ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
8999/KH-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH
LÂM ĐỒNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 456-QĐ/TU NGÀY 19/10/2021 CỦA BAN THƯỜNG
VỤ TỈNH ỦY
Trong những năm qua, việc triển khai
công tác dân vận chính quyền và Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được
các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức rà
soát, xây dựng, ban hành quy định nhằm cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, Tỉnh
ủy, UBND tỉnh để phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và Nhân dân trong tỉnh. Các nội dung triển khai thực hiện dân vận
gắn với việc chỉ đạo, quán triệt thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có sự đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng liên
quan đã góp phần không nhỏ trong xây dựng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định tình hình chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy việc
chỉ đạo triển khai công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số cơ
quan, địa phương, đơn vị chưa đầy đủ, chưa sâu rộng nên một số cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và trách nhiệm
về công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Phương
pháp dân vận của một số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp dân, giải
quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, bộ phận “giải quyết thủ tục theo cơ chế một cửa”,
cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế
nên vẫn có tình trạng một số bộ phận Nhân dân chưa hài lòng khi tiếp xúc và giải
quyết thủ tục hành chính.
Để triển khai thực
hiện tốt công tác dân vận, có sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định số 456-QĐ/TU ngày
19/10/2021 (Quy chế 456) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tạo sự tích cực về nhận thức và
hành động của các sở, ban, ngành, địa phương; cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động làm tốt công tác dân vận, vận động Nhân dân thực hiện
tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Nhân dân với Đảng,
Nhà nước.
2. Xây dựng chính quyền hành động, kiến
tạo, phục vụ phát triển, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đề
cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu; ý thức
tự giác, chủ động, tích cực của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong công tác
dân vận nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, từng bước nâng cao đời sống của Nhân dân.
3. Phát huy hiệu quả phối hợp vận động
Nhân dân giữa chính quyền với Khối Dân vận Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm trong mối
quan hệ giải quyết công việc của Nhân dân.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến Quy chế 456 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng
viên, công chức, người lao động và Nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng
công tác dân vận và quy chế dân chủ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ máy cơ
quan nhà nước, công sở thân thiện, gần gũi trong dân trong
giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
2. Tiếp tục
phổ biến, tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị, địa phương về các
quy định của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác dân vận chính quyền
và quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Tập
trung chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thủ
tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện
tử trong phạm vi cơ quan, địa phương mình. Đồng thời, tăng cường công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương
trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Xác định cải cách hành
chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong chỉ đạo, điều hành thực thi
công vụ; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
4. Thực
hiện có hiệu quả quy định về đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục
vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm nêu
gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; thực hiện công tác tiếp
công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, những vấn đề bức
xúc của Nhân dân theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Thường xuyên thanh
tra, kiểm tra, xử lý tiêu cực, tham nhũng, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công dân.
5. Xây dựng
và triển khai kế hoạch thực hiện dân vận chính quyền trong hệ thống các cơ quan
nhà nước, chính quyền địa phương; thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; kịp thời giải quyết những vấn đề
Nhân dân quan tâm, bức xúc, như: Những vụ việc liên quan đến đất đai, giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ô nhiễm môi trường... Qua đó,
có biện pháp giải quyết kịp thời, không để tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
6. Phối hợp,
tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân
tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền theo quy định; tạo thuận lợi cho Nhân dân tiếp cận, giám
sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân
vận khéo”; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
7. Đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo, trong đó gắn
với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Đề án
Văn hóa công vụ theo Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
8. Tăng
cường phối hợp, thực hiện có hiệu quả Quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết,
chỉ thị, kết luận, kế hoạch về công tác dân vận của Trung ương và cấp ủy các cấp.
9. Thực
hiện có hiệu quả các văn bản, chỉ thị, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của
Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến Nhân dân, cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh như:
a) Chỉ thị số 24-CT/TU ngày
27/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường và đổi mới công tác dân vận
trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới;
b) Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày
31/5/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chấn chỉnh lề lối làm việc,
tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và
cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh;
c) Công văn số 352-CV/TU ngày
13/4/2021 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh phong trào
thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025.
d) Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày
22/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định tiêu chí, thang điểm và
phương pháp đánh giá công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ
trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và Thủ
trưởng các cơ quan liên quan có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
này và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện công tác
dân vận của cơ quan, đơn vị mình; chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều
24 Quy chế 456.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh về thực hiện công tác dân vận;
phối hợp tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng
Đảng và xây dựng chính quyền theo quy định của Trung ương.
Phối hợp với các cơ quan, địa phương,
đơn vị sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản
biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ
tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng
tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2030.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở,
quy tắc ứng xử và phong cách dân vận trong thực thi công vụ và trong quan hệ,
giải quyết công việc với tổ chức, công dân tại các cơ quan, đơn vị, địa phương
trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận chính
quyền, quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước. Định kỳ tổng hợp báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết
về công tác dân vận theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân tỉnh.
3. Thanh
tra tỉnh: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này; tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện và đề ra các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo; nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung thanh tra, kiểm tra ở những địa
bàn, lĩnh vực xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh
“điểm nóng”. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở xã, phường, thị trấn. Thực
hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
4. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện
các nội dung liên quan theo Kế hoạch này phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương và đảm bảo các tiêu chí đánh giá, xếp loại công tác dân vận của chính
quyền xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Phối hợp với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp triển khai thực hiện
công tác dân vận ớ địa phương. Định kỳ hằng năm có chương trình làm việc với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp về tình hình
Nhân dân và công tác dân vận. Phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền theo quy định
của Bộ Chính trị và của Ban Chấp hành Trung ương.
Chỉ đạo phân công Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị trực thuộc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phụ
trách công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ ở cơ
sở.
Thực hiện báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội
vụ) về kết quả thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị tại địa phương
theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế 456.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Quy chế 456, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa
phương và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai
thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT. TU; TT. HĐND tỉnh
(B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX4, TKCT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
|