ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2193/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 26 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH ĐẠT
CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP
ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định 225/QĐ-TCDL ngày
08/5/2012 của Tổng cục Du lịch về việc ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn
nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai thực hiện;
Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-UBND
ngày 16/7/2009 v/v phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 v/v
phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030 của Chủ tịch UBND tỉnh; Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 09/6/2017 v/v thực
hiện Chương trình phát triển Du lịch Thanh Hóa năm 2017 của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
Thao và Du lịch tại Tờ trình số 1390/TTr-SVHTTDL ngày 06/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Đề án Xây dựng hệ thống
nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2017 - 2025, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Đề án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án).
2. Giới hạn, phạm
vi lập Đề án
2.1. Về không gian: Các điểm du lịch và khu du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định
trong Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030
2.2. Về thời gian: Các số liệu hiện trạng được phân tích đánh giá trong giai đoạn đến hết
năm 2016. Đề án được lập cho giai đoạn từ 2017 - 2025.
3. Quan điểm và mục
tiêu của Đề án
3.1. Quan điểm:
Phù hợp với Chiến lược phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về
phát triển du lịch; các quy hoạch và các đề án liên quan; các quy định của pháp
luật.
Phù hợp với định hướng phát triển du
lịch của từng khu, điểm du lịch; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng
khu vực.
Thiết kế nhà vệ sinh tiện ích, hiện đại,
có tính thẩm mỹ cao, tạo sự thoải mái khi sử dụng, phù hợp với văn hóa, thuần
phong, mỹ tục của người Việt Nam và mỗi địa phương,
3.2. Mục tiêu:
Rà soát và đánh giá toàn bộ hiện trạng
hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm và khu du lịch
trên địa bàn toàn tỉnh.
Rà soát và đánh giá toàn bộ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, chất thải rắn, bùn cặn...) của hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch
trên địa bàn toàn tỉnh.
Quy hoạch hệ thống nhà vệ sinh đạt
chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025 và hệ
thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi kèm.
Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ
thuật đảm bảo việc sử dụng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng một cách tốt nhất hệ
thống nhà vệ sinh đạt chuẩn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi kèm.
Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ,
phù hợp, nhằm thu hút đầu tư, quản lý và vận hành hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn
phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Nhiệm vụ, nội
dung chủ yếu của Đề án
4.1. Điều tra, thu thập tài liệu,
số liệu về hiện trạng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên
địa bàn toàn tỉnh:
- Điều tra thu thập số liệu, tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu
về các quy hoạch, dự án, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát
nước thải, chất thải rắn...) của hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách
du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu
báo cáo về hiện trạng xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống nhà vệ sinh đạt
chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Điều tra thu thập tài liệu hiện trạng
về quản lý nhà nước, tổ chức quản lý vận hành và năng lực, trang thiết bị của
các đơn vị quản lý hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa
bàn tỉnh.
4.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch trên địa
bàn toàn tỉnh:
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh
tế - xã hội, hiện trạng phát triển khu, điểm du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm
2016.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống nhà vệ
sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đánh giá hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phục vụ đi kèm.
- Đánh giá năng lực phục vụ, khả năng
vận hành, bảo dưỡng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch và hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi kèm; chỉ ra các mặt đạt được, chưa
đạt được từ đó đề ra các giải pháp cho quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng việc xã hội hóa hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách tại
các khu, điểm du lịch hiện nay.
- Cập nhật các quy hoạch ngành, quy
hoạch chung các đô thị và các quy hoạch khác liên quan đã được phê duyệt.
4.3. Xây dựng hệ thống nhà vệ
sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2017 -
2025:
- Dự báo nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội.
- Tóm tắt quy hoạch và chiến lược
phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh
đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Luận chứng và đề xuất cụ thể hệ thống
nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch về quy mô và số lượng nhà vệ
sinh.
- Xác định các nguồn hạ tầng kỹ thuật
phục vụ đi kèm đảm bảo việc sử dụng, vận hành nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch; đề xuất các giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm.
- Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ
thuật đảm bảo việc sử dụng, quản lý, vận hành, bão dưỡng một
cách tốt nhất hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và hạ tầng kỹ
thuật phục vụ đi kèm.
- Đề xuất các giải pháp thiết kế các
mẫu nhà vệ sinh phù hợp với các loại hình du lịch của tỉnh: Du lịch biển, đảo;
du lịch văn hóa; du lịch sinh thái cộng đồng và biển báo nhà vệ sinh đi kèm (2
- 3 mẫu mỗi loại).
4.4. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Xác định kế hoạch thực hiện và các
dự án ưu tiên đầu tư.
- Khái toán kinh phí và dự kiến các
nguồn lực hiện.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động nguồn vốn đầu tư, quản lý và
vận hành hệ thống nhà vệ sinh công cộng.
- Tổ chức, phân công, phân cấp quản
lý.
5. Tổ chức thực
hiện
5.1. Các cơ quan tham gia thực
hiện lập Đề án:
Cơ quan phê duyệt:
UBND tỉnh Thanh Hóa.
Cơ quan thẩm định và trình duyệt Đề
án: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan tổ chức lập Đề án: Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Đơn vị tư vấn: Lựa chọn đơn vị tư vấn
lập Đề án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành
cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
5.2. Kế hoạch thực hiện: Dự kiến tiến độ lập đề án trong 6 tháng kể từ khi Đề cương, nhiệm vụ Đề án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2025 được duyệt.
6. Hồ sơ sản phẩm của Đề án
6.1. Phần văn bản:
- Dự thảo quyết định phê duyệt Đề án
của Chủ tịch UBND tỉnh (kèm theo Đề
án).
- Tờ trình phê duyệt Đề án của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thuyết minh tóm tắt.
- Thuyết minh tổng hợp, các phụ lục,
bảng biểu và bản vẽ A3 đính kèm.
- Các văn bản pháp lý liên quan.
6.2. Phần bản đồ:
- Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỷ
lệ 1/100.000 - 1/250.000
- Các bản đồ hiện trạng hệ thống nhà
vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (mỗi khu, điểm du lịch 1 bản vẽ).
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống nhà vệ
sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (mỗi khu, điểm du lịch 1 bản vẽ).
- Bản vẽ thiết kế các mẫu nhà vệ sinh phù hợp với các loại hình du lịch của tỉnh: Du lịch
biển đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái cộng đồng (tỷ lệ bản đồ sẽ được
xác định cụ thể trong quá trình lập Đề án).
6.3. Đĩa CD: Đĩa CD bao gồm toàn bộ báo cáo, văn bản và hệ thống bản đồ của Đề án.
7. Kinh phí thực
hiện lập Đề án: Tại Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày
09/6/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình phát triển Du lịch Thanh
Hóa năm 2017.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan
tổ chức lập Đề án), căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và nội dung phê
duyệt tại quyết định này để triển khai, thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục
quy định; thẩm định và trình duyệt theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc
các sở; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (2).
QD25/2017/N25B
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|