ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3595/KH-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 08 tháng 8
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, SÁCH GIÁO KHOA MỚI ĐẾN
NĂM 2025
I. CĂN CỨ THỰC
HIỆN:
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày
29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cở sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2010 định hướng đến năm 2025”;
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2019
của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, sách
giáo khoa phổ thông;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg, ngày
29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể;
- Kế hoạch 1482/KH-UBND ngày 09/4/2019
của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở
vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn
2017-2025;
- Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày
15/3/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục xây dựng phòng học thực hiện
dự án: Xóa phòng học tạm, phòng học mượn năm 2019 và kế hoạch xóa phòng học tạm,
phòng học mượn các năm 2020-2021;
- Kế hoạch số
5290/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh về việc đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ
thông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm
2025;
- Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày
24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình
giáo dục phổ thông.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Quán triệt và triển khai có hiệu
quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/01/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa mới; Nghị quyết số 51/2017/QH14
ngày 21/11/2017 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới
theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/01/2014 của Quốc
hội; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của
Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đến các cấp chính quyền, các cơ
sở giáo dục phổ thông; truyền thông đến các tầng lớp nhân dân hiểu và ủng hộ.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông đảm bảo chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu giữa các cấp học, giữa các bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông.
3. Bảo đảm tất cả giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông hoàn thành Chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu
triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 cấp Tiểu học, từ
năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp Trung học cơ sở và từ năm học 2022- 2023 đối
với lớp 10 cấp Trung học phổ thông.
4. Xây dựng và biên soạn bộ tài liệu
Giáo dục địa phương của các cấp học, lớp học theo Chương
trình giáo dục phổ thông mới.
5. Các cơ sở giáo dục cấp Tiểu học,
THCS, THPT (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) trên địa
bàn tỉnh phải đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Xác định được các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu, xây dựng lộ trình chuẩn bị các điều kiện thực hiện đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
7. Phối hợp với các sở ngành liên
quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục phổ
thông triển khai đồng bộ, phát huy sự chủ động sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả
trong tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
8. Phối hợp với các cơ quan truyền
thông (báo, đài phát thanh truyền trình...) tuyên truyền về
đổi mới giáo dục phổ thông, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của
xã hội trong việc tổ chức thực hiện.
9. Là căn cứ để các cơ quan quản lý
giáo dục các cấp và các cở sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình, giáo dục phổ thông mới.
III. THỰC TRẠNG ĐỘI
NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Tình hình về đội
ngũ cán bộ, giáo viên
a) Số lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
Hiện nay, tổng số đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh là:
9.057 người, trong đó có 728 cán bộ quản lý và 8.329 giáo
viên. Cụ thể: cấp Tiểu học cán bộ quản lý giáo dục có 372 người, giáo
viên có 3.850 người; cấp THCS cán bộ quản lý giáo dục có 262 người, giáo viên có 2.940 người; cấp THPT cán bộ quản lý giáo dục có 94 người, giáo
viên có 1.539 người.
b) Đánh giá chung
- Trong những năm qua, công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn được sự
quan tâm chỉ đạo của tỉnh và triển khai thực hiện của ngành giáo dục nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho ngành giáo dục trong bối cảnh
phát triển mạnh về quy mô trường lớp, số lượng học sinh ở
các cấp học, bậc học. Trình độ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng cao,
năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học ở phổ thông. Phần lớn đội ngũ nhà giáo tâm huyết với
nghề, vượt lên những khó khăn của cuộc sống đời thường để
hoàn thành nhiệm vụ.
- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm,
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông vẫn còn bộc lộ những hạn chế, cần phải có giải pháp khắc
phục, như: Một số cán bộ quản lý trường học năng lực còn yếu; đội ngũ giáo viên
nhìn chung chưa tương xứng với bằng cấp; trình độ nghiệp
vụ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tình trạng thừa, thiếu cục bộ về đội ngũ tại
trường học còn nhiều, đặc biệt thiếu những giáo viên ở môn học mới, hay hoạt động
giáo dục mới như môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm ở các
cấp học, các giáo viên dạy liên môn...
