HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 138/NQ-HĐND
|
Điện Biên, ngày
14 tháng 7 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
KẾT
QUẢ GIÁM SÁT "VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2018/NQ-HĐND NGÀY 07/12/2018 CỦA HĐND TỈNH ĐIỆN BIÊN BAN HÀNH CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2019-2023"
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 121/BC-ĐGS, ngày
05 tháng 7 năm 2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về "Việc thực hiện Nghị
quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2019-2023"; ý kiến thảo luận
của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Báo cáo số 121/BC-ĐGS, ngày 05/7/2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả
giám sát: "Việc thực hiện Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Điện Biên ban hành
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2019-2023" với một số
nội dung trọng tâm như sau:
1. Kết quả đạt được
Từ năm 2019 - 2022, đã thực hiện hỗ trợ 06 chính sách với tổng kinh phí là 93.331,82 triệu
đồng/124.440 triệu đồng phân bổ, đạt 75%. Cụ thể: có 09/10
huyện, thị xã, thành phố thực hiện hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, với 79 dự án liên kết, kinh
phí hỗ trợ là 53.536,72 triệu đồng, chiếm 43% kinh phí giao. Thành phố Điện
Biên Phủ và huyện Điện Biên đã hỗ trợ cải tạo đàn bò địa phương bằng phương
pháp thụ tinh nhân tạo cho 1.856 con bò cái sinh sản, kinh phí là 845,61 triệu
đồng, chiếm 0,85% kinh phí giao. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng bệnh cho gia súc,
gia cầm với kinh phí là 15.897 triệu đồng; hỗ trợ tiền công, vật
tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm phòng, công phun hóa chất sát trùng tại 10 huyện, thị
xã, thành phố là 12.294 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho chủ vật nuôi có gia
súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin là 22,3 triệu đồng; hỗ trợ
tập huấn kỹ thuật, kiến thức cho viên chức và nhân viên thú y cơ sở với kinh
phí là 614,42 triệu đồng. Hỗ trợ sản xuất, phát triển lâm nghiệp, kinh phí là
5.817,53 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển cây Hoa Anh Đào với
diện tích 26,9 ha, đạt 38,4% mục tiêu giai đoạn 2020-2025, kinh phí là 2.752,38
triệu đồng. Hỗ trợ phát triển thủy sản nuôi các loài cá có giá trị kinh tế
trong lồng tại các hồ thủy lợi, thủy điện, kinh phí là 4.227,16 triệu đồng.
Qua 04 năm triển khai thực hiện chính sách đã
mang lại một số hiệu quả thiết thực: thu hút nhiều doanh nghiệp,
hợp tác xã trong và ngoài tỉnh, cùng các hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp, giải quyết một số tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của địa
phương, nâng cao trình độ canh tác, thay đổi phương thức sản xuất của người
dân, doanh nghiệp theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa tập
trung gắn với thế mạnh, lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường. Nhiều hộ
gia đình đã chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị hàng hóa, tăng thu nhập và mức sống của người dân.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Về cơ chế chính sách: Hiệu quả chính sách chưa thực
sự rõ ràng, chưa tương xứng với số kinh phí đã thực hiện. Chính sách hỗ trợ còn
dàn trải, một số nội dung hỗ trợ có định mức thấp nên chưa nhận
được sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, như: hỗ trợ dồn điền, đổi
thửa; hỗ trợ nuôi cá Tầm, cá Hồi vân trong bể xây; hỗ trợ thêm để chuyển đổi đất
nương sang trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh; hỗ trợ phát triển hoa Anh
Đào; hỗ trợ mở điểm thụ tinh nhân tạo và đào tạo dẫn tinh viên;… Một số nội
dung hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế và định hướng cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2023 như hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò địa
phương bằng phối giống trực tiếp; hỗ trợ thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn
làm con giống….
- Về phía UBND các cấp: Công tác chỉ đạo, điều
hành, tổ chức triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
đến với Nhân dân của một số chính quyền địa phương chưa tốt, nhất là cấp xã,
thôn, bản; có nơi, người đứng đầu chính quyền cơ sở chưa nắm chắc các chính
sách hỗ trợ, thiếu sự phối hợp, thống nhất, làm ảnh hưởng đến công tác triển
khai tổ chức thực hiện. Huyện Điện Biên Đông chỉ tổ chức triển khai được một nội
dung chính sách (Hỗ trợ thú y) song kinh phí hỗ trợ, không sử dụng đúng nguồn
theo quy định. Huyện Nậm Pồ chưa xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực
hiện các chính sách hỗ trợ.
