Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 71/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 15/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/NQ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SAU ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 55/TTr-NHNN ngày 06 tháng 5 năm 2024;

Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các Thành viên Chính phủ.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022.

Điều 2. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp, báo cáo Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện theo quy định.

Nơi nhận:
- Các đồng chí Thành viên Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UB Công tác về các tổ chức PCP nước ngoài;
- VPCP: các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, PL;
- Lưu: VT, KTTH (2) M.Cường.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN SAU ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022 (Kế hoạch) được ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:

1. Xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền có hiệu quả ở Việt Nam, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

2. Kiểm soát, giảm thiểu rủi ro rửa tiền được xác định từ kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022.

3. Tăng cường hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế phù hợp với rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam.

4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền đối với đối tượng báo cáo trong các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ, ngành; nâng cao tính tuân thủ của các đối tượng báo cáo đặc biệt đối với các đối tượng báo cáo hoạt động trong các lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022 (lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực bất động sản) trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

5. Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền song song với tội phạm nguồn của tội rửa tiền, tập trung vào các tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội mua bán trái phép chất ma túy, tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội trốn thuế, tội mua bán người, tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc, tội phạm về môi trường).

6. Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm triển khai công tác phòng, chống rửa tiền hiệu quả, phù hợp với rủi ro rửa tiền quốc gia.

7. Nâng cao hiểu biết, nhận thức của các đối tượng báo cáo về rủi ro rửa tiền và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền hiệu quả, phù hợp nhằm kiểm soát, giảm thiểu rủi ro rửa tiền.

8. Đẩy mạnh việc triển khai 17 hành động theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

II. HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

STT

Nội dung hành động

Cơ quan chủ trì (theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao)

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

I

Nhóm các biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn

1

Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách/kế hoạch hành động cấp bộ, ngành nhằm giảm thiểu rủi ro về rửa tiền trên cơ sở Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018 - 2022.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Tháng 9/2024

2

Xây dựng cơ chế giám sát và thực hiện giám sát đối với việc triển khai kế hoạch hành động cấp bộ, ngành nhằm giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Tháng 9/2024

3

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo.

Bộ Tài chính và các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao

Các bộ, ngành khác có liên quan

Tháng 5/2025

4

Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật có liên quan đến thu hồi tài sản trong các quy định pháp luật gồm:

- Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;

- Luật Phòng, chống rửa tiền

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thanh tra Chính phủ

Bộ Tư pháp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 12/2028

5

Nghiên cứu, xây dựng sổ tay hướng dẫn về kiểm tra, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính và các tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thanh tra Chính phủ; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp

Tháng 12/2024

6

Nghiên cứu, xây dựng văn bản (Thông tư, Quyết định...) quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính và các tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Các bộ, ngành khác có liên quan

Tháng 12/2026

7

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế quy định về cách thức thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 5/2025

8

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành theo hướng nâng cao điều kiện thành lập, trách nhiệm và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bất động sản.

Bộ Xây dựng

Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan

Tháng 6/2025

9

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, đồng thời kết nối liên thông với các hệ thống thông tin khác có liên quan như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, công chứng,... nhằm tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản và dịch vụ quản lý bất động sản.

Bộ Xây dựng

Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan

Tháng 12/2025

10

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hoàn thiện quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ công chứng, dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 12/2027

11

Kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 12/2024

12

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành nhằm xác định thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; dịch vụ thỏa thuận pháp lý để sớm triển khai thực hiện thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền đối với các ngành, lĩnh vực này.

Bộ Nội vụ

Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành khác có liên quan

Tháng 12/2026

13

Nghiên cứu, ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ việc định danh khách hàng mở Ví điện tử phù hợp với quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2024

14

Nghiên cứu, đề xuất quy định về hoạt động giao đại lý nhằm tạo hành lang pháp lý đối với hoạt động này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2024

15

Nghiên cứu, ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (theo Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt) nhằm quy định chặt chẽ về quản lý tài khoản thanh toán, phòng, chống rủi ro gian lận phù hợp với quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2024

16

Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money; từ đó kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp đối với dịch vụ này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2024

17

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô nhằm tăng cường quản lý các tổ chức tài chính vi mô trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính an toàn, hiệu quả, minh bạch thông tin, xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tháng 12/2024

18

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến cấp phép hoạt động, mở chi nhánh, thu hồi giấy phép hoạt động nhằm giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương trước hoạt động rửa tiền đối với các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực).

Tháng 12/2026

19

Nghiên cứu, đề xuất phương án cơ chế giám sát, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các mạng xã hội Zalo, Facebook và các ứng dụng nhắn tin Viber, Telegram, ... trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an

Tháng 3/2025

II

Nhóm các biện pháp liên quan đến tăng cường hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1

Tăng cường sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thường xuyên

2

Tăng cường hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và thực hiện tương trợ tư pháp đối với tội rửa tiền, các tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao; các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao thông qua việc xây dựng cơ chế phối hợp ở cấp hoạt động, nâng cao số lượng các vụ điều tra, truy tố, xét xử thành công tội rửa tiền, tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao trong đó có sự phối hợp của các cơ quan thực thi pháp luật.

Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Các bộ, ngành có liên quan

Thường xuyên

3

Tăng cường hợp tác, phối hợp, trao đổi, chuyển giao thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền) và các cơ quan thực thi pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an

Các bộ, ngành có liên quan

Thường Xuyên

4

Nâng cao hiệu quả sử dụng và phản hồi về việc sử dụng các thông tin tình báo tài chính do Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển giao và cung cấp trong điều tra, truy tố, xét xử thành công các vụ án rửa tiền.

