Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3500/QĐ-UBND 2012 Kế hoạch phát triển chăn nuôi bình ổn thị trường Hồ Chí Minh

Số hiệu: 3500/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 10/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3500/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠO NGUỒN THỰC PHẨM PHỤC VỤ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ

Căn cứ Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyn dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 941/TTr-SNN-NN ngày 08 tháng 6 năm 2012 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn thị trường giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định Kế hoạch phát triển chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm phục vụ bình ổn thị trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020 và các Phụ lục kèm theo Đề án.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong, Thủ trưởng các Sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV; TCTMDV (3b);
- Lưu: VT, (TM/L) MH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠO NGUỒN THỰC PHẨM PHỤC VỤ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VÀ KẾT QUẢ ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2011

1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:

Trong giai đoạn 2008 - 2011, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như thời tiết, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, sự cạnh tranh của các sản phẩm động vật đông lnh nhập khẩu và tình hình dịch bệnh cúm gia cầm và dịch Lở mồm long móng, Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), nhưng ngành chăn nuôi thành phố vẫn duy trì và phát triển ổn định.

Tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố năm 2011 bao gồm: tổng đàn heo là 332.515 con heo (tăng 16,06% so với năm 2008), tổng đàn trâu bò là 111.595 con (tăng 5,29% so với năm 2008), tổng đàn gia cầm là 221.045 con (tăng 2,18 lần so với năm 2008). Sản lượng thịt heo hơi đạt 70.443 tấn (tăng 38,97% so với năm 2008), thịt trâu bò hơi đạt 34.873 tấn (3,34 lần), sữa tươi đạt 224.475 tấn (tăng 18,69%) gia cầm đạt 1.379,2 tấn (tăng 6,09%).

Trong những năm qua, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản đã từng bước hình thành một quy trình sản xuất khép kín từ khâu thức ăn - con giống - chăn nuôi - giết mổ - chế biến và phân phối. Các doanh nghiệp này giữ vai trò chủ lực trong việc trực tiếp nhập con giống, lai tạo và cung cấp heo hậu bị, heo thương phẩm cho người chăn nuôi. Các đơn vị nước ngoài như công ty CP chủ yếu thực hiện hình thức hợp tác với người chăn nuôi thông qua phương thức gia công chăn nuôi.

Thường xuyên tổ chức phòng, chống dịch tiêm gia súc, gia cầm, giúp bảo vệ đàn gia súc, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và ổn đnh tình hình kinh tế xã hội. Kiểm soát chặt chẽ nguồn động vật và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đu mối giao thông, đảm bảo quy định của ngành thú y. Đồng thời, tăng cường công tác tiêu độc sát trùng trên các phương tiện vận chuyển gia súc và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông; xử lý các phương tiện vận chuyn gia súc để rơi vãi chất thải gia súc trong quá trình vận chuyển.

Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng nhanh, chăn nuôi có khuynh hướng đang chuyn dịch sang chăn nuôi tập trung, trang trại an toàn sinh học, hiện đại hóa. Tại thành phố đã hình thành 72 trang trại chăn nuôi theo tiêu chí ban hành năm 2011, chiếm 79,1% tổng số trang trại trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành phố đã đầu tư phát triển chăn nuôi heo, gia cầm, bò thịt tại các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, để cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân thành phố.

Tổ chức ký kết với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Tây Ninh trong công tác phối hợp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thị trường thành phố. Triển khai thực hiện xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các cơ sở chăn nuôi heo, bò sữa tại các vùng chăn nuôi họng điểm của thành phố đã có 50 cơ sở chăn nuôi được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (09 cơ sở chăn nuôi bò sữa, 38 cơ sở chăn nuôi heo, 03 cơ sở chăn nuôi gia cầm).

2. Kết quả thực hiện Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn bình n giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến 2015:

Thực hiện Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015, trong giai đoạn đầu có 06 doanh nghiệp, bao gồm Công ty Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN), Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh đệ, Công ty TNHH Phú An Sinh, Công ty TNHH Ba Huân, Hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong. Đến năm 2011, đã có 09 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, trong đó có 03 doanh nghiệp mới tham gia bao gồm Công ty Cổ phần phát trin nông nghiệp Thanh niên xung phong thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Công ty TNHH Phạm Tôn, Công ty TNHH San Hà, Công ty TNHH Vĩnh Thành Đạt.

Tổng năng lực sản xuất của 9 doanh nghiệp là:

- Chăn nuôi heo: có 23 trại chăn nuôi heo với tổng đàn 75.835 con, trong đó đàn nái là 11.195 con, 42.940 con heo thịt, cung ứng 250.000 con heo thương phẩm, tương ứng 22.500 tấn thịt heo hơi/năm, đáp ứng 10,85% nhu cầu thịt tiêu dùng thịt heo của thành phố.

- Chăn nuôi gia cầm:

+ Gà thịt: có 86 trại chăn nuôi gia cầm thịt, bao gồm 26 trại gà với tổng đàn 778.000 con gà thịt; đồng thời liên kết hợp tác với 60 trại vịt với tổng đàn 300.000 con vịt thịt, cung cấp 13.500 tấn thịt gia cầm hơi/năm, đáp ứng 10,95% nhu cầu thịt gia cầm của thành phố.

+ Gà trứng: có 242 trang trại chăn nuôi gia cầm trng với tổng đàn 1,5 triệu con gà đẻ và 620.000 con vịt đẻ, trong đó đầu tư xây dựng 17 trại gà, 25 trại vịt với tổng đàn với 405.000 con gà đẻ và 120.000 con vịt đẻ liên kết với 150 hại gà và 50 trại vịt tại các tỉnh, cung cấp 495 triệu quả trứng/năm và 69.500 con gia cầm đẻ trứng loại thải, đáp ứng 34,27% nhu cầu trứng gia cầm của thành phố.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, Công ty TNHH Ba Huân, Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp TNXP đã liên kết với các trường thuộc Lực lượng TNXP, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và các hộ trại chăn nuôi tại các tỉnh đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các trại chăn nuôi heo, gia cầm, nhằm cung cấp sản phẩm thịt, trứng an toàn, giá thành phù hợp, góp phần bình ổn thị trường thành phố.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và Lực lượng Thanh niên xung phong còn mạnh dạn đầu tư xây dựng các trại giống GGP, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy xử lý trứng với công nghệ tiên tiến... nhằm từng bước khép kín quy trình sản xuất, tạo sản phẩm an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường.