- Về phía Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn: Là cơ quan được giao chủ trì tham mưu, hướng dẫn triển khai chính
sách, song công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách hỗ
trợ chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục (trong 04 năm triển khai thực hiện
chính sách, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ tiến hành 02 cuộc kiểm
tra việc thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tủa Chùa, Điện
Biên, Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay); Công tác phối hợp
liên ngành để tham mưu, đề xuất nội dung hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện chưa chặt
chẽ; công tác tham mưu trình điều chỉnh, bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật,
cơ chế chính sách chưa kịp thời nên một số nội dung hướng dẫn chưa sát với tình
hình thực tế cơ sở. Có 08/23 nội dung hỗ trợ chưa thực hiện được, cụ thể: Hỗ trợ công tác chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai cho Ban quản lý cấp
xã, hợp tác xã hoặc Ban nông nghiệp thôn, bản để dồn điền đổi thửa; hỗ trợ công
tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; cấp đổi GCNQSDĐ diện tích đồn
điền, đổi thửa; hỗ trợ tiêu thụ, xúc tiến thương mại; hỗ trợ cải tạo đàn trâu,
bò địa phương bằng phối giống trực tiếp; hỗ trợ thiến trâu, bò đực không đủ
tiêu chuẩn làm con giống; hỗ trợ mở điểm thụ tinh nhân tạo mới và đào tạo kỹ
thuật viên dẫn tinh; hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán lần đầu đối với trồng
rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung
và bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển nuôi cá Tầm/cá Hồi vân trong bể xây.
- Về phía đối tượng thụ hưởng chính sách: các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, người dân với quy mô hoạt động nhỏ,
thiếu ổn định, năng lực tài chính, năng lực điều hành yếu, hoạt động sản xuất
kinh doanh chủ yếu cung cấp dịch vụ như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y....; năng lực quản lý, tổ chức thực hiện dự
án chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo được uy tín để người dân yên tâm liên kết sản
xuất. Việc tiêu thụ nông sản chậm, chủ yếu tiêu thụ
tại chỗ, ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án liên kết. Một bộ phận người dân, canh
tác còn nhỏ lẻ, không thực sự muốn liên kết trong sản xuất.
3. Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế
Thời tiết khí hậu, dịch bệnh trên
cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số địa phương vùng
sâu, vùng xa, địa bàn đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển vật tư cao, trong khi giá nông sản thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Nguồn
kinh phí phân bổ hàng năm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa
đủ để thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn. Do một số địa phương chưa nắm
chắc các chính sách hỗ trợ, thiếu sự phối hợp thường xuyên, liên tục. Hướng dẫn
liên ngành có nội dung chưa rõ ràng, còn chung chung; công tác kiểm tra, giám
sát chưa thường xuyên, thiếu kịp thời nên một số huyện dùng nguồn kinh phí hỗ
trợ cho nội dung chính sách chưa đúng (Huyện Điện Biên Đông, huyện
Mường Chà hỗ trợ tiền công, vật tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm phòng, công phun hóa
chất sát trùng từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong khi Nghị quyết
quy định, nội dung hỗ trợ này sử dụng ngân sách cấp huyện). Năng lực quản
lý của một số Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chủ trì thực hiện các
dự án liên kết còn yếu, năng lực tài chính chưa đủ để đầu tư nhà xưởng, máy móc
theo chuỗi liên kết. Một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của
Nhà nước; phương thức canh tác sản xuất chậm thay đổi, phát triển sản xuất hàng
hóa không theo nhu cầu thị trường.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có
một phần trách nhiệm của HĐND, Thường trực HĐND, Các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND
và đại biểu HĐND tỉnh trong việc chưa tổ chức giám sát thường xuyên, giám sát
giữa kỳ việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ để kịp thời phát hiện những
khó khăn, vướng mắc; kiến nghị trình điều chỉnh, bổ sung chính sách do HĐND ban
hành. UBND tỉnh có trách nhiệm của trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách; trách nhiệm theo dõi, hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của cơ quan chủ trì sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; trách nhiệm phối hợp triển khai của các sở: Tài chính, Công Thương,
Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; trách nhiệm
tổ chức, triển khai thực hiện của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 3. Để tiếp tục triển khai, thực hiện tốt chính
sách phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả các kiến nghị sau giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh đã
nêu trong Báo cáo số 121/BC-ĐGS, ngày 05 tháng 7 năm 2023, đồng thời tập trung thực hiện
một số nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức tổng kết đánh giá 04 năm
(2019 - 2022) việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trên địa
bàn tỉnh, nhằm đánh giá những nội dung chính sách hỗ trợ thiết thực hiệu
quả, những nội dung chính sách hỗ trợ chưa sát thực tế; vai trò, trách nhiệm của
các đối tượng thụ hưởng chính sách... để từ đó đề xuất xây
dựng chính sách mới sát với nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ cấu lại
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các
mô hình, các dự án liên kết sản xuất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố
để kịp thời xem xét toàn diện việc triển khai thực hiện các mô hình, dự án liên
kết sản xuất ở địa phương.
3. Sớm xây dựng chính sách mới phù hợp với tình hình sản xuất, canh tác hiện tại của từng địa phương và phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt các nội
dung hỗ trợ không chồng chéo, trùng lắp và phải kết hợp được với các chính sách
khác đang được triển khai trên địa bàn để phát huy hiệu quả nguồn kinh phí.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại
biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị HĐND các huyện, thị xã, thành phố quan
tâm, giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật.
Điều 5. Hiệu lực thi
hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày HĐND
tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Điện Biên khóa XV,
kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2023./.