2. Về cơ sở vật
chất và thiết bị trường học
a) Số liệu
- Số trường tiểu học: 142
- Số trường tiểu học-THCS: 34
- Số trường THCS-THPT: 3
- Số trường THPT: 27
- Số thư viện:
163, trong đó đạt chuẩn: 116
- Số phòng học bộ môn: 89, trong đó đạt chuẩn: 54
b) Đánh giá chung
Hầu hết các trường đã được xây dựng kiên cố, cơ bản đủ các phòng học,
phòng chức năng để tổ chức các hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục
khác; nhiều trường vừa được xây dựng mới, đúng chuẩn,
khang trang; Thư viện, phòng học bộ môn một số trường học đã được đầu tư mua sắm
thiết bị và đã phát huy được tác dụng trong quá trình tổ chức dạy và học.
Tuy nhiên, nhiều trường xây dựng quá
lâu nên xuống cấp; các lớp học ở các khu vực lẻ còn tạm bợ; một số trường còn
thiếu phòng học; nhiều thư viện không được bổ sung thêm sách, thiết bị các
phòng học bộ môn được trang bị khá lâu nên đã hư hỏng nhiều;
đặc biệt vừa qua nhiều trường học được sáp nhập theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước nên việc phát huy cơ sở vật
chất, thiết bị trường học chưa hoàn
chỉnh.
Với tình hình cơ sở vật chất và thiết
bị trường học như vậy cần thiết phải bổ sung xây dựng mới, tu bổ nhiều trường học
và mua sắm trang bị sách, thiết bị dạy học theo lộ trình để bảo đảm thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
IV. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
1. Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
1.1 Đào tạo sau đại học theo Kế hoạch
số 5290/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh
a) Đối tượng
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cán bộ, chuyên viên của Sở Giáo
dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
b) Điều kiện
- Có thời gian công tác từ đủ 03 năm
trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Thủ
trưởng đơn vị giới thiệu, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
- Độ tuổi: Không quá 45 tuổi đối với
nam, không quá 40 tuổi đối với nữ.
c) Số lượng
- Giai đoạn 2018-2020: Đào tạo trình
độ sau đại học phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở
giáo phổ thông ở từng địa phương:
+ Cán bộ quản lý: Cấp Tiểu học là 5 người, cấp THCS là 10 người, cấp
THPT là 30 người;
+ Giáo viên: Cấp
Tiểu học là 10 người, cấp THCS là 15 người, cấp THPT là 85 người.
d) Chính sách hỗ trợ
Hỗ trợ tiền học phí chính khóa đào tạo
thạc sĩ, nghiên cứu sinh, lý luận chính trị (không vượt mức trần học phí theo quy
định của Chính phủ đối với cơ sở giáo dục công lập).
1.2 Bồi dưỡng, đào tạo giáo viên dạy các môn Tin học
và Công nghệ (cấp Tiểu học), Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (cấp THCS)
a) Mục tiêu
Giáo viên dạy các môn Tin học và Công
nghệ, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở các cơ sở giáo dục phổ thông hoàn
thành tốt các khóa bồi dưỡng ở tại các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên để thực hiện giảng dạy Chương trình giáo
dục phổ thông mới theo lộ trình.
b) Nội dung bồi dưỡng
- Bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành
Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ (Tiểu học);
- Bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành Lịch
sử, giáo viên chuyên ngành Địa lý dạy
môn Lịch sử và Địa lý (THCS);
- Bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành
Hóa, giáo viên chuyên ngành Sinh học, giáo viên chuyên ngành Vật lý dạy môn
Khoa học tự nhiên (THCS).
Nội dung bồi dưỡng theo chương trình
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Đối với đào tạo
giáo viên để dạy các môn học mới hay môn học còn thiếu giáo viên như: Giáo dục
nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) ở cấp THPT; Ngoại ngữ, Tin
học và Công nghệ ở tiểu học; Tin học ở THCS và các hoạt động giáo dục trong
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Sở Giáo dục và Đào tạo làm việc với các
Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị và Đại học Sư phạm Huế để dự kiến số giáo
viên cần tuyển theo các năm để các trường tuyển sinh đào tạo.
c) Thời gian, địa điểm, thời lượng,
lộ trình thực hiện
Các cơ sở đào tạo giáo viên phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện bảo đảm lộ trình triển
khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
d) Nguồn kinh phí: Sử dụng kinh phí của địa phương và nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên.
