển các sản phẩm
du lịch bổ trợ có tiềm năng và sản phẩm du lịch mới như du lịch cộng đồng, du lịch
khoa học, du lịch mạo hiểm,...
Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực du lịch biển; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng lao động
ngành du lịch về quản lý, quản trị doanh nghiệp và nghề du lịch, truyền thông
du lịch cộng đồng.
2. Phát
triển kinh tế hàng hải
a. Phát triển hệ thống cảng
biển
Xây dựng Khu bến Quy Nhơn - Thị
Nại là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng công ten nơ cho tàu trọng tải đến
50.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn. Đây
là khu bến chính của cảng biển Quy Nhơn, bao gồm: Đầu tư nâng cấp Bến Quy Nhơn,
Bến Tân Cảng Quy Nhơn, Bến Thị Nại, Bến Tân Cảng miền Trung, Bến Đống Đa[4].
Đầu tư Khu bến Nhơn Hội có khả
năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến 10.000 tấn (đến năm 2025) và đầu tư hoàn
thiện công suất tiếp nhận tàu có tải trọng đến 30.000 tấn (đến năm 2030);
Xây dựng tuyến luồng hàng hải
vào cảng Nhơn Hội; nâng cấp luồng hàng hải vào cảng Quy Nhơn.
b. Phát triển hệ thống
Logistic
Xây dựng, từng bước hoàn thiện
về hạ tầng: Cảng biển, kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các
trung tâm logistics để phục vụ các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh[5].
Phát triển cụm phía Bắc -
Logistic số 1 là tiền cảng của cảng Quy Nhơn, đặt tại xã Phước Lộc; cụm phía Tây
Nam - Logistic số 2 là khu trung chuyển hàng hóa khi tuyến cao tốc Bắc Nam hình
thành, đặt tại xã Canh Vinh[6].
c. Hoàn thành các dự án giao
thông trọng điểm, phục vụ nâng cao năng lực vận tải vùng ven biển
Hoàn thành các dự án giao thông
trọng điểm, bao gồm: Tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ
1); Nâng cấp đường phía Tây tỉnh (ĐT.638); Đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội kéo
dài; Đường ven biển của tỉnh; mở rộng đường vào sân bay Phù Cát; xây dựng thêm
01 cầu qua đầm Thị Nại; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh kết nối với vùng
ven biển.
3. Phát
triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản[7]
a. Khai thác, nuôi trồng hải
sản
Về khai thác hải sản, tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khai thác hải sản bền vững, bảo
vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng vừa phải, chú trọng đến nâng cao
chất lượng bảo quản sản phẩm sau khai thác nhằm tăng giá trị, giảm tổn thất sau
thu hoạch. Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản
phẩm sau khai thác.
- Giảm dần tàu thuyền và sản lượng
khai thác ven bờ; phát triển cải hoán, đóng tàu khai thác xa bờ để thay thế các
tàu xa bờ có tuổi sử dụng cao (trên 10 năm), tăng số lượng tàu cá xa bờ đến năm
2030 là 3.650 chiếc.
- Duy trì ổn định số lượng tàu
cá tham gia khai thác vùng biển xa, cải hoán tàu cá đánh bắt xa bờ, nâng cấp
máy, vỏ và ngư lưới cụ, trang thiết bị trên tàu, chú trọng phát triển tàu cá có
công suất từ 400CV trở lên.
- Tổ chức giám sát hoạt động
tàu cá trên biển thông qua thiết bị giám sát hành trình bằng công nghệ vệ tinh
(100% tàu cá tham gia khai thác trên biển phải lắp đặt thiết bị giám sát hành
trình).
- Xây dựng lực lượng kiểm ngư cấp
tỉnh đủ mạnh để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và xử phạt tàu cá vi
phạm khi khai thác trên biển (đảm bảo 100% tàu cá khi tham gia khai thác hải sản
trên biển tuân thủ quy định).
- Mở rộng các dịch vụ cung cấp
vật tư, ngư lưới cụ, kỹ thuật, lắp đặt sửa chữa các trang thiết bị hàng hải tại
các cơ sở đóng tàu.
