ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số
1073/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 05 tháng 7 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ MỐC QUỐC GIỚI VÀ
HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI VÀ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg
ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ V/v tổ chức thực hiện các văn kiện pháp
lý: “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới” và “Hiệp định về Quy chế
quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào” được ký kết ngày
16/3/2016, có hiệu lực ngày 05/9/2017, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch
thực hiện các văn kiện pháp lý nêu trên tại địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực
hiện có hiệu quả các nội dung được quy định trong Nghị định thư về đường biên
giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới
và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký năm 2016 (sau
đây gọi tắt là hai văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam - Lào).
Tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào trong tình hình
mới; bảo vệ vững chắc đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới; bảo đảm sự bền
vững, ổn định của biên giới quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực
biên giới.
Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao thương, qua lại phục vụ sản xuất, sinh hoạt của cư dân biên
giới; thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an
ninh khu vực biên giới.
Củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp
tác giữa các cấp chính quyền, các lực lượng quản lý biên giới giữa hai bên. Xây
dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và
phát triển bền vững; củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống
tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Làovà giữa tỉnh Quảng
Bình với hai tỉnh có chung đường biên giới Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt, nước
CHDCND Lào.
2. Yêu cầu
Quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng
cơ quan, tạo thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện giữa các sở, ban ngành,
đơn vị, địa phương; đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh
trong việc triển khai thực hiện hai văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam -
Lào đạt hiệu quả.
II. NỘI DUNG
KẾ HOẠCH
1. Tổ chức quán triệt, tuyên
truyền phổ biến sâu rộng các nội dung cơ bản của 02 văn kiệnbằng nhiều hình
thức nhằm đa dạng, phong phú nâng cao nhận thức và hành động cho cán bộ và
các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh, đặc biệt là cư dân khu vực biên giới
tuân thủ các quy định của 02 văn kiện pháp lý, các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo thực hiện và Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện 02
văn kiện này.
2. Triển khai thực hiện 02
văn kiện này gần với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
Nhà nước, của tỉnh Quảng Bình về các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xóa đói, giảm nghèo, an sinh
xã hội ...tạo sự đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau.
3. Phối
hợp chặt chẽ với các tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt - CHDCND Lào triển khai các
nội dung được quy định trong 02 văn kiện.
4. Tăng cường hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện 02 văn kiện, kịp thời phát hiện,
chấn chỉnh, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện, trên cơ sở đó đề nghị với Chính phủ những chủ
trương, chính sách, giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu quả 02 văn
kiện trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Các sở,
ban, ngành và địa phương được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện Kế
hoạch phải tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo
chất lượng, hiệu quả, cụ thể:
1. Sở
Ngoại vụ
a) Chủ trì, phối hợp vớicác sở, ban, ngành, địa phương liên quan
tham mưu UBND tỉnh xác định các nội dung công việc để thực hiện 02 văn kiện
hàng năm; giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, phát sinh trên
biên giới theo đúng quy định của 02 văn kiện.
b) Định
kỳ tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp thường niên biên giới giữa tỉnh
Quảng Bình và hai tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt để đánh giá tình hình, kết quả
thực hiện 02 văn kiện,đề xuất phương hướng, biện pháp khắc
phục những tồn tại, bất cập hàng năm và thông qua kế hoạch tổ chức thực
hiện 02 văn kiện năm tiếp theo.
c) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, Sở Thông tin và Truyền thôngbiên soạn tài liệu và tổ chức tuyên truyền rộng
rãi về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của 02 văn kiện tới các sở, ngành, địa
phương liên quan, cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt là cư dân vùng biên
giới tỉnh Quảng Bình nhằm quán triệt và nâng cao hiệu quả thực hiện 02 văn kiện.
d) Làm đầu mối tiếp nhận,
bàn giao các ấn phẩm, tài liệu, Bản đồ pháp lý về biên giới Việt
Nam - Lào, số liệu chiều dài đoạn biên giới do tỉnh Quảng Bình quản lý để
cung cấp cho các đơn vị, địa phương và các lực lượng chức năng quản
lý, bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh.
e) Theo dõi, đôn đốc các sở,
ban, ngành địa phương liên quan triển khai 02 văn kiện; định kỳ tổng hợp
đánh giá tình hình, kết quả thực hiện 02 văn kiện, đề xuất phương
hướng, biện pháp khắc phục những tồn tại, bất cập; hàng năm tổng hợp
báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại
giao.
2. Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Xây dựng kế hoạch,
nội dung, biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp về ý nghĩa, tầm quan trọng
và nội dung 02 văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam - Lào nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong khu vực biên giới.
b) Chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc tích cực tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương, tuyên truyền vận
động nhân dân vùng biên giới chấp hành tốt các văn kiện pháp lý về biên giới Việt
Nam - Lào. Tăng cường tình đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân
hai bên biên giới, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác
phát triển.
c) Chủ động xây dựng
kế hoạch, bố trí lực lượng triển khai thực hiện 02 văn kiện pháp lý về biên giới
Việt Nam - Lào, trọng tâm là công tác bảo vệ vững chắc đường biên giới, mốc quốc
giới, vật đánh dấu điểm đặc trưng cửa đường biên giới; Chủ trì phối hợp với
Công an tỉnh đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội,phòng chống tội phạm qua
biên giới và các vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới và xuyên biên giới.
d) Nắm chắc địa bàn biên giới đất liền tiếp giáp giữa tỉnh Quảng
Bình với hai tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt. Vị trí, số hiệu các mốc quốc giới,
hướng đi của đường biên giới phục vụ công tác quản lý, bảo vệ. Đặc biệt là các
mốc quốc giới số chẵn thuộc trách nhiệm quản lý của phía Việt Nam theo Hiệp định
và các mốc hai bên thống nhất bàn giao cho phía Việt Nam quản lý.
e) Phối hợp với lực
lượng quản lý, bảo vệ biên giới hai tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt xây dựng kế
hoạch, tăng cường các đợt tuần tra song phương và có cơ chế phối hợp chia sẽ
thông tin hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, mốc quốc giới và
phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Kịp thời phát hiện các mốc bị hư hỏng, bị
sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở cao, báo cáo, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền có
biện pháp xử lý.
f)Duy trì tổ chức hội đàm thường niên với lực lượng bảo vệ biên giới
hai tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt,nước CHDCND Lào; chỉ đạo các đồn, trạm
biên phòng tổ chức gặp gỡ giao ban đối ngoại với các Đại đội Biên phòng, đồn,
trạm công an, quân sự các huyện đối diện để trao đổi tình hình, phối hợp giải
quyết các vụ việc liên quan đến chủ quyền, an ninh, trật tự biên giới. Tổ chức
tuần tra, kiểm soát dọc tuyến đất liền để kiểm tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc
giới nhằm phát hiện, ngăn chặn và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm
pháp luật và các văn kiện pháp lý về biên giới giữa hai nước Việt Nam - Lào; tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh và xử lý những hành
vi vi phạm quy chế quản lý biên giới, cửa khẩu theo quy định của Hiệp định.
3. Công
an tỉnh
a)Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương liên quan xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn
xã hội khu vực biên giới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động
của các thế lực thù địch gây mất an ninh, ổn định khu vực biên giới, lợi dụng vấn
đề biên giới, lãnh thổ để xuyên tạc chống phá chính quyền và quan hệ hai nước
Việt Nam - Lào.
b) Tăng cường hợp tác với lực lượng
an ninh hai tỉnh Khăm Muộn và Sạ Vẳn Na Khệt để thực hiện có hiệu quả công tác
đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới theo
chức năng, nhiệm vụ được phân công; phối hợp với các ban, ngành chức năng nhất
là lực lượng Bộ đội biên phòng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
trong khu vực biên giới tự giác thực hiện quy chế biên giới và tham gia giữ gìn
đường biên giới hoà bình, hữu nghị giữa hai nước.
c) Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc,
Công an các huyện, xã có biên giới tăng cường phối hợp với các ngành chức năng
trong đảm bảo an ninh quốc gia, làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh,
quản lý cư trú và hoạt động xuất, nhập cảnh, quản lý cư trú và hoạt động của
người nước ngoài trong khu vực biên giới.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ
trì kiểm tra, giám sát và tham mưu sử dụng bộ bản đồ chuẩn trong công tác lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu vực biên giới và cửa khẩu biên giới;
phối hợp, thống nhất với Sở Ngoại vụ xác định lại số liệu chuẩn về chiều dài đoạn
biên giới do tỉnh Quảng Bình quản lý.
b) Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương liên quan trong việc quản lý, chỉ dẫn vị trí đường biên, mốc quốc giới
theo đúng quy định của 02 văn kiện pháp lý biên giới Việt Nam - Lào.
c) Chủ trì phối hợp
với các ngành liên quan, các huyện biên giới tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh về
công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước, khai thác khoáng sản khu vực biên giới;
đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Lào để đảm bảo khai thác, sử dụng
hợp lý, hiệu quả và bảo vệ bền vững các vùng nước khu vực biên giới.
