Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 36/2021/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách Quảng Nam

Số hiệu: 36/2021/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Phan Việt Cường
Ngày ban hành: 08/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2021/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 08 tháng 12 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CÁC CẤP THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2022-2025 THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Xét Tờ trình số 8571/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Báo cáo thẩm tra số 171/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Nghị quyết này áp dụng kể từ năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo quản lý điều hành theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.


Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- VP: QH, CTN, CP;
- Ban CTĐB-UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- Cục KT VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện từ tỉnh;
- TTXVN tại Quảng Nam;
- Báo Quảng Nam, Đài PT-TH tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH &HĐND tỉnh: CPVP, các phòng;
- Lưu: VT, CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Phan Việt Cường

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CÁC CẤP THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2022-2025 THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

1. Phân cấp nguồn thu là phân chia nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh cho các cấp ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trong đó xác định rõ nguồn thu từng cấp ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) hưởng 100% và các nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương.

Tiếp tục phân chia tỷ lệ điều tiết để đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi cho các huyện, thị xã, thành phố đã cân đối được ngân sách như thời kỳ ổn định 2017-2021, gồm: huyện Núi Thành, thị xã Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ và Hội An.

Đối với nguồn thu mới và lớn phát sinh trong thời kỳ ổn định ngân sách (kể cả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần cho toàn bộ thời gian thuê): Thực hiện phân cấp thu và điều tiết theo tỷ lệ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy định này cho các cấp ngân sách; ngân sách cấp huyện (bao gồm cấp xã) nộp về ngân sách tỉnh phần được hưởng từ nguồn thu mới và lớn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Ngân sách tỉnh hỗ trợ lại một phần cho ngân sách cấp huyện có nguồn thu mới và lớn đã nộp về ngân sách tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu. Danh mục nguồn thu mới và lớn phát sinh, tỷ lệ hỗ trợ lại một phần từ nguồn thu mới và lớn cho ngân sách cấp huyện do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

2. Phân cấp nhiệm vụ chi là quy định nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) phù hợp với việc phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2022 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách) đối với các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn (cấp xã); đồng thời, là cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào tổng mức chi tính theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2022, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán cấp mình và cấp xã, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để triển khai thực hiện.

4. Phân chia khu vực

a) Phân chia khu vực theo huyện

Huyện miền núi cao, gồm: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My.

Huyện miền núi thấp, gồm: Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.

Huyện khu vực đồng bằng, gồm: các huyện, thị xã, thành phố còn lại.

b) Phân chia khu vực xã, phường trị trấn

Khu vực miền núi cao, hải đảo, gồm: các xã, thị trấn thuộc các huyện: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, xã đảo Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An, xã đảo Tam Hải thuộc huyện Núi Thành và các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Khu vực miền núi thấp, gồm: các xã, thị trấn thuộc các huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn (không bao gồm các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) và các xã có hệ số phụ cấp khu vực của các huyện khu vực đồng bằng.

Khu vực đồng bằng, gồm: các xã, phường, thị trấn còn lại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ban, ngành, các đơn vị thuộc Ủy ban nhân tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Chương II

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NĂM 2022

Mục 1. PHÂN CẤP NGUỒN THU

Điều 3. Các khoản thu 100% của ngân sách các cấp (Bao gồm tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế).

1. Các khoản thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn tỉnh, ngân sách Trung ương hưởng 100%.

a) Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu.

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước.

d) Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu.

đ) Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.

e) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước Trung ương thực hiện.

g) Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than.

h) Lệ phí do các cơ quan nhà nước Trung ương thu (trừ lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài).

i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước Trung ương thực hiện.

k) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý.

l) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương xử lý.

m) Thu tiền sử dụng khu vực biển đối với trường hợp thuộc thẩm quyền Trung ương giao.

n) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách Trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đại diện chủ sở hữu; chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

o) Các khoản thu khác ngân sách Trung ương theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu 100% ngân sách tỉnh

a) Thu từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu (trừ lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, lệ phí môn bài).

b) Thu đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất do các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh quản lý.

c) Ghi thu, ghi chi tiền thuê đất nộp 01 lần cho toàn bộ thời gian thuê thanh toán hợp đồng BT đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh ký hợp đồng BT.

d) Tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

Tiền sử dụng đất từ các dự án do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý làm chủ đầu tư.

Ghi thu, ghi chi tiền sử dụng đất thanh toán hợp đồng BT đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh ký hợp đồng BT.

Tiền Quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

đ) Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

e) Thu tiền sử dụng khu vực biển đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

g) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán (trừ lệ phí môn bài).

h) Thuế tài nguyên từ hoạt động khai thác vàng.

i) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách tỉnh đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu.

k) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan cấp tỉnh xử lý, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật.

l) Thu tiền bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý.

m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách tỉnh.

n) Thu huy động, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nộp ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.

o) Các khoản thu phạt, thu tịch thu do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quyết định xử phạt, tịch thu.

p) Thu từ Quỹ dự trữ tài chính, thu kết dư, thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách cấp tỉnh, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách tỉnh.

q) Các khoản thu khác ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản thu 100% ngân sách cấp huyện

a) Thu từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu, bao gồm cả lệ phí môn bài thu từ các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (trừ lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ cá thể kinh doanh, phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than), lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, lệ phí môn bài do cấp tỉnh quản lý thu.

b) Thu đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý.

c) Thu tiền cho thuê đất, mặt nước nộp hằng năm (trừ tiền thuê đất, mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí).

d) Tiền thuê đất, thuê mặt nước nộp 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê (trừ tiền thuê đất, mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; tiền thuê đất nộp một lần quy định tại điểm c, khoản 2, Điều này).

đ) Thu tiền sử dụng đất:

Thu tiền sử dụng đất tại các xã miền núi, xã đảo.

Thu tiền sử dụng đất từ các dự án do các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện làm chủ đầu tư.

Thu tiền sử dụng đất từ giao đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình (bao gồm giao đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình ở cấp huyện, cấp xã quản lý trên địa bàn Khu Kinh tế mở Chu Lai).

Ghi thu tiền sử dụng đất, ghi chi tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Ghi thu, ghi chi tiền sử dụng đất thanh toán hợp đồng BT đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp huyện ký hợp đồng BT.

e) Thu thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí và thuế tài nguyên từ hoạt động khai thác vàng).

g) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép.

h) Thu thuế nhà đất.

i) Tiền cho thuê, bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất phát sinh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (trừ nguồn thu thuộc ngân sách Trung ương và ngân sách cấp xã).

k) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan cấp huyện xử lý, sau khi trừ các chi phí theo quy định.

l) Thu tiền bán tài sản Nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện quản lý.

m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện.

n) Thu huy động, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

o) Các khoản thu phạt, tịch thu do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quyết định xử phạt, tịch thu.

p) Thu kết dư, thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách cấp huyện, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp huyện.

q) Thu khác ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản thu 100% ngân sách cấp xã.

a) Thu từ các khoản phí, lệ phí, kể cả lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ cá thể kinh doanh (trừ lệ phí môn bài thu từ các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường) do cấp xã quản lý tổ chức thu theo quy định.

b) Thu đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất do các cơ quan thuộc cấp xã quản lý.

c) Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

d) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

đ) Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do cấp xã quản lý.

e) Tiền cho thuê, bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tiền bán tài sản Nhà nước kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do cấp xã quản lý.

g) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã.

h) Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.

i) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện.

k) Thu kết dư, thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách cấp xã, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp xã.

l) Thu khác ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách (Bao gồm tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế)

1. Nguồn thu phân chia

a) Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí).

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí).

c) Thuế thu nhập cá nhân.

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa từ cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước).

đ) Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu).

e) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Trung ương cấp giấy phép.

h) Tiền sử dụng đất từ các dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư phát sinh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn khu vực đồng bằng (trừ nguồn thu các cấp ngân sách được hưởng 100%).

2. Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã).

Đơn vị tính: phần trăm (%)

TT

Nguồn thu

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện (bao gồm cấp xã)

1

Thuế GTGT; thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; thuế tiêu thụ đặc biệt.

a

Thành phố Tam Kỳ:

- Thuế GTGT; thuế TNDN; thuế bảo vệ môi trường; thuế tiêu thụ đặc biệt.

14

31

55

-Thuế thu nhập cá nhân.

14

29

57

b

Thị xã Điện Bàn

- Thuế GTGT;

14

63

23

- Thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; thuế tiêu thụ đặc biệt.

14

64

22

c

Huyện Núi Thành

- Thuế GTGT;

14

68

18

- Thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường;

14

65

21

- Thuế tiêu thụ đặc biệt.

14

85

01

d

Thành phố Hội An

- Thuế GTGT; thuế TNDN; thuế bảo vệ môi trường; thuế tiêu thụ đặc biệt.

14

04

82

- Thuế thu nhập cá nhân

14

03

83

đ)

Các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh.

14

16

70

e

Các huyện thuộc khu vực miền núi.

14

0

86

2

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Trung ương cấp giấy phép:

70

00

30

3

Tiền sử dụng đất từ các dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư phát sinh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng (trừ tiền sử dụng đất các cấp ngân sách hưởng 100%).

0

50

50

3. Giao Hội đồng nhân dân cấp huyện quy định tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã, phường, thị trấn phù hợp, đảm bảo không vượt quá nhiệm vụ chi.

Mục 2. PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI

Điều 5. Nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do tỉnh quản lý theo quy định.

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của tỉnh theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý.

d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên.

a) Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Giáo dục trung học phổ thông, giáo dục phổ thông dân tộc nội trú (trừ trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện quản lý), giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp; dạy nghề; đào tạo; đào tạo lại và các hình thức giáo dục đào tạo khác do tỉnh quản lý.

b) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: Chi hoạt động của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (bao gồm y tế thôn, bản, tổ dân phố, khối phố, khu phố) theo quy định. Chi mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; mua thẻ bảo hiểm cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hộ cận nghèo và các đối tượng khác theo phân cấp.

c) Sự nghiệp văn hoá thông tin.

d) Sự nghiệp thể dục thể thao.

đ) Sự nghiệp phát thanh truyền hình.

e) Sự nghiệp khoa học và công nghệ.

g) Sự nghiệp môi trường.

h) Sự nghiệp đảm bảo xã hội.

i) Các hoạt động kinh tế.

k) Hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể.

l) Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

m) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do tỉnh thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành.

n) Các khoản chi khác của ngân sách tỉnh theo quy định.

3. Chi trả lãi, phí các khoản do ngân sách tỉnh vay.

4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính.

5. Chi chuyển nguồn sang năm sau thuộc ngân sách tỉnh.

6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

7. Chi hỗ trợ các trường hợp sau:

a) Chi hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

b) Chi hỗ trợ cho các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của tỉnh.

c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh nghiêm trọng.

Điều 6. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Chi đầu tư phát triển

a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung được phân cấp, nguồn vốn đầu tư thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn bổ sung có mục tiêu theo phân cấp của tỉnh.

b) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ các nguồn thu: Tiền sử dụng đất, huy động của các tổ chức cá nhân để xây dựng kết cấu hạ tầng và các nguồn thu khác theo quy định do cấp huyện quản lý.

c) Chi đối ứng các chương trình dự án theo quy định (cả viện trợ được phân cấp quản lý).

2. Chi thường xuyên

a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Giáo dục mầm non công lập, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú do huyện quản lý; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức và các hoạt động giáo dục, đào tạo khác do cấp huyện quản lý.

b) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan.

c) Sự nghiệp văn hóa - thông tin: Chi bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, đội thông tin lưu động và các hoạt động văn hóa - thông tin khác do cấp huyện quản lý.

d) Sự nghiệp thể dục thể thao: Chi cho các hoạt động thể dục, thể thao do cấp huyện tổ chức thực hiện và quản lý.

đ) Chi cho Đài Truyền thanh, các Trạm phát lại truyền hình do cấp huyện quản lý.

e) Chi nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ cấp huyện.

g) Sự nghiệp môi trường theo phân cấp.

h) Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Bảo trợ thường xuyên, đột xuất; chính sách người có công; công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động, việc làm, quản lý đối tượng chính sách, đối tượng xã hội (bao gồm cả chế độ theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.

i) Các hoạt động kinh tế do ngân sách cấp huyện quản lý, gồm:

Sự nghiệp giao thông: Bảo trì duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường và các công trình giao thông khác do huyện quản lý, chi đảm bảo an toàn giao thông quản lý bến bãi và các hoạt động sự nghiệp giao thông vận tải khác do cấp huyện quản lý.

Sự nghiệp nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, diêm nghiệp và lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các trạm trại nông, lâm, ngư nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chi khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản do cấp huyện quản lý (bao gồm hoạt động thường xuyên của các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y....)

Sự nghiệp công nghiệp: Xúc tiến đầu tư, quản lý các cụm công nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống.

Chi kiến thiết thị chính: Chi duy tu, bảo dưỡng và kinh phí thường xuyên đối với các công trình công cộng đô thị như điện chiếu sáng công cộng, vỉa hè, công viên cây xanh, hệ thống cấp, thoát nước, giao thông nội thị và các công trình công cộng khác thuộc thị trấn, thị tứ do cấp huyện quản lý.

Chi đo đạc lập bản đồ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lưu trữ hồ sơ địa chính và quản lý khoáng sản do cấp huyện quản lý theo phân cấp.

Chi cho hoạt động trợ giá theo phân cấp.

Chi thực hiện nhiệm vụ quy hoạch do cấp huyện quản lý theo quy định hiện hành.

Các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý.

k) Hoạt động quản lý hành chính:

Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp huyện.

Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện gồm: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân huyện.

Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định.

l) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do cấp huyện thực hiện theo phân cấp.

m) Các khoản chi khác của cấp huyện theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện.

4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

5. Chi hỗ trợ các trường hợp sau:

a) Chi hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

b) Chi hỗ trợ cho các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp huyện.

c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

Điều 7. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

1. Chi đầu tư phát triển.

a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ các nguồn vốn theo phân cấp.

b) Chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ các nguồn thu: Tiền sử dụng đất, các nguồn thu đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cho từng dự án nhất định do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách cấp xã quản lý theo từng lĩnh vực.

c) Chi đầu tư từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên.

a) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả hỗ trợ cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do cấp xã quản lý.

b) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan.

c) Chi hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao: Tổ chức các hoạt động văn hóa, các giải thi đấu thể thao ở cơ sở và tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao do cấp trên tổ chức, bao gồm cả hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

d) Chi hoạt động phát thanh: Duy trì hoạt động cơ sở phát thanh, truyền thanh theo phân cấp quản lý.

đ) Chi hoạt động bảo vệ môi trường theo phân cấp.

e) Chi cho công tác xã hội cấp xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác.

g) Chi cho các hoạt động kinh tế bao gồm: Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng. Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh.

Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo chế độ quy định.

h) Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước: Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã; phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã; phụ cấp người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định của Nhà nước; chi về hoạt động công vụ như: Điện nước, văn phòng phẩm, bưu phí, điện thoại, công tác phí, hội nghị phí, chi tiếp tân, khánh tiết, xây dựng tủ sách pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật...; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; chi khác theo chế độ quy định.

Chi hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp xã, tổ chức Đảng cơ sở ở cấp xã.

Chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân xã).

Chi hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp xã theo quy định của pháp luật.

Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, công chức cấp xã và các đối tượng khác thuộc cấp xã theo quy định của pháp luật.

i) Chi an ninh: Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, chi đảm bảo các chế độ chính sách của tỉnh quy định đối với Ban Bảo vệ tổ dân phố, công an viên thôn, kinh phí trực của các xã trọng điểm về an ninh.

k) Chi Quốc phòng: Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.

l) Các khoản chi thường xuyên khác ở cấp xã theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã.