- Nâng cấp các cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu thuyền: Tam Quan Bắc, Cát Khánh, Mỹ Thành; phát triển 02 trung
tâm dịch vụ hậu cần tại xã Tam Quan Bắc và đầm Đề Gi; đầu tư cơ sở dịch vụ hậu
cần nghề cá (kho cấp đông bảo quản sản phẩm, nước đá sạch,...) tại các cảng cá
Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan Bắc.
- Xây dựng mới cảng cá Tam
Quan; mở rộng khu neo đậu tàu thuyền đầm Thị Nại; mở rộng khu neo đậu Đề Gi;
xây dựng khu neo đậu Tam Quan.
Về nuôi trồng thủy hải sản, tập
trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chuyển từ nuôi trồng theo
phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng
khoa học, công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh
tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; hiện đại hóa công tác quản lý nghề nuôi biển.
- Phát triển mô hình nuôi biển
cộng đồng; mô hình đồng quản lý nuôi biển bền vững gắn với bảo vệ môi trường,
đa dạng sinh học; tổ chức sản xuất nuôi biển xa kết hợp với bảo vệ an ninh, chủ
quyền biển đảo.
- Nghiên cứu, chọn tạo giống tôm
tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để cung cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm
canh.
- Thiết lập và kiện toàn hệ thống
quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh chủ động cho những vùng
nuôi thủy sản tập trung.
b. Chế biến hải sản
Thu hút đầu tư vào Cụm công
nghiệp Cát Khánh, khu chế biến thủy sản tập trung dọc quốc lộ 19 mới. Phát triển
các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu gắn với các cảng cá tại huyện
Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát.
Phát triển sản xuất các sản phẩm
của Làng nghề chế biến thủy sản Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn; Mỹ An và Mỹ Thọ,
huyện Phù Mỹ.
Di dời các nhà máy chế biến thủy
sản ở nội thành Quy Nhơn vào các khu, cụm công nghiệp, khu chế biến tập trung;
phát triển chế biến xuất khẩu theo chiều sâu với công nghệ mới, nâng cấp các cơ
sở chế biến thủy sản xuất khẩu.
Thực hiện các chính sách của
UBND tỉnh về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
4. Khuyến
khích phát triển ngành công nghiệp và đô thị ven biển
Sửa đổi, bổ sung định hướng
phát triển công nghiệp; xây dựng Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Bình Định
đến năm 2030 để thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp phù hợp với
yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế trên từng
vùng, từng địa phương, đặc biệt là tại các huyện, thành phố ven biển. Ưu tiên
thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường
đi đôi với phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, năng lượng, cơ khí
chế tạo, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp phụ trợ; xây dựng các chính
sách khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực kinh tế biển.
Đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ lấp
đầy Khu kinh tế Nhơn Hội đạt 55% diện tích với các nhiệm cụ thể như sau[8]:
- Đầu tư các dự án thành phần tại
Phân khu 07 - Khu công nghiệp - đô thị Becamex A.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật các
khu đô thị.
- Xây dựng và phát triển các
khu đô thị mới gồm: Khu đô thị Cát Tiến, khu đô thị Nhơn Hội, khu đô thị Phương
Mai, khu đô thị ven đầm Thị Nại.
- Đầu tư hạ tầng giao thông đối
nội, đối ngoại, giao thông đường thủy, công trình đầu mối giao thông; công
trình cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.
Đến năm 2030, phấn đấu tỷ lệ lấp
đầy Khu kinh tế Nhơn Hội đạt 70% diện tích theo mục tiêu đề ra với các nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Triển khai các dự án tại Phân
khu 08 - Khu đô thị - dịch vụ Becamex B.
- Thu hút các dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dự án có công nghệ sản xuất tiết
kiệm năng lượng, xanh và thân thiện với môi trường vào Khu công nghiệp Becamex
Bình Định.
- Tiếp tục đầu tư triển khai dự
án tại các phân khu chức năng còn lại.