Từ năm 2008 - 2011, các doanh nghiệp đã cung ứng cho thị trường 1.524.000 con heo thịt tương ứng 137.157 tấn thịt, trong đó: nguồn chăn nuôi trực tiếp đạt 223.781 con heo thịt (chiếm 14,68%); nguồn chăn nuôi từ các trại vệ tinh, gia công đạt 538.000 con (chiếm 35,3%) và còn lại thu mua sản phẩm trên thị trường (chiếm 50%); nguồn gia cầm đã cung ứng cho thị trường 28,8 con gia cầm tương ứng 72.000 tấn thịt, trong đó: nguồn chăn nuôi trực tiếp 6,84 triệu con (chiếm 22,5%), các trại vệ tinh, gia công đạt 8,86 triệu con gia cm (chiếm 30,7%), và còn lại thu mua trên thị trường chiếm 45,5%; nguồn trứng gia cầm đã cung ứng cho thị trường 50,8 triệu quả trứng, trong đó: nguồn chăn nuôi trực tiếp và các loại vệ tinh, gia công đạt khoảng 15,7 triệu quả trứng gia cm (chiếm 30,9%), số còn lại thu mua trên thị trường (chiếm 69,1%); Đặc biệt, các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ và cung ứng sản phẩm thịt gia cầm tăng nhanh góp phần chủ động ổn định giá thị trường thịt gia cầm của thành phố.

3. Thức ăn chăn nuôi và vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi 2010 đạt 8,9 triệu tấn thức ăn quy đối với 249 cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có 213 cơ sở (chiếm 85,5%) là doanh nghiệp trong nước; 26 cơ sở là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; 10 cơ sở liên doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và liên doanh chiếm đến 64,3% tổng công suất sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước. Tỷ lệ sản xuất so với công sut thiết kế 61,43% (riêng các tỉnh Đông Nam Bộ đạt 76,21%). Các nhà máy thc ăn chủ yếu tập trung ở hai vùng là Đông Nam Bộ (chiếm 39,8%) và Đồng bằng Sông Hồng (38,13%); còn lại của các vùng khác tương ứng là Đồng Bằng Sông Cửu Long (18,63%), Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên (1,27%), Bắc Trung bộ (1,12%) và Trung du miền núi phía Bắc (1,06%).

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (các loại thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm và kể cả thức ăn bổ sung) phần lớn từ nguồn nhập khẩu. Năm 2009, lượng bắp nhập khẩu 467,829 ngàn tấn; cám gạo, bột mì 839,591 ngàn tấn, khô dầu các loại 3.594,9 ngàn tấn, bột cá 162,3 ngàn tấn; các loại premix, vitamin, khoáng nhập khoảng 160 ngàn tấn. Tổng số nguyên liệu nhập chiếm khoảng 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và chiếm 31,4% tổng giá trị thức ăn công nghiệp

Trong số các đơn vị chăn nuôi của thành phố, chỉ có Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH có cơ sở sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất thiết kế 30.000 tấn/năm, sản xuất thực tế 24.000 tấn/năm; Công ty Cổ phần phát triển chăn nuôi TNXP mới đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi có công suất thiết kế 90.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2012.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ

1. Mặt đạt được

- Thành phố đã chủ động phê duyệt đề án, phân công đơn vị thường trực theo dõi, báo cáo tiến độ triển khai, các Sở ngành hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình, đề án kết nối với các đơn vị Lực lượng TNXP, Sở Lao động thương binh và Xã hội liên kết phát triển chăn nuôi.

- Thành phố đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX phát triển chăn nuôi trên địa bàn thông qua các Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND , ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015.

- Các doanh nghiệp đã chủ động có kế hoạch phát triển chăn nuôi, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn hàng ổn định cung ứng cho thị trường thành phố; nhiu doanh nghiệp chủ động đầu tư sản xuất khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH 1 thành viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH Ba Huân, Công ty TNHH Phạm Tôn,

- Các doanh nghiệp thành phố đã chủ động phối hợp liên kết, tổ chức thu mua nguồn thực phẩm nguyên liệu với các tỉnh và mạnh dạn đầu tư, ứng vốn cho người chăn nuôi, hợp tác xã tại các tỉnh, nhằm khai thác đất đai, lao động, kỹ thuật, nguồn vốn, tạo thêm nhiều nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường thành phố.

- Các doanh nghiệp tham gia đề án đã đầu tư con giống, công nghệ và trang thiết bị hiện đại cho quá trình sản xuất, chăn nuôi, góp phần giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn hàng hóa chủ động, dồi dào, tham gia bình ổn thị trường. Từng bước hình thành phương thức sản xuất theo hướng khép kín từ cung cấp con giống chất lượng tốt - thức ăn - chăn nuôi - tiêu thụ - giết mổ - chế biến và phân phối.

2. Hạn chế

Mặc dù các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư phát triển chăn nuôi, nhưng việc triển khai chương trình còn rời rạc, chưa có sự tập trung, liên kết trong triển khai đầu tư; Việc đầu tư phát triển chăn nuôi chưa đồng bộ từ sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ còn qua nhiều tầng nấc trung gian dẫn đến giá thành các sản phẩm chăn nuôi còn cao, khả năng đáp ứng thị phần thấp so với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác.

Nguy cơ dịch bệnh từ các tỉnh thành lân cận và cả nước luôn tạo áp lực cho thành phố trong kiểm dịch vận chuyển động vật và kiểm soát sản phẩm động vật nhập vào thành phố, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát an toàn dịch bệnh cho các trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố.

Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển nguồn giống chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và dự trữ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Phần II

MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠO NGUỒN THỰC PHẨM PHỤC VỤ BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.

I. DỰ BÁO TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

1. Dự báo về dân số và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh:

Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, dân số thành phố năm 2011 là 7.600.400 người và khoảng 2 triệu người nhập cư và khách vãng lai từ các địa phương khác đến sinh sống và công tác tại thành phố.

Dự báo đến năm 2015, dân số thành phố (chưa kể khách vãng lai) là 8,4 triệu người và đến năm 2020, dân số thành phố (chưa kể khách vãng lai) là 10 triệu người.

