ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1335/QĐ-UBND
|
Hà Giang,
ngày
11
tháng
10 năm
2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của
Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 2554/QĐ-UBND ngày
26 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Kế hoạch
Cải cách hành
chính tỉnh Hà Giang năm
2024;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 484/TTr-SNV ngày 27 tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này quy định đánh giá kết quả cải cách hành chính của
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan ngành dọc
Trung ương tại tỉnh và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành
và thay thế Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả cải cách hành
chính tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành; thủ trưởng các cơ quan ngành dọc Trung ương tại tỉnh;
trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
-
Lưu: VT, SNV, PVHCC,
ĐM.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
QUY ĐỊNH
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 1335/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh
Hà Giang)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc đánh giá
xác định kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị:
1. Các Sở, ban, ngành: Sở Công thương,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Lao động - TBXH, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và
PTNT, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông,
Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - TTDL, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh
tra tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh.
2. UBND các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn,
Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su
Phì và thành phố Hà Giang.
3. Các cơ quan ngành dọc Trung ương tại
tỉnh: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho bạc nhà nước
tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND tỉnh Hà Giang: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trường Cao đẳng Kỹ
thuật và Công nghệ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Văn
phòng điều phối Chương trình
xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang (đơn vị hành chính đặc thù)
Điều 2.
Nguyên tắc đánh giá
1. Việc đánh giá xác định chỉ số cải cách
hành chính được tổ chức định kỳ hằng năm.
2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch;
trung thực, khách quan và chính xác; phản ánh đúng kết quả cải cách hành chính
tại các cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức công bố, công khai chỉ số cải
cách hành chính của các cơ quan, đơn vị sau khi đánh giá.
Chương II
NỘI
DUNG XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Điều 3. Nội dung và thang điểm xác định chỉ số cải cách hành chính
1. Việc xác định Chỉ số cải cách hành
chính được thực hiện theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần và điểm số cho từng
tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Bộ chỉ số của từng cấp kèm theo Quy định này.
2. Thang điểm đánh giá: 100 điểm.
a) Các Sở, ban, ngành: Áp dụng phụ lục
01.
|
|
- Điểm tự đánh giá, thẩm định (điểm
nội dung):
|
82,50 điểm.
|
Trong đó:
|
+ Công tác chỉ đạo điều hành:
|
12,50 điểm;
|
+ Cải cách thể chế:
|
7,50 điểm;
|
+ Cải cách thủ tục hành chính:
|
27,00 điểm;
|
+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước:
|
8,50 điểm;
|
+ Cải cách chế độ công vụ:
|
11,00 điểm;
|
+ Cải cách cơ chế quản lý tài chính
công:
|
5,00 điểm;
|
+ Xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử:
|
11,00 điểm.
|
- Điểm điều tra xã hội học:
|
17,50 điểm.
|
b) UBND các huyện, thành phố: Áp dụng
phụ lục 02.
|
- Điểm tự đánh giá, thẩm định (điểm
nội dung):
|
82,50 điểm.
|
Trong đó:
|
+ Công tác chỉ đạo điều hành:
|
11,00 điểm;
|
+ Cải cách thể chế:
|
6,50 điểm;
|
+ Cải cách thủ tục hành chính:
|
20,00 điểm;
|
+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước:
|
7,00 điểm;
|
+ Cải cách chế độ công vụ:
|
13,00 điểm;
|
+ Cải cách cơ chế quản lý tài chính
công:
|
9,00 điểm;
|
+ Xây dựng và phát triển CQĐT, Chính
quyền số:
|
11,50 điểm.
|
+ Đánh giá tác động của CCHC đến chỉ
tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện/thành phố:
|
4,50 điểm.
|
- Điểm điều tra xã hội học:
|
7,50 điểm.
|
- Điểm đánh giá qua chỉ số hài lòng
của người dân,
tổ
chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS)
|
10,00 điểm
|
c) Các cơ quan ngành dọc Trung ương
tại tỉnh: Áp dụng phụ lục
03.
|
|
- Điểm tự đánh giá, thẩm định (điểm
nội dung):
|
82,50 điểm.
|
Trong đó:
|
|
+ Công tác chỉ đạo điều hành:
|
21,00 điểm;
|
+ Cải cách thể chế:
|
10,50 điểm;
|
+ Cải cách thủ tục hành chính:
|
21,50 điểm;
|
+ Cải cách tổ chức bộ máy:
|
7,50 điểm;
|
+ Cải cách chế độ công vụ:
|
9,00 điểm;
|
+ Cải cách cơ chế quản lý tài chính
công:
|
3,00 điểm;
|
+ Xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử:
|
10,00 điểm.
|
- Điểm điều tra xã hội học:
|
17,50 điểm
|
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc UBND tỉnh: Áp dụng phụ lục 04.
|
Điểm tự đánh giá, thẩm định (điểm nội dung):
|
100,00 điểm.