- Đầu tư hạ tầng giao thông đối
nội, đối ngoại, giao thông đường thủy, công trình đầu mối giao thông, giao
thông công cộng; công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lí nước thải.
Phát
triển các đô thị ven biển như khu đô thị hai bên bờ đầm Thị Nại, khu đô thị
Nhơn Hội, Nhơn Lý, Cát Tiến,… theo hướng hiện đại gắn với phát triển du lịch và
dịch vụ biển. Phát triển mạng lưới trung tâm
thương mại gắn với mạng lưới giao thông công cộng. Tập trung phát triển các khu
trung tâm hỗn hợp trong các khu đô thị mới, đặc biệt ở khu đô thị Mai Hương.
5. Tập trung đầu tư năng lượng tái tạo và phát triển các
ngành kinh tế biển mới
Triển
khai các dự án điện gió, điện mặt trời đã được cấp phép; bổ sung vào quy hoạch
về phát triển điện gió, điện mặt trời ở những vùng đất sản xuất kém hiệu quả để
thu hút đầu tư; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng điện cho Khu kinh tế Nhơn Hội.
Quy
hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế Nhơn Hội để phát triển năng lượng tái tạo đến
năm 2030 khoảng 755 ha, chiếm 5,3% diện tích; đến năm 2040 tăng quỹ đất để phát
triển năng lượng tái tạo lên 995 ha, chiếm 7,0% diện tích.
Đầu
tư cơ sở hạ tầng lưới điện để đấu nối các dự án điện gió, điện mặt trời vào hệ
thống điện quốc gia; đến năm 2030 có khoảng 07 dự án điện gió, 22 dự án điện mặt
trời đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Triển
khai các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng, sản xuất dược liệu biển, nuôi trồng
và chế biến rong, tảo,... để phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác
tài nguyên đa dạng sinh học biển.
6. Khai thác bền vững các tài nguyên khoáng sản
Nâng
cao hiệu quả khai thác khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; khai thác hợp lý,
theo quy hoạch; kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
Phối hợp điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng cát silic ở vùng biển của tỉnh
làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tổng thể khoáng sản cát silic của Việt Nam và
lập quy hoạch cát xây dựng ven biển của tỉnh.
Đến
năm 2045, tiếp tục đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển để tỉnh Bình Định
có những bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững tương
xứng với lợi thế, tiềm năng của tỉnh, tiến tới nền kinh tế biển xanh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
UBND tỉnh
Là cơ
quan chỉ đạo toàn diện việc triển khai Kế hoạch này; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng
kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Chương trình hành động số 22- CTr/TU, Nghị
quyết số 36-NQ/TW để báo cáo Tỉnh ủy.
2.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, tổng
hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này; đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề
ra, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp mới phát triển bền vững kinh tế biển trên địa
bàn tỉnh.
3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát, đánh giá và tổng hợp tình hình thực
hiện Kế hoạch này và xây dựng Báo cáo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
kinh tế biển;
Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có
liên quan xác định các nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn khác trong và ngoài nước; bố trí vốn để thực hiện
các nhiệm vụ, dự án đề ra trong Chương trình hành động số 22-CTr/TU, Kế hoạch
này; huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ
phát triển bền vững kinh tế biển; tham mưu UBND tỉnh về hợp tác công - tư trong
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển.
4.
Sở Tài chính
Chủ
trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ
quan có liên quan cân đối các nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ
của Kế hoạch này.
5.
Sở Du lịch
Chủ
trì tham mưu thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch phát triển du lịch biển,
đảo; xây dựng các Chương trình du lịch, tuyến du lịch biển, đảo; xúc tiến, quảng
bá du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
6.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo
thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy
định (IUU), phòng, chống thiên tai từ biển; chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện các nhiệm vụ về nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, bảo
tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển, ven biển, ven đảo.
7.
Sở Công thương
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt, hướng
dẫn, kiểm tra thực hiện các dự án, nhiệm vụ về phát triển năng lượng mới, năng
lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển kinh tế biển;
các ngành công nghiệp ven biển thân thiện với môi trường.