2. Dự báo nhu cầu thực phẩm chăn nuôi:

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Trung ương, nhu cầu thịt các loại là 1,5-2 kg/ tháng. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình ở các nước phát triển là 40 - 45% thịt lợn, 30 - 35%, thịt gà, 20 - 30% thịt bò và các loại thịt khác.

Dự báo đến năm 2015, nhu cầu tiêu dùng thịt và chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố là 4,2 kg/người/tháng, tương ứng với 516 ngàn tấn thịt/năm tương ứng 1.412 tấn/ngày (bao gồm 13.400 con heo; 1.800 con trâu bò; 308.000 con gia cầm; 245 con dê cừu), trong đó nhu cầu thịt các loại của tiêu dùng của người dân thành phố là 2,16 kg/người/tháng (bao gồm 47,56% thịt heo, 19,22% thịt trâu bò, 32,71% thịt gia cầm).

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu tiêu dùng thịt và chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố là 5,15 kg/người/tháng, tương ứng với 700 ngàn tấn thịt/năm tương ứng 1.900 tấn/ngày (bao gồm 16.500 con heo; 2.800 con trâu bò; 435.500 con gia cầm; 500 con dê cừu), trong đó nhu cầu thịt các loại của tiêu dùng của người dân thành phố là 2,2 kg/người/tháng (bao gồm 43,13% thịt heo, 21,95% thịt trâu bò, 34,13% thịt gia cầm).

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết

Cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn thực phẩm dồi dào ổn định, chủng loại phong phú và giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Nâng cao quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa thành phố với các địa phương, thông qua hình thức hợp tác, liên kết phát triển chăn nuôi; gắn kết giữa đầu tư, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, bảo đảm đầu ra cho người chăn nuôi và giá cả hàng hóa ổn định cho người tiêu dùng.

Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tạo nguồn hàng, cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hạ giá thành, tạo ra nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

2. Cơ sở pháp lý

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP , ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú, đảm bảo an toàn thực phẩm với giá cả phù hợp cung cấp kịp thời cho thị trường thành phố.

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại chất lượng cao với hệ thống chuồng trại, con giống, quy trình chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng và phát triển nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng đnguồn sản phẩm có chất lượng cho hệ thống chăn nuôi của các doanh nghiệp tham gia chương trình và hệ thống chăn nuôi vệ tinh của các doanh nghiệp.

Hình thành phương thức chăn nuôi theo hướng liên kết, hợp tác với các tỉnh, các doanh nghiệp của thành phố là đơn vị chủ lực cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, liên kết, hợp tác với các, tỉnh thành phát triển chăn nuôi, thu mua lại nguồn thịt thương phẩm cho thị trường thành phố.

Đảm bảo sẵn sàng cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm an toàn, giá thành hợp lý cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố; đồng thời cung cấp kịp thời nguồn thực phẩm khi thị trường có biến động, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Chủ động nguồn thực phẩm tự cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố đáp ứng 42,2% sản lượng thịt heo, 35,37% sản lượng thịt gia cầm và 45,67% lượng trứng gia cầm.

Tổ chức ký kết và đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác với các tỉnh để xây dựng nền kinh tế nông nghiệp vùng, nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng hàng hóa cho xuất khẩu. Đồng thời, bước đầu giới thiệu các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh để hợp tác đầu tư, phát triển chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh, cung cấp nguồn thực phẩm cho thành phố.

Xây dựng chính sách tạo động lực thu hút tư nhân, các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung vào tăng nguồn vốn lưu động để đầu tư sản xuất.

Cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng thành phố thông qua chuyển giao quy trình thực hành chăn nuôi tt (GAHP) và định kỳ tổ chức ly mẫu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠO NGUỒN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

A. Định hướng chung:

- Ưu tiên phát triển con giống để cung cấp cho các hộ trại chăn nuôi của thành phố và các tỉnh.

- Chủ động nguồn sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố và mạng lưới chăn nuôi gia công tại các tỉnh. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, con giống, quy trình công nghệ chăn nuôi cho hệ thống chăn nuôi gia công, liên kết tại các tỉnh.

- Hình thành hệ thống vệ tinh, nhượng quyền sản xuất gắn với chuỗi chăn nuôi khép kín từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Tổ chức thu mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

B. Kế hoạch phát triển chăn nuôi:

1. Đối với con heo (phụ lục 1,2)

Xây dựng đàn heo giống có năng suất cao, chất lượng tốt, cung cấp nguồn heo giống cho thị trường thành phố và các tỉnh. Đến năm 2015, tổng đàn heo nái sinh sản đạt 28.350 con, bao gồm 2.750 con giống cụ kỵ (GGP), 4.932 giống con ông bà (GP) và 13.668 con giống bố mẹ (PS), cung cấp 659.300 con thương phẩm. Đến năm 2020, tổng đàn heo nái sinh sản đạt 45.550 con, bao gồm 2.750 con GGP, 4.900 con GP và 27.100 con PS, cung cấp 1.181.022 con thương phẩm.

1.1. Các doanh nghiệp nhà nước:

- Đầu tư xây dựng tháp giống; nhân thuần, lai tạo; nhập con giống, tinh...

- Phát triển hệ thống vệ tinh, liên kết, nhượng quyền sản xuất, gia công.

- Sản xuất thức ăn thức ăn chăn nuôi cung ứng cho hệ thống chăn nuôi nội bộ, hệ thống vệ tinh và mạng lưới gia công.

1.1.1. Công ty Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn (Thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV)

Xây dựng hệ thống giống heo ca thành phố và tổ chức theo mô hình hình tháp 4 cấp gồm đàn GGP, GP, PS và đàn heo nuôi thịt thương phẩm.

a) Hệ thống sản xuất heo giống:

- Dự kiến đến 2015, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại vệ tinh đạt 12.400 côn, bao gồm 2.400 con GGP, 3.332 con GP và 6.668 con PS.

- Dự kiến đến 2020, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại vệ tinh đạt 22.400 con, bao gồm: 2.400 con GGP, 3.200 con GP và 16.800 con PS.