Chương III

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CÁC CẤP THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1. NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ PHÂN BỔ

Điều 8. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng định mức phân bổ

1. Nguyên tắc phân bổ

a) Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được xây dựng bởi các tiêu chí phân bổ rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát; đảm bảo đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch trong phân bổ ngân sách; phù hợp với cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, góp phần thúc đẩy xã hội hóa và thực hiện cải cách hành chính.

b) Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên bao gồm toàn bộ nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước (kể cả các chế độ Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành) đến thời điểm 30/9/2021 và tiền lương theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng.

c) Đối với kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; kinh phí thực hiện các chế độ chính sách do cấp có thẩm quyền ban hành phát sinh sau 30/9/2021 được bổ sung theo mục tiêu cụ thể ngoài định mức này.

2.Tiêu chí phân bổ

a) Các chỉ tiêu cơ bản:

Biên chế (bao gồm công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố); hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và sửa đổi tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 68): Chỉ tiêu đào tạo công chức viên chức, học sinh, sinh viên, giường bệnh... được cấp có thẩm quyền giao năm 2021.

b) Quỹ tiền lương:

Lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản phụ cấp và phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân (không bao gồm các chế độ phụ cấp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ và hợp đồng lao động theo Nghị định 68) và các khoản đóng góp theo lương.

Bổ sung để nâng lương định kỳ (kể các các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33.

Quỹ tiền lương = Số lượng biên chế x Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Số lượng biên chế: Theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021.

Mức lương cơ sở: 1.490.000 đồng.

Hệ số lương:

Cấp tỉnh: Tính theo lương thực tế tại thời điểm tháng 9/2021, đối với biên chế chưa tuyển dụng (nếu có) được tính theo mức lương khởi điểm (bậc 1).

Cấp huyện: Tính theo hệ số lương bình quân (bao gồm các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương) cho từng lĩnh vực chi theo khu vực đơn vị hành chính cấp xã (đồng bằng, miền núi, núi cao và hải đảo), trên cơ sở báo cáo tiền lương tại thời điểm tháng 5/2021 của các huyện, thị xã, thành phố.

c) Hợp đồng lao động theo Nghị định 68:

Định suất hợp đồng: Theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Định mức phân bổ:

Đối với cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Khối tỉnh: Tính theo hợp đồng thực tế trong phạm vi chỉ tiêu giao, quỹ lương được xác định theo thang, bảng lương tại đơn vị, kinh phí hoạt động bằng 50% định mức chi hoạt động hành chính.

Khối huyện: Hỗ trợ tương ứng với mức lương tối thiểu vùng và các khoản đóng góp theo lương (5.300.000 đồng/người/tháng); kinh phí hoạt động tính theo tỷ lệ đảm bảo tỉ lệ 75/25. Kinh phí hỗ trợ hợp đồng lao động theo Nghị định 68 (75%), để xác định kinh phí cho hoạt động (25%).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

Đối với các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, 3 thuộc tỉnh: Ngân sách phân bổ tiền lương theo quy định đối với lao động hợp đồng Nghị định 68 thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 trong phạm vi chỉ tiêu được giao.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, xây dựng định suất lao động làm công việc cấp dưỡng ở các trường bán trú đảm bảo phù hợp để làm cơ sở bố trí định mức kinh phí phục vụ nấu ăn, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên khối tỉnh: Thực hiện như đối với cơ quan nhà nước; khối huyện: Định mức tương ứng với mức lương tối thiểu vùng và các khoản đóng góp theo lương (5.300.000 đồng/người/tháng); kinh phí hoạt động trong định mức theo biên chế.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Bố trí từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Mục 2. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC TỈNH

Điều 9. Định mức phân bổ hoạt động an ninh, quốc phòng

Căn cứ nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối ngân sách, hằng năm ngân sách bố trí dự toán chi không thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

Điều 10. Định mức phân bổ chi hoạt động quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

1. Định mức phân bổ thực hiện tự chủ

a) Phân bổ quỹ tiền lương (mức lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định), gồm:

Phân bổ quỹ tiền lương đối với cán bộ, công chức thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 đảm bảo trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao (trường hợp chưa được giao biên chế thì tạm xây dựng bằng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021). Trường hợp dự kiến có biến động công chức (các trường hợp nghỉ hưu theo chế độ, hoặc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo danh sách đã được phê duyệt,.. ) trong thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021, tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo phân bổ quỹ tiền lương đối với cán bộ, công chức đúng thực tế cán bộ, công chức sẽ có mặt tại thời điểm tháng 01/2022.

Phân bổ quỹ tiền lương đối với số biên chế chưa tuyển dụng (nhưng vẫn đảm bảo trong tổng biên chế được giao) với hệ số lương bậc 1 của công chức loại A1 và các khoản đóng góp theo quy định.

Trường hợp trong năm có tuyển dụng công chức đối với chỉ tiêu biên chế chưa tuyển dụng, sẽ được bổ sung dự toán (nếu quỹ lương công chức tuyển dụng mới cao hơn quỹ lương đã phân bổ nêu trên) hoặc thu hồi dự toán (nếu quỹ lương công chức tuyển dụng mới thấp hơn quỹ lương đã phân bổ nêu trên) khi có quyết định tuyển dụng.

Bổ sung để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế có mặt tại thời điểm 09/2021, với hệ số nâng lương 0,33 và lương cơ sở 1.490.000 đồng.

Trường hợp trong năm có biến động công chức do nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội thì không thực hiện điều chỉnh giảm dự toán.

b) Phân bổ chi hoạt động thường xuyên

Cùng với nguồn thu phí được để lại và chi hoạt động thường xuyên được phân bổ, các đơn vị quản lý theo cơ chế tự chủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Định mức phân bổ cho hoạt động thường xuyên như sau:

Định mức chung phân bổ chi ngân sách:

Tiêu chí phân bổ

Định mức phân bổ

Cơ quan được giao từ 50 biên chế trở lên

40 triệu đồng/biên chế thực tế/năm

Cơ quan được giao từ 40 đến dưới 50 biên chế

43 triệu đồng/biên chế thực tế/năm

Cơ quan được giao từ 30 đến dưới 40 biên chế

47 triệu đồng/biên chế thực tế/năm

Cơ quan được giao dưới 30 biên chế

51 triệu đồng/biên chế thực tế/năm

Tùy thuộc vào hoạt động đặc thù của từng cơ quan, áp dụng hệ số phân bổ chi hoạt động thường xuyên như sau:

Các cơ quan thuộc khối Đảng: Hệ số 1,3.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Hệ số 1,2.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và Hội Cựu chiến binh tỉnh: Hệ số 1,1.

Các sở, ban, ngành còn lại là đơn vị dự toán cấp I: Hệ số 1,0.

Các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc đơn vị trực thuộc cấp sở: Hệ số 0,8.

Phân bổ chi đối với lao động theo Nghị định 68:

Phân bổ tiền lương theo quy định đối với lao động hợp đồng Nghị định 68 thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 (trong phạm vi chỉ tiêu được giao).

Phân bổ chi hoạt động: 50% định mức áp dụng đối với cơ quan, đơn vị.

2. Định mức phân bổ kinh phí chi hoạt động không tự chủ, gồm:

a) Phân bổ chi hoạt động đặc thù đối với: Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy theo phê duyệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh trong khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh và theo nội dung chi, mức chi hiện hành.

b) Phân bổ chi phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính; phục vụ công tác thu lệ phí, phí (đối với loại phí không được để lại).

c) Phân bổ chi mua sắm trang phục chuyên ngành đối với các ngành có quy định của Trung ương về trang phục chuyên ngành mức chi: 03 triệu đồng/người/năm.

d) Phân bổ chi thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động theo quy định ngoài tiền lương đã phân bổ.

