Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 83/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Ngọc Khánh
Ngày ban hành: 04/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 04 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 318-KH/TU, NGÀY 06/02/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VÀ KẾ HOẠCH SỐ 3977-KH/BCSĐ, NGÀY 27/3/2024 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH VỀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 131-QĐI/TW, NGÀY 27/10/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ “KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC; PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TOÁN”

Thực hiện Quy định số 131-QĐi/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về “kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” (sau đây gọi là Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị); Kế hoạch số 318-KH/TU, ngày 06/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 3977-KH/BCSĐ, ngày 27/3/2024 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện Quy định số 131-QĐi/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch1 thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Giúp các cơ quan chức năng và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hiểu rõ các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát và trong hoạt động thanh tra.

- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra.

- Tạo sự minh bạch, cơ chế kiểm soát hiệu quả hơn đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, “vòi vĩnh”, “chung chi”, phục vụ động cơ cá nhân; qua đó, có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.

2. Yêu cầu

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đóng vai trò rất quan trọng; do đó, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai học tập và thực hiện nghiêm Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị, xem đây là giải pháp căn cơ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, sự minh bạch của hệ thống công quyền và nâng cao niềm tin, sự ủng hộ của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt, triển khai Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm nội dung Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động hiểu rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động thanh tra hiện nay và trong thời gian tới; góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về công cuộc phòng, chống tham nhũng trong công tác kiểm tra, giám sát và trong hoạt động thanh tra. Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên tự kiểm tra, giám sát, tự soi, tự sửa, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh.

* Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, hàng năm.

2. Phát huy tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra và các cá nhân có liên quan

Không thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được quy định tại Điều 4, Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

2.1. Đối với lãnh đạo cơ quan Thanh tra các cấp trên địa bàn tỉnh

- Thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thanh tra.

- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.

- Người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị thanh tra theo thẩm quyền.

+ Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.

+ Công khai, minh bạch nội dung về hoạt động thanh tra cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

+ Ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

+ Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn thanh tra được phân công chỉ đạo.

* Thanh tra tỉnh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo cơ quan thanh tra của đơn vị triển khai thực hiện thường xuyên, hàng năm.

2.2. Đối với đoàn kiểm tra, thanh tra

2.2.1. Thành viên đoàn

- Quán triệt để các thành viên tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và xin không làm thành viên đoàn khi: Có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng kiểm tra, thanh tra; có quan hệ gia đình với đối tượng kiểm tra, thanh tra hoặc cùng là thành viên đoàn.

- Chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và pháp luật về hoạt động thanh tra; quy định của ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác.

- Thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của đoàn; kịp thời báo cáo trưởng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của đoàn.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng nội dung báo cáo công việc được phân công và được bảo lưu ý kiến của mình.

- Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của đối tượng kiểm tra, thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiểm tra, thanh tra, thi hành kỷ luật dưới mọi hình thức.

2.2.2. Trưởng đoàn

Ngoài việc thực hiện quy định tại Mục 4.3.1, Trưởng Đoàn còn chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về:

- Việc điều hành hoạt động của Đoàn theo chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, quy trình của ngành, cơ quan.

- Tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra; các đề xuất, kiến nghị của Đoàn.

- Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong Đoàn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra.

2.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tham mưu

Ngoài việc chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và quy định, quy chế, quy trình của cơ quan, đơn vị còn phải:

- Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khi có quan hệ gia đình với người đứng đầu địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi, phụ trách.

- Chịu trách nhiệm về kiến nghị, đề xuất của mình đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách.

- Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn, lĩnh vực mình được phân công theo dõi, phụ trách dưới mọi hình thức.

* Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, hàng năm.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác

3.1. Đối với tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm

- Không thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi nằm ngoài nội dung kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra. Kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin để xử lý hoặc báo cáo cơ quan có liên quan về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong khi đang được kiểm tra, giám sát, thanh tra, bị thi hành kỷ luật Đảng.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu và thực hiện nghiêm yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình được kiểm tra, giám sát, thanh tra, bị thi hành kỷ luật Đảng.

- Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo đúng hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm người tố cáo sai làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.

- Nghiêm cấm các hành vi:

+ Can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.

+ Thiết lập quan hệ để hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết về kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra không đúng bản chất sự việc.

+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.

+ Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.

3.2. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức

Kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin để xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong khi đang được kiểm tra, giám sát, thanh tra, bị thi hành kỷ luật Đảng.

3.3. Các cơ quan thông tin, truyền thông

Phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra.

* Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, hàng năm.

4. Xử lý vi phạm

4.1. Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực

- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu) vi phạm nội dung nêu tại Điều 4, Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị thì bị xử lý theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cá nhân đang công tác còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

+ Đình chỉ công tác, chức vụ, không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.

+ Không quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu bầu cử, ứng cử chức vụ tương đương và cao hơn, công nhận chức danh, phong tặng danh hiệu, khen thưởng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Hủy bỏ, thu hồi kết luận, quyết định ban hành không đúng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và hoạt động thanh tra (nếu vi phạm về thẩm quyền, đối tượng, nội dung, kiến nghị, đề nghị, quyết định về hình thức xử lý kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).

- Đối với vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính hoặc nội bộ.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời giải quyết đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thông tin phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra.

4.2. Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực

* Đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị:

- Chịu trách nhiệm chính và bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng khi vi phạm Điều 4, Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị mình.

- Được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong trường hợp sau đây:

+ Không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.

+ Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc kịp thời phát hiện, chủ động báo cáo và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.

+ Chủ động xin thôi giữ chức vụ, từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, hàng năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai nội dung Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 318-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên; xây dựng kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

2. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc kiểm tra các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, quán triệt Quy định số 131-QĐi/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 318-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; định kỳ tham mưu UBND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh sơ kết, tổng kết theo quy định./.

Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Cục III, IV-Thanh tra Chính phủ (b/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBKT TU, Ban NC TU;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC.NC5

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Khánh



1 Xét Tờ trình số 415/TTr-TTr.NV4 ngày 06/3/2024 của Thanh tra tỉnh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 83/KH-UBND ngày 04/04/2024 thực hiện Kế hoạch 318-KH/TU và 3977-KH/BCSĐ thực hiện Quy định 131-QĐi/TW về “kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


347

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.42.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!