ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
55/QĐ-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 11 tháng 01 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày
19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định 114/2018/NĐ-CP
ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày
07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập,
hồ chứa nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3162/TTr-SNN ngày 20 tháng 12
năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an
toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, với những nội dung như
sau:
I. TỔNG QUAN HỒ CHỨA
NƯỚC TỈNH TÂY NINH
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, hồ chứa
nước do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy
lợi Tây Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu quản lý gồm có 03 hồ chứa:
- Hồ Tha La do Công ty TNHH Một thành
viên Khai thác thủy lợi Tây Ninh quản lý, hồ có dung tích 26,8 triệu m3,
đưa vào sử dụng, khai thác năm 2005.
- Hồ Nước Trong (gồm có 02 hồ: Hồ Nước
Trong 1 và hồ Nước Trong 2) do Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu quản lý, hồ có
dung tích 4,45 triệu m3, đưa vào sử dụng, khai thác năm 1991.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, những hiện tượng cực đoan về
thời tiết, khí hậu như: mưa lũ bất thường, lượng mưa nhiều làm tăng nguy cơ lũ
lụt, cùng với sự xuống cấp theo thời gian, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến mất
an toàn đập, hồ chứa nước, công tác quản lý khai thác công trình ngày càng
chuyên môn hóa. Để đảm bảo an toàn công trình, an toàn về người và tài sản cho
nhân dân vùng hạ du, việc tăng cường, nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ
chứa nước là vấn đề cần thiết.
II. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC
1. Thực trạng quản lý khai thác hồ
chứa nước
a) Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa
nước
- Hồ Tha La được đưa vào sử dụng,
khai thác từ ngày 30/4/2005, gồm có: Đập chính được làm bằng cao su do hãng
Bridgestone Nhật Bản sản xuất, vận hành bằng hệ thống điện và máy thổi khí vào
túi đập để điều tiết mực nước, hiện nay túi đập cao su hồ Tha La đã giãn nở,
lão hóa, nhà sản xuất đập cao su Bridgestone kiến nghị đến năm 2018 phải thay
thế đập cao su. Tuy nhiên, để chống lão hóa đập cao su, Công ty TNHH MTV Khai
thác thủy lợi Tây Ninh đã đầu tư bổ sung hệ thống làm mát mái đập cao su (năm
2013); nhà sản xuất đập cao su Bridgestone đã hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống
rào chắn và còi cảnh báo khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn cho người dân
khu vực đập Tha La huyện Tân Châu. Để đảm bảo an toàn công trình cần đầu tư
thay thế đập cao su hồ Tha La bằng đập bê tông trọng lực, với tổng kinh phí khoảng
45 tỷ đồng.
- Hồ Nước Trong 1 và 2: Hiện tại công
trình đang vận hành, hoạt động bình thường, trong thời gian tới cần đánh giá, đề
xuất giải pháp để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa.
b) Công tác quản lý, vận hành điều
tiết hồ chứa
Công tác quản lý, vận hành điều tiết
hồ chứa được thực hiện theo Quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa; đối với hồ
Tha La vận hành theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tây Ninh, theo đó: Trong quá trình quản lý, vận hành có ghi chép
sổ sách đầy đủ: Lập sổ quan trắc thủy văn, sổ nhật ký vận hành điều tiết, sổ
theo dõi sự cố và sửa chữa (sơ họa vị trí hư hỏng nếu có); lập kế hoạch điều tiết
nước chống hạn trong mùa kiệt (kế hoạch điều tiết nước từng tuyến kênh), tính
toán, kiểm tra lưu lượng mùa kiệt.
Trong thời gian hồ xả lũ, tổ chức trực
ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
văn của các cơ quan chuyên môn, tình hình xả tràn hồ chứa, thông tin kịp thời đến
các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp.
Phối hợp tốt với Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh trong việc thông báo, đưa tin về diễn biến mưa, lũ, tình hình
xả lũ của hồ chứa, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan có thẩm quyền, các nội dung
tuyên truyền, đảm bảo an toàn về người, tài sản,... để người dân biết, chủ động
phòng tránh.
c) Những tồn tại, hạn chế
Việc chấp hành các quy định của pháp
luật về an toàn đập, hồ chứa theo quy định còn chậm, chưa kịp thời, cụ thể chưa
phê duyệt Phương án bảo vệ công trình thủy lợi; Phương án phòng, chống lụt, bão
hồ chứa nước; Phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du.
