ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3396/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày 08 tháng 8 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 05/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA IX VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về
công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020.
Tổ chức thực hiện tốt công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị,
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ,
góp phần hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách, cơ chế quản lý công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài.
Tăng cường công tác vận động người dân có quê hương
tại Bình Dương đang định cư ở nước ngoài ổn định và phát triển cuộc sống; xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sinh sống, hòa nhập vào cộng đồng ở nước sở tại.
Tạo sự gắn kết, đoàn kết thống nhất
giữa người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc, sinh sống và đầu tư tại Bình
Dương; tạo điều kiện cho họ đóng góp tích cực, hiệu quả về vật lực, tài lực cho
tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung; hỗ trợ hồ sơ, thủ tục đầu tư
cho người Việt Nam ở nước ngoài khi tìm hiểu cơ hội đầu tư và thực hiện đầu tư
tại Bình Dương.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tuyên truyền,
quán triệt Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa IX và
Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ
a) Đẩy mạnh phổ biến, quán triệt,
tuyên truyền sâu rộng và thực hiệu quả những chủ trương, phương hướng nhiệm vụ
về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ
thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ ở tất
cả các cấp ủy, Sở, ban, ngành, Ủy ban nhan dân các huyện, thị xã, thành phố,
các tổ chức quần chúng, toàn thể nhân dân trong tỉnh và cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài.
b) Nghiên cứu quán triệt các nội dung
Nghị quyết, Chỉ thị và Chương trình hành động, trên cơ sở đó xây dựng chương
trình, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với lĩnh vực chuyên trách của Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
2. Thực hiện đại
đoàn kết, hòa hợp dân tộc với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
a) Kiến nghị các biện pháp mở rộng tiếp
xúc, kiên trì vận động các cá nhân có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, những
người giữ định kiến, mặc cảm; đẩy mạnh tổ chức và tăng cường hiệu quả thực tiễn
các hoạt động gắn kết bà con kiều bào với nhân dân trong nước; thường xuyên
quan tâm, tìm hiểu, có biện pháp giải đáp thoả đáng tâm
tư, nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là về vấn đề thời
sự trong nước, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trực tiếp liên quan
đến cộng đồng.
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con
kiều bào về thăm quê hương, sinh sống, tiến hành các hoạt động hướng về cội nguồn
và các hoạt động tâm linh như thăm viếng, tu sửa mộ phần, cải táng hài cốt thân nhân phù hợp với quy định pháp luật và phong tục, tập quán của
Việt Nam. Có kế hoạch cụ thể chủ động đấu tranh, phân hoá và đối phó với các đối
tượng cực đoan quá kích, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc
để chia rẽ trong cộng đồng, gây tổn hại quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt
Nam và các nước, nhất là các địa bàn có đông người Việt
Nam sinh sống, học tập và làm việc.
3. Tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước
sở tại
a) Tăng cường nắm tình hình thế giới,
khu vực có tác động đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tình hình người Việt Nam ở nước ngoài; chủ
trương chính sách của các nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở
đó, tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương đưa
nội dung vận động chính quyền các nước bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp đối với người Việt Nam ở nước ngoài vào các cuộc tiếp xúc, trao đổi song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào hội
nhập vào xã hội nước sở tại, bảo vệ lợi ích chính đáng của người Việt Nam ở nước
ngoài khi bị xâm phạm.
b) Tăng cường hợp tác với các cơ quan
an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước, các tổ chức quốc tế để phối hợp đảm bảo an
ninh trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; phòng chống tội phạm trong cộng
đồng; tập trung sớm giải quyết, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn
định địa vị pháp lý.
c) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp cụ
thể nhằm chấn chỉnh công tác bảo hộ và quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài,
quản lý lao động, du học sinh, nhận con nuôi và kết hôn với người nước ngoài, đảm
bảo an ninh cộng đồng.
d) Xây dựng kế hoạch cụ thể triển
khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
4. Bổ sung, hoàn
thiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam ở nước ngoài
a) Tăng cường rà soát hệ thống các
văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài:
- Rà soát kiến nghị tháo gỡ vướng mắc
về quốc tịch; giải quyết thỏa đáng nhu cầu xác nhận quốc tịch, xin thôi, xin trở
lại hoặc nhập quốc tịch Việt Nam.