8.
Sở Giao thông vận tải
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện các chính sách, nhiệm vụ về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và
vận tải phục vụ phát triển kinh tế biển.
9.
Sở Xây dựng
Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh các quy hoạch, kế hoạch
phát triển các khu đô thị sinh thái ven biển; các khu đô thị ven biển theo hướng
hiện đại gắn với phát triển du lịch và dịch vụ biển; phát triển hạ tầng kỹ thuật
cho các địa phương ven biển, vùng biển và hải đảo.
10.
Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban ngành, địa phương
có liên quan xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
11.
Sở Tư pháp
Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban ngành, địa phương
liên quan rà soát, đánh giá tổng thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp
luật về biển và hải đảo để thực hiện đầy đủ các nội dung được đề ra trong
Chương trình hành động số 22-CTr/TU, Nghị quyết số 36-NQ/TW.
12.
Sở Nội vụ
Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan tham
mưu, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về biển, hải đảo; tăng cường
năng lực cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ
quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển,
hải đảo theo Chương trình hành động số 22-CTr/TU, Nghị quyết số 36-NQ/TW.
13.
Sở Ngoại vụ
Chủ động
tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế phục vụ phát triển bền
vững kinh tế biển của tỉnh.
14.
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ động
phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương có liên quan triển khai các đề án, dự
án, nhiệm vụ về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển; đào tạo nghề vùng
ven biển.
15.
Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ
trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở,
ban ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các đề án, dự án, nhiệm
vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức của nhân dân trong tỉnh về chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển và hải đảo, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của nước ta trên Biển Đông, về tiềm năng, lợi thế và sự nghiệp
phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.
16.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Thu
hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án tại Khu kinh tế Nhơn Hội, trọng
tâm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp; tham mưu xây dựng và thực
hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển tại các Khu kinh tế,
Khu công nghiệp.
17.
Công an tỉnh
Tăng
cường phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường năng lực
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực thi pháp luật trên biển và vùng
ven biển trên địa bàn tỉnh.
18.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Xây dựng
lực lượng vũ trang vững mạnh làm chỗ dựa cho ngư dân và các thành phần kinh tế
sản xuất và khai thác tài nguyên. Ưu tiên phát triển kinh tế biển gắn liền với
quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo và xây dựng thế trận toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân.
19.
UBND các huyện ven biển và thành phố Quy Nhơn
Căn cứ
Kế hoạch này, Chương trình hành động số 22-CTr/TU và chức năng, nhiệm vụ được
giao, xây dựng Kế hoạch thực hiện của địa phương mình và ban hành trong quý I
năm 2020; đồng thời phối hợp thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án
trong Kế hoạch này.
Các sở,
ban ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, Kế hoạch này và
Chương trình hành động số 22-CTr/TU xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện các nhiệm vụ được giao đồng bộ, có hiệu quả; định kỳ sơ kết, tổng kết việc
thực hiện và trước ngày 01 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo tình hình thực hiện về
Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, các
sở, ban ngành, địa phương phản ánh về UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM
VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 22-CTr/TU NGÀY
29/7/2019 CỦA TỈNH ỦY
(Kèm theo Quyết định số 465/QĐ-UBND
ngày 17/02/2020 của UBND tỉnh Bình Định)
STT
|
Tên đề án, dự án, nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
Hoàn thành và triển khai thực
hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030
|
Sở Du lịch