Bộ Công an

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thường xuyên

5

Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn các rủi ro về rửa tiền đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao và trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng

Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan khác

Thường xuyên

6

Nghiên cứu, xây dựng trang thông tin điện tử để các bộ, ngành và các đơn vị liên quan cập nhật thông tin, số liệu liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền trực tiếp lên hệ thống này, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong phòng, chống rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 12/2025

III

Nhóm các biện pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền

1

Thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về phòng, chống rửa tiền đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực).

Các bộ, ngành có liên quan

Thường xuyên

2

Thúc đẩy việc triển khai hiệu quả cơ chế giám sát sau thanh tra, kiểm tra về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính, tổ chức cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực).

Thường Xuyên

IV

Nhóm các biện pháp liên quan đến công tác điều tra, truy tố, xét xử và tịch thu, thu hồi tài sản

1

Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền song song với tội phạm nguồn của tội rửa tiền, đặc biệt đối với các tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao và các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao.

Bộ Công an

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Thường Xuyên

2

- Tăng cường hoạt động xác minh, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và tịch thu tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tội rửa tiền và các tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao.

- Đề ra giải pháp để nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong quá trình thi hành án.

- Bộ Công an,

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao (theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao)

- Bộ Tư pháp

Thường xuyên

3

Ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, quy trình điều tra và truy tố tội rửa tiền gắn với các tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao, trong đó bao gồm các cuộc điều tra được thực hiện trong nước và quốc tế.

Bộ Công an

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tháng 12/2024

4

Nâng cao chất lượng và số lượng phân tích tình báo tài chính (bao gồm cả phân tích hoạt động và chiến lược) và nghiên cứu, xây dựng phương án nâng cao hiệu quả chuyển giao thông tin tình báo tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các cơ quan thực thi pháp luật (cả chủ động và theo yêu cầu), tập trung vào tội rửa tiền và các tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thường Xuyên

V

Nhóm các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về rủi ro rửa tiền

1

Phổ biến, tuyên truyền kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền cho các bộ, ngành và cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm đảm bảo các cơ quan này nắm được mức độ rủi ro về rửa tiền của ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành mình.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các bộ, ngành có liên quan

Tháng 6 - 8/2024

2

Các bộ, ngành phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ của bộ, ngành mình.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan

Tháng 6 - 8/2024

3

Tăng cường nguồn lực cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm:

- Nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng) thực hiện phân tích chiến lược và hoạt động phòng, chống rửa tiền;

- Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thường xuyên

4

Tăng cường nguồn lực (số lượng, chất lượng) cho các đơn vị chịu trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử đối với tội rửa tiền và tội phạm nguồn của tội rửa tiền có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao và các đơn vị thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền trong điều tra, dẫn độ, tịch thu tài sản và tương trợ tư pháp về hình sự thuộc cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

Bộ Công an

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao

Thường xuyên

5

Tăng cường nguồn lực (số lượng, chất lượng) thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền ở các bộ, ngành, đặc biệt các bộ, ngành thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Thường xuyên

6

Tăng cường nguồn lực (số lượng, chất lượng) cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Thường xuyên

VI

Nhóm các biện pháp liên quan đến nâng cao nhận thức, năng lực cho các đối tượng báo cáo về rủi ro rửa tiền

1

Các bộ, ngành phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia cho các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan thuộc phạm vi quản lý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực).

Tháng 6 - 8/2024

2

Tăng cường đào tạo, hướng dẫn các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền tại tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Tháng 01/2025

3

Tăng cường nhận thức, hiểu biết cho các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan về việc tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, trong đó đảm bảo các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với rủi ro rửa tiền của quốc gia và tổ chức.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Tháng 6 - 8/2024

4

Tăng cường nhận thức, hiểu biết cho các tổ chức phi chính phủ về rủi ro rửa tiền và đảm bảo các tổ chức phi chính phủ có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với rủi ro rửa tiền.

Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban công tác các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Tháng 6 - 8/2024

5

Tăng cường đào tạo, nâng cao hiểu biết, cách thức nhận biết, xác định chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý cho các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành khác có liên quan

Tháng 12/2024

6

Yêu cầu các tổ chức tài chính và tổ chức cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan tăng cường thực hiện rà soát các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến tội rửa tiền và các tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Tháng 9/2024

7

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống rửa tiền, xây dựng các kênh đối thoại với các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, các tổ chức phi chính phủ phổ biến các thông tin về phương thức, thủ đoạn rửa tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban công tác các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (theo chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực)

Thường xuyên

VII

Các biện pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

1

Tăng cường hợp tác với các cơ quan điều tra nước ngoài trong điều tra, thu giữ tài sản trong các vụ án, đặc biệt các vụ án liên quan đến rửa tiền và các tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, trung bình cao thông qua tăng số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ.

Bộ Công an

Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Bộ Ngoại giao

Thường xuyên

2

Tăng cường việc đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và các thỏa thuận hợp tác khác.

Bộ Công an Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Bộ Ngoại giao

Thường xuyên

3

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với các Đơn vị tình báo tài chính nước ngoài thông qua việc đàm phán, ký kết các biên bản ghi nhớ trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền và tăng số lượng yêu cầu cung cấp thông tin gửi đến các đối tác nước ngoài, số lượng phản hồi đối với các yêu cầu cung cấp thông tin của các đối tác nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thường xuyên

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm:

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hành động được giao tại Kế hoạch;

- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khác trong quá trình triển khai thực hiện các hành động liên quan tại Kế hoạch;

- Định kỳ trước ngày 10 tháng 3, tháng 9 và tháng 11 hàng năm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết quả thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, phục vụ xây dựng báo cáo gửi Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và FATF theo quy trình sau đánh giá đa phương của APG, FATF đối với Việt Nam.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc triển khai các hành động tại Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch.

3. Trường hợp phát sinh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành, cơ quan liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 15/05/2024 về Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


128

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.134.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!