Nhu cầu vốn vay để tạo đàn heo hạt nhân chất lượng cao cung cấp heo giống cho người chăn nuôi, đặc biệt là đối với hệ thống vệ tinh nuôi gia công là 112,6 tỷ đồng, bao gồm nhập mới. 1.200 con giống GGP (8,5 tỷ đồng) và đầu tư xây dựng chuồng trại và trang thiết bị (104,1 tỷ đồng).

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

- Xây dựng các mô hình kinh doanh khép kín từ cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức giết mổ, chế biến và phân phối theo hệ thống thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

- Dự kiến đến 2015, cung cấp 275.186 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 24.767 tấn, đáp ứng 7,04% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Dự kiến đến 2020, cung cấp 515.918 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 46.433 tấn, đáp ứng 15,41% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Địa điểm đầu tư: các trại vệ tinh thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

1.1.2. Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan

a) Hệ thống sản xuất heo giống

- Dkiến đến 2015, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại liên kết đạt 7.000 con.

- Dự kiến đến 2020, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại liên kết đạt 10.800 con.

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

- Dự kiến đến 2015, cung cấp 597.000 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 53.730 tấn, đáp ứng 21,91% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Dự kiến đến 2020, cung cấp 738.209 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 66.439 tấn, đáp ứng 22,05% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Địa điểm đầu tư: tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An...

1.1.3. Lực lượng Thanh niên xung Phong:

a) Hệ thống sản xuất heo giống

- Dự kiến đến 2015, đàn heo nái sinh sản của Lực lượng và trại liên kết đạt 3.450 con bao gồm: 250 con GGP, 1.200 con GP và 2.000 con PS.

- Dự kiến đến 2020, đàn heo nái sinh sản của Lực lượng và trại liên kết đạt 6.650 con bao gồm: 250 con GGP, 1.200 con GP và 5.200 con PS.

Nhu cầu vốn để sản xuất xuất là 79 tỷ đồng, bao gồm cho nhập mới 250 con giống GGP (8,2 tỷ đồng), đầu tư xây dựng chuồng trại và trang thiết bị (65 tỷ đồng) và vốn lưu động (5,8 tỷ đồng).

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

- Dự kiến đến 2015, cung cấp 50.000 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 4.500 tấn, đáp ứng 1,84% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Dự kiến đến 2020, cung cấp 160.000 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 94.400 tấn, đáp ứng 3,21% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Địa điểm đầu tư: tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, ...

1.2. Các hộ chăn nuôi cá thể và hợp tác xã:

- Phát triển chăn nuôi đàn PS và heo thịt theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường.

- Tăng quy mô sản xuất, hình thành các trang trại, hệ thống hợp tác, từng bước xây dựng thương hiệu chăn nuôi gắn với sản phẩm an toàn.

- Hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong có 14 trại giống PS, quy mô chăn nuôi thường xuyên với 5.000 con nái và 30.000 con heo thịt. Chuyên sản xuất heo giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ trại chăn nuôi tại huyện Củ Chi.

a) Hệ thống sản xuất heo giống

- Dự kiến đến 2015, đàn heo nái sinh sản của Hợp tác xã đạt 5.500 con bao gồm: 100 con GGP, 400 con GP và 5.000 con PS.

- Dự kiến đến 2020, đàn heo nái sinh sản của Hợp tác xã đạt 5.700 con bao gồm: 100 con GGP, 500 con GP và 5.100 con PS.

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

- Dự kiến đến 2015, cung cấp 49.500 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 4.455 tấn, đáp ứng 1,82% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Dự kiến đến 2020, cung cấp 51.300 con heo thịt với sản lượng thịt đạt 4.617 tấn, đáp ứng 1,53% nhu cầu thịt heo của thành phố.

- Địa điểm đầu tư: Huyện Củ Chi, Hóc Môn

1.3. Tổng hợp tạo nguồn heo tăng thêm hàng năm:

Dự kiến kế hoạch của các Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2020, sẽ cung ứng cho thị trường thành phố đạt số lượng 888.206 con heo thịt vào năm 2015 và 1.412.755 con heo thịt vào năm 2020.

Đàn heo chăn nuôi hiện nay tại thành phố có thể đáp ứng được 17 - 18% tổng nhu cầu thị trường, khi tiếp tục triển khai chương trình phát triển chăn nuôi này sẽ giúp chủ động nguồn thực phẩm và tăng lượng cung ứng cho thành phố:

- Đến năm 2015, đáp ứng nhu cầu so với mục tiêu cụ thể: tăng thêm 15,6% thịt heo và đáp ứng từ 33,6% cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt heo.

- Đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu so với mục tiêu cụ thể: tăng thêm 24,2% thịt heo và đáp ứng từ 42,2% cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt heo.

2. Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm (phụ lục 1,2)

Đến 2015, tổng đàn gia cầm đạt 36.702.238 con (357.843 con giống, 36.344.395 con gia cầm thịt), cung cấp cho thị trường 56.110 tấn thịt và 526,353 triệu quả trứng. Đến 2020, tổng đàn gia cầm đạt 58.710.334 con (576.377 con giống, 58.133.957 con gia cầm thịt), cung cấp cho thị trường 84.331 tấn thịt và 1.206,037 triệu quả trứng, chủ yếu tại các tỉnh.

Chăn nuôi gia cầm tht: phát triển theo quy mô công nghiệp chuồng kín, an toàn sinh học (chủ lực là Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH Phạm Tôn, Công ty TNHH San Hà, Công ty TNHH Ba Huân, Lực lượng TNXP, Công ty TNHH SXTM Trại Việt), cụ thể:

2.1. Công ty Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn

Đầu tư sản xuất chăn nuôi gà giống, gà thịt thương phẩm liên kết với các tỉnh cung ứng nguồn thực phẩm cho thành phố.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn giống PS đạt 196.650 con, đàn gà thịt thương phẩm là 18.426.836 con năm 2015 và ổn định đến năm 2020.

- Sản phẩm: cung cấp 35.638 tấn gà thịt thương phẩm, 63.244.000 quả trứng và ổn định đến năm 2020.

2.2. Công ty TNHH Phạm Tôn

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gà thịt tại tnh Đồng Nai, Bình Dương và xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tại tỉnh Bình Dương, liên kết các trang trại chăn nuôi gia công và thu mua lại sản phẩm cung ứng cho thị trường thành phố.