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội du lịch, các cơ sở đào tạo
|
2020 - 2030
|
2
|
Hoàn thành và triển khai thực
hiện Đề án đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2025, định hướng đến năm 2030
|
Sở Du lịch
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban ngành, địa phương liên quan,
doanh nghiệp du lịch
|
2020 - 2030
|
3
|
Triển khai thực hiện Đề án thu
hút khách du lịch Đông Bắc Á đến năm 2025
|
Sở Du lịch
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan, Hiệp hội du lịch
|
2020 - 2025
|
4
|
Xây dựng mô hình quản lý Khu
du lịch cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
Sở Du lịch
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 - 2030
|
5
|
Triển khai các hoạt động định
vị thương hiệu, quảng bá và truyền thông về du lịch biển, hải đảo
|
Sở Du lịch
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 - 2030
|
6
|
Thực hiện Định hướng phát triển
du lịch khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
|
Sở Du lịch
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 -2030
|
7
|
Hoàn thành và triển khai thực
hiện Đề án xác định đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế tỉnh Bình Định
|
Sở Du lịch
|
Cục Thống kê, các Sở, ban ngành, địa phương, Hiệp hội du lịch
|
2020 - 2025
|
8
|
Triển khai thực hiện Đề án
Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lý Lương, Lý Hưng - xã Nhơn Lý, khu vực
Bãi Xép - phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn đến năm 2025
|
UBND thành phố Quy Nhơn, Sở Du lịch
|
Các Bộ, ban, ngành và địa phương liên quan
|
2020 - 2025
|
9
|
Xây dựng Cảng biển Quy Nhơn
theo quy hoạch được duyệt
|
Bộ Giao thông vận tải
|
UBND tỉnh Bình Định, các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2020 - 2030
|
10
|
Triển khai Kế hoạch phát triển
dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025
|
Sở Công thương
|
Các sở, ban ngành, UBND các huyện có quy hoạch Logistics
|
2020 - 2030
|
11
|
Dự án Tuyến đường Quốc lộ 19
(đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1)
|
Ban QLDA Giao thông tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành liên quan, UBND huyện Tuy Phước,
TP Quy Nhơn
|
Hoàn thành trong năm 2020
|
12
|
Dự án nâng cấp đường phía Tây
tỉnh (ĐT.638), Km130 - Km 143+787
|
Ban QLDA Giao thông tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành liên quan, UBND huyện Tuy Phước,
Tp Quy Nhơn
|
Hoàn thành trong năm 2020
|
13
|
Dự án Đường trục Khu kinh tế
Nhơn Hội nối dài
|
Ban QLDA Giao thông tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành liên quan, UBND huyện Tuy Phước,
Phù Cát
|
Hoàn thành trong năm 2020
|
14
|
Dự án đường ven biển địa phận
tỉnh Bình Định:
+ Cầu Thị Nại 2;
+ Các đoạn tuyến: Cát Tiến -
Đề Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, Mỹ Thành - Cầu Lại Giang, Lại Giang - Tam Quan Bắc
|
Sở Giao thông vận tải, Ban QLDA Giao thông tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 - 2025
|
15
|
Dự án đường ven biển địa phận
tỉnh Bình Định (các đoạn còn lại)
|
Sở Giao thông vận tải, Ban QLDA Giao thông tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2026 - 2030
|
16
|
Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng đường giao thông của Khu kinh tế Nhơn Hội:
+ Tuyến đường dẫn ra cảng tổng
hợp Khu kinh tế Nhơn Hội
+ Tuyến đường chuyên dụng
phía Tây Khu kinh tế Nhơn Hội (giai đoạn 2)
+ Tuyến đường trục Khu kinh tế
Nhơn Hội (giai đoạn 2)
+ Tuyến đường Quy Nhơn - Nhơn
Hải (điểm đầu tại nút giao tuyến N1 với tuyến bê tông hiện trạng)
+ Tuyến đường tránh qua Nhơn
Lý
+ Tuyến đường nối đi sân bay
Phù Cát, đoạn qua khu đô thị Cát Tiến
|
Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2021 - 2030
|
17
|
Xây dựng bến xe khách phía Bắc
tại đô thị Cát Tiến
|
UBND huyện Phù Cát
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2021 - 2030
|
18
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật Khu kinh tế Nhơn Hội
+ Điểm số 1, tuyến du lịch biển
Nhơn Lý - Cát Tiến thuộc Khu đô thị du lịch Nhơn Hội
+ Phân khu số 5 và số 8 phần
mở rộng của giai đoạn 1 thuộc Khu đô thị du lịch Nhơn Hội
+ Phân khu số 5 và số 8 giai
đoạn 2 thuộc Khu đô thị du lịch Nhơn Hội
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 - 2024
|
19
|
Nâng cấp trạm xử lý nước thải
tập trung KCN Nhơn Hội lên 4.000m3/ngày đêm
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2020 - 2024