- Đơn giản hoá các thủ tục về xuất cảnh,
nhập cảnh, cư trú, đăng ký thường trú đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
- Phổ biến thực hiện Luật Nhà ở 2014,
nghiên cứu và kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh.
b) Nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ
sung Luật Tương trợ tư pháp; thúc đẩy rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định
pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hình sự có liên quan yếu tố nước ngoài,
chú ý bổ sung các nội dung liên quan đến việc bảo hộ quyền lợi của công dân Việt
Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân nước ngoài.
c) Nghiên cứu, đề xuất biện pháp thúc
đẩy xuất khẩu lao động, ưu tiên xuất khẩu lao động có trình độ, sửa đổi các văn
bản quy định về việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
không để các tổ chức cá nhân lợi dụng đưa người di cư trái phép và thu lợi bất
chính, bảo vệ kịp thời người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
d) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp hỗ
trợ số công dân Việt Nam di cư hoặc bị các nước trục xuất về nước sớm ổn định
cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
đ) Tham mưu ban hành chế độ, chính
sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ cứu nước, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, hiện
đang cư trú ở nước ngoài, chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5. Huy động nguồn
lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
a) Triển khai thực hiện Nghị định số
87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2015 quy định về thu hút cá nhân hoạt động
khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài
tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, trong đó tập trung cho
các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Xác định các lĩnh vực khoa học và
công nghệ ưu tiên, trọng điểm trong từng thời kỳ cần thu hút người Việt Nam ở
nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại
Bình Dương; cung cấp thông tin, tư vấn về định hướng, lĩnh vực khoa học và công
nghệ ưu tiên phát triển tại Việt Nam và các tổ chức, cơ sở khoa học và công nghệ
có nhu cầu và tiềm năng hợp tác cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia
nước ngoài.
- Nghiên cứu và cung cấp cho sở,
ngành, cơ quan trong tỉnh kinh nghiệm quốc tế và thu hút các chuyên gia, trí thức
hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Triển khai cấp Giấy phép lao động
theo trình tự và thủ tục rút gọn cho người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt
động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Tiếp tục xây dựng và cập nhật hàng
năm cơ sở dữ liệu về bà con kiều báo cáo quê hương ở Bình
Dương hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Trong đó ưu tiên tập trung xây dựng cơ
sở dữ liệu về chuyên gia, trí thức và doanh nhân kiều bào.
c) Nghiên cứu và đề xuất các chính
sách thu hút, kêu gọi và ưu đãi đối với người Việt Nam ở nước ngoài là chuyên
gia, trí thức và doanh nhân về đóng góp và kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
6. Tăng cường thông
tin tuyên truyền đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền đến kiều bào về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, công tác bảo vệ chủ quyền biển
đảo, dạy và học tiếng Việt,...; tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các
cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài tuân thủ luật pháp và chính sách của
nhà nước sở tại.
b) Cung cấp các thông tin chính thức
về tỉnh Bình Dương cho các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và ngoài
nước, phục vụ công tác tra cứu, tìm hiểu, nghiên cứu về Bình Dương thông qua cổng
thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ và cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
7. Hỗ trợ cộng đồng
người Việt giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
a) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đến cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tạo điều kiện để kiều bào được
tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong nước.
b) Tiếp tục hỗ trợ cộng đồng tổ chức
các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao kết hợp quảng bá,
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Đẩy mạnh việc tham gia tổ chức các
hoạt động ngoại giao văn hóa ở nước ngoài, trong đó có các sự kiện Tuần/Ngày Việt
Nam, qua đó hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài duy trì tiếng Việt, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời
vận động cộng đồng tích cực tham gia, đóng góp và phát huy vai trò trong các hoạt
động này; khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia
vào các hoạt động thường niên ở trong nước.
8. Đa dạng hóa và
nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp, vận động kiều bào
a) Tiếp tục duy trì tổ chức các hoạt
động dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân, tạo sự gắn kết, giao
lưu, trao đổi thường xuyên với kiều bào và thân nhân, tăng cường thu hút sự
quan tâm, tham gia của các thế hệ kiều bào trẻ trong các hoạt động cộng đồng,
hướng về quê hương, đất nước.
b) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ
phát triển của các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng, củng cố các hội đoàn truyền
thống, nhân rộng các tổ chức hội mới; lựa chọn nòng cốt, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, cho cán bộ hội đoàn chủ chốt, chú trọng thu hút thế hệ trẻ
tham gia hoạt động hội; xem xét hỗ trợ xây dựng trụ sở và hoạt động của một số
hội đoàn kiều bào thuộc địa bàn khó khăn.