đ) Phân bổ chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết ngành cấp tỉnh; hoạt động của Ban Chỉ huy Quân sự và Đội Tự vệ thành lập theo nội dung chi, mức chi hiện hành.

e) Phân bổ kinh phí thuê trụ sở; mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện dùng chung và chuyên dùng; sửa chữa lớn phương tiện vận chuyển; bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt; các nhiệm vụ chi đặc thù phát sinh không thường xuyên và các khoản chi khác không thuộc định mức phân bổ chi hoạt động thường xuyên quy định nêu trên.

g) Đối với các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao bổ sung nhiệm vụ, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng của ngân sách địa phương để bố trí kinh phí cho cơ quan, tổ chức này theo nội dung chi, mức chi hiện hành.

Điều 11. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp giáo dục (Trung học phổ thông, Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, 3)

1. Phân bổ quỹ tiền lương (mức lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định), gồm:

a) Phân bổ tiền lương đối với công chức, viên chức, nhân viên thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi định mức sau:

Định mức giáo viên/lớp: Trường THPT: 2,15 giáo viên/lớp, trường THPT chuyên: 3,10 giáo viên/lớp, trường PTDTNT tỉnh: 2,40 giáo viên/lớp, trường PTDTNT huyện có 2 cấp học: 2,30 giáo viên/lớp.

Định mức bình quân học sinh/lớp: bình quân 40 học sinh/lớp đối với trường THPT; bình quân 35 học sinh/lớp đối với trường THPT chuyên và phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, 3 và chênh lệch (+)/(-) 02 học sinh/lớp.

Định mức cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác văn phòng, thư viện, thiết bị, thí nghiệm theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TTLT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. b) Phân bổ để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số biên chế có mặt tại thời điểm 9/2021, với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp với mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

c) Phân bổ tiền lương đối với số giáo viên chưa tuyển so với định mức quy định theo hệ số lương 2,34 và các khoản đóng góp theo quy định để tuyển mới giáo viên hoặc chi trả dạy tăng, dạy thay, thỉnh giảng theo quy định.

2. Phân bổ chi hoạt động: Được xác định bằng 18% trong tổng dự toán chi, gồm: 82% là quỹ tiền lương và 18% là chi hoạt động.

Quỹ tiền lương được quy định tại khoản 1 Điều này và được sử dụng để:

Phân bổ chi không thường xuyên tại Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ chung toàn ngành (tăng cường cơ sở vật chất có tính chất không thường xuyên như: Mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, bàn ghế học sinh, bàn ghế tổ bộ môn, sửa chữa lớn trường, lớp, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đặc thù chung toàn ngành: Tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; tuyển sinh lớp 10; hội thi, bồi dưỡng học sinh giỏi; khen thưởng; xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi chung các cấp học;...

Phân bổ chi thường xuyên cho các trường để thực hiện nhiệm vụ được giao (phần còn lại sau khi bố trí nội dung trên) để: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (phát triển thể chất, văn thể mỹ, hoạt động trải nghiệm, phát triển văn hóa đọc,...); phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh ngoài các trường nội trú theo quy định; hoạt động tại khu nội trú học sinh; tăng cường cơ sở vật chất có tính chất thường xuyên: mua sắm bổ sung bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, trang thiết bị dạy học; sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản; phục vụ giảng dạy và học tập (kể cả dạy nghề phổ thông), công tác phí coi thi, chấm thi (kể cả thi tốt nghiệp và tuyển sinh 10), chi các hoạt động khác phục vụ dạy và học;...

3. Định mức phân bổ thực hiện các nhiệm vụ chi không thường xuyên:

a) Phân bổ tiền lương theo quy định đối với lao động hợp đồng Nghị định 68 thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 trong phạm vi chỉ tiêu được giao.

b) Chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định (ngoài tiền lương, phụ cấp đã phân bổ); chế độ, chính sách đối với học sinh và cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định; ...

c) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu phục vụ giảng dạy và học tập, hằng năm ngân sách bố trí để: Mua sắm máy móc, thiết bị dùng chung và chuyên dùng phục vụ giảng dạy và học tập theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt; thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án từ nguồn vốn sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 12. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm đào tạo lý luận chính trị)

1. Định mức ngân sách phân bổ chi thường xuyên để đặt hàng đào tạo chỉ tiêu học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam và đào tạo liên thông đối với người lao động có hộ khẩu thường trú và đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Nam theo cấp học, ngành học.

Định mức phân bổ ngân sách theo cấp học, ngành học như sau:

a) Đào tạo đại học (Cơ cấu quỹ tiền lương chiếm 50%/chi phí đào tạo)

Đào tạo đại học sư phạm: 14,475 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Đào tạo đại học khối xã hội: 7,075 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Đào tạo đại học khối tự nhiên: 8,175 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

b) Đào tạo cao đẳng (Cơ cấu quỹ tiền lương chiếm 45%/chi phí đào tạo):

Nhóm ngành, nghề: Nghệ thuật; kiến trúc và xây dựng; kỹ thuật; máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; sản xuất và chế biến; thú y; du lịch, khách sạn: 11,290 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Nhóm ngành, nghề: Kinh doanh và quản lý; pháp luật; báo chí và truyền thông; nhân văn; nông, lâm nghiệp và thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường; dịch vụ xã hội: 7,725 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Nhóm ngành, nghề y, dược: 18,872 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

c) Đào tạo trung cấp (Cơ cấu quỹ tiền lương chiếm 45%/chi phí đào tạo):

Nhóm ngành, nghề: Nghệ thuật; kiến trúc và xây dựng; kỹ thuật; máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; sản xuất và chế biến; thú y; du lịch, khách sạn: 9,975 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Nhóm ngành, nghề: Kinh doanh và quản lý; pháp luật; báo chí và truyền thông; nhân văn; nông, lâm nghiệp và thủy sản; môi trường và bảo vệ môi trường; dịch vụ xã hội: 6,840 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

Nhóm ngành, nghề y, dược: 15,098 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm.

d) Đối với đào tạo lưu học sinh Lào: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh và được tính như một chỉ tiêu tuyển sinh với định mức đào tạo bằng 1,1 so với định mức ngân sách phân bổ đào tạo đối với chỉ tiêu ngân sách cấp.

đ) Trường hợp trong năm các trường đã nỗ lực tuyển sinh nhưng do yếu tố khách quan, trường vẫn tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, dẫn đến chỉ tiêu bình quân đến cuối năm đạt dưới 80% chỉ tiêu bình quân tỉnh giao thì dự toán được phân bổ lại theo quỹ lương và chi hoạt động đối với 80% biên chế trong phạm vi biên chế được cấp thẩm quyền giao và định mức như đơn vị sự nghiệp lĩnh vực khác (trừ y tế, giáo dục).

2. Định mức phân bổ không thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ:

a) Hoạt động của Ban chỉ huy Quân sự và Đội tự vệ được thành lập theo quy định.

b) Chế độ, chính sách đối với: Công chức, viên chức và người lao động theo quy định (ngoài tiền lương đã cơ cấu trong chi phí đào tạo) và chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên theo quy định.

c) Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với lưu học sinh Lào học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các chế độ chưa tính trong định mức phân bổ chi thường xuyên, tự chủ trên.

d) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu phục vụ dạy và học, cùng với nguồn tài chính tại đơn vị, hằng năm ngân sách bố trí để hỗ trợ mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ giảng dạy và học tập; sửa chữa lớn phương tiện vận chuyển; bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt; các nhiệm vụ chi đặc thù phát sinh không thường xuyên, các chương trình, kế hoạch, dự án từ nguồn vốn sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 13. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp y tế

1. Đối với các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và Bệnh viện thành phố Hội An (gọi chung là cơ sở y tế điều trị):

Thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018, Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp (giá dịch vụ đã bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, chi phí quỹ tiền lương).