|
20
|
Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước
thải tại Phân khu 3, công suất 2.000m3/ngày đêm
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2022 - 2024
|
21
|
Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước
thải tại Phân khu 2, công suất 2.000m3/ngày đêm
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2026 - 2030
|
22
|
Xây mới bến xe hỗn hợp phía
Nam gần đầu cầu Thị Nại
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
2026 - 2028
|
23
|
Triển khai xây dựng các nhà
máy điện gió, điện mặt trời: =
- Nhà máy điện mặt trời QNY
- Dự án Nhà máy điện gió:
Nhơn Hội 1 và Nhơn Hội 2 tại sườn núi phía Tây núi Phương Mai
- Nhà máy điện mặt trời tại
xã Nhơn Hải
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Các sở, ban ngành, địa phương liên quan, nhà đầu tư
|
2020 - 2023
|
24
|
Theo dõi, đôn đốc các nhà đầu
tư triển khai xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời
|
Sở Công thương
|
Các sở, ngành, địa phương liên quan, nhà đầu tư
|
2021 - 2030
|
25
|
Tổ chức nghiên cứu, điều tra,
đánh giá nguồn lợi hải sản vùng nước ven bờ
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
UBND các huyện ven biển và Tp Quy Nhơn
|
2020 - 2025
|
26
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản
lý tàu cá, ngư cụ khai thác, vùng khai thác, cảng cá, sản lượng nguyên liệu hải
sản, việc ghi và nộp nhật ký khai thác, lắp đặt và bật thiết bị hành trình
trong chuyến biển để phục vụ cho công tác xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy
sản khai thác, xuất khẩu
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thủy sản
|
2020 - 2025
|
27
|
Xây dựng cơ sở đóng mới và sửa
chữa tàu cá vỏ thép, composite, gỗ và dịch vụ hậu cần tại Khu kinh tế Nhơn Hội
|
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện ven biển, TP Quy Nhơn
|
2025 - 2030
|
28
|
Xây dựng các phương án, đề án
để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái quan trọng. Quy hoạch các khu
vực bãi sinh sản, bảo vệ rạn san hô, thảm cỏ biển, bảo tồn các loài thủy sản
quý hiếm, bảo tồn các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện ven biển và Tp Quy Nhơn
|
Viện Hải Dương học, các viện nghiên cứu, các Tổ chức phi chính phủ
|
2020 - 2025
|
29
|
Thành lập các khu bảo tồn biển,
khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo vệ loài và sinh cảnh tại các khu vực
biển có tính đa dạng sinh học cao, có các bãi giống thủy sản trên địa bàn tỉnh
như khu vực biển vịnh Quy Nhơn, đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi, đầm Thị Nại
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện ven biển và Tp Quy Nhơn
|
2020 - 2025
|
30
|
Dự án Cảng cá và khu neo đậu
trú bão Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
2021 - 2025
|
31
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về trữ
lượng nguồn lợi thủy sản để làm cơ sở cho việc phân bổ hạn ngạch Giấy phép
khai thác thủy sản phù hợp đối với nguồn lợi thủy sản tại vùng lộng và vùng
ven bờ trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện ven biển và Tp Quy Nhơn
|
UBND các xã ven biển, ven đầm
|
2025
|
32
|
Khu đô thị Cát Khánh đạt chuẩn
đô thị loại V
|
UBND huyện Phù Cát
|
Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Đến 2025
|
33
|
Đô thị Hoài Nhơn đạt chuẩn đô
thị loại III
|
UBND huyện Hoài Nhơn
|
Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan
|
Đến 2035
|
34
|
Đô thị Cát Tiến đạt chuẩn đô
thị loại IV
|
UBND huyện Phù Cát
|
Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Đến 2035
|
35
|
Đô thị Mỹ Thành đạt chuẩn đô
thị loại V
|
UBND huyện Phù Mỹ
|
Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Đến 2035
|
36
|
Lồng ghép các mục tiêu phát
triển bền vững kinh tế biển trong quá trình xây dựng và thực hiện Quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị
có liên quan
|
Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch
|
37
|
Tăng cường xúc tiến đầu tư,
quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về biển nhằm thu hút đầu tư và
huy động các nguồn lực tham gia đầu tư về lĩnh vực kinh tế biển
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Ban quản lý Khu kinh tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
38
|
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển từ
ngân sách cho các dự án có liên quan về phát triển bền vững kinh tế biển
