ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 279/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 18 tháng 6 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2020;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày
16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh
hoạt;
Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN
ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi
tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày
15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số
41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử
dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN
ngày 01 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban
hành quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày
10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức chi xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Theo đề nghị của Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, đầu mối để tham mưu, tổ chức triển
khai các hoạt động theo Kế hoạch; các Sở, ngành liên quan và các địa phương có
trách nhiệm phối hợp, triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả, đúng quy định
của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Khoa học
và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Công Thương; Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TTTH, KGVX.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Thị Thanh Lịch
|
KẾ HOẠCH
XÂY
DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG TỈNH VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC
ĐÍCH SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 của UBND
tỉnh)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây
dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của
Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt;
Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN ngày 01
tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết
xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10
tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức chi xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Căn cứ Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày
30/01/2024 của UBND tỉnh về xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tỉnh Gia Lai
năm 2024.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm thực hiện việc quản lý chất lượng,
đảm bảo an toàn, nâng cao thương hiệu đối với sản phẩm, hàng hóa đặc thù trên địa
bàn tỉnh.
Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây viết tắt là QCĐP) áp dụng trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
2. Yêu cầu
Việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
QCĐP phải dựa trên nền tảng các tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các kết quả nghiên cứu khoa học và
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, các đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra,
giám định nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh.
Không tạo rào cản kỹ thuật không cần
thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
TT
|
Lĩnh vực, đối
tượng QCĐP
|
Tên QCĐP
|
Cơ quan,
tổ chức biên soạn QCĐP
|
Thời gian
thực hiện
|
Kinh phí dự
kiến
(Triệu đồng)
|
Cơ quan,
tổ chức
đề nghị
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
Tổng số
|
Ngân sách nhà
nước
|
Nguồn khác
|
1
|
- Lĩnh vực:
Y tế
- Đối tượng:
Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
|
QCĐP về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
|
Sở Y tế
|
Quý II Năm 2024
|
Quý IV Năm 2025
|
1.437
|
1.437
|
-
|
Sở Y tế
|
Tổng cộng
|
|
|
1.437
|
1.437
|
-
|
|
IV. PHƯƠNG ÁN TRIỂN
KHAI
(Chi tiết tại Phụ lục I “Dự án xây dựng
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương” kèm theo Kế hoạch này)
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được
bố trí từ ngân sách tỉnh, với tổng kinh phí dự kiến: 1.437.000.000 đồng
(Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm ba mươi bảy triệu đồng). Trong đó:
- Nguồn kinh phí năm 2024 (đã giao
ngân sách năm 2024 cho Sở Y tế): 1.377.000.000 đồng (Một tỷ ba
trăm bảy mươi bảy triệu đồng).
- Nguồn kinh phí năm 2025: 60.000.000
đồng (Sáu mươi triệu đồng).
Việc quản lý và sử dụng kinh phí triển
khai Kế hoạch thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và quy định pháp luật hiện
hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Trên cơ sở kế hoạch này, UBND tỉnh
giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực
hiện xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật địa phương
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Gia
Lai đúng quy định (Nghiên cứu
hình thức văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp).
Thực hiện thông tin, báo cáo tiến độ,
kết quả thực hiện việc xây dựng QCĐP về Sở Khoa học và Công nghệ để báo cáo Bộ
Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ phổ biến, thông tin rộng rãi nội dung QCĐP đã được ban hành, có hiệu
lực đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc đối
tượng điều chỉnh bởi kế hoạch này. Rà soát, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh QCĐP
khi có phát sinh quy định mới của cơ quan có thẩm quyền, không gây ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa
bàn tỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
Làm đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển
khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng QCĐP tại cơ quan
được giao chủ trì thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng, trình tự, thủ tục và tiến
độ công việc theo đúng quy định về xây dựng và ban hành QCĐP.
Tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện
Kế hoạch xây dựng QCĐP báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Sở Tư pháp
Tổ chức thẩm định dự thảo Quyết định
ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng
trên địa bàn tỉnh Gia Lai đảm bảo trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trước khi cơ quan chủ trì soạn thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hàng năm được giao để triển
khai các hoạt động trong Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
5. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Phối hợp với cơ quan chủ trì xây dựng
QCĐP thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo thẩm quyền và cung cấp thông tin,
số liệu thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý khi có yêu cầu; tham gia góp ý dự thảo
QCĐP (khi được lấy ý kiến).
6. Các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuộc đối tượng xây dựng QCĐP
Phối hợp với cơ quan chủ trì xây dựng
QCĐP trong việc cung cấp các thông tin, số liệu, thực trạng hoạt động sản xuất,
kinh doanh; tham gia góp ý dự thảo QCĐP (khi được lấy ý kiến).
Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức,
triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Sở Khoa học và
Công nghệ để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ
LỤC I
XÂY
DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH
SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm
theo
Quyết
định số 279/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 của UBND
tỉnh)
1. Tên gọi
quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây
viết tắt là QCĐP) về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
2. Phạm vi và
đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương
2.1. Phạm vi
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn
các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
2.2. Đối tượng áp dụng
- Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền
dẫn, buôn bán, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau
đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra,
kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng
nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Quy chuẩn này không áp dụng đối với
nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên
đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước
và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.
3. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân đề nghị
Tên cơ quan: Sở Y tế tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 09 Trần Hưng Đạo, thành phố
Pleiku, tỉnh Gia
Lai
Điện thoại: 0269 3824 449
Email: [email protected]
Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai.
4. Tình hình quản lý
đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia tương ứng tại địa phương
- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là:
+ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình đặc thù của địa phương
- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban
hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Bộ Y tế.
- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng
quy chuẩn kỹ thuật:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có
16 đơn vị cấp nước (Trong đó: 16 đơn vị có công suất thiết kế 1000m3/ngày đêm) cung cấp nước
ăn uống, sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh đang hoạt động phân bố trên
hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chủ yếu khai thác nguồn nước
ngầm và nước bề mặt gồm các đơn vị:
+ Đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh quản
lý: Công ty cổ phần cấp nước Chư Sê; Đơn vị cấp nước Ayun Pa - Công ty Cổ phần Cấp
thoát nước Gia Lai; Công ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai (Phú Thiện - Ia Pa); Công
ty Cổ phần Cấp
thoát nước Gia Lai; Công ty cấp nước Sài Gòn - Pleiku; Công ty cổ phần nước Sài
Gòn - An Khê.
+ Đơn vị được Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã quản lý: Đội công trình đô thị huyện Đăk Đoa; Đội công trình đô thị
thương mại huyện Mang Yang; Trạm Quản lý Thủy nông huyện Kbang, Trạm quản lý nước
và công trình đô thị huyện Kông Chro, Đội công trình giao thông huyện Đăk Pơ,
Trạm cấp nước sinh hoạt Krông Pa, công trình giao thông và dịch vụ đô thị huyện
Đức Cơ, Trạm cấp nước và dịch vụ đô thị huyện Chư Păh, Đội quản lý trật tự đô
thị xây dựng và môi trường huyện Ia Grai, Ban quản lý và cung cấp nước sạch huyện
Chư Pưh.
Từ trước đến nay việc quản lý, kiểm
tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT)
theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN
02:2009/BYT) theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt,
tùy theo quy mô cung cấp của các đơn vị cấp nước. Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định
kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Trong
đó quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Việc xây dựng và ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt của tỉnh là rất cần thiết và phải thực hiện.
5. Lý do và mục đích
xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những
mục tiêu quản lý sau đây:
+ Đảm bảo an toàn
+ Đảm bảo vệ sinh, sức khỏe
+ Bảo vệ môi trường
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia
+ Bảo vệ động, thực vật
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- QCĐP dùng để chứng nhận hoặc công bố
hợp quy
- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước
có liên quan:
+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt;
+ Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
+ Thông tư 26/2019/TT-BKHCN ngày 25
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây
dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN ngày 01
tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn
kỹ thuật;
+ Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày
10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức chi xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
+ Nghị quyết số 54/2023/NQ-HĐND ngày
07 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức phân bổ
kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện
hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
6. Loại quy chuẩn kỹ
thuật
+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
7. Những vấn đề sẽ
quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương
7.1. Những vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa
đổi, bổ sung)
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản
xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo
quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù
- An toàn trong dịch vụ môi trường
- An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực
khác thuộc lĩnh vực được phân công (Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt)
7.2. Bố cục, nội dung các phần chính của
quy chuẩn kỹ thuật dự kiến
QCĐP gồm có 5 chương và 10 điều.