1.3 Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
theo kế hoạch bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Mục tiêu
- Giáo viên cốt cán các môn học hoàn
thành tốt các khóa bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
- Tổ chức bồi dưỡng cho 100% cán bộ
quản lý, giáo viên đứng lớp ở các cơ sở giáo dục phổ
thông và hoàn thành tốt các khóa bồi dưỡng ở địa phương
trước thời điểm áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình của
các môn học.
b) Nội dung bồi dưỡng
- Hướng dẫn dạy học môn học (theo tài
liệu hướng dẫn dạy học Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và
Đào tạo);
- Hướng dẫn dạy học tài liệu địa
phương các môn học (theo tài liệu hướng dẫn dạy học Chương trình giáo dục phổ
thông của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống bồi dưỡng
giáo viên qua mạng (do Chương trình ETEP biên soạn).
c) Số lượng cán bộ, giáo viên tham
gia
- Cán bộ, giáo viên cốt cán các môn học
bồi dưỡng năm 2019 (theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo), gồm:
+ Cán bộ cấp sở, phòng giáo dục.
+ Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ
thông.
+ Giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên
môn.
- Tổ chức bồi dưỡng đại trà
+ Chỉ tiêu: 100% nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới (theo phụ lục
1).
d) Thời gian, địa điểm và thời lượng,
lộ trình bồi dưỡng
- Thời gian và địa điểm: Các khóa bồi
dưỡng được tổ chức hàng năm, từ năm 2019 đến năm 2024 tại
thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà.
- Thời lượng và lộ trình: Mỗi năm bồi dưỡng 1 đợt trong 08 ngày. Giáo viên Tiểu học được bồi dưỡng
6 đợt (từ năm 2019 đến năm 2024), giáo viên THCS được bồi dưỡng 5 đợt (từ năm 2020 đến năm 2024), giáo viên THPT được bồi dưỡng 4 đợt (từ năm 2021 đến
năm 2024).
- Phương pháp bồi dưỡng: bồi dưỡng trực
tiếp qua lớp học và tự bồi dưỡng sử dụng hệ thống bồi dưỡng
giáo viên qua mạng (do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao
năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Gọi tắt
là ETEP) biên soạn).
e) Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí ngân sách địa
phương.
1.4 Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo
viên theo chuẩn nghề nghiệp
a) Đối tượng
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí tại
các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
b) Chương trình, nội dung và tổ
chức bồi dưỡng
Theo chuẩn hàng năm thực hiện theo kế
hoạch của Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng.
c) Mục tiêu
- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên, chuẩn hiệu trưởng.
- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.
- 100% nhà giáo được bồi dưỡng, cấp
chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm làm cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông.
- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp
tương ứng.
- 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học,
tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.
- 90% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông công tác tại vùng dân tộc được đào tạo, bồi dưỡng ít nhất một tiếng dân tộc ở địa bàn công tác.
d) Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí ngân sách địa phương.
2. Kế hoạch đảm
bảo cơ sở vật chất, thiết bị
2.1. Tổ chức biên soạn nội dung Giáo dục địa phương
a) Mục đích
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định tại Thông tư
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Góp phần
hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đã được quy
định trong Chương trình giáo dục phổ thông
mới.
b) Yêu cầu
Tài liệu được biên soạn, ban hành và
tổ chức thực hiện đảm bảo thống nhất, phù hợp với tài liệu hướng dẫn dạy học
các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; tài liệu có tính mở để giáo
viên áp dụng phù hợp tại mỗi địa phương trong tỉnh;
c) Nội dung
- Các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền
thống của Quảng Trị
- Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng
nghiệp của Quảng Trị
- Các vấn đề chính trị - xã hội, môi
trường
d) Biên soạn, thẩm định và phê duyệt
tài liệu
- Thành lập Ban biên soạn và Hội
đồng thẩm định chương trình tài liệu
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện
vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa
chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của
Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
e) Lộ
trình thực hiện
- Trước tháng 01/2020: Hoàn thành
Chương trình, nội dung tổng thể giáo dục địa phương của 03 cấp học.