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Kế hoạch trung hạn và hàng năm
|
39
|
Thiết lập và quản lý hành
lang bảo vệ bờ biển
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2020 - 2030
|
40
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ
thống thông tin tổng hợp phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
Hoàn thành trong năm 2020
|
41
|
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch
Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2020 - 2030
|
42
|
Lập và quản lý hồ sơ tài
nguyên hải đảo tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
UBND các huyện ven biển và Tp Quy Nhơn
|
2022 - 2025
|
43
|
Đầu tư các trạm quan trắc,
trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó sự
cố môi trường biển
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, địa phương ven biển
|
2020 - 2030
|
44
|
Điều tra, đánh giá kết quả kiểm
soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo (theo Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT của
Bộ TNMT)
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
Hàng năm
|
45
|
Triển khai các giải pháp
phòng tránh và cảnh báo sự nguy hiểm của dòng RIP (chảy xoáy) tại vùng biển tỉnh
Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2020
|
46
|
Xây dựng và thực hiện Chương
trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố ven biển
|
2021 - 2030
|
47
|
Nghiên cứu, điều tra, kiểm
soát nguồn thải trực tiếp gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường vùng
biển ven bờ tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, Tp ven biển
|
2021 - 2030
|
48
|
Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi
trường biển và hải đảo tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2022 - 2025
|
49
|
Điều tra, xây dựng báo cáo hiện
trạng vùng bờ tỉnh Bình Định
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2023 - 2025
|
50
|
Xây dựng và triển khai các mô
hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ tại một số địa phương ven biển
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ban ngành, địa phương ven biển
|
2026 - 2030
|
51
|
Tăng cường hợp tác khoa học
và công nghệ, duy trì và phát triển các chương trình hợp tác với các trung
tâm, đơn vị nghiên cứu khoa học
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban ngành, và đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
52
|
Thiết lập các mối quan hệ và
xây dựng các chương trình hợp tác trong và ngoài nước nhằm thu hút nguồn lực
và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban ngành và đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
53
|
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ mới trong bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học biển, các đối tượng
sinh vật biển quý hiếm
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Viện, trường, các tổ chức hoặc cá nhân có chức năng nghiên cứu và
có nhu cầu tham gia
|
Hàng năm
|
54
|
Dự án Triển khai hoạt động trợ
giúp y tế, hỗ trợ cấp cứu từ xa (Telemedecine) kết nối Bệnh viện đa khoa tỉnh
đến xã đảo Nhơn Châu, Tp. Quy Nhơn
|
Sở Y tế
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông
|
2020 - 2021
|
55
|
Dự án Tăng cường năng lực cấp
cứu, khám chữa bệnh và dự phòng cho trạm y tế xã đảo Nhơn Châu, Tp. Quy Nhơn
|
Sở Y tế
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ
|
2020 - 2025
|
[1] Quyết
định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều
chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040.
[2] Quyết
định số 2140/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[3] Kế
hoạch số 86/KH-UBND ngày 17/10/2019 của UBND tỉnh Bình Định thực hiện Đề án cơ
cấu lại ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
[4] Quyết
định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 26/7/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt
Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
[5] Quyết
định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế
hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025.
[6] Quyết
định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ
án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035.
[7] Quyết
định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
[8] Quyết
định số 514/QĐ-TTg ngày 08/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều
chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040