Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 114/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 21/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Lào Cai, ngày 21 tháng 02 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 01-ĐA/TU VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SẮP XẾP DÂN CƯ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, NĂM 2024

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung thực hiện năm 2024 thuộc Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được giao tại Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 12/12/2023.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm phát triển sản phẩm OCOP, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU NĂM 2024

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4,65%/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác đạt 98 triệu đồng/ha.

2. Đảm bảo an ninh lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt 327.560 tấn; sản lượng thịt hơi các loại 74.000 tấn; sản lượng thủy sản 12.700 tấn.

3. Phát triển mới 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận. Tổ chức đánh giá, chứng nhận mới 30 sản phẩm OCOP.

4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý và bảo vệ rừng bền vững; nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 59,2%.

5. Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; bố trí, sắp xếp ổn định 1.035 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới.

6. Xây dựng các xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Năm 2024, phấn đấu có 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới lên 72/127 xã. Duy trì 05 xã đã đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao, phấn đấu hoàn thành thêm 05 xã đạt chuẩn “Xã Nông thôn mới nâng cao”. Duy trì mức độ đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới tại 02 đơn vị cấp huyện.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ NĂM 2024

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

1.1. Trồng trọt

1.1.1. Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực:

- Cây lúa: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa với diện tích 34.017 ha, sản lượng 190.097 tấn. Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa đạt 10.400 ha tại Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Thị xã Sa Pa. Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu giống, tăng cường sử dụng các giống mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ kết quả sản xuất.

- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Duy trì diện tích gieo trồng ngô 30.627 ha, sản lượng 137.463 tấn. Thâm canh tăng năng suất ngô, trồng ngô mật độ cao với quy mô 12.000 ha tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên. Sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, các giống ngô ngọt phù hợp chế biến.

1.1.2. Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực

- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Năm 2024, duy trì ổn định diện tích cây dược liệu lâu năm, dược liệu dưới tán rừng; tiếp tục mở rộng diện tích cây dược liệu hàng năm để hết năm 2024 diện tích đạt 1.010 ha (Bát Xát 350 ha; Sa Pa 270 ha; Bắc Hà 240 ha; Si Ma Cai 150 ha). Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực như Atiso, Đương quy, Cát cánh... Phấn đấu toàn bộ diện tích cây dược liệu có hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và người sản xuất; diện tích trồng dược liệu làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

- Phát triển vùng sản xuất chè: Năm 2024, thực hiện trồng mới 300 ha tại huyện Mường Khương, nâng diện tích chè toàn tỉnh đạt 8.595 ha. Tiếp tục duy trì 1.141 ha chè hữu cơ tại huyện Bắc Hà; tập trung thâm canh tăng năng suất 4.500 ha chè kinh doanh (Bảo Thắng 400 ha; Bảo Yên 300 ha; Bắc Hà 500 ha; Bát Xát 200 ha; Mường Khương 3.100 ha) đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất tăng lên 10 - 15%. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan.

- Phát triển vùng sản xuất chuối: Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo luân canh cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo rũ Panama. Năm 2024, thực hiện trồng mới 700 ha tại các huyện Bát Xát (300 ha), bảo Thắng (50 ha), Bảo Yên (50 ha) và Mường Khương (300 ha), lũy kế diện tích chuối toàn tỉnh đạt 2.285 ha. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức khảo nghiệm lựa chọn một số giống chuối có năng suất, chất lượng; xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, phấn đấu 100% diện tích chuối được cấp mã vùng trồng, trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch.

- Cây dứa: Tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh, tập trung nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Năm 2024, trồng mới diện tích 60 ha tại huyện Mường Khương nâng diện tích dứa đạt 2.260 ha tập trung tại các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Lựa chọn các giống dứa mới phù hợp để thay thế giống cũ, năng suất thấp. Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, hạn chế dứa chín tập trung, kéo dài thời gian thu hoạch đáp ứng yêu cầu của nhà máy chế biến.

- Phát triển vùng cây ăn quả ôn đới: Cải tạo, duy trì ổn định 4.507 ha diện tích hiện có, phát triển, mở rộng 533 ha cây ăn quả ôn đới, nâng tổng diện tích đạt 5.040 ha, tập trung tại các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa với các loại cây bản địa như mận Tam Hoa, mận Tả Van, lê VH6, đào và một số giống cây ăn quả ôn đới mới. Bố trí vùng trồng tập trung, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kết hợp với du lịch.

- Nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng gắn với thị trường: Thực hiện nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm so sánh giống; sản xuất hạt giống lúa năm 2024 sản lượng đạt trên 400 tấn đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh. Phát triển 1-2 giống cây ăn quả ôn đới chất lượng, trên 15 vạn cây giống bao gồm Lê, mận, đào, hồng, cây ăn quả địa phương... đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tổ chức sản xuất giống chuối, dứa theo nhu cầu sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh; sản xuất khoảng 8 triệu con giống cá bột, cá hương các loại.

1.2. Phát triển chăn nuôi

Năm 2024, tổng đàn gia súc đạt 626.000 con, tổng đàn gia cầm đạt 5,2 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 74.000 tấn. Tập trung ưu tiên đầu tư, phát triển hai ngành hàng chính có nhiều tiềm năng phát triển là chăn nuôi lợn và bò, cụ thể:

Chăn nuôi lợn: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi; phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hết năm 2024, tổng đàn lợn đạt 550.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 51.000 tấn. Vùng thấp chuyển đổi mạnh hình thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ; cơ cấu giống chủ yếu sử dụng các giống lợn ngoại, lợn lai. Vùng cao đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen bản địa, thí điểm và nhân rộng mô hình quản lý chăn nuôi lợn an toàn trong cộng đồng thôn, bản có hiệu quả.

Chăn nuôi bò: Phát triển chăn nuôi thâm canh bò thịt, tổng đàn năm 2024 đạt trên 23.000 con; sản lượng thịt hơi 960 tấn. Vùng thấp chăn nuôi các giống bò ngoại, bò lai cao sản hướng thịt; vùng cao bình tuyển, chọn lọc phát triển chăn nuôi giống bò tốt của vùng cao. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng có điều kiện thuận lợi (Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát...).

1.3. Phát triển thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi mạnh từ phương thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh. Năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản 2.350 ha, sản lượng ước đạt 12.700 tấn. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các lưu vực sông hồ chứa nhằm bảo tồn, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác tối đa công suất của các cơ sở sản xuất giống, sản xuất trên 8 triệu con giống cá bột, hương giống các loại đáp ứng nhu cầu giống của tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất.

1.4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững

- Rà soát, quy chủ rừng và đất lâm nghiệp: Thực hiện hiệu quả Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/02/2022 về việc điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Đề án 86); phân định rõ ranh giới rừng giữa các chủ rừng, trong đó tổ chức rà soát chi tiết diện tích rừng và đất rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để tiến hành giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, nâng cao tính đa dạng sinh học cho diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng bằng các biện pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương. Nâng cao giá trị rừng tự nhiên sản xuất từ dịch vụ rừng, cho thuê môi trường rừng, phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học; thu hút các nguồn lực cho đầu tư bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học.

- Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Trồng mới 1.700 ha rừng sản xuất theo hướng bền vững; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 2.763 ha, trong đó khoanh nuôi mới 190 ha, khoanh nuôi chuyển tiếp 2.573 ha. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trồng rừng sản xuất ở vùng thấp, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 59,2%. Phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững. Chuyển đổi linh hoạt đất quy hoạch cho lâm nghiệp, ưu tiên giành quỹ đất cho trồng rừng sản xuất. Duy trì vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng hết năm 2024 quy mô đạt 92.800 tập trung tại các huyện: Bảo Yên 34.247 ha, Bảo Thắng 15.133 ha, Văn Bàn 15.000 ha, Bát Xát 8.000 ha, Mường Khương 5.080 ha, Bắc Hà 13.935 ha; phấn đấu tăng giá trị thu nhập từ diện tích rừng trồng sản xuất hàng hóa tập trung lên 38 triệu đồng/ha/năm vào năm 2024.

- Các hoạt động khác: Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở chế biến lâm sản để nâng cao giá trị, phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển các loại cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng trồng sản xuất. Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trồng rừng tại địa phương. Thúc đẩy thành lập các hợp tác xã sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, tổ hợp tác trồng rừng, chế biến và tiêu thụ lâm sản tại các vùng trọng điểm. Phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng... Phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện 05 đề án phát triển du lịch sinh thái của các BQL rừng đặc dụng, phòng hộ.

1.5. Phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP

1.5.1. Phát triển chuỗi giá trị: Tập trung quy hoạch, phát triển tạo thành vùng sản xuất hàng hóa 06 ngành hàng chủ lực (Sản xuất chè, dược liệu, cây chuối, cây dứa, chăn nuôi lợn, cây quế), phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương. Phát triển thêm 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận; 100% chuỗi sản phẩm được quản lý bằng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn.

