ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3602/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 26 tháng 11 năm
2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ, TRỢ CẤP
CỤ THỂ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2015/NĐ-CP NGÀY 09/9/2015 CỦA CHÍNH
PHỦ VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT NGÀY 27/6/2016 CỦA LIÊN
BỘ: TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015
của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2015-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày
27 tháng 6 năm 2016 của Liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định
số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách
bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại Văn bản số 3355/TTr-SNN ngày 19 tháng 11 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức hỗ trợ, trợ cấp cụ thể
theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mức hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh
có trồng rừng bổ sung: Theo thực tế thiết kế, dự toán, trong mức quy định tại:
Điểm b, Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 4, Điều 5
Thông tư số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT, tối đa 6.600.000 đồng/ha/06 năm.
2. Mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất và
phát triển lâm sản ngoài gỗ: Theo quy định tại: Khoản 2, Điều 5 Nghị định số
75/2015/NĐ-CP.
a) Trồng rừng sản xuất:
- Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/06 năm,
đối với trồng rừng cây gỗ lớn; trong đó:
+ Trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất:
4.000.000 đồng/ha (hỗ trợ chi phí cây giống, phân bón và nhân công).
+ Chăm sóc rừng năm thứ 2 và năm thứ
3: 1.500.000 đồng/ha/năm (hỗ trợ chi phí nhân công).
+ Chăm sóc rừng năm thứ 4, năm thứ 5
và năm thứ 6: 1.000.000 đồng/ha/năm (hỗ trợ chi phí nhân công).
- Hỗ trợ 8 triệu đồng/ha/04 năm, đối
với trồng rừng cây gỗ nhỏ; trong đó:
+ Trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất:
4.500.000 đồng/ha (hỗ trợ chi phí cây giống, phân bón và nhân công).
+ Chăm sóc rừng năm thứ 2: 1.500.000
đồng/ha (hỗ trợ chi phí nhân công).
+ Chăm sóc rừng năm thứ 3 và năm thứ
4: 1.000.000 đồng/ha/năm (hỗ trợ nhân công).
b) Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Thực
hiện theo mức hỗ trợ của trồng rừng sản xuất đối với cây gỗ lớn theo Điểm a
Khoản 2 trên đây.
3. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế
nương rẫy: Quy định tại Điều 7 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số
93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT.
a) Mức trợ cấp gạo xác định cho từng
hộ gia đình: Diện tích nương rẫy chuyển đổi sang trồng rừng được hỗ trợ tối
thiểu từ 0,5 ha trở lên; theo số khẩu thực tế của hộ, nhưng tối đa không quá 4
khẩu/hộ; mỗi khẩu được cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với
giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc
được lương thực.
b) Thời gian hỗ trợ gạo: Bắt đầu
tính từ năm triển khai trồng rừng.
- Đối với trồng rừng cây gỗ lớn: 07
năm.
- Đối với trồng rừng cây gỗ nhỏ: 04
năm.
- Số lần trợ cấp: 04 lần/năm (định
kỳ 3 tháng một lần).
4. Triển khai thực hiện quy định tại
Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 75/2015/NĐ-CP:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định
các loài cây, mật độ trồng phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.
- Định mức về giống, phân bón, nhân
công..., cụ thể cho từng loại cây trồng thực hiện theo hồ sơ thiết kế, dự toán
đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố Cam Ranh
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho
các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung của Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT.
- Lập, xây dựng kế hoạch, xác định
nhu cầu kinh phí theo nội dung công việc, đối tượng rừng và đất chưa có rừng
quy hoạch để phát triển rừng, đối tượng được nhận hỗ trợ và trợ cấp theo quy
định tại Quyết định này, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí vốn được phân bổ theo kế hoạch 05 năm và hằng năm để
thực hiện.
3. Sở Tài chính: Hướng dẫn cấp phát,
quản lý và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định; kiểm tra, giám sát
và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
4. Ban Dân tộc: Hàng năm rà soát
tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã (khu vực
II, III) vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính
phủ.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Khánh Hòa: Chỉ đạo và
hướng dẫn các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố Cam Ranh cho
vay đầu tư theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9
năm 2015 của Chính phủ; kiểm tra giám sát, xử lý và tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực hiện.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chỉ đạo các công ty lâm nghiệp,
các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng căn cứ mức hỗ trợ quy định tại
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư
liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT để lập kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực
hiện khi xây dựng kế hoạch đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của đơn
vị.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành và địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp nhu cầu kinh phí hàng 5 năm
và hàng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung từ nguồn
vốn Trung ương theo quy định; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện và tham mưu các giải pháp tháo gỡ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, giải quyết theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư; Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Ngân hàng: Chính sách xã hội tỉnh, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Khánh Hòa; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Cam Ranh; Thủ
trưởng các ban, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào
Công Thiên
|