Chương I. Quy định
chung, gồm 3 điều
+ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
+ Điều 2. Đối tượng áp dụng
+ Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Chương II. Quy định về kỹ
thuật, gồm 4 điều
+ Điều 4. Danh mục các thông số chất
lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép
+ Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất
lượng nước sạch
+ Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu
thử nghiệm
+ Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương
pháp thử
- Chương III. Quy định về quản
lý, gồm 1 điều:
+ Điều 8. Công bố hợp quy
- Chương IV. Tổ chức thực hiện, gồm 2
điều:
+ Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
+ Điều 10. Quy định chuyển tiếp
Các phụ lục nhu cầu khảo nghiệm quy
chuẩn kỹ thuật trong thực tế.
- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật
trong thực tế:
Có Không
+ Nội dung: thử nghiệm các mẫu nước sạch
sau xử lý theo QCVN 01-1:2018/BYT.
+ Địa điểm: Tại các đơn vị cấp nước
trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Thời gian: Sau khi có Quyết định phê
duyệt Kế hoạch xây dựng QCĐP của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Phương thức thực
hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Phương thức thực hiện:
+ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt: : QCVN 01-1:2018/BYT.
+ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương dựa trên tham khảo, hồi cứu dữ liệu từ các Sở, ngành có liên quan và kết
hợp khảo nghiệm chất lượng nước sạch năm 2024. Cụ thể như sau:
+ Phương pháp hồi cứu: Tiến hành hồi cứu
kết quả kiểm tra, giám sát về chất lượng nước bề mặt và nước dưới đất; chất lượng
nước thải (công nghiệp, nông nghiệp) trong những năm qua (tối thiểu 03 năm),
thu thập thông tin về đặc điểm địa hình, địa chất tỉnh Gia Lai của Sở Tài
Nguyên và Môi trường; Thu thập số liệu, thông tin về tình hình sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Hồi cứu số liệu về kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi
cục Thủy lợi, các đơn vị cấp nước; Thu thập số liệu về công nghệ xử lý và hệ thống
phân phối nước sạch (bao gồm các loại hóa chất sử dụng, vật liệu đường ống nước,...)
của các đơn vị cung cấp nước sạch; Thu thập thông tin về tình hình sử dụng các
loại hóa chất trên địa bàn tỉnh của Sở Công thương.
+ Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành lấy
64 mẫu nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các đơn vị cấp nước tập
trung trên địa bàn tỉnh. Xét nghiệm toàn bộ 99 thông số chất lượng nước theo
QCVN 01-1:2018/BYT để đánh giá cắt ngang chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh
Gia Lai.
+ Tham khảo các QCĐP về chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã ban hành trong thời gian qua.
+ Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa
phương kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ liệu: Kết quả điều
tra khảo sát, xét nghiệm phân tích mẫu nước tại các đơn vị nhà máy cung cấp nước
trên địa bàn của tỉnh.
- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật:
+ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
+ Các TCVN, số hiệu tiêu chuẩn về cách
lấy mẫu, phương pháp phân tích mẫu, giới hạn cho phép đối với các thông số chất
lượng nước.
+ Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12
tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định công bố hợp
chuẩn, công bố hợp quy và
phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11
tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ
kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;
+ Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31
tháng 03 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một một số điều của Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28
tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi hội nghị;
+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
+ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25
tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm
định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư 27/2020/TT-BTC ngày 17
tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về về việc hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15
tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích
sinh hoạt;
+ Thông tư số 10/2023/TT-BKHCN ngày 01
tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn
kỹ thuật;
+ Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06
tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
+ Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày
10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Quy định mức chi xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật địa phương áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
+ Nghị quyết số 75/2017/NQ-HĐND ngày 7
tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định chế độ công tác
phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
+ Nghị quyết số 98/2018/NQ-HĐND ngày
06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định mức
chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
+ Nghị quyết số 54/2023/NQ-HĐND ngày
07 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai quy định mức phân bổ
kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện
hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
9. Kiến nghị ban soạn
thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP: Sở
Y tế là cơ quan chủ trì.