- Trước tháng 7/2020: Hoàn thành bộ
tài liệu giáo dục địa phương của 03 cấp học trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt.
- Trước tháng 8/2020: Hoàn thành công
tác xuất bản, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên để triển khai
thực hiện từ năm học 2020-2021 theo lộ trình quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2 Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học theo Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh
a. Mục tiêu chung
Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết
bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới
chương trình, sách giáo khoa; thực hiện xóa phòng học tạm, phòng học mượn,
phòng học bán kiên cố đã xuống cấp; xây dựng bổ sung các phòng chức năng phục vụ
cho học tập; mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học. Đáp ứng điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học
và 100% học sinh lớp 3 trở lên được học chương trình tiếng anh 10 năm; cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông đảm bảo điều kiện để triển khai chương
trình giáo dục mới theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Mục tiêu cụ thể
b.1.
Giai đoạn 2018-2020
a) Đối với giáo
dục tiểu học
- Đầu tư xây dựng 125 phòng học tiểu
học thay thế các phòng học tạm thời (Bao gồm: Phòng học tranh tre, nứa lá, đã hết
niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xây dựng bổ sung 194 phòng học, 129
phòng giáo dục thể chất, 105 phòng giáo dục nghệ thuật, 93 phòng tin học, 121
phòng học ngoại ngữ 57 phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học
hòa nhập, 53 phòng thư viện;
- Mua sắm bổ sung 1.934 bộ thiết bị dạy
học tối thiểu khối lớp 1 và 1.947 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 2;
2.264 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 2.264 bộ máy tính; 226 bộ thiết bị phòng học ngoại
ngữ.
b) Đối với giáo dục trung học cơ sở
và trung học phổ thông
- Đầu tư xây dựng 63 phòng học thay
thế các phòng học tạm, phòng học hết niên hạn sử dụng đang xuống cấp, cần xây dựng
lại.
- Xây dựng bổ sung:
331 phòng học bộ môn, 62 phòng chuẩn bị và 34 phòng thư viện cấp trung học cơ sở;
97 phòng học bộ môn, 18 phòng chuẩn bị và 11 phòng thư viện cấp trung học phổ
thông;
- Mua sắm bổ sung: 360 bộ thiết bị dạy
học tối thiểu khối lớp 6; 333 bộ thiết bị phòng học bộ môn THCS; 105 bộ thiết bị
phòng học bộ môn THPT; 5.875 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi;
1.866 bộ máy tính; 115 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ (Phụ lục 2 đính kèm).
b.2. Giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục thực hiện chương trình
kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các
phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại;
- Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số
phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ
học tập, phòng bộ môn và thư viện;
- Mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học
tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên cho lớp 3, lớp
4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12 theo lộ trình đổi mới
chương trình, sách giáo khoa;
3. Kế hoạch truyền
thông
3.1. Mục đích, yêu cầu
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về
đổi mới giáo dục và đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng
thuận và phát huy sự đóng góp của xã hội trong việc thực hiện các chủ trương,
chính sách mới về giáo dục phổ
thông.
- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Sở
Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục với cơ
quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình.
3.2. Nội dung tuyên truyền trọng
tâm
- Các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, đặc biệt là những chính sách mới về giáo dục và đào tạo; công tác quản
lý nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Các Chỉ thị,
Nghị quyết, chính sách, đề án của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,
UBND tỉnh về giáo dục, đào tạo tại địa phương.
- Công tác quản lý nhà nước và sự chỉ
đạo, điều hành của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các phòng Giáo dục và Đào tạo
trong việc tổ chức thực hiện ở các cơ sở giáo dục.
Tuyên truyền cần tập trung vào nhũng
nội dung sau:
+ Tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị
số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định
về đạo đức nhà giáo; công tác xây dựng văn hóa học đường, giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân,
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; phòng, chống bạo lực học đường.
+ Tuyên truyền việc quán triệt và triển
khai thực hiện các Chương trình hành động của Chính phủ, của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh và Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
(Khóa VI) về Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh
Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó tập trung tuyên truyền
về công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đào tạo
lại đội ngũ giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa phổ thông mới.