Các cơ sở y tế điều trị bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp trong năm 2022, tiền lương của số lao động thực tế có mặt trong phạm vi chỉ tiêu biên chế Nhà nước giao chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến nguồn thu hoạt động dịch vụ không đảm bảo nhu cầu chi hoạt động thường xuyên theo quy định thì ngân sách phân bổ trên cơ sở giường bệnh thực tế và theo nguyên tắc sau:

Xác định dự toán thu: Tính đúng, tính đủ các khoản thu hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp, thu khác theo quy định của Nhà nước; đồng thời, xác định các khoản chi phí trực tiếp phục vụ thu (số thu đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để chi hoạt động thường xuyên là số thu sau khi đã trừ các khoản chi phí: Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

Xác định dự toán chi, gồm:

Quỹ tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng đối với công chức, viên chức, nhân viên, hợp đồng chuyên môn (nếu có) thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

Chi hoạt động thường xuyên: 65 triệu đồng/giường bệnh/năm.

2. Định mức phân bổ chi thường xuyên đối với cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh:

a) Quỹ tiền lương đối với công chức, viên chức, nhân viên, hợp đồng chuyên môn (nếu có) thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

b) Chi hoạt động thường xuyên: Phân bổ theo số công chức, viên chức, nhân viên thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện nhiệm vụ này, với định mức chi bằng 90% định mức chi hoạt động quản lý nhà nước, cụ thể như sau:

Đơn vị được giao 50 biên chế trở lên: 36 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao 40 đến dưới 50 biên chế: 39 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao 30 đến dưới 40 biên chế: 42 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao dưới 30 biên chế: 46 triệu đồng/biên chế thực tế /năm.

3. Định mức phân bổ chi thường xuyên đối với các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:

a) Đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

Thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018, Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp (giá dịch vụ đã bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, chi phí quỹ tiền lương).

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp trong năm 2022, tiền lương của số lao động thực tế có mặt trong phạm vi chỉ tiêu biên chế Nhà nước giao chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến nguồn thu hoạt động dịch vụ không đảm bảo nhu cầu chi hoạt động thường xuyên theo quy định thì ngân sách phân bổ trên cơ sở giường bệnh thực tế và theo nguyên tắc sau:

Xác định dự toán thu: Tính đúng, tính đủ các khoản thu hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp, thu khác theo quy định của Nhà nước; đồng thời, xác định các khoản chi phí trực tiếp phục vụ thu (số thu đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để chi hoạt động thường xuyên là số thu sau khi đã trừ các khoản chi phí: thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

Xác định dự toán chi, gồm:

Quỹ tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn), theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng đối với công chức, viên chức, nhân viên, hợp đồng chuyên môn (nếu có) thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

Chi hoạt động thường xuyên: 60 triệu đồng/giường bệnh/năm.

b) Đối với hoạt động dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, hoạt động của Trạm Y tế:

Quỹ tiền lương (mức lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định) đối với công chức, viên chức, nhân viên, hợp đồng chuyên môn (nếu có) thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

Chi hoạt động thường xuyên: Phân bổ theo số công chức, viên chức, nhân viên thực hiện công tác y tế dự phòng thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao với định mức chi bằng 80% định mức chi hoạt động quản lý nhà nước, cụ thể như sau:

Đơn vị được giao 50 biên chế trở lên: 32 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao 40 đến dưới 50 biên chế: 34 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao 30 đến dưới 40 biên chế: 38 triệu đồng/biên chế thực tế/năm.

Đơn vị được giao dưới 30 biên chế: 41 triệu đồng/ biên chế thực tế /năm.

4. Đối với đơn vị do ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, ngân sách phân bổ chi đối với lao động theo Nghị định 68, gồm:

Phân bổ tiền lương theo quy định đối với lao động hợp đồng Nghị định 68 thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 (trong phạm vi chỉ tiêu được giao).

Phân bổ chi hoạt động: Hệ số 0,5 so với định mức áp dụng đối với cơ quan, đơn vị.

5. Ngân sách phân bổ chi không thường xuyên, gồm:

a) Phân bổ chi phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em tại các tổ dân phố, khối phố, khu phố theo quy định hiện hành.

b) Đối với các Bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, phân bổ 300 triệu đồng/đơn vị/năm để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống các bệnh: Lao, da liễu, tâm thần.

c) Phân bổ chi hoạt động của Ban Chỉ huy Quân sự và Đội tự vệ được thành lập theo quy định.

d) Phân bổ chi các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định (ngoài tiền lương đã cơ cấu trong chi phí).

đ) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu phục vụ khám, chữa bệnh, thực hiện công tác y tế dự phòng, hoạt động đặc thù, hằng năm ngân sách bố trí mua sắm máy móc, thiết bị dùng chung và chuyên dùng; sửa chữa lớn phương tiện vận chuyển; bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt; các nhiệm vụ chi đặc thù phát sinh không thường xuyên, các chương trình, kế hoạch, dự án từ nguồn vốn sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 14. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp còn lại

1. Định mức ngân sách phân bổ chi thường xuyên

a) Phân bổ tiền lương (mức lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định) đối với viên chức, hợp đồng chuyên môn (nếu có), hợp đồng lao động thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và định mức lao động được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

b) Chi hoạt động thường xuyên:

Chỉ tiêu

Định mức phân bổ

(triệu đồng/số người làm việc thực tế /năm)

Đơn vị trực thuộc tỉnh (bằng 100% QLNN cấp Sở)

Đơn vị trực thuộc cấp Sở (bằng 80% QLNN cấp Sở)

Cơ quan được giao số người làm việc từ 50 biên chế trở lên

40

32

Cơ quan được giao số người làm việc từ 40 đến dưới 50 biên chế

43

34

Cơ quan được giao số người làm việc từ 30 đến dưới 40 biên chế

47

38

Cơ quan được giao số người làm việc dưới 30 biên chế

51

41

Đối với hợp đồng lao động trong phạm vi định mức lao động được cấp có thẩm quyền giao được phân bổ chi hoạt động thường xuyên bằng 50% định mức tương ứng theo số lượng hợp đồng lao động thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021.

c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, ngân sách phân bổ chi đối với lao động theo Nghị định 68, gồm:

Phân bổ tiền lương theo quy định đối với lao động hợp đồng Nghị định số 68 thực tế có mặt tại thời điểm tháng 9/2021 (trong phạm vi chỉ tiêu được giao).

Phân bổ chi hoạt động: hệ số 0,5 so với định mức áp dụng đối với cơ quan, đơn vị.

2. Ngân sách phân bổ chi hoạt động đặc thù ngoài định mức chi thường xuyên, gồm:

a) Hoạt động của Ban Chỉ huy Quân sự và Đội Tự vệ được thành lập theo quy định.

b) Chế độ, chính sách đối với: Công chức, viên chức, người lao động, học viên,… theo quy định (ngoài tiền lương đã cơ cấu trong chi phí).

c) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu phục vụ phát triển sự nghiệp công và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hằng năm cùng với nguồn tài chính của đơn vị, ngân sách bố trí để mua sắm máy móc, thiết bị dùng chung và chuyên dùng; sửa chữa lớn phương tiện vận chuyển; bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt; tiền điện, nước tại các cơ sở xã hội; các nhiệm vụ chi đặc thù phát sinh không thường xuyên, các chương trình, kế hoạch, dự án từ nguồn vốn sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 15. Định mức phân bổ hoạt động đối với các tổ chức hội

1. Tổ chức Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

a) Định mức phân bổ không tự chủ, gồm:

Quỹ tiền lương: Mức lương, thù lao (nếu có), các khoản phụ cấp lương (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định với mức lương cơ sở 1.490.000 đồng đối với số lao động thực tế có mặt trong phạm vi chỉ tiêu biên chế hoặc định mức lao động được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt theo hệ số lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định.

Chi hoạt động: Phân bổ theo số lao động thực tế có mặt trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao, với định mức chi: 46 triệu đồng/người/năm.

b) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và hoạt động được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hằng năm ngân sách bố trí để thực hiện những nhiệm vụ này theo các quy định hiện hành.

