ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 655/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 09
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC,
BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không
dân dụng;
Căn cứ Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày
23/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 956/TTr-SGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng,
khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La
kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban,
ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Đường bộ Việt Nam;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn Phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT (Toàn).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
QUY CHẾ
PHỐI
HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 03/4/2024 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc phối
hợp xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La giữa Cơ quan quản lý đường bộ; Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã); các
sở, ngành, Công an và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng: Các sở, ngành, Công an, UBND
cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản
lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Sơn La.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Cơ quan quản lý đường bộ là Cục Đường bộ Việt
Nam, Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện, ND cấp xã; đơn vị được Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh phân cấp, ủy
quyền, giao quản lý đường bộ.
- Khu Quản lý đường bộ I thuộc Cục Đường bộ Việt
Nam: Quản lý quốc lộ 6.
- Sở Giao thông vận tải (GTVT): Quản lý các
tuyến quốc lộ và đường tỉnh được Bộ GTVT ủy quyền và UBND tỉnh giao.
- UBND cấp huyện: Quản lý đường đô thị, đường huyện,
đường xã được ND tỉnh giao trong địa giới hành chính.
- UBND cấp xã: Quản lý đường xã được UBND huyện
giao trong địa giới hành chính.
2. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ
chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường
bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan
được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì
công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành
khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham
gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công
trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ
khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
4. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT
GTĐB) gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm KCHT GTĐB.
5. Phạm vi bảo vệ KCHT GTĐB gồm đất của đường bộ,
hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt
nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
6. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công
trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo
trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp
đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp
hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh
mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường
cấp II.
b) 02 mét đối với đường cấp III.
c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
7. Hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB) là dải
đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công
trình đường bộ. Giới hạn HLATĐB xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và được quy định như sau:
a) Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật
của đường theo quy hoạch, phạm vi HLATĐB có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở
ra mỗi bên là:
- 17 mét đối với đường cấp I, cấp II.
- 13 mét đối với đường cấp III.
- 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V.
- 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
b) Đối với đường đô thị, giới hạn HLATĐB là chỉ giới
đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Mục đích phối hợp
1. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước,
rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; ý thức chấp
hành quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân; kiên quyết xử lý các hành vi vi
phạm quy định quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh.
2. Giải quyết kịp thời các vướng mắc, bất cập, khó
khăn phát sinh về xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ KCHT
GTĐB trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
1. Việc phối hợp phải tuân thủ các quy định của
pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, khách quan, không trùng lặp, chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ; đảm bảo thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả,
đúng thẩm quyền, giảm thủ tục hành chính xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng,
khai thác, bảo vệ KCHT GTĐB.
2. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp
(nếu có) được bàn bạc, giải quyết theo đúng quy định. Đối với những vấn
đề chưa thống nhất hoặc vượt quá thẩm quyền thì Sở GTVT có trách nhiệm tổng hợp
và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 5. Hình thức phối hợp
1. Xây dựng kế hoạch, thành lập tổ kiểm tra, đoàn
kiểm tra liên ngành xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ
KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh.
2. Lấy ý kiến bằng văn bản, tổ chức họp, hội nghị,
hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo
vệ KCHT GTĐB.
3. Thống kê, báo cáo kết quả công tác xử lý vi phạm
hành chính về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ KCHT GTĐB trên địa bàn tỉnh.
4. Các hình thức phù hợp khác theo quy định của
pháp luật.
Chương II
CÔNG TÁC PHỐI HỢP
Điều 6. Công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm quy định
về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tuyên truyền, phổ biến đến tổ chức, cá nhân các
quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ KCHT GTĐB và tập trung một số nội
dung chính sau:
a) Các hành vi bị cấm được quy định tại các khoản
1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
b) Các quy định về phạm vi bảo vệ KCHT GTĐB theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều
18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ KCHT
GTĐB; khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày
03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP .
c) Các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định tại
các Điều 12, Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt và các quy định khác liên quan.
2. Vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ KCHT GTĐB tự giác tháo dỡ các công trình vi
phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo an toàn giao thông.
Điều 7. Công tác xử lý vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ
1. Các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng,
khai thác, bảo vệ KCHT GTĐB phối hợp xử lý
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất HLATĐB vào
mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và
an toàn giao thông.
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ
làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
c) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái
quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn
giao thông đường bộ.
d) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi
đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
đ) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của
đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường
ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước
mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
g) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các
loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
h) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để:
Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện,
máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ;
làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.
i) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong
phạm vi đất dành cho đường bộ.
k) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong HLATĐB,
phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường
bộ.
l) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc HLATĐB
làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc,
thiết bị, các loại vật dụng khác.
m) Dựng biển quảng cáo trên đất HLATĐB khi chưa được
cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng
cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công
trình đường bộ.
n) Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất HLATĐB để
xây dựng nhà ở.
o) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường
chính.
p) Các hành vi gây hư hỏng, mất tác dụng của công
trình đường bộ, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn toàn giao thông như: cầu, cống,
rãnh thoát nước, nền mặt đường, hệ thống báo hiệu đường bộ.
q) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp
luật.
2. Xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng, khai
thác, bảo vệ KCHT GTĐB
a) Đối với vi phạm trong phạm vi phần đất của đường
bộ hoặc đất HLATĐB đã được bồi thường, thu hồi: Cơ quan quản lý đường bộ có
trách nhiệm xử lý vi phạm theo thẩm quyền trên hệ thống các tuyến đường bộ được
giao quản lý; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, lực lượng Công an có trách nhiệm phối
hợp thực hiện, xử lý vi phạm theo quy định.
b) Đối với vi phạm trong phạm vi phần đất của đường
bộ hoặc đất HLATĐB chưa được bồi thường, thu hồi (bao gồm các tuyến đường bộ:
quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã).
- Trường hợp người sử dụng đất (tổ chức, cá
nhân) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) hoặc đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy CNQSD nhưng sử dụng sai mục đích: UBND cấp huyện,
UBND cấp xã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm
trong phạm vi địa giới hành chính quản lý; cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ kịp
thời phát hiện vi phạm thuộc phạm vi được giao quản lý và phối hợp chính quyền
địa phương xử lý vi phạm theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và quy định khác có
liên quan.
- Trường hợp người sử dụng đất (tổ chức, cá
nhân) đúng với mục đích sử dụng trong Giấy CNQSD của cơ quan có thẩm quyền
cấp, nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ
thì UBND cấp xã phối hợp với