+ Tuyên truyền về các tập thể, cá
nhân điển hình tiên tiến, gương “Người tốt - Việc tốt” trong ngành Giáo dục;
các tổ chức và cá nhân ngoài ngành có đóng góp cho ngành Giáo dục; những giải
pháp đột phá, những cách làm linh hoạt, sáng tạo của địa phương, của các nhà
trường mang lại hiệu quả giáo dục cao.
3.3. Hình thức tuyên truyền
- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình
thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền qua kênh truyền hình, xây dựng chuyên
mục, chuyên đề, chương trình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và
các hoạt động thường xuyên của ngành trên sóng truyền hình của tỉnh. Mở chuyên
trang, chuyên mục, chuyên đề, đưa tin bài trên các báo in, báo điện tử và các
trang, Cổng thông tin điện tử (Báo Quảng Trị, Báo Giáo dục
và Thời đại, Báo Dân trí; Cổng thông tin Giáo dục Quảng Trị,
website của các đơn vị, trường học...). Khuyến khích các đơn vị tuyên truyền qua kênh mạng xã hội.
- Tuyên truyền qua các phương thức
khác như: Đưa nội dung tuyên truyền các hoạt động của ngành vào các buổi sinh
hoạt trong nhà trường; tuyên truyền thông qua các cuộc họp của hội cha mẹ học
sinh. Tổ chức các hội nghị, lấy ý kiến phản hồi, phản biện của các chuyên gia,
của nhà giáo về chính sách đổi mới giáo dục...
3.4. Kinh phí
Các đơn vị, trường học sử dụng kinh
phí được cấp trong dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm tại các cơ quan,
đơn vị để thực hiện kế hoạch tuyên truyên.
V. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung
ương, ngân sách địa phương, trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp
pháp khác.
2. Cơ cấu nguồn vốn theo Quyết định
số 559/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai
đoạn 2017-2020 để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học chiếm 20,9% tổng nhu cầu
vốn của giai đoạn;
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện thông
qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
để hỗ trợ xây dựng bổ sung phòng học và khối phòng phục vụ học tập chiếm 22,8%
tổng nhu cầu vốn của giai đoạn;
- Nguồn vốn ngân sách trung ương cho
sự nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo) để hỗ trợ mua
sắm bổ sung trang thiết bị dạy học được ưu tiên cân đối, bố trí từng năm, phù hợp
với khả năng ngân sách nhà nước và không vượt quá 8,9% tổng nhu cầu vốn của
giai đoạn;
- Nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn
xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác chiếm 47,4% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn
(Phân chia cơ cấu nguồn vốn theo phụ lục
2 đính kèm).
VI. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
1. Thực hiện tốt công tác truyền
thông
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các đơn vị làm công tác truyền thông tập
trung vào một số nội dung trọng tâm như nêu trên để có kế hoạch tuyên truyền
bài bản, có hiệu quả, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận dân trong xã hội
trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Các cơ sở giáo dục cũng cần có kế
hoạch để tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của tỉnh liên quan đến công tác đổi
mới giáo dục phổ thông.
2. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 1322/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Đề
án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, khu phố; cơ
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới
trường, lớp học phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát
triển giáo dục của địa phương;
3. Tăng cường nguồn lực đầu tư, quản
lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết số 34/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Trị về việc thông qua Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn giai đoạn
2019-2021.
- Trên cơ sở số lượng phòng học cần
kiên cố hóa, danh mục các công trình phục vụ dạy học cần được đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu đã được
các địa phương rà soát thống kê UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch lồng
ghép các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của
ngành giáo dục và các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
bố trí ngân sách địa phương theo phân cấp và huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu
tư... đế bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của Đề án.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở
giáo dục ngoài công lập góp phần giải quyết các nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất
các trường học.
4. Ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới
- Trên cơ sở nguồn lực đầu tư và khả
năng ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với UBND các huyện, thị xã, thành
phố lựa chọn các hạng mục đầu tư cấp thiết ưu tiên triển khai thực hiện, trước mắt đáp ứng việc xóa phòng học tạm, phòng học
mượn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và bố trí ngân sách địa
phương để bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng Chương trình lớp 1 vào năm học 2020-2021.