- Địa điểm: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn giống PS đạt 40.718 con, đàn gia cầm thương phẩm là 8.899.250 con. Đến năm 2020, tổng đàn giống PS đạt 114.524 con, đàn gia cầm thịt thương phẩm là 19.026.376 con.

- Sản phẩm: cung cấp 13.349 tấn thịt gia cầm vào năm 2015 và 28.540 tấn thịt gia cầm vào năm 2020.

2.3. Công ty TNHH San Hà

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà, vịt giống và thịt và xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tại tỉnh Long An và Đồng Nai, liên kết chăn nuôi gia công vịt thịt, gà thịt và thu mua lại sản phẩm; giết mổ, chế biến và cung ng cho thị trường thành phố.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn giống PS đạt 33.355 con, đàn gia cầm thịt thương phẩm là 4.431.000 con. Đến năm 2020, tổng đàn giống PS đạt 94.003 con, đàn gia cầm thịt thương phẩm là 9.251.561 con.

- Sản phẩm: cung cấp 6.647 tấn thịt gia cầm vào năm 2015 và 13.877 tấn thịt gia cầm vào năm 2020.

2.4. Công ty TNHH Ba Huân

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống trứng, liên kết với các trang trại chăn nuôi tại các tỉnh, Lực lượng Thanh niên Xung phong chăn nuôi gà gia công và thu mua lại sản phẩm trứng, cung ứng cho thị trường thành phố.

- Địa điểm: Tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Dương; Bình Phước.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn gà giống PS đạt 108.343 con, đàn gia cầm thịt thương phẩm đạt 2.919.200 con. Đến năm 2020, tổng đàn giống PS đạt 174.488 con, đàn gia cầm thịt thương phẩm là 6.519.744 con.

- Sản phẩm: cung cấp 363 tấn thịt gia cầm và 257.887.000 quả trứng vào năm 2015 và đạt 5.039 tấn thịt gia cầm và 626.053.000 quả trứng vào năm 2020.

2.5. Công ty TNHH Vĩnh Thành Đạt

Đầu tư, liên kết phát triển chăn nuôi gà, vịt trứng thương phẩm và thu mua lại sản phẩm; giết mổ, chế biến và cung ứng cho thị trường thành phố.

- Địa điểm: Tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn gà trứng thương phẩm đạt 900.770 con. Đến năm 2020, tổng đàn gà trứng thương phẩm đạt 3.344.495 con.

- Sản phẩm: cung cấp 94.617.000 quả trứng vào năm 2015 và đạt 304.215.000 quả trứng vào năm 2020.

2.6. Lực lượng Thanh niên xung phong

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống trứng, liên kết với các trang trại chăn nuôi gà gia công và thu mua lại sản phẩm trứng, cung ứng cho thị trường thành phố.

- Địa điểm: Tỉnh Long An, Bình Dương; Bình Phước.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn gà giống PS đạt 47.520 con, đàn gà trứng thương phẩm là 240.000 con. Đến năm 2020, tổng đàn giống PS đạt 94.400 con, đàn gà trứng thương phẩm là 275.000 con.

- Sản phẩm: cung cấp 36 tấn thịt gà đẻ loại thải và 51.300.000 quả trứng vào năm 2015 và đạt 206 tấn thịt gà đẻ loại thải và 78.370.000 quả trứng vào năm 2020.

2.7. Công ty TNHH SX-TM Trại Việt

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống trứng, liên kết với các trang trại chăn nuôi gà gia công và thu mua lại sản phẩm trứng, cung ứng cho thị trường thành phố.

- Địa điểm: Tỉnh Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Dương; Bình Phước.

- Quy mô chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn gà giống PS đạt 39.600 con, đàn gà trứng thương phẩm đạt 518.400 con. Đến năm 2020, tổng đàn giống PS đạt 76.800 con, đàn gà trứng thương phẩm là 1.289.945 con.

- Sản phẩm: cung cấp 78 tấn thịt gà đẻ loại thải và 59.305.000 quả trứng vào năm 2015 và đạt 1.103 tấn thịt gà đẻ loại thải và 134.154.000 quả trứng vào năm 2020.

2.8. Tổng hợp tạo nguồn thịt, trứng gia cầm hàng năm

Dự kiến kế hoạch của các Công ty, doanh nghiệp tham gia phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012-2020, sẽ cung ứng nguồn thịt, trứng gia cầm cho thị trường với 36.344.395 con gia cầm và 526,353 triệu quả trứng vào năm 2015; 58.133.957 con gia cầm và 1.206,037 triệu quả trứng vào năm 2020.

Đàn gia cầm chăn nuôi hiện nay tại thành phố chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nhu cầu sản phẩm gia cầm cho thị trường thành ph, khi triển khai kế hoạch phát triển chương trình chăn nuôi này sẽ chủ động tăng nguồn hàng cung ứng cho thị trường thành phố:

- Đến năm 2015, đáp ứng 31,3% sản lượng thịt và 29,57% lượng trứng gia cầm.

- Đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu so với mục tiêu cụ thể: tăng thêm 35,37% sản lượng thịt và 45,67% lượng trứng gia cm.

3. Đối với bò thịt (phụ lục 3)

Công ty TNHH MTV Bò sữa thành phố tăng cường công tác lai tạo giống, nhập các nguồn tinh bò thịt chất lượng cao cải thiện chất lượng giống địa phương để cung cấp giống bò thịt cao sản cho các trang trại và các hộ gia đình.

Lực lượng Thanh niên Xung phong phát triển chăn nuôi bò thịt lai Sind và Brahman để đáp ứng một phần cho nhu cầu thịt bò của thành phố.

Bên cạnh đó tiếp tục chuyển giao công nghệ, mở rộng chăn nuôi bò thịt từ giống bò chuyên thịt và đàn bê đực giống sữa, cung cấp nguồn thịt bò cho thành phố. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thu mua bê đực sữa, nuôi vbéo theo tạo nguồn thịt bò chất lượng cao, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, đặc biệt cho khu vực các nhà hàng, khách sạn. Hiện nay chưa có doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện.