|
Trong đó:
|
|
+ Công tác chỉ đạo điều hành:
|
21,00 điểm;
|
+ Cải cách thể chế:
|
6,00 điểm;
|
+ Cải cách thủ
tục quy trình, phương thức điều hành và cung ứng dịch vụ:
|
18,00 điểm;
|
+ Cải cách tổ chức bộ máy:
|
10,00 điểm;
|
+ Cải cách chế độ công vụ:
|
18,00 điểm;
|
+ Cải cách cơ chế quản lý tài chính
công:
|
13,00 điểm;
|
+ Xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử:
|
14,00 điểm.
|
(Có danh mục các cơ
quan, đơn vị được đánh giá kèm theo)
|
Điều 4. Xếp hạng kết
quả cải cách hành chính
Việc xếp hạng kết quả cải cách hành
chính đối với cơ quan, đơn vị được tính trên cơ sở phần trăm tổng số điểm
đạt được trên tổng số điểm tối đa, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và chia
thành 5 nhóm:
1. Nhóm xếp loại xuất sắc:
|
Đạt từ 90% trở lên;
|
2. Nhóm xếp loại tốt:
|
Đạt từ 80% đến dưới 90%;
|
3. Nhóm xếp loại khá:
|
Đạt từ 65% đến dưới 80%;
|
4. Nhóm xếp loại trung bình:
|
Đạt từ 50% đến dưới 65%;
|
5. Nhóm xếp loại yếu:
|
Đạt dưới 50%.
|
Điều 5. Cách tính điểm
1. Tính điểm số của mỗi tiêu chí, tiêu chí
thành phần căn cứ vào kết quả, mức độ thực hiện nhiệm vụ. Điểm tối đa của môi
tiêu chí thành phần được tính
trong trường hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ ở mức cao nhất. Các nhiệm vụ không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện chưa đúng hoặc không đảm bảo thời
gian quy định thì theo mức độ
sẽ bị trừ đi số điểm tương ứng theo quy định.
2. Đối với cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ
thực hiện trong thực tế chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đã được quy định
nhưng có nội dung tương tự thì xác định kết quả của công việc tương tự đó và vận
dụng để tính điểm cho tiêu
chí. Đối với một số tiêu chí cần có thông tin chuyên ngành mà các báo cáo về cải
cách hành chính của các cơ quan, đơn vị không có thì phải khai thác các báo cáo
của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Điều 6. Quy trình
đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính
1. Đối với điểm nội dung
a) Định kỳ hằng năm, căn cứ Bộ chỉ số tại Quy định
này và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, các cơ quan, đơn vị tự
đánh giá, chấm điểm trên phần mềm chấm điểm
đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần chỉ số cải cách hành chính.
- Báo cáo tự đánh giá chỉ số cải cách
hành chính phải thể hiện đầy đủ
điểm số thực tế của từng tiêu chí, tổng số điểm đạt được đồng thời cung cấp đầy
đủ các tài liệu kiểm chứng để chứng minh (đính kèm trên phần mềm chấm điểm);
những nội dung có thực hiện nhưng thiếu tài liệu kiểm chứng thì không được tính
điểm. Thành phần hồ sơ báo tự đánh giá chỉ số cải cách hành chính bao gồm: Báo cáo đánh
giá tổng hợp; Bảng tự chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần.
- Các cơ quan, đơn vị tự đánh giá chấm
điểm chỉ số cải cách hành
chính trên phần mềm chậm nhất ngày 30 tháng 11 hằng năm. Sau thời gian
trên phần mềm sẽ tự động khóa để hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định kết quả của các cơ
quan, đơn vị.
b) Thẩm định kết quả tự đánh giá của
các cơ quan, đơn vị.
UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định kết quả
tự đánh giá chỉ số cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị được đánh
giá. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện
lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin
và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư được UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Cải cách hành
chính tỉnh giao phụ trách, theo dõi
các lĩnh vực về cải cách hành chính.
Giúp việc cho Hội đồng thẩm định có Tổ
giúp việc Hội đồng thẩm định.
Thời gian thẩm định: Đầu tháng 12 hằng
năm.
c) Căn cứ thẩm định
- Báo cáo tự đánh giá chỉ số cải cách
hành chính và các tài liệu kiểm chứng kèm theo.
- Báo cáo giải trình bổ sung (nếu
có).
d) Tổ chức thẩm định: Tổ giúp việc Hội
đồng thẩm định thực hiện thẩm định để xem xét công nhận hoặc điều chỉnh và tổng hợp điểm sơ
bộ báo cáo Hội đồng thẩm định.
đ) Thông báo điểm sơ bộ sau khi thẩm định
xong điểm nội dung
Hội đồng thẩm định thông
báo kết quả chấm điểm sơ
bộ đến các cơ quan, đơn vị. Trên cơ
sở đó các cơ quan, đơn vị xem xét bổ sung tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình bổ sung
những tiêu chí, tiêu chí thành phần có sự khác biệt điểm giữa điểm tự đánh giá và điểm
đánh giá của Hội đồng thẩm định đối với mỗi cơ quan, đơn vị.
e) Hoàn thiện điểm nội dung
Trên cơ sở điểm sơ bộ và ý kiến bảo vệ
báo cáo tự đánh giá chỉ số cải cách hành chính của mỗi cơ quan, đơn vị, Tổ giúp việc Hội
đồng thẩm định thực hiện thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh lần cuối
và tổng hợp điểm báo cáo Hội đồng thẩm định.