- Giãn tiến độ triển khai thực hiện đề
án giai đoạn 2017-2020 chuyển tiếp sang thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 để
đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho mục tiêu thực hiện Kế hoạch.
5. Làm tốt công tác đào tạo và bồi
dưỡng giáo viên
Các cấp quản lý giáo dục rà soát lại
tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cơ sở nhu cầu thực
hiện chương trình phổ thông mới để xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo kế hoạch.
6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục
Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm để cùng với nguồn lực ngân sách thực hiện Kế
hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát công tác chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thông mới; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ
thông mới từng quý, từng năm; điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn
đề phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện về tài
chính, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cốt cán cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng theo lộ trình hàng năm.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
công tác bồi dưỡng cho giáo viên đại trà theo lộ trình
hàng năm.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các cơ sở giáo dục thực hiện công tác chuẩn bị và bồi dưỡng cán bộ quản lý,
giáo viên của từng trường và bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy các lớp học, môn học, cấp học để thực hiện
việc bồi dưỡng hàng năm đạt kết quả.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan truyền thông (Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh,...) tuyên truyền về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Kế hoạch và các Đề án thuộc
lĩnh vực giáo dục, đào tạo phục vụ cho đổi mới giáo dục phổ thông đã được phê
duyệt, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
3. Sở
Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch
và dự toán chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị; căn cứ khả năng ngân
sách và nhu cầu thực tế, thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch cơ chế nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ,
giáo viên và đào tạo cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
5. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể
khác
Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để triển
khai, thực hiện Kế hoạch.
6. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới tại địa phương mình./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT/Tỉnh ủy,
TT/HĐND tỉnh;
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nam
|
PHỤ LỤC 1:
LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA, GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
STT
|
Nội
dung
|
Thời
gian thực hiện
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
Q1
|
Q2
|
Q3
|
Q4
|
1
|
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
BD GV cốt cán ở trung ương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
GV cốt cán tiểu học
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2.2
|
GV cốt cán THCS
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2.3
|
GV cốt cán THPT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Bồi dưỡng GV ở địa phương
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3.1
|
GV tiểu học
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3.2
|
GV THCS
|
|
|
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
3.3
|