1.5.2. Phát triển các cơ sở chế biến: Tăng cường thu hút đầu tư, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Năm 2024, phấn đấu thu hút xây dựng 02 cơ sở chế biến chè (Bảo Yên 01 cơ sở, Bát Xát 01 cơ sở); 05 cơ sở bảo quản, chế biến dược liệu quy mô nhỏ, 01 cơ sở, nhà máy quy mô doanh nghiệp chế biến sâu dược liệu; thu hút 01 nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm; 01 dự án xây dựng nhà máy chế biến sâu vỏ quế; thu hút đầu tư xây dựng nhà máy điện sinh khối tại Lào Cai.

1.5.3. Phát triển sản phẩm OCOP: Tham dự Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024 dự kiến 31 sản phẩm đến thời hạn đánh giá lại và 30 sản phẩm công nhận mới. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với các sản phẩm tiềm năng 4 sao do cấp huyện đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

1.6. Đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể: Năm 2024, tư vấn thành lập mới từ 10 - 15 HTX nông nghiệp, từ 40 - 50 tổ hợp tác nông nghiệp. Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Hợp tác xã với số người tham gia 110 người; 01 lớp tập huấn cho các sáng lập viên chuẩn bị thành lập Hợp tác xã với số người tham gia 50 người.

1.7. Lĩnh vực thủy lợi: Thực hiện kiên cố hoá kênh mương nội đồng; hết năm 2024, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 78,4% tổng số lượng kênh mương. Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo phục vụ tưới chủ động cho cây lúa trong vụ Đông Xuân năm 2023-2024 là 98,8%, vụ Mùa đạt 87,6%. Thực hiện hiệu quả công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn, phấn đấu hết năm 2024 tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,8%.

2. Sắp xếp dân cư nông thôn

- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Bố trí sắp xếp lại các hộ dân cư đang có nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp, hạn chế việc xây dựng nhà ở trên đất nông, lâm nghiệp không theo quy hoạch.

- Tổ chức rà soát và sáp nhập thôn, bản đảm bảo tập trung theo đúng Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ Nội vụ.

- Năm 2024, sắp xếp ổn định 1.035 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới. Trong đó, sắp xếp tập trung 341 hộ; sắp xếp xen ghép 560 hộ, ổn định tại chỗ 134 hộ.

3. Xây dựng nông thôn mới

3.1. Đối với đơn vị cấp huyện triển khai xây dựng nông thôn mới: Thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo duy trì cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Huyện Bảo Thắng, Bảo Yên trên cơ sở Đề án “Huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025” và Đề án “Huyện Bảo Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” được phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024.

3.2. Duy trì và nâng cao các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, đảm bảo duy trì 62 xã đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” và 05 xã đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao”.

3.3. Đối với mục tiêu hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024: Tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện duy trì, nâng cao các tiêu chí đã hoàn thành và hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Ưu tiên nguồn lực ngân sách huyện đầu tư, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác đầu tư các xã phấn đấu hoàn thành 10 xã nông thôn mới; xác định nhu cầu đầu tư để hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo quy định đối với 05 xã hoàn thành Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách cấp huyện, xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch đề ra.

3.4. Nhiệm vụ cụ thể thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới: Phấn đấu hết năm 2024 có 127/127 xã đạt tiêu chí quy hoạch; 100/127 xã đạt tiêu chí giao thông; duy trì 100% các xã đạt tiêu chí thủy lợi; 127/127 xã đạt tiêu chí điện nông thôn; 89/127 xã đạt tiêu chí trường học; 72/127 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 127/127 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại; 100/127 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông; 80/127 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư; 72/127 xã đạt tiêu chí thu nhập; 50/127 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 60/127 xã đạt tiêu chí lao động; 72/127 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất; 115/127 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo; 76/127 xã đạt tiêu chí y tế; 101/127 xã đạt tiêu chí văn hóa; 45/127 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm; 89/127 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 100/127 xã đạt tiêu chí quốc phòng và an ninh.

(Chi tiết tại các phụ biểu 01 - 04 kèm theo)

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Nguồn vốn đầu tư

Ngân sách Trung ương: Nguồn đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, sự nghiệp, các chương trình MTQG, các dự án nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng.

Nguồn Ngân sách tỉnh: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và các chính sách hiện hành khác.