2. Đối với điểm điều tra xã hội học
Căn cứ kết quả điều tra xã hội học, Sở
Nội vụ tỉnh tổng hợp điểm đối với các cơ quan, đơn vị; Thời gian thực hiện điều
tra xã hội học: Quý IV hằng năm.
3. Họp Hội đồng thẩm định
Trên cơ sở tổng hợp điểm nội dung của
Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định và điểm điều tra xã hội học Sở Nội vụ, Tổ giúp
việc Hội đồng thẩm định báo cáo Hội đồng thẩm định để tổ chức họp thẩm định báo
cáo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 7. Thẩm quyền
phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê
duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị được
đánh giá.
2. Thời gian công bố Chỉ số cải cách
hành chính trong cuối tháng 12 hằng năm.
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 8. Các sở, ban,
ngành và UBND các huyện, thành phố, các cơ quan ngành dọc Trung ương tại tỉnh,
các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt
Quy định đánh giá kết quả cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; tổng hợp số liệu,
xây dựng báo cáo tự đánh giá kết quả
cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị theo quy định.
2. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ
trong việc tổ chức thẩm định điểm nội dung và điều tra xã hội học phục vụ xác định
chỉ số cải
cách hành chính.
3. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp hạng cải
cách hành chính, quyết định việc biểu dương khen thưởng theo thẩm quyền và đề
nghị UBND tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác cải cách hành chính.
Điều 9. Nhiệm vụ cụ
thể
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị tự đánh giá kết quả cải cách hành chính; là cơ quan thường trực của Hội đồng
thẩm định, tổ chức thẩm định báo cáo tự đánh giá kết quả cải cách hành chính
theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức
điều tra xã hội học phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính đối với các cơ
quan, đơn vị.
c) Chủ trì, phối hợp với sở Tài chính
lập dự toán kinh phí điều tra xã hội học phục vụ xác định chỉ số cải cách hành
chính hằng năm.
d) Trực tiếp theo dõi, đánh giá nội
dung Công tác chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính; nội dung cải cách tổ chức
bộ máy; nội dung cải cách chế độ công vụ đối với các sở ban ngành (phụ lục số
01) và tại UBND các huyện, thành phố (phụ lục số 02), các cơ quan ngành dọc
Trung ương tại tỉnh (phụ lục số 3), các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh
(phụ lục số 4).
đ) Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh
tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức công bố chỉ số cải cách hành chính hằng năm đối
với các cơ quan, đơn vị.
2. Sở Tư pháp
Trực tiếp theo dõi, đánh giá
lĩnh vực Cải cách thể chế tại các sở, ban, ngành (phụ lục 01) và tại tại UBND
các huyện, thành phố (phụ lục số 02), các cơ quan ngành dọc Trung ương tại tỉnh
(phụ lục số 3), các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh (phụ lục số 4).
3. Văn phòng UBND tỉnh
Trực tiếp theo dõi, đánh giá lĩnh vực
cải cách thủ tục hành chính đối với các sở, ban, ngành (phụ lục 01) và tại tại
UBND các huyện, thành phố (phụ lục số 02), các cơ quan ngành dọc Trung ương tại
tỉnh (phụ lục số 3), các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh (phụ lục số 4).
4. Sở Tài chính
Trực tiếp theo dõi, đánh giá lĩnh vực
cải cách cơ chế quản lý tài chính công đối với các sở, ban, ngành (phụ lục 01)
và tại UBND các huyện, thành phố (phụ lục số 02); các cơ quan ngành dọc Trung
ương tại tỉnh (phụ lục số 3), các đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh (phụ lục số 4). Chủ trì, phối hợp với sở
Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đánh giá tiêu chí thành phần 8.3.2 (phụ lục
số 02) Tỷ lệ
đóng góp vào thu ngân sách huyện/thành phố của khu vực doanh nghiệp/hợp tác xã;
tiêu chí 8.4 (phụ lục 02) Thực hiện thu ngân sách hàng năm của huyện/thành phố
theo kế hoạch của tỉnh giao;
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Trực tiếp theo dõi, đánh giá lĩnh vực
Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, Chính quyền số đối với các sở, ban, ngành
(phụ lục 01) và tại UBND các huyện, thành phố (phụ lục số 02); các cơ quan
ngành dọc Trung ương tại tỉnh (phụ lục số 3), các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
UBND tỉnh (phụ lục số 4).
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trực tiếp theo dõi, đánh giá các tiêu
chí 8.2 Mức độ thu hút đầu tư của huyện/thành phố; tiêu chí 8.3 Mức độ phát triển
doanh nghiệp của huyện/thành phố; tiêu chí 8.5 Mức độ thực hiện các chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội do
HĐND huyện/thành phố giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên
quan kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo, đề xuất
UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.