2. Các tổ chức Hội còn lại: Tự bảo đảm kinh phí, hoạt động theo điều lệ và tuân thủ pháp luật, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

3. Đối với hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chương trình của Hội đề ra thì các tổ chức Hội tự cân đối từ nguồn kinh phí hợp pháp để thực hiện.

Mục 3. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Điều 16. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục

1. Định mức phân bổ cho ngân sách cấp huyện

Theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn (bao gồm cả trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện).

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương: Được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8 với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 6,5; khu vực miền núi thấp là: 6,7; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 6,9; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 82/18: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (82%), để xác định kinh phí cho hoạt động (18%).

Cách xác định: Kinh phí chi hoạt động = Quỹ tiền lương/82 x 18.

c) Tiêu chí bổ sung:

Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú được phân bổ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 2 lần mức lương cơ sở/tháng/30 học sinh; số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm 1 lần định mức, nhưng tối đa không quá 05 lần định mức nêu trên cho một trường và không quá 09 tháng/01 năm (theo Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Đối với các trường phổ thông có tổ chức nấu ăn cho học sinh tập trung được phân bổ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 2 lần mức lương cơ sở/tháng/35 học sinh; số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm 1 lần định mức, nhưng tối đa không quá 5 lần định mức nêu trên cho một trường và không quá 09 tháng/01 năm (theo Nghị quyết số 39/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68 (bao gồm cả lao động làm công việc cấp dưỡng cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú), định mức phân bổ là 5.300.000 đồng/người/tháng.

Phân bổ để thực hiện mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa và vệ sinh trường lớp học với mức 200 triệu đồng/trường/năm.

Đối với các chế độ về phụ cấp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; trợ cấp học bổng cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; chính sách hỗ trợ học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3,4,5 tuổi theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ; chế độ hỗ trợ giáo dục mầm non theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021; kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính được bổ sung có mục tiêu hằng năm theo thực tế...

2. Định mức chi ngân sách cấp xã:

Định mức phân bổ là 40 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến sự nghiệp giáo dục do xã, phường, thị trấn quản lý.

Điều 17. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo

Định mức phân bổ chi để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ công chức viên chức của cấp huyện, cấp xã và Đảng viên không phải là công chức viên chức: Số lượng bồi dưỡng thường xuyên hằng năm bằng 30%/tổng số lượng đối tượng; Mức hỗ trợ: 450.000 đồng/người/năm, nhưng tối đa không quá 450 triệu đồng/huyện/năm.

Điều 18. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện.

Định mức phân bổ 150 triệu đồng/huyện/năm để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan.

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã

Định mức phân bổ 30 triệu đồng/xã/năm để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động khác có liên quan.

Điều 19. Định mức phân bổ chi ứng dụng khoa học công nghệ

Phân bổ có mục tiêu theo số phát sinh hằng năm.

Điều 20. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hoá thông tin

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 4,5; khu vực miền núi thấp là: 4,5; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 5,0; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 80/20: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (80%), để xác định kinh phí cho hoạt động (20%).

Cách xác định: Kinh phí chi hoạt động = Quỹ tiền lương/80 x 20

c) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ để chi cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin 600 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp huyện nêu trên.

Phân bổ cho thành phố Tam Kỳ (đô thị tỉnh lỵ): 800 triệu đồng/năm; thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và huyện Núi Thành: 300 triệu đồng/địa phương/năm; các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh: 150 triệu đồng/huyện/năm để bổ sung nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động trực quan.

Phân bổ cho 09 huyện miền núi: 150 triệu đồng/huyện/năm để thực hiện chính sách ưu tiên văn hóa của Đảng và Nhà nước đối với miền núi và vùng đồng bào dân tộc ít người.

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68, định mức phân bổ là 5.300.000 đồng/người/tháng.

Phân bổ kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và các hoạt động liên quan đến quản lý di sản văn hóa vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận: 15.000 triệu đồng/di sản/năm.

Phân bổ để quản lý, vận hành, sửa chữa thường xuyên các khu dịch tích: Khu di tích lịch sử Trung trung bộ Nước Oa huyện Bắc Trà My: 2.000 triệu đồng/năm, Khu di tích căn cứ Khu ủy Khu V huyện Hiệp Đức: 500 triệu đồng/năm, Khu di tích lịch sử Đặc khu ủy Quảng Đà huyện Duy Xuyên: 500 triệu/năm.

2. Định mức chi ngân sách cấp xã:

Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin cấp xã là: 120 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

Định mức bao gồm hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

Điều 21. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao.

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện.

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2 Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 4,5; khu vực miền núi thấp là: 4,5; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 5,0; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 80/20: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (80%), để xác định kinh phí cho hoạt động ( 20%).

Cách xác định: Kinh phí chi hoạt động = Quỹ tiền lương/80 x 20

c) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ để chi cho các hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao hằng năm: 300 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ nêu trên.

Phân bổ cho ngân sách 09 huyện miền núi: 150 triệu đồng/huyện/năm để tổ chức và tham gia hoạt động thể thao các dân tộc miền núi truyền thống hằng năm.

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68, định mức phân bổ: 5.300.000 đồng/người/tháng.

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã.

Ngân sách cấp xã chủ yếu là chi tổ chức các giải thi đấu thể thao tại xã, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại cộng đồng dân cư, Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn.

Định mức phân bổ chi hoạt động thể dục thể thao: 80 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

Định mức bao gồm hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

Điều 22. Định mức phân bổ chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 4,5; khu vực miền núi thấp là: 4,5; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 5,0; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 80/20: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (80%), để xác định kinh phí cho hoạt động (20%).

Cách xác định: Kinh phí chi hoạt động = Quỹ tiền lương/80 x 20.

c) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ để chi cho các hoạt động sự nghiệp truyền thanh, truyền hình của Đài huyện là 400 triệu đồng/huyện/năm.

Phân bổ để chi hoạt động của Trạm phát lại truyền hình liên xã là 50 triệu đồng/trạm/năm.

Phân bổ cho 06 huyện miền núi cao 100 triệu đồng/huyện/năm để đầu tư mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình.

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68, phân bổ theo định mức là 5.300.000 đồng/người/tháng.

2. Định mức chi ngân sách cấp xã:

Định mức phân bổ chi sự nghiệp truyền thanh cho ngân sách cấp xã nhằm đảm bảo hoạt động và phát triển các Đài truyền thanh và Trạm phát thanh FM cấp xã (chế độ tiền lương cán bộ phụ trách truyền thanh đã được tính cho cán bộ xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã).

Phân bổ chi hoạt động của Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cấp xã là 80 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

Điều 23. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội.

Định mức phân bổ để thực hiện nhiệm vụ: bảo trợ xã hội thường xuyên, bảo trợ đột xuất; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách người có công; công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động, việc làm; quản lý đối tượng chính sách, đối tượng xã hội... theo quy định hiện hành.

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện

a) Phân bổ kinh phí để thực hiện các hoạt động đảm bảo xã hội trên địa bàn: 1.200 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ nêu trên.

b) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ thêm cho các huyện miền núi để tăng nguồn bảo trợ xã hội, vận chuyển hàng cứu trợ, dự trữ gạo cứu đói, phòng chống thiên tai, lũ lụt và cứu trợ đột xuất…,với mức: huyện miền núi thấp: 250 triệu đồng/huyện/năm; huyện miền núi cao: 300 triệu đồng/huyện/năm.

c) Hỗ trợ có mục tiêu theo thực tế các nhiệm vụ sau:

Hỗ trợ thăm hỏi, động viên gia đình chính sách người có công vào dịp kỷ niệm ngày 27 tháng 7 và Tết Nguyên đán hằng năm với mức chi cụ thể: Thăm và tặng quà tết Nguyên đán là 500.000 đồng/đối tượng, thăm và tặng quà ngày 27 tháng 7 là 400.000 đồng/đối tượng.

Bổ sung kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng xã hội theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Bổ sung kinh phí chi trả trợ cấp hằng tháng cho Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 29/2016/QĐ-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính.

Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng (thanh niên xung phong, Cựu chiến binh, tham gia kháng chiến Lào, Cam phu chia) theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP , Nghị định số 157/2016/NĐ-CP , Quyết định 188/2007/QĐ-CP, Quyết định 142/2008/QD-CP, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .

Bổ sung kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP ngày 20/5/2019 của Chính phủ.

Bổ sung kinh phí phí chi trả chế độ bảo trợ xã hội qua Bưu điện.

Tùy theo khả năng quản lý mà Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân cấp cho cấp xã thực hiện các nhiệm vụ bổ sung nêu trên cho phù hợp.

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp đảm bảo xã hội: 100 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

Điều 24. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính

1. Định mức phân chi ngân sách cấp huyện.

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 6,5; khu vực miền núi thấp là: 6,7; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 6,9; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68, định mức phân bổ 5.300.000 đồng/người/tháng.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 75/25: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (75%), để xác định kinh phí cho hoạt động ( 25%).

Cách xác định: Kinh phí chi hoạt động = Quỹ tiền lương/75 x 25

c) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ cho hoạt động của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, hội đoàn thể cấp huyện với mức 4.000 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ nêu trên.

Phân bổ để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động gắn liền với nhiệm vụ của nhà nước 100 triệu đồng/tổ chức/năm, tối đa không quá 6 hội/huyện, thị xã, thành phố. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng tổ chức do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.

Phân bổ cho huyện Nam Giang, Tây Giang với mức 200 triệu đồng/xã biên giới/năm để tạo điều kiện quan hệ tiếp xúc với các huyện nước bạn Lào.

Đối với huyện có xã miền núi, hải đảo được phân bổ 100 triệu đồng/xã miền núi, hải đảo.

Phân bổ mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, với mức 2.000 triệu đồng/huyện/năm.

Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 1.000 triệu đồng/huyện/năm.

2. Định mức phân bổ chi cấp xã

2.1. Định mức chi cho cán bộ công chức và chuyên trách cấp xã, cán bộ không chuyên trách cấp xã (bao gồm cả nhân viên thú y xã).

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 4,9; khu vực miền núi thấp là: 4,9; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 5,1; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Phân bổ đủ phụ cấp, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 03/10/2019 và Nghị quyết số 29/2021/NQ- HĐND ngày 29/9/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phân bổ thêm 01 định suất nhân viên thú y cấp xã, bằng mức phụ cấp của các chức danh người hoạt động không chuyên trách khác của cấp xã quy định tại Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 03/10/2019 và Nghị quyết số 29/2021/NQ- HĐND ngày 29/9/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 75/25: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a và phụ cấp tại điểm b mục này (75%), để xác định kinh phí cho hoạt động (25%).

Cách xác định: Kinh phí hoạt động = (Quỹ tiền lương /75) x 25

d) Tiêu chí bổ sung:

Phân bổ thêm kinh phí hoạt động của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể cấp xã với mức 1.000 triệu đồng/năm. Hội đồng nhân dân cấp xã, căn cứ kế hoạch và tình hình hoạt động cụ thể trong năm của từng đoàn thể mà có sự phân bổ phù hợp.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% mức bổ sung trên tổ dân phố tăng thêm so với thôn, tổ dân phố bình quân.

Phân bổ để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động gắn liền với nhiệm vụ của nhà nước 100 triệu đồng/xã/năm.

Phân bổ kinh phí đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, Ban công tác Mặt trận ở Khu dân cư để thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo mức quy định tại Nghị quyết số 11/2018/NQ- HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phân bổ mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, với mức 300 triệu đồng/xã/năm.

Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 100 triệu đồng/xã/năm.

2.2. Định mức phân bổ chi cho những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Phân bổ đủ phụ cấp, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phân bổ chi hoạt động 30 triệu đồng/thôn/năm.

Điều 25. Định mức phân bổ chi an ninh địa phương

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện

a) Định mức phân bổ kinh phí chi hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội cấp huyện: 600 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ nêu trên.

b) Tiêu chí bổ sung:

Đối với các huyện có xã biên giới, hải đảo được phân bổ theo mức 30 triệu đồng/xã biên giới, hải đảo/năm.

Phân bổ 200 triệu đồng/huyện/năm để cùng với định mức trên đảm bảo an ninh cho các khu vực đặc thù (Khu kinh tế, khu công nghiệp, cửa khẩu, lao động vãng lai nhiều, địa bàn tiếp giáp với tỉnh, thành phố khác).

Riêng huyện Núi Thành ngoài đặc thù nêu trên, còn có sân bay, cảng biển, ... được phân bổ thêm 200 triệu đồng/năm.

Phân bổ kinh phí hoạt động quản lý khai thác khoáng sản, lâm sản là 500 triệu đồng/huyện/năm (trừ thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An).

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã.

a) Phân bổ kinh phí chi hoạt động giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội cấp xã: 60 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

b) Tiêu chí bổ sung:

Đối với các xã loại 1 được phân bổ 15 triệu đồng/xã/năm; xã loại 2 phân bổ 12 triệu đồng/xã/năm; xã loại 3 phân bổ 8 triệu đồng/xã/năm.

Điều 26. Định mức phân bổ chi quốc phòng địa phương

1. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp huyện

a) Định mức phân bổ kinh phí chi hoạt động quốc phòng cấp huyện: 900 triệu đồng/huyện/năm.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ nêu trên.

b) Tiêu chí bổ sung:

Đối với các huyện có xã biên giới, hải đảo được phân bổ theo mức 30 triệu đồng/xã biên giới, hải đảo/năm.

Đối với kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Dự bị động viên được phân bổ theo mục tiêu theo khả năng ngân sách và thực tế. Căn cứ vào yêu cầu quản lý đặc thù của ngành mà phân cấp các nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách cấp xã trực tiếp thực hiện.

2. Định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã

a) Định mức phân bổ kinh phí chi hoạt động quốc phòng cấp xã: 60 triệu đồng/xã/năm.

Đối với các xã, phường, thị trấn có số thôn, tổ dân phố cao hơn số thôn, tổ dân phố bình quân (1.240 thôn/241 xã = 05 thôn, tổ dân phố/xã) thì cứ mỗi thôn, tổ dân phố tăng thêm được phân bổ thêm 5% định mức phân bổ cấp xã nêu trên.

b) Tiêu chí bổ sung:

Đối với các xã loại 1 được phân bổ 15 triệu đồng/xã/năm; xã loại 2 phân bổ 12 triệu đồng/xã/năm; xã loại 3 phân bổ 8 triệu đồng/xã/năm.

Điều 27. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

Kinh phí phân bổ cho sự nghiệp kinh tế bao gồm cả kinh phí hoạt động, chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp kinh tế, các trạm, trại thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương cấp huyện và phần đối ứng của ngân sách cấp huyện cho các đề án, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định, thu hút đầu tư, phát triển khu, cụm công nghiệp, quản lý lâm sản, khoáng sản....

1. Hoạt động sự nghiệp kinh tế

Căn cứ định mức Trung ương phân bổ, sau khi dành nguồn để thực hiện một số mục tiêu theo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh, đối ứng chương trình mục tiêu định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế năm 2022 cho ngân sách cấp huyện (bao gồm ngân sách cấp xã) được tính bằng 7% trên tổng các khoản chi thường xuyên theo định mức nêu trên (không bao gồm các nhiệm vụ chi được bổ sung theo mục tiêu).

2. Định mức theo quỹ tiền lương

a) Phân bổ theo quỹ tiền lương.

Quỹ tiền lương được xác định theo điểm b, khoản 2, Điều 8, với hệ số lương bình quân khu vực: Khu vực đồng bằng là: 4,9; khu vực miền núi thấp là: 4,9; khu vực miền núi cao, hải đảo là: 5,1; riêng đối với các xã biên giới đất liền được cộng thêm 1,0.