Các nguồn vốn hợp pháp khác (Chi trả dịch vụ Môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP...).

Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2. Kinh phí thực hiện đề án

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện: 2.720 tỷ đồng. Trong đó:

Vốn ngân sách: 1.657 tỷ đồng.

Vốn ngoài ngân sách (Doanh nghiệp, dân góp, vốn khác): 1.063 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ biểu 05 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập, xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, thuộc phạm vi đề án làm cơ sở triển khai thực hiện.

Phối hợp với các sở ngành hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng của tỉnh.

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí các nguồn vốn thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý. Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định các dự án thuộc phạm vi đề án trình UBND tỉnh. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn.

3. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, thẩm định dự toán kinh phí từ các nguồn vốn sự nghiệp được giao quản lý, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt và giao dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo theo quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu Đề án.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản.

Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản chủ lực của tỉnh.

5. Sở Công Thương: Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo quản lý, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường bền vững. Chủ trì tham mưu giải pháp về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ thực hiện bố trí sắp xếp dân cư nông thôn và phương án giải quyết các hộ đang có nhà ở trái phép trên đất nông, lâm nghiệp.

7. Sở Xây dựng: Chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng điểm dân cư tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành.

8. Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố theo kế hoạch của UBND tỉnh.

9. Ngân hàng nhà nước tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn đề người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

10. Các sở, ban ngành khác: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiến hành xây dựng kế hoạch, đưa các chỉ tiêu thực hiện Đề án vào giao chi tiêu kế hoạch năm 2024 làm căn cứ để thực hiện, kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng, triển khai thực hiện các dự án liên kết sản xuất thuộc các Chương trình MTQG phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời chỉ đạo giao kế hoạch cho các xã tổ chức thực hiện. Chủ động tuyên truyền, bố trí ngân sách hỗ trợ triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ 6 tháng và cả năm các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.


Nơi nhận:
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- BBT Cổng thông tin Điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH1,2, VX, KT1, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh


Biểu 01: MỤC TIÊU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SXDC, XÂY DỰNG NTM NĂM 2024

(Kèm theo Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu NQĐH XVI

Mục tiêu Đề án

TH năm 2023

Mục tiêu năm 2024

So sánh %

MT 2024 so NQĐH XVI

MT 2024 so MTĐA

1

Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân

%

5-5,5

3,22

4,65

100

2

Cơ cấu kinh tế nội ngành

%

Nông nghiệp

%

74

77

76

97

Lâm nghiệp

%

20

18

19

Thủy sản

%

6

5

5

3

Giá trị sản phẩm/ha đất canh tác

Tr.đ

100

100

95

98

98

98

4

Sản lượng lương thực

Nghìn tấn

310

330,4

327,5

105,6

5

Sản lượng thịt hơi các loại

Tấn

68.500

72.000

74.000

108

6

Sản lượng thủy sản

Tấn

11.000

12.300

12.700

115,5

7

Tỷ lệ che phủ rừng

%

>60

>60

58,5

59,2

99

98,7

8

Phát triển mới chuỗi nông sản san toàn

Chuỗi

100

21

20

95

9

Chuẩn hóa và công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm

150

54

30

110

10

Sắp xếp ổn định dân cư Thiên tai, ĐBKK, biên giới

Hộ

2.525

89

1.035

41

11

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

60%

94

62

72

94

76,6

12

Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện

>2

4

2

2

100

50

Biểu 02: DIỆN TÍCH THÂM CANH LÚA, NGÔ, CHÈ, DƯỢC LIỆU NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Huyện

Thâm canh trọng điểm lúa

Thâm canh cây ngô

Cây dược liệu hàng năm

Cây chè

Thực hiện 2023

Thâm canh 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Thực hiện 2023

Thâm canh 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Thực hiện 2023

Trồng mới năm 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Thực hiện 2023

Trồng mới năm 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Tổng

9.700

700

10.400

11.500

500

12.000

890

120

1.010

8.295

300

8.595

1

Bát Xát

950

50

1.000

1.300

100

1.400

294

56

350

279

279

2

Mường Khương

700

50

750

2.100

50

2.150

5.415

300

5.715

3

Bắc Hà

400

50

450

1.400

50

1.450

230

10

240

1.310

1.310

4

Bảo Thắng

1.700

50

1.750

2.050

50

2.100

509

509

5

Bảo Yên

2.200

50

2.250

2.050

50

2.100

589

589

6

Sa Pa

200

200

240

30

270

31

31

7

Văn Bàn

3.550

450

4.000

1.500

100

1.600

8

Si Ma Cai

800

100

900

126

24

150

9

TP Lào Cai

300

300

162

162

Biểu 03: PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHUỐI, DỨA, CAQ ÔN ĐỚI NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Huyện