c) Nghiên cứu, đề xuất triển khai thí
điểm công nhận các chi hội của người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội
Cựu Chiến binh Việt Nam; xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp hành động thường
xuyên, hiệu quả giữa các tổ chức đoàn thể trong nước với các chi hội ở nước
ngoài.
d) Rà soát, hoàn thiện các chính
sách, quy định về khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích đóng
góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tính đến các đặc thù của cộng
đồng kiều bào trên địa bàn tỉnh Bình Dương; kịp thời động
viên các cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp; tiếp tục có hình thức khen thưởng và đãi ngộ thỏa đáng đối với những kiều bào có đóng góp trong kháng
chiến.
đ) Củng cố các tổ chức đã thành lập,
vận động và hướng dẫn thành lập mới các tổ chức Đoàn, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ/Câu
lạc bộ phụ nữ ở nước ngoài phù hợp với đặc thù từng địa bàn và có cơ chế thường
xuyên chỉ đạo, phối hợp, cung cấp thông tin với các hội; lập kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho thanh niên, phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, nhất là đối với lưu học
sinh, lao động xuất khẩu và các phụ nữ người Việt kết hôn với người nước ngoài,
thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi giữa các thanh
niên và phụ nữ trong và ngoài nước; xây dựng bộ công cụ tuyên truyền cho các đối
tượng này để sử dụng ở nước ngoài.
9. Kiện toàn bộ
máy tổ chức, cơ chế phối hợp làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
a) Kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức,
bố trí nhân sự chuyên trách, ngân sách thường niên thực hiện công tác về người
Việt Nam ở nước ngoài.
b) Tăng cường trao đổi thông tin thường
xuyên với các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương về công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài; thành lập kênh tư vấn, liên kết các trang thông tin điện tử hỗ
trợ về công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương.
c) Tham gia các lớp tập huấn cán bộ
làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và các hội nghị chuyên đề trực
tuyến hỗ trợ xây dựng mạng lưới và hướng dẫn về công tác đối với người Việt Nam
ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao tổ chức.
d) Tăng cường công tác phối hợp quản
lý người Việt Nam ở nước ngoài về nước, nhất là ở cấp xã; phối hợp thống kê,
đánh giá tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài về
nước sinh sống ổn định.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Ngoại vụ
a) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố,
các đoàn thể quần chúng liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng
rãi nội dung của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số
45-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27/NQ-CP của
Chính phủ.
b) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
về tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tư pháp
a) Phối hợp các cơ quan liên quan rà
soát hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng dẫn
các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc thống nhất thực hiện chính sách pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Công an tỉnh
Rà soát lại các văn bản pháp quy, đề
xuất đơn giản hóa các thủ tục hiện hành về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đăng
ký thường trú đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan báo chí thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện chương trình Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tăng
cường kết nối doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, kịp
thời thông tin về tình hình phát triển kinh tế, cơ hội kinh doanh trong nước để
hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, kinh
doanh tại Việt Nam.
6. Sở Tài chính
Căn cứ tình hình, khả năng cân đối
ngân sách địa phương; chủ động hướng dẫn các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện
các nhiệm vụ liên quan thuộc Kế hoạch này theo quy định.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đề nghị phối hợp với các sở, ngành có
liên quan triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam về thu hút,
kêu gọi và ưu đãi đầu tư đối với người Việt Nam ở nước ngoài là chuyên gia, trí
thức và doanh nhân về đóng góp và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện
thuận lợi cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được trở về đầu tư, kinh doanh
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ vào Nghị quyết số 36-NQ/TW,
Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ,
chủ động tổ chức triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của
mình; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW; định
kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
b) Đưa các mục tiêu, nhiệm vụ về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài vào công tác dài hạn, trung hạn và hàng
năm gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
c) Xây dựng dự toán chi tiêu thực hiện
Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị và
Kế hoạch này, tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm gửi
Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
d) Tổ chức việc tuyên truyền đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với người Việt Nam ở nước
ngoài tại địa phương.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp
cùng các tổ chức thành viên tuyên truyền phổ biến vận động, tập hợp người Việt
Nam ở nước ngoài và thân nhân họ, giám sát việc thực hiện các chủ trương chính
sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn
đề phát sinh, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Ngoại vụ để
tổng hợp, báo cáo đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ
sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP (Lượng, Việt), Tg, KGVX,TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|