Đàn bò thịt tại thành phố chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nhu cầu sản phẩm thịt bò cho thị trường thành phố, khi triển khai kế hoạch phát triển chương trình chăn nuôi này sẽ chủ động tăng nguồn hàng cung ứng cho thành phố:

- Đến năm 2015, đáp ứng nhu cầu so với mục tiêu cụ thể: tăng thêm 10% sản lượng thịt bò.

- Đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu so với mục tiêu cụ thể: tăng thêm 5% sản lượng thịt bò đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt bò của thành phố cả năm 2020.

V. DỰ TÍNH NHU CẦU VÀ CÁC NGUỒN VỐN

1. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012-2020

Tổng nguồn vốn đầu tư chăn nuôi theo đề nghị của các doanh nghiệp giai đoạn 2012-2020 tỉnh theo thời giá năm 2011 như sau:

- Vốn lưu động vay từ các ngân hàng thương mại và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố

+ Giai đoạn 2012 - 2015: 1.219,18 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2016- 2020: 2.827,38 tỷ đồng;

- Vốn cố định đầu tư con giống và thiết bị chuồng trại:

+ Giai đoạn 2012 - 2015: 2.438,91 tđồng;

+ Giai đoạn 2016- 2020: 962,65 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ cho vay vốn (Phụ lục 4):

Hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng (con giống; chuồng trại; trang thiết bị chăn nuôi), thời gian cho vay: đối với con giống là 3 năm, đối với tài sản cố định là 5 năm. Việc cho vay vốn sẽ được xem xét theo từng phương án đầu tư cụ thể, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi của thành phố thực hiện theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố và Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011-2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.

VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI:

1. Hiệu quả kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất phát triển chăn nuôi tính theo thời giá năm 2011, đến năm 2020 ước đạt khoảng 22.805 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm sau đầu tư khoảng 3.306,72 tỷ đồng.

2. Hiệu quả xã hội:

- Tạo nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, chủ động và góp phần cung cấp đủ sản phẩm thịt trứng sữa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân thành phố.

- Góp phần bình ổn giá và bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

- Nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

3. Môi trường:

- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với các giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cung cấp nguồn phân hữu cơ đã xử lý cho cây trồng và khai thác nguồn năng lượng từ Biogaz phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn.

VII. GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Các vùng trọng điểm liên kết phát triển chăn nuôi:

- Chăn nuôi heo: tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.

- Chăn nuôi gà: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

- Chăn nuôi vịt: Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.

2. Phát triển vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh:

- Khảo sát thực tế tình hình chăn nuôi và đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư vùng chăn nuôi tại các tỉnh, nhằm mở rộng vùng sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh.

- Đầu tư đúng mức cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, tập trung đầu tư, triển khai chương trình giống cây, giống con chất lượng cao.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức ngành hàng sản xuất theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các doanh nghiệp lớn tổ chức sản xuất giống, thức ăn, sản xuất con thương phẩm, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ cuối cùng. Xây dựng hệ thống vệ tinh, nhượng quyền sản xuất, gia công tại các trại ở các trường giáo dưỡng của Lực lượng Thanh niên xung phong, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, quân đội, trong dân và các tỉnh.

- Hướng dẫn, liên kết gia công ở các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thừa công suất.

- Xây dựng chuỗi liên kết với các tỉnh về thịt gia súc gia cầm; lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp trồng các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh, nhằm chủ động nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng phục vụ chăn nuôi với giá thành hợp lý.

3. Tăng cường cung cấp giống, hướng dẫn chăn nuôi an toàn và xúc tiến thương mại trong phát triển chăn nuôi:

- Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm định con giống, giới thiệu các cơ sở cung cấp con giống an toàn, nhằm cung cấp con giống chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi. Áp dụng các phương pháp quản lý giống hiện đại (phương pháp BLUP) để chứng nhận và cung cấp con giống chất lượng cho phát triển chăn nuôi.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết trong sản xuất thực phẩm an toàn, chế biến, kinh doanh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, tồn trữ, kinh doanh thực phẩm và người làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi; vận động người chăn nuôi sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), đảm bảo an toàn thực phẩm và dịch bệnh.

- Thường xuyên giám sát tình hình dịch tễ đàn gia súc trên địa bàn thành phố, các hoạt động của hệ thống giám sát dịch bệnh thú y đến từng hộ, trại chăn nuôi, nhất là các khu vực chăn nuôi nhập cư và các hộ dân không đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nhằm đảm bảo cung cấp chất lượng thức ăn chất lượng tốt cho người chăn nuôi.

- Hình thành phương thức chăn nuôi theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi, nhằm ổn định nguồn thực phẩm, giúp người chăn nuôi ổn định sản xuất và thu nhập.

- Tổ chức ký kết với các cơ quan quản lý nhà nước (ngành nông nghiệp, công thương...) của các tỉnh trong việc phối hợp phát triển chăn nuôi trên địa bàn các tnh, nhằm nâng cao trách nhiệm của các tnh trong phối hợp hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện có hiệu quả những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các tỉnh lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra hiệu giá kháng thể, đánh giá tình hình lưu hành vi rút của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ; kiểm tra các chất cấm, dư lượng kháng sinh trên thú trước khi đưa về thành phố tiêu thụ.

- Tiếp tục củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyn lợi của các bên liên quan, tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm chăn nuôi để thường xuyên cung cấp tình hình chăn nuôi và thị trường, giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống, sản phẩm chăn nuôi trong nước và quốc tế, góp phần cho việc điều phối bình ổn thị trường.

4. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến thực phẩm:

- Xây dựng quy hoạch ngành chế biến lương thực, thực phẩm của thành phố; di dời các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ra ngoại thành, gắn với vùng nguyên liệu, hình thành một số cụm công nghiệp chế biến nông tập trung; đa dạng hóa các sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy hiệu quả công suất thiết bị hiện có, từng bước hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Phát triển công nghệ sau thu hoạch cho các trang trại, cơ sở sản xuất nhỏ và vừa trong bảo quản sơ chế, lưu thông phân phối thịt các loại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, ô nhiễm môi trường và tiến tới sản xuất sạch; đầu tư thiết bị, công nghệ mới gắn với việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, để sản xuất các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, thay thế hàng ngoại nhập và cho xuất khẩu.