Phát triển vùng sản xuất chuối

Phát triển vùng sản xuất dứa

Phát triển CAQ ôn đới

Thực hiện năm 2023

Trồng mới năm 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Thực hiện năm 2023

Trồng mới năm 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Thực hiện năm 2023

Trồng mới năm 2024

Lũy kế đến hết năm 2024

Tổng

2.355

700

2.285

2.200

60

2.260

4.507

533

5.040

1

Bát Xát

1.231

300

900

56

56

283

50

333

2

Mường Khương

469

300

770

1.640

60

1.700

828

50

878

3

Bắc Hà

1.079

143

1.222

4

Bảo Thắng

390

50

300

466

466

5

Bảo Yên

265

50

315

6

Sa Pa

785

40

825

7

Văn Bàn

0

8

Si Ma Cai

1.496

250

1.746

9

TP Lào Cai

38

38

36

36

Biểu 04: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN, LÂM NGHIỆP NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện năm 2023

Kế hoạch năm 2024

Trong đó

TP Lào Cai

Bát Xát

Bảo Thắng

Sa Pa

Văn Bàn

Bảo Yên

Mường Khương

Bắc Hà

Si Ma Cai

I

Chăn nuôi

1

Tổng đàn gia súc

Con

610.600

626.000

36.200

74.600

138.400

42.700

99.800

65.000

44.800

82.000

42.500

2

Tổng đàn gia cầm

1000 con

5.155

5.200

290

345

2.080

220

700

710

250

400

205

3

Sản lượng thịt hơi

Tấn

72.000

74.000

6.200

5.840

32.500

2.150

8.700

7.400

3.490

5.020

2.700

II

Thủy sản

1

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên ao, hồ nhỏ

Ha

2.275

2.350

255

210

765

10

478

460

92

58

22

2

Sản lượng thủy sản

tấn

11.805

12.700

1.600

1.255

4.360

610

2.100

2.090

230

400

55

III

Lâm nghiệp

1

Trồng mới rừng sản xuất

Ha

3.600

1.700

300

500

300

300

300

2

Diện tích khoanh nuôi XTTS rừng; trong đó:

Ha

3.373

2.764

80

711

700

800

300

173

+

Khoanh nuôi mới

Ha

350

190

40

100

50

3

Diện tích rừng được khoán, bảo vệ

Ha

277.748

277.864

9.229

56.232

12.152

43.885

87.314

22.185

20.376

18.595

7.896

4

Tỷ lệ che phủ rừng

%

58,5

59,2

49,6

60

59,66

66,53

68,76

64,2

44,67

45,3

44

Biểu 05: NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2024

(Kèm theo Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Danh mục dự án

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

Tổng số

Đầu tư NSĐF

Vốn sự nghiệp NSĐF

Vốn CTMTQG

NSTW hỗ trợ có MT

Vốn vay ODA

Đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

TỔNG SỐ

2.720

1.657

14,0

964

426

253

222

63

592

186

I

Trồng trọt

164

54

54

110

1

Phát triển cây trồng chủ lực

106

36

36

70

-

Cây chè

56

15

15

41

-

Cây chuối

18

8

8

10

-

Cây dứa

12

5

5

7

-

Dược liệu

20

8

8

12

2

Phát triển sản phẩm tiềm năng

58

18

18

40

-

Cây rau

17

7

7

10

-

Cây ăn quả

21

6

6

15

-

Cây khác (Măng...)

20

5

5

15

II

Chăn nuôi

23

8,8

1,8

7

2,6

2,6

9

1

Kế hoạch tái đàn, phát triển chăn nuôi lợn bền vững

16

7

7

9

2

Dự án xây dựng cơ sở giết mổ quy mô nhỏ

7

1,8

1,8

2,6

2,6

III

Thủy sản

12,4

4,6

4,6

3,6

4,2

1

Dự án bảo tồn nguồn lợi thủy sản

1,0

1,0

1,0

2

Dự án phát triển nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa

3,0

1,2

1,2

1,4

0,4

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 114/KH-UBND ngày 21/02/2024 thực hiện Đề án 01-ĐA/TU về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


67

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.172.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!