Năng lực quản lý khai thác đập, hồ chứa
chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày
14/5/2018; riêng đối với hồ Nước Trong 1 và 2 giao Ủy ban nhân dân huyện Tân
Châu quản lý, tuy nhiên chưa có cán bộ quản lý chuyên môn về Thủy lợi.
2. Sự cần thiết phải nâng cao năng
lực quản lý đập, hồ chứa nước
- Do ảnh hưởng, tác động của biến đổi
khí hậu, những hiện tượng cực đoan về thời tiết, khí hậu như: lũ lụt, hạn, xâm
nhập mặn thường xuyên xảy ra, trong đó có sự thay đổi lượng mưa, lượng mưa tăng
cùng với lũ lụt tăng cả về cường độ, sự phức tạp, những hiện tượng cực đoan về
thời tiết, khí hậu, đe dọa an toàn đập và hồ chứa nước làm tăng nguy cơ lũ cho
vùng hạ du ngày càng nghiêm trọng,.... Các hồ chứa nước có ảnh hưởng trực tiếp
đến điều tiết lũ, lụt vùng hạ du, làm cho công tác quản lý, khai thác công
trình ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là việc quản lý đập và vận hành hồ
chứa nước.
- Ngày 04/9/2018, Chính phủ ban hành
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, theo
đó, những nội dung cần phải khẩn trương thực hiện hoàn thành trong thời gian tới,
cụ thể như sau:
- Kiểm định an toàn đập.
- Lập quy trình vận hành điều tiết hồ
chứa.
- Xây dựng phương án phòng chống lũ lụt
cho vùng hạ du.
- Cắm mốc hành lang bảo vệ công
trình.
- Cắm mốc cảnh báo lũ lụt cho vùng hạ
du.
- Ngoài ra, một số nhiệm vụ khác cần
phải thực hiện sớm trong thời gian tới như: Lắp đặt thiết bị quan trắc, hệ thống
giám sát vận hành, cảnh báo an toàn đập, hồ chứa nước; quan trắc công trình đập,
hồ chứa nước và quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng cơ sở dữ liệu
về đập, hồ chứa nước; lập quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình hồ chứa.
- Mặt khác, theo Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định yêu cầu về năng lực tối thiểu
đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước thay đổi so với quy định
Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi, cụ
thể như:
- Hồ Tha La: Theo Thông tư số
40/2011/TT-BNNPTNT quy định nhân viên quản lý hồ phải có ít nhất 01 kỹ sư thủy
lợi, 01 cao đẳng thủy lợi. Tuy nhiên, theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định
mới phải có 03 kỹ sư chuyên ngành Thủy lợi.
- Hồ Nước Trong 1 và 2: Theo Thông tư
số 40/2011/TT-BNNPTNT , nhân viên quản lý hồ phải có ít nhất 02 cao đẳng thủy lợi.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP , nhân viên quản lý phải có 01 kỹ sư
chuyên ngành Thủy lợi và 01 cao đẳng chuyên ngành Thủy lợi.
Do đó, trong thời gian tới, cần phải xây
dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên quản lý khai thác đáp ứng trình độ
chuyên môn; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu quy định.
Với những lý do trên, việc xây dựng Đề
án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh là cần thiết.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
Nâng cao năng lực quản lý đập, hồ chứa
trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo an toàn công trình, an
toàn cấp nước, an toàn về người và tài sản cho nhân dân vùng hạ du, đồng thời
phát huy tốt hiệu quả cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Mục
tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn đập
và hồ chứa nước đáp ứng yêu cầu tưới tiêu theo kế hoạch, đảm bảo an toàn công
trình và dân cư vùng hạ du đập, hồ chứa nước.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý
khai thác hồ chứa đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn, tham gia các lớp nâng
cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nhằm quản lý vận hành công trình theo
đúng quy trình, quy phạm.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo
phục vụ công tác quản lý, vận hành công trình, đảm bảo an toàn công trình, dân
cư vùng hạ du.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2021 thực hiện hoàn thành
các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa theo quy định tại Nghị định số
114/2018/NĐ-CP ; năng lực quản lý vận hành công trình hồ chứa đảm bảo theo yêu cầu
tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP .
- Các hồ chứa được rà soát, nâng cấp
sửa chữa, lắp đặt thiết bị quan trắc công trình, hệ thống quan trắc khí tượng
thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước; lắp đặt hệ thống giám sát vận
hành hồ chứa, hệ thống thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
- Củng cố nguồn nhân lực quản lý vận
hành hồ chứa đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn; cử cán bộ
quản lý hồ chứa tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Đảm bảo hồ chứa vận hành theo đúng
quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn công trình, an toàn về người, tài sản nhân
dân vùng hạ du; phát huy hiệu quả công trình theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- Xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp
hồ chứa, thay thế đập cao su hồ Tha La bằng đập bê tông cốt thép.
2. Giải pháp thực hiện
a) Bảo đảm an toàn công trình đầu
mối, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du
- Tổ chức vận hành công trình theo
đúng quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt. Thường xuyên rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy trình vận hành để đảm bảo
an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra các hạng mục của
công trình, xử lý, khắc phục kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn cho đập, công
trình; kiểm tra các công trình hồ chứa định kỳ trước, trong, sau mùa mưa lũ;
tăng cường kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện hư hỏng, đề xuất các biện pháp sửa
chữa để công trình đảm bảo an toàn và phát huy tốt năng lực phục vụ tưới sản xuất
trong mùa khô và phòng chống lũ trong mùa mưa.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các
thông tin về tình hình khí tượng thủy văn, thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh
báo, thông tin kịp thời đến Nhân dân vùng hạ du. Nâng cao năng lực dự báo mưa,
lũ trên lưu vực, đánh giá, tính toán khả năng lũ đến hồ chứa, xây dựng các kịch
bản vận hành hồ chứa.
- Thực hiện nạo vét thông thoáng hệ
thống kênh tưới, kênh tiêu, đảm bảo khả năng chuyển tải
nguồn nước tưới, tiêu thoát nước.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát
hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình trạng lấn chiếm, vi phạm trong phạm vi
bảo vệ công trình hoặc các hành vi gây ảnh hưởng đến an toàn công trình hồ chứa.
b) Phát huy hiệu quả công trình để
khai thác phục vụ sản xuất
- Thực hiện vận hành, điều tiết hồ chứa
nước, tích đủ nước chủ động, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, sinh hoạt,..., xây dựng kế hoạch điều tiết nước chống hạn trong mùa kiệt,
mùa lũ, tính toán, kiểm tra lưu lượng vận hành bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
- Duy tu, sửa chữa thường xuyên các
tuyến kênh mương để phát huy hiệu quả tưới tiêu, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
c) Cập nhật, triển khai thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi
- Thường xuyên rà soát, cập nhật văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, thực hiện kịp
thời, đúng quy định.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc các
quy định về quản lý an toàn đập được quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP
ngày 04/9/2018.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về thủy lợi đến cộng đồng, Nhân dân để cùng tham gia quản lý,
sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả.
d) Lắp đặt các thiết bị giám sát,
cảnh báo an toàn hạ du
Trang bị, lắp đặt đầy đủ thiết bị
quan trắc công trình, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên
lưu vực hồ chứa nước. Lắp đặt hệ thống giám sát vận hành hồ chứa, hệ thống
thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du nhằm tăng cường công tác dự
báo, cảnh báo cho Nhân dân vùng hạ du.
3. Kinh phí thực hiện
- Ước kinh phí thực hiện: 45 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí: Đề nghị Ngân sách
Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Cập nhật, rà soát, triển khai các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa.
- Kiểm tra, đôn đốc, Công ty TNHH Một
thành viên Khai thác thủy lợi Tây Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu tổ chức
thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
đột xuất, định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm.
2. Công ty TNHH Một thành viên
Khai thác thủy lợi Tây Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu
- Tổ chức thực hiện các quy định về
quản lý an toàn đập được quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày
04/9/2018, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan.
- Tổ chức vận hành công trình theo
đúng quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý, khắc phục
kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn cho đập, hồ chứa nước. Kiểm tra, xử lý kịp
thời, dứt điểm các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình, phát huy hiệu
quả công trình, năng lực phục vụ tưới sản xuất trong mùa khô và khả năng phòng
chống lũ trong mùa mưa.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh,
Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi
trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Tây Ninh, tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Tổng cục Thủy lợi;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Chiến
|