- Đưa vào hoạt động của 5 Nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại, kết hợp với chế biến và đông lạnh. Tập trung phát triển công nghệ bảo quản đông lạnh, khai thác nâng cao công suất sử dụng thiết bị đông lạnh hiện có trong công nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm. Từng bước hình thành thói quen sử dụng thực phẩm đông lạnh thay thế cho thịt mát.

5. Chính sách về vốn:

Triển khai các chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

- Phối hợp với các tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức triển khai Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015,

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cu của thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, người chăn nuôi có thể vay đủ vốn duy trì và nhanh chóng mở rộng chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn chăn nuôi và các dịch vụ chăn nuôi.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương làm việc với các Tổng Công ty (Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một Thành viên, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH Một Thành viên, Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố, Liên Hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố) và các doanh nghiệp xây dựng đề án và triển khai đầu tư phát triển phát triển vùng chăn nuôi an toàn tại các tỉnh, chủ động nguồn hàng để tác động bình ổn giá và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các doanh nghiệp ký kết với các tỉnh xây dựng và phát triển vùng sản xuất con giống chất lượng cao và thức ăn chăn nuôi tại thành phố và các tỉnh; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung ký kết với các tỉnh; kiểm soát chất lượng sản phẩm đưa về thành phố tiêu thụ.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi; vận động người chăn nuôi sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tt (VietGAHP), đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

- Thẩm định dự án của các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi tham gia chương trình bình ổn giá theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 về thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu của thành phố.

2. Sở Công Thương

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành chế biến thực phẩm, giảm dần việc đầu tư phát triển theo chiều rộng, tập trung phát triển chiều sâu bằng các công nghệ hiện đại, tạo rao những sản phẩm tinh chế có chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn, đủ sức cạnh tranh, thay thế hàng ngoại nhập và hướng đến xuất khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường triển khai kế hoạch và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong và ngoài thành phố, góp phần chủ động nguồn hàng thực phẩm cung cấp có giá thành hạ cung ứng cho người tiêu dùng.

- Chủ trì xây dựng mô hình các chợ kinh doanh thịt tươi sống có hệ thống tủ mát, tủ cấp đông; tập trung xây dựng quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ đầu mối bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Sở Y tế

- Chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn “từ trang trại đến bàn ăn”.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

- Mở rộng ứng dụng GMP, HACCP trong các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. Phát triển hệ thống bao bì và đóng gói nhỏ phù hợp cho các chủng loại thực phẩm chế biến.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đề án Phát triển chăn nuôi tham gia chương trình kích cầu theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 về thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu của thành phố.

Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành chức năng xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND của thành phố.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Quảng bá giới thiệu các đơn vị tham gia đề án và tuyên truyền để người tiêu dùng biết và sử dụng thực phẩm an toàn.

Vận động, tuyên truyền định hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt mát, thịt đã chế biến khác bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm dần thói quen sử dụng thịt tươi (nóng) hiện nay.

7. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường thành phố

Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết trong các hoạt động đầu tư phát trin chăn nuôi, tận dụng và khai thác tối đa thế mnh của doanh nghiệp (thức ăn chăn nuôi, con giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, chế biến...) trong sản xuất, chế biến và kinh doanh, khai thác các nguồn lực sẵn có, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, không hiệu quả.

Khuyến khích sự hợp tác, liên kết trong nội bộ giữa các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm bình ổn thị trường của thành phố và hợp tác với các đơn vị của thành phố với các tỉnh.

Chủ động xây dựng dự án triển khai đầu tư sản xuất phát triển chăn nuôi tại các tỉnh; liên kết mở rộng quy mô, kết hợp với các đơn vị có quỹ đất, có nhân lực để tạo nguồn hàng, chủ động phát triển hệ thống vệ tinh, gia công thông qua đầu tư hỗ trợ vốn, con giống, thức ăn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng, đồng nhất, giá thành hạ để cung ứng cho thị trường góp phần bình ổn thị trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm./.

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN GIỐNG GIA SÚC, GIA CẦM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Cơ cấu đàn

ĐVT

NĂM

2012

2015

2020

A

Giống heo

Con

16.442

28.350

45.550

1

Công ty chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Con

8.000

12.400

22.400

2

Công ty Vissan

Con

4.000

7.000

10.800

3

Hợp tác xã Tiên Phong

Con

4.331

5.500

5.700

4

Lực lượng TNXP

Con

110

3.450

6.650

B

Giống gia cầm

223.520

466.186

750.865

1

Công ty Chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Con

15.000

196.650

196.650

+ Gà trứng giống

Con

15.000

15.000

15.000

+ Gà thịt giống

Con

181.650

181.650

2

Công ty TNHH Phạm Tôn

Con

22.000

40.718

114.524

+ Gà giống

Con

12.000

23.438

71.526

+ Vịt giống

Con

10.000

17.280

42.998

3

Công ty TNHH San Hà

Con

18.000

33.355

94.003

+ Gà giống

Con

10.000

19.531

59.605

+ Vịt giống

Con

8.000

13.824

34.398

4

Công ty Ba Huân

Con

81.400

108.343

174.488

5

Lực lượng TNXP

Con

47,520

47,520

94,400

6

Công ty TNHH Trại Việt

Con

39.600

39.600

76.800

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM GIA SÚC, GIA CẦM, THỦY CẦM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Nội dung

Năm 2012

Năm 2015

Năm 2020

Sản lượng

So với nhu cầu của thành phố (%)

Sản lượng

So với nhu cầu của thành phố (%)

Sản lượng

So với nhu cầu của thành phố (%)

A. Sn phẩm thịt heo (tấn)

56.342

26,74

82.391

33,60

127.184

42,21

1

Công ty chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

5.983

2,84

17.254

7,04

46.433

15,41

2

Công ty Vissan

31.329

14,87

53.730

21,91

66.439

22,05

3

Hợp tác xã Tiên Phong

3.508

1,66

4.455

1,82

4.617

1,53

4

Lực lượng TNXP

2018

0,96

4.500

1,84

9.660

3,21

B. Sản phẩm gia cầm (tấn)

Thịt gia cầm

11.479

8,59

56.110

33,06

84.331

35,37

1

Công ty Chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

459

0,34

35.638

3,55

35.566

14,92

2

Công ty TNHH Phạm Tôn

32.510

6,07

54.638

7,91

117.071

11,97

3

Công ty TNHH San Hà

2.625

1,96

6.647

3,94

13.877

5,82

4

Công ty Ba Huân

210

0,16

363

0,22

5.039

2,11

5

Lực lượng TNXP

31

0,02

36

0,02

206

0,09

6

Công ty TNHH Trại Việt

45

0,03

78

0,05

1.103

0,46

Trứng gia cầm (ngàn quả)