GV THPT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy
các môn học Tin học và Công nghệ (TH) Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên
(THCS)
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
PHỤ LỤC 2:
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT
BỊ DẠY HỌC GIAI ĐOẠN 2017-2025
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Cấp
học
|
Số lượng (phòng/ bộ)
|
Lộ trình thực hiện
|
Kinh
phí thực hiện
|
Giai
đoạn 2017-2020
|
Tiếp
tục triển khai giai đoạn 2021-2025
|
Trái
phiếu Chính phủ
|
Vốn
hỗ trợ thông qua Chương trình MTQG xây dựng NTM
|
Vốn
ngân sách trung ương cho sự nghiệp giáo dục
|
Ngân
sách địa phương và huy động khác
|
1
|
Mầm non
|
2.447
|
1.127
|
1.320
|
127.166
|
138.727
|
54.152
|
288.405
|
1.1
|
Phòng học
|
469
|
202
|
267
|
113.100
|
136.300
|
|
125.800
|
1.2
|
Phòng Giáo dục thể chất
|
102
|
35
|
67
|
14.066
|
2.427
|
|
34.507
|
1.3
|
Phòng Giáo dục nghệ thuật
|
92
|
27
|
65
|
|
|
|
46.000
|
1.4
|
Nhà bếp
|
116
|
38
|
78
|
|
|
|
46.400
|
1.5
|
Nhà kho
|
119
|
45
|
74
|
|
|
|
17.850
|
1.6
|
Thiết bị tối thiểu
|
1.298
|
675
|
623
|
|
|
34.072
|
17.848
|
1.7
|
Đồ chơi ngoài trời
|
251
|
105
|
146
|
|
|
20.080
|
0
|
2
|
Tiểu học
|
10.458
|
6.496
|
3.962
|
109.958
|
119.954
|
46.824
|
249.377
|
2.1
|
Phòng học
|
319
|
125
|
194
|
54.979
|
83.968
|
|
20.553
|
2.2
|
Phòng Giáo dục thể chất
|
129
|
52
|
77
|
10.996
|
11.995
|
|
41.509
|
2.3
|
Phòng Giáo dục nghệ thuật
|
105
|
48
|
57
|
10.996
|
11.995
|
|
29.509
|
2.4
|
Phòng học tin học
|
93
|
35
|
58
|
10.996
|
0
|
|
35.504
|
2.5
|
Phòng học ngoại ngữ
|
121
|
60
|
61
|
21.991
|
11.996
|
|
26.513
|
2.6
|
Phòng thiết bị giáo dục
|
65
|
37
|
28
|
|
0
|
|
32.500
|
2.7
|
Phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học
hòa nhập
|
57
|
25
|
32
|
|
|
|
14.250
|
2.8
|
Thư viện
|
53
|
30
|
23
|
|
|
|
26.500
|
2.9
|
Thiết bị tối thiểu lớp 1
|
1.934
|
1.934
|
0
|
|
|
7.736
|
1.934
|
2.10
|
Thiết bị tối thiểu lớp 2
|
1.947
|
950
|
997
|
|
|
7.788
|
1.947
|
2.11
|
Bàn ghế 02 chỗ ngồi
|
3.145
|
2.000
|
1.145
|
|
|
0
|
4.718
|
2.12
|
Máy tính
|
2.264
|
1.100
|
1.164
|
|
|
13.220
|
9.420
|
2.13
|
Thiết bị phòng học ngoại ngữ
|
226
|
100
|
126
|
|
|
18.080
|
4.520
|
3
|
Trung học cơ sở
|
6.654
|
3.390
|
3.264
|
88.756
|
96.734
|
35.028
|
202.651
|
3.1
|
Phòng học
|
37
|
37
|
0
|
6.500
|
7.000
|
|
16.100
|
3.2
|
Phòng học bộ môn
|
331
|
120
|
211
|
66.256
|
82.734
|
|
115.810
|
3.3
|
Phòng chuẩn bị
|
62
|
30
|
32
|
6.000
|
2.000
|
|
4.400
|
3.4
|
Thư viện
|
34
|
20
|
14
|
10.000
|
5.000
|
|
2.000
|
3.5
|
Thiết bị tối thiểu lớp 6
|
360
|
360
|
0
|
|
|
9.000
|
9.015
|
3.6
|
Thiết bị phòng học bộ môn
|
333
|
120
|
213
|
|
|
12.528
|
20.812
|
3.7
|
Bàn ghế 02 chỗ ngồi
|
4.177
|
2.000
|
2.177
|
|
|
|
8.354
|
3.8
|
Máy tính
|
1.266
|
700
|
566
|
|
|
|
12.660
|
3.9
|
Thiết bị phòng học ngoại ngữ
|
90
|
40
|
50
|
|
|
13.500
|
13.500
|
4
|
Trung học phổ thông
|
2.600
|
1.432
|
1.168
|
28.827
|
32.038
|
10.359
|
65.971
|
4.1
|
Phòng học
|
26
|
26
|
0
|
4.500
|
5.500
|
|
10.800
|
4.2
|
Phòng học bộ môn
|
97
|
25
|
72
|
24.327
|
26.538
|
|
26.735
|
4.3
|
Phòng chuẩn bị
|
18
|
10
|
8
|
|
|
|
3.600
|
4.4
|
Thư viện
|
11
|
6
|
5
|
|
|
|
5.500
|
4.5
|
Thiết bị phòng học bộ môn
|
105
|
50
|
55
|
|
|
1.609
|
8.891
|
4.6
|
Bàn ghế 02 chỗ ngồi
|
1.698
|
1.000
|
698
|
|
|
|
4.245
|
4.7
|
Máy tính
|
620
|
300
|
320
|
|
|
|
6.200
|
4.8
|
Thiết bị phòng học ngoại ngữ
|
25
|
15
|
10
|
|
|
8.750
|
0
|
|
TỔNG CỘNG
|
22.159
|
12.445
|
9.714
|
354.707
|
387.453
|
146.363
|
806.403
|