- Ban soạn thảo QCĐP: Sở Y tế tỉnh Gia
Lai tham mưu UBND tỉnh thành lập ban soạn thảo QCĐP để tổ chức hoạt động biên
soạn.
Dự kiến ban soạn thảo QCĐP có 14 thành
viên gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và 12 thành viên (bao gồm các chuyên
gia, nhà khoa học của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế mời tham
gia Ban soạn thảo). Tổ giúp việc
Ban soạn thảo QCĐP để tổ chức hoạt động biên soạn có 05 thành viên.
10. Cơ quan phối hợp
xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp
xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị, nhà máy cung
cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Gia Lai...
- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan
bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Y tế.
- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Sở Y Tế, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thủy
lợi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh, các đơn vị cấp nước sinh hoạt hoạt động tại Gia Lai, các chuyên gia lĩnh
vực cấp nước và chất lượng nước, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nước sạch trên địa bàn tỉnh...
11. Dự kiến tiến độ thực
hiện
TT
|
Nội dung
công việc
|
Thời gian
|
Bắt đầu
|
Kết thúc
|
1
|
Chuẩn bị biên
soạn dự thảo QCĐP
|
|
|
1.1
|
Xây dựng dự án, ban
hành kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Gia Lai trình cơ quan có thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt.
|
12/2023
|
06/2024
|
1.2
|
Thành lập Ban soạn
thảo, Tổ giúp việc xây dựng Quy chuẩn.
|
6/2024
|
7/2024
|
1.3
|
Tổ chức điều tra,
khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng QCĐP.
|
7/2024
|
8/2024
|
1.4
|
Tổ chức lấy mẫu các
nước sạch, kiểm nghiệm,
phân tích để phục vụ xây dựng QCĐP (Lấy mẫu đợt 1, đợt 2).
|
8/2024
|
11/2024
|
2
|
Biên soạn dự thảo
QCĐP
|
|
|
2.1
|
Xây dựng dự thảo lần
01 QCĐP (Kèm
thuyết minh QCĐP và dự
thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP)
|
11/2024
|
02/2025
|
2.2
|
Tổ chức các hội thảo
tham vấn trực tiếp lấy ý kiến
QCĐP (03 hội thảo)
|
02/2025
|
4/2025
|
2.3
|
Chỉnh sửa Quy chuẩn kỹ
thuật địa phương sau khi tiếp thu ý kiến của mỗi một hội thảo tham vấn (dự thảo
lần 2, lần 3, lần 4)
|
3
|
Tổ chức lấy ý kiến
dự thảo QCĐP
|
|
|
3.1
|
Lấy ý kiến dự thảo
QCĐP, thuyết minh QCĐP và của các sở, ban, ngành, Hiệp hội, thành viên Ban soạn
thảo, các chuyên gia và các đối tượng liên quan trực tiếp chịu
tác động của QCĐP bằng văn bản và; đăng trên Báo Gia Lai và Trang điện tử của
UBND tỉnh, gửi đến cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của địa phương (Sở Khoa
học và Công nghệ)
|
4/2025
|
5/2025
|
3.2
|
Chỉnh sửa và hoàn
chỉnh dự thảo QCĐP, thuyết minh QCĐP và dự thảo Quyết định trình UBND tỉnh
ban hành QCĐP (lần 5)
|
5/2025
|
6/2025
|
3.3
|
Gửi hồ sơ dự thảo
QCĐP xin ý kiến Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý của QCĐP
|
6/2025
|
7/2025
|
4
|
Thẩm tra hồ sơ dự
thảo QCĐP
|
|
|
4.1
|
Tham mưu UBND tỉnh
tổ chức thẩm tra hồ sơ dự thảo QCĐP
|
7/2025
|
8/2025
|
4.2
|
Chỉnh sửa và hoàn
chỉnh dự thảo QCĐP, thuyết minh
QCĐP và dự thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP sau thẩm tra (Lần 6)
|
8/2025
|
9/2025
|
5
|
Lấy ý kiến của Bộ
quản lý chuyên ngành về hồ sơ dự thảo QCĐP
|
|
|
5.1
|
Tham mưu UBND tỉnh
gửi hồ sơ xin ý kiến của Bộ Y tế về việc ban hành QCĐP
|
9/2025
|
10/2025
|
5.2
|
Chỉnh sửa và hoàn
chỉnh hồ sơ dự thảo QCĐP sau các ý kiến của Bộ Y tế
(Lần 7, nếu có) trình duyệt.