1.405.572

17,65

1.780.296

29,57

2.640.962

45,67

1

Công ty Ba Huân

136.500

9,71

257.887

14,49

626.053

23,71

2

Lực lượng TNXP

40.475

3,12

51.300

3,12

72.002

3,19

3

Công ty TNHH Trại Việt

31.200

2,22

59.305

3,33

134.154

5,08

4

Vĩnh Thành Đạt

39 975

2,84

94.617

5,31

304.215

11,52

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Cơ cấu đàn

ĐV tính

Năm

2012

2013

2014

2015

1

Tổng đàn

Con

84.000

84.000

84.000

84.000

2

Cái vắt sữa

Con

40.440

44.400

48.000

48.000

3

Số bê đực nuôi thịt/năm

Con

7.077

8.547

10.080

10.416

4

Trọng lượng thịt hơi

Tấn

1.651

1.994

2.352

2.430

STT

Cơ cấu đàn

ĐV tính

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tng đàn

Con

82 000

82.000

80.000

80.000

80.000

2

Cái vắt sữa

Con

48.000

48.000

48.000

48.000

48.000

3

Số bê đực nuôi thịt/năm

Con

10.920

11.256

11.760

12.096

12.096

4

Trọng lượng thịt hơi

Tấn

2.548

2.626

2.744

2.822

2.822

PHỤ LỤC 4

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Diễn giải

ĐVT

NĂM

2012

2015

2020

A. Thức ăn nuôi heo

Tấn

117.696

216.965

345.621

1

Công ty chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Tấn

22.938

53.987

132.786

2

Công ty Vissan

Tấn

76.928

132.093

165.782

3

HTX Tiên Phong

Tn

13.041

16.559

17.161

4

Lực lượng Thanh niên Xung phong

Tấn

4.787

14.327

29.891

B. Thức ăn gia cầm, thủy cầm

Tấn

66.854

220.602

357.925

1

Công ty chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Tấn

1.699

103.260

103.213

2

Công ty TNHH Phạm Tôn

Tấn

32.510

54.638

117.071

3

Công ty TNHH San Hà

Tấn

10.922

30.859

64.884

4

Công ty TNHH Ba Huân

Tấn

14.029

20.267

41.347

5

Công ty TNHH Vĩnh Thành Đạt

Tấn

2.153

4.729

17.559

6

Lực lượng Thanh niên Xung phong

Tấn

2.663

2.824

4.551

7

Công ty TNHH Trại Việt

Tấn

2.878

4.025

9.300

C. Khả năng đáp ứng nhu cầu thức ăn của các doanh nghiệp thành phố

Tấn

104.000

137.500

165.000

1

Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi An Phú (Công ty chăn nuôi và CBTP Sài Gòn)

Tấn

17.000

25.000

30.000

2

Lực lượng Thanh niên Xung phong

Tấn

42.000

67.500

90.000

3

Công ty TNHH Ba Huân (phối hợp với Công ty TNHH Chăn nuôi và Chế biến thức ăn gia súc Kim Long, tỉnh Bình Dương)

Tấn

45.000

45.000

45.000

4

Đáp ứng so với nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp tham gia Kế hoạch

%

56,35

31,42

23,45

PHỤ LỤC 5

BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI THEO ĐỀ NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Doanh nghiệp

Năm

Tổng nhu cầu vốn 2012- 2015

2012

2013

2014

2015

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

A

Nguồn vốn lưu động

997,195

225,506

1,162,911

264,249

1,489,791

335,225

1,776,690

394,205

1,219,184

Chăn nuôi heo

730,439

146,088

864,202

172,840

1,032,518

206,504

1,241,278

248,256

773,688

Chăn nuôi gia cầm

223,756

44,751

248,709

49,742

400,272

80,054

476,411

95,282

269,830

Chăn nuôi bò

43,000

34,667

50,000

41,667

57,000

48,667

59,000

50,667

175,667

B

Nguồn vn cđịnh

821,483

590,093

2,375,611

646,361

2,270,653

608,261

2,411,309

594,201

2,438,915

Chăn nuôi heo

488,131

488,131

1,745,634

432,301

1,692,534

379,201

2,142,534

529,201

1,828,834

Chăn nuôi gia cầm

333,352

101,963

629,977

214,060

578,119

229,060

268,775

65,000

610,082

Tổng cộng

1,818,678

815,599

3,538,522

910,609

3,760,444

943,485

4,187,999

988,405

3,658,099

TT

Doanh nghiệp

Năm

Tổng nhu cầu vốn 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng chi phí

Nhu cầu vốn vay

A

Nguồn vn lưu động

2,111,152

462,697

2,317,423

505,551

2,571,219

557,911

2,863,531

617,173

3,197,925

684,052

2,827,383

Chăn nuôi heo

1,457,154

291,431

1,623,996

324,799

1,822,897

364,579

2,051,569

410,314

2,311,590

462,318

1,853,441

Chăn nuôi gia cầm

592,998

118,600

630,427

126,085

683,322

136,664

745,962

149,192

820,335

164,067

694,609

Chăn nuôi bò

61,000

52,667

63,000

54,667

65,000

56,667

66,000

57,667

66,000

57,667

279,333

B

Nguồn vốn cố định

1,106,527

481,327

1,106,527

481,327

0

0

0

0

0

0

962,653

Chăn nuôi heo

1,062,527

472,527

1,062,527

472,527

0

0

0

0

0

0

945,053

Chăn nuôi gia cầm

44,000

8,800

44,000

8,800

0

0

0

0

0

0

17,600

Tổng cộng

3,217,678

944,024

3,423,949

986,878

2,571,219

557,911

2,863,531

617,173

3,197,925

684,052

3,790,036

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3500/QĐ-UBND ngày 10/07/2012 về Kế hoạch phát triển chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm phục vụ bình ổn thị trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.996

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.5.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!