Phân bổ để nâng lương định kỳ (kể cả các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định) bằng 1/3 số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2021, với hệ số nâng lương 0,33 và mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.

b) Chi hoạt động: Đảm bảo tỉ lệ 80/20: Quỹ tiền lương xác định theo điểm a mục này (80%), để xác định kinh phí cho hoạt động (20%).

Cách xác định: Kinh phí hoạt động = (Quỹ tiền lương /80 x 20).

3. Tiêu chí bổ sung

Phân bổ mỗi huyện, thị xã, thành phố 1.000 triệu đồng/năm để tạo điều kiện hỗ trợ thu hút đầu tư, phát triển khu, cụm công nghiệp.

Phân bổ để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch theo quy định và sự nghiệp kinh tế khác là 1.000 triệu đồng/huyện/năm.

Hợp đồng lao động theo Nghị định 68, định mức phân bổ 5.300.000 đồng/người/tháng.

Phân bổ để thực hiện nhiệm vụ kiến thiết thị chính: Thành phố Tam Kỳ 150.000 triệu đồng/năm, thành phố Hội An 80.000 triệu đồng/năm, thị xã Điện Bàn 50.000 triệu đồng/năm, huyện Núi Thành 40.000 triệu đồng/năm, các địa phương còn lại 30.000 triệu đồng/huyện/năm; riêng đối với các huyện có thị trấn thứ 2 trở lên thì được tăng thêm 10.000 triệu đồng/thị trấn/năm; đối với các huyện có số đơn vị hành chính cấp xã cao hơn số đơn vị hành chính cấp xã bình quân (241 xã/18 huyện = 13 xã/huyện) thì cứ mỗi xã tăng thêm được phân bổ thêm 1.000 triệu đồng; đối với các huyện chưa có thị trấn (Nam Trà My, Tây Giang và Nông Sơn) được phân bổ thêm 5.000 triệu đồng/huyện/năm để hoàn thiện các tiêu chí công nhận thị trấn.

Phân bổ kinh phí để đối ứng triển khai các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chương trình Trung ương bổ sung có mục tiêu (bao gồm 3 chương trình mục tiêu quốc gia) cho các thị xã, thành phố và các huyện thuộc khu vực đồng bằng với mức 10.000 triệu đồng/năm/huyện và các huyện miền núi với mức 5.000 triệu đồng/năm/huyện.

Phân bổ kinh phí sự nghiệp kinh tế cho xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An và xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, với mức 5.000 triệu đồng/xã/năm.

4. Bổ sung có mục tiêu để thực hiện:

Bổ sung để thực hiện duy trì các xã đạt chuẩn nông thôn mới là 500 triệu đồng/xã/năm.

Bổ sung để thực hiện: Các chương trình, đề án của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực phát triển kinh tế, nông nghiệp và nông thôn... theo nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách. Hỗ trợ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 35/2015/ NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ; kinh phí cấp bù thủy lợi phí được phân bổ theo thực tế.

5. Ủy quyền phân cấp

Căn cứ năng lực quản lý thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế của cấp xã, Hội đồng nhân dân cấp huyện phân bổ ngân sách trong tổng mức sự nghiệp kinh tế cho ngân sách cấp xã để thực hiện.

Điều 28. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

Đảm bảo môi trường trên địa bàn, bao gồm xử lý, thu gom rác thải; xử lý nước thải; dọn dẹp môi trường qua bão, lũ, lụt; dịch bệnh vật nuôi trên địa bàn cấp huyện (Môi trường do dịch bệnh trên người được bổ sung mục tiêu)

a) Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường:

Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho cấp huyện theo tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể:

Phường, thị trấn (bao gồm trung tâm hành chính 3 huyện chưa có thị trấn); xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An; xã đảo Tam Hải huyện Núi Thành: 300 triệu đồng/phường, thị trấn/năm.

Xã khu vực đồng bằng: 250 triệu đồng/xã/năm.

Xã khu vực miền núi thấp : 200 triệu đồng/xã/năm.

Xã khu vực miền núi cao: 150 triệu đồng/xã/năm.

b) Tiêu chí bổ sung

Đối với các địa phương có khu công nghiệp, khu xử lý rác thải, nước thải được phân bổ 300 triệu đồng/khu/năm, cụm công nghiệp được phân bổ 100 triệu đồng/cụm/năm.

Riêng đối với các địa phương có khu xử lý rác thải tập trung chứa rác thải toàn tỉnh thì được phân bổ 1.000 triệu đồng/khu/năm.

Phân bổ cho thành phố Tam Kỳ 6.000 triệu đồng/năm để tăng thêm nguồn xử lý môi trường và nước thải đô thị tỉnh lỵ; thành phố Hội An 2.000 triệu đồng/năm để xử lý môi trường phố cổ; huyện Núi Thành 2.000 triệu đồng/năm để xử lý môi trường Khu kinh tế mở Chu Lai, sân bay, cảng biển.

c) Phân cấp ủy quyền.

Ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp huyện: Căn cứ vào tình hình thực tế về xử lý môi trường ở cấp xã, để phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho cấp xã phù hợp trong tổng mức sự nghiệp môi trường được phân bổ để đảm bảo công tác môi trường ở địa phương.

Điều 29. Định mức phân bổ chi khác ngân sách

Định mức chi khác ngân sách cho từng cấp ngân sách hằng năm bằng 0,5% (năm phần nghìn) trên tổng các khoản chi thường xuyên theo định mức nêu trên (không bao gồm các nhiệm vụ chi được bổ sung theo mục tiêu).

Điều 30. Dự phòng ngân sách

Phân bổ vào dự toán ngân sách từng cấp khoản dự phòng ngân sách bằng 2% (hai phần trăm) tổng dự toán chi ngân sách cấp đó (không bao gồm các nhiệm vụ chi được bổ sung theo mục tiêu).

Điều 31. Bổ sung cho các địa phương tự cân đối ngân sách

Đối với các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối, được phân bổ thêm kinh phí chi thường xuyên, cụ thể:

Địa phương có các khoản thu phân chia phát sinh trên địa bàn, điều tiết ngân sách tỉnh dưới 80% được phân bổ thêm 10% định mức chi hoạt động xác định theo quỹ lương.

Địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia phát sinh trên địa bàn, điều tiết ngân sách tỉnh từ 80% trở lên được phân bổ thêm 15% định mức chi hoạt động xác định theo quỹ lương.

Điều 32. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách

1. Hằng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung tăng thêm theo mục tiêu ngoài định mức phân bổ cho các đơn vị dự toán ngân sách tỉnh và ngân sách các huyện, thị xã, thành phố; bổ sung tăng thêm số bổ sung cân đối so với năm đầu thời kỳ ổn định cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh để đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi.

Trường hợp thu ngân sách giảm thì giảm định mức phân bổ để đảm bảo cân đối ngân sách.

Trong điều hành ngân sách có biến động giảm chi (giảm biên chế, điều chuyển biên chế, giảm mức chi, giảm đối tượng thụ hưởng, sắp xếp lại đơn vị, giảm nhiệm vụ chi ….), thì giảm định mức phân bổ tương ứng.

2. Hằng năm, ngân sách cấp huyện có phát sinh nguồn thu lớn từ các dự án mới, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định tỷ lệ để lại cho ngân sách địa phương nhằm hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu.

3. Các chế độ chính sách cấp có thẩm quyền ban hành sau 30/9/2021 (kể cả điều chỉnh tăng mức, tăng đối tượng), ngân sách tỉnh sẽ bổ sung có mục tiêu trong giai đoạn 2022-2025.

4. Số tăng thu (sau khi trích tạo nguồn cải cách tiền lương), tiết kiệm chi hằng năm được sử dụng bổ sung vốn đầu tư và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Điều 32. Thời điểm áp dụng

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương bao gồm các khoản chi theo chế độ, chính sách mới được nhà nước ban hành đến ngày 30/9/2021 và được áp dụng cho năm ngân sách 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 36/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước do tỉnh Quảng Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.335

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!