TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9992/CT-TTHT
V/v: hóa đơn điện tử
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 9 năm 2019
|
Kính
gửi: Công Ty TNHH Thương Mại An Trần
Địa chỉ: 2A Nguyễn Sơn Hà, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0301018314
Trả lời văn bản số CV-01/KT-AR/2019
ngày 25/06/2019 của Công ty về hóa đơn; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về quy định về hóa đơn điện tử khi bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Tại Điều 7 quy định về thời điểm lập
hóa đơn điện tử:
“1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối
với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng
hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối
với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời
điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần
hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn
giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao
tương ứng.
4. Bộ Tài chính căn cứ quy định của
pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể
thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều
này.”
Tại Khoản 5 Điều 4 quy định về nguyên
tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền:
“5. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính
tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy
tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
b) Không bắt buộc có chữ ký số;
c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử
dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ
máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi
xác định nghĩa vụ thuế.”
Căn cứ Thông tư
số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát
hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 1e
Điều 6 quy định về nội dung của hóa đơn điện tử:
“e) Chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử
theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị
kế toán.”
+ Tại Điều 8 quy định về lập hóa đơn
điện tử:
“1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết
lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa,
dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định...”
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 2a Điều 16 quy định về
cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập
hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng
dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu
tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu
tiền.
…”
Tại Điểm 2.6 Khoản 2 Phụ lục 4 quy
định về một số trường hợp việc sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ được thực hiện
cụ thể như sau:
“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở
hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn
vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá,
hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh
và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn,
chứng từ như sau:
a) Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ
thanh toán và kê khai nộp thuê GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi
bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo
Lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh,
cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy
định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có
hàng hóa điều chuyến hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao
hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao
cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán
hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh
số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần.
Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê
riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh,
cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối
với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào
theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.
…”
Tại Điều 14 quy định về hóa đơn in
trực tiếp từ máy tính tiền:
“Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy
tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách
hàng thì hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu và đảm bảo
các nguyên tắc sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của cơ sở
kinh doanh (người bán);
- Tên cửa hàng, quầy hàng thuộc cơ sở
kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số
lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất
thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Tên nhân viên thu ngân, số thứ tự
của phiếu (là số nhảy liên tục), ngày, giờ in hóa đơn.
- Hóa đơn in từ máy tính tiền phải
giao cho khách hàng.
- Dữ liệu hóa đơn in từ máy tính tiền
phải được chuyển đầy đủ, chính xác vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và
khai thuế giá trị gia tăng theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành
vi vi phạm không kết chuyến đủ dữ liệu bán hàng từ phần mềm tự in hóa đơn vào
sổ kế toán để khai thuế (tức thiếu doanh thu để trốn thuế) thì doanh nghiệp sẽ
bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy
tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gửi Thông báo phát hành hóa
đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, không phải đăng ký trước số
lượng phát hành.”
Căn cứ các quy định nêu trên, về
nguyên tắc khi phát sinh hoạt động bán hàng hóa thì thời điểm lập hóa đơn điện
tử đơn vị thực hiện theo quy định về thời điểm lập hóa đơn tại Thông tư
39/2014/TT-BTC và phải thiết lập đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 6
Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Trường hợp Công ty phát sinh nghiệp vụ bán hàng vào
buổi tối, ngày nghỉ, ngày lễ tại hệ thống cửa hàng thì
Công ty có thể nghiên cứu áp dụng hình thức hóa đơn in từ máy tính tiền theo
quy định tại Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Khoản 5 Điều 4 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP để áp dụng.
Về việc Công ty nhận hàng hóa ký gửi
từ đơn vị B để bán lẻ, nếu Công ty không phải là cơ sở nhận làm đại lý bán đúng
giá, hưởng hoa hồng cho đơn vị B thì đơn vị B phải lập hóa đơn cho Công ty đúng
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa theo quy định
tại Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP nêu trên. Trường hợp Công ty làm đại lý
bán đúng giá hưởng hoa hồng cho bên B thì các bên thực hiện việc sử dụng và ghi
hóa đơn điện tử theo quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Phụ lục 4 Thông tư
39/2014/TT-BTC .
Cục Thuế TP.Hồ Chí
Minh thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy
phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- P.NV-DT-PC;
- P.TT-KT2;
- Lưu VT, TTHT.
1126/2019-ptl
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Duy Minh
|