|
10/2025
|
11/2025
|
6
|
Gửi Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ dự thảo
văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
11/2025
|
12/2025
|
7
|
Ban hành QCĐP
|
12/2025
|
12/2025
|
12. Dự toán kinh phí
thực hiện
a. Tổng kinh phí dự kiến: 1.437.000.000
đồng
(Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm ba mươi bảy
triệu đồng)
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh
năm 2024: 1.377.000.000 đồng (Một tỷ ba trăm bảy mươi bảy
triệu đồng).
- Ngân sách tỉnh năm 2025: 60.000.000
đồng (Sáu mươi triệu đồng).
- Nguồn khác: 0 đồng
b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện:
TT
|
Nội dung
chi
|
Đvt
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Ghi chú (cơ sở pháp lý của
nội dung chi, mức chi)
|
1
|
Lập dự án xây dựng
QCĐP
|
Dự án
|
1
|
1.000.000
|
1.000.000
|
|
2
|
Tổ chức điều tra,
khảo sát, đánh giá các công trình cấp nước (NMN) và thu thập thông tin phục vụ
công tác xây dựng QCKTĐP
|
|
|
|
39.000.000
|
điểm g khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC ;
|
2.1
|
Chi tiền lưu trú (3 người x 16 ngày)
|
ngày - người
|
48
|
200.000
|
9.600.000
|
Nghị quyết
75/2017/NQ-HĐND
|
2.2
|
Chi tiền ngủ (3 người x 8 đêm)
|
Đêm - người
|
24
|
350.000
|
8.400.000
|
2.3
|
Xăng xe 1400 km x 0,2 lít/100km
|
lít
|
840
|
25.000
|
21.000.000
|
Tạm tính;
chi theo thực tế
|
3
|
Thử nghiệm đánh giá
chất lượng nước sinh hoạt
|
|
|
|
1.152.000.000
|
Nội dung
chi: điểm h khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
3.1
|
Chi phân tích mẫu nước của các trạm
cấp nước trên địa bàn tỉnh (99 thông số/ mẫu; 32 mẫu nước x 2 đợt)
|
mẫu
|
64
|
18.000.000
|
1.152.000.000
|
Căn cứ theo
TT 240/2016/TT-BTC
|
4
|
Tổ chức hội thảo
chuyên đề xây dựng QCĐP (3 lần Hội thảo; 45 người/ hội thảo)
|
|
|
|
36.450.000
|
điểm e khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
4.1
|
Chủ trì (1 người x 3 hội thảo)
|
người - hội
thảo
|
3
|
500.000
|
1.500.000
|
khoản 8 Điều
2 Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND
|
4.2
|
Thành viên, đại biểu (44 người x 3 hội
thảo)
|
người - hội
thảo
|
132
|
100.000
|
13.200.000
|
4.3
|
Thuê hội trường (1 buổi x 3 hội thảo)
|
Hội trường
- buổi
|
3
|
3.500.000
|
10.500.000
|
Thông tư số
40/2017/TT-BTC ; Chi theo thực tế
|
4.4
|
Băng rôn (1 cái x 2 hội thảo)
|
Cái - Hội
thảo
|
3
|
500.000
|
1.500.000
|
4.5
|
Back Ground (1 cái x
3 hội thảo)
|
Cái - Hội
thảo
|
3
|
1.000.000
|
3.000.000
|
4.6
|
Tài liệu, văn phòng phẩm (45 bộ x
3 hội thảo)
|
Bộ
|
135
|
30.000
|
4.050.000
|
4.7
|
Nước uống (45 người x 3 hội thảo)
|
người - buổi
|
135
|
20.000
|
2.700.000
|
Nghị quyết
75/2017/NQ-HĐND
|
5
|
Chi lấy ý kiến
nhận xét chuyên gia đối với dự thảo QCĐP
|
chuyên gia
|
15
|
500.000
|
7.500.000
|
điểm d khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
6
|
Chi tổ chức cuộc họp
của ban biên soạn dự thảo QCĐP (4 cuộc họp)
|
|
|
|
6.600.000
|
điểm e khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
6.1
|
Chủ trì cuộc họp (1 người x 4
cuộc)
|
người - cuộc
họp
|
4
|
150.000
|
600.000
|
điểm h khoản
1 Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
6.2
|
Thành viên tham gia ban biên soạn
(14 người
(10 người
ban biên soạn + 5 người tổ giúp việc) x 4 cuộc)
|
người - cuộc
họp
|
60
|
100.000
|
6.000.000
|
7
|
Chi thẩm tra, thẩm
định dự thảo QCĐP
|
|
|
|
12.000.000
|
điểm h khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC
|
7.1
|
Chủ tịch hội đồng
|
Người -
QCĐP
|
1
|
1.000.000
|
1.000.000
|
khoản 11 Điều
2 Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND
|
7.2
|
Các thành viên hội đồng
|
Người -
QCĐP
|
8
|
500.000
|
4.000.000
|
7.3
|
Chi nhận xét đánh giá phản biện của
thành viên hội đồng thẩm tra
|
Báo cáo phản
biện
|
2
|
500.000
|
1.000.000
|
khoản 10 Điều
2 Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND
|
7.4
|
Phụ cấp lưu trú chuyên gia ngoài tỉnh
(1 người x 3 ngày)
|
Ngày - người
|
3
|
200.000
|
600.000
|
7.5
|
Tiền trọ chuyên gia ngoài tỉnh (1
người x 2 đêm)
|
Đêm - người
|
2
|
450.000
|
900.000
|
Nghị quyết
75/2017/NQ-HĐND
|
7.6
|
Chi phí đi lại chuyên gia ngoài tỉnh
(vé máy bay, khứ hồi)
|
Lượt - người
|
1
|
4.000.000
|
4.000.000
|
7.7
|
Chi nước uống phục vụ hội đồng (Hội
đồng và thành viên ban soạn thảo, tổ giúp việc)
|
Người- buổi
|
25
|
20.000
|
500.000
|
8
|
Chi soạn thảo Quyết
định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP
|
22.000.000
|
|
8.1
|
Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự
thảo văn bản Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP
|
Dự thảo
|
1
|
20.000.000
|
20.000.000
|
Điều 2, khoản
1, mục b Chi theo Nghị quyết số 54/2023/NQ-HĐND
|
8.2
|
Chi thẩm định hồ sơ soạn thảo Quyết
định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP
|
Dự thảo
|
1
|
2.000.000
|
2.000.000
|
Điều 2, khoản
3, mục b Chi theo Nghị quyết
số 54/2023/NQ-HĐND
|
9
|
Văn phòng phẩm,
photo, in ấn phục vụ dự án xây dựng QCĐP
|
Dự án
|
1
|
19.290.000
|
19.290.000
|
điểm i khoản
1 Điều 4 Thông tư 27/2020/TT-BTC ; Tạm tính, chi thực theo thực tế
|
A
|
Công (1+2+….+9)
|
|
|
|
1.295.840.000
|
|
B
|
Dự phòng
|
|
|
|
141.160.000
|
(tăng mẫu
kiểm nghiệm, hội thảo lấy ý kiến, tổ chức các cuộc họp...)
|
Tổng cộng
(A+B)
|
|
|
|
1.437.000.000
|
|