5. Sở Giao thông Vận tải
a) Tham mưu Uỷ
ban nhân dân tỉnh giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực
biên giới, hạ tầng giao thông đến hệ thống cửa khẩu biên giới đất
liền trong tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan
và các huyện biên giới tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh việc kết nối
đường giao thông đến các cửa khẩu trong tỉnh với các tỉnh tiếp giáp của
Lào; Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ và Sở Tài
chính triển khai khảo sát, hàng năm lập dự toán, tổ chức phát quang đường thông
tầm nhìn biên giới.
b) Phối hợp với
các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình nghiên cứu, đầu tư
xây dựng tuyến đường sắt Vũng Áng - Viêng Chăn; xúc tiến đầu tư nâng cấp xây dựng
tuyến đường quốc lộ 9B, đoạn từ bản Chút Mút (xã Lâm Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) qua
trung tâm huyện Xê Pôn (tỉnh Sạ Vẳn Na Khệt). Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo
điều kiện để triển khai các Dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan và phía Lào triển khai thực hiện có
hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào 2015 về tạo điều kiện và
thúc đẩy thương mại biên giới phát triển; thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng
thương mại, dịch vụ biên giới Việt Nam - Lào sau khi được Chính phủ hai nước
phê duyệt.
b) Đẩy mạnh công tác
kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu,
hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc và gian lận
thương mại trong khu vực biên giới.
7. Sở Y tế
a) Chủ trì phối hợp với các sở,
ngành, địa phương liên quan căn cứ các quy định Hiệp định về quy chế quản lý
biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào triển khai công tác kiểm dịch
người và hàng hóa qua biên giới, phòng ngừa các loại dịch bệnh.
b) Phối hợp với các cơ quan
chức năng thực hiện việc hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động qua lại
biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền trong trường hợp xảy
ra dịch bệnh đối với người theo quy định.
8. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a)
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ các quy định
của Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào
triển khai công tác kiểm dịch động thực vật qua biên giới.
b) Phối hợp với các cơ quan hữu
quan của hai tỉnh Khăm Muộn, Sạ Vẳn Na Khệt trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ
rừng.
9. Sở Xây dựng
Chủ trì và phối hợp
với các ngành, địa phương liên quan thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu
biên giới; báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán các công trình biên giới,
các mốc quốc giới, kè bảo vệ mốc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
10. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
a) Cung cấp thông
tin, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, đúng pháp luật đối với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư vào khu vực biên giới đất liền Việt
Nam - Lào thuộc địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp của Lào có nhu cầu tìm kiếm cơ
hội đầu tư tại Quảng Bình và ngược lại.
b) Phối hợp chặt
chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Uỷ ban
nhân dân tỉnh đề xuất bố trí kinh phí nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách
Trung ương và cân đối ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện chức năng quản lý
nhà nước theo thẩm quyền về công tác biên giới lãnh thổ trên địa bàn tỉnh để thực
hiện 02 văn kiện đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có phát
sinh) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản
hướng dẫn có liên quan.
11. Sở Tài
chính
Chủ trì, hướng dẫn các sở,
ngành, địa phương các nội dung liên quan, xây dựng dự toán chấp hành và quyết
toán kinh phí thực hiện 02 văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam - Lào. Tổ chức
việc thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Nghị định thư và Hiệp định do Sở Ngoại
vụ tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
12. Sở
Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo các
doanh nghiệp viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên cho người dân và các lực lượng chức
năng khu vực biên giới; đảm vảo
việc kết nối thông tin và quản lý, sử dụng có hiệu quả tần số vô tuyến điện tại
khu vực biên giới Việt Nam - Lào phục vụ công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng.
b) Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thiết lập hệ thống thông
tin cơ sở và thông tin đối ngoại tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo - Nà Phàu (Quảng
Bình - Khăm Muộn).
c) Phối hợp
với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đầu
tư trang thiết bị cho Đồn Biên phòng tuyến đất liền phục vụ công tác thông tin
và tuyên truyền đối ngoại.
d) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ
chức cung cấp thông tin, tài liệu và hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí
trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của 02
văn kiện tới các sở, ngành, địa phương liên quan và người dân, đặc biệt nhân
dân khu vực biên giới Việt - Lào.
13. Cục Hải quan tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp
với các lực lượng chức năng của hai nước Việt Nam và Lào trong việc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan tại các cửa khẩu biên
giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia; phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường công
tác phòng chống buôn lậu, giân lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới và các loại tội phạm xuyên biên giới.
b) Triển khai các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực hải quan có liên quan đến kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu.
14. Ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các Sở, ngành hữu quan và UBND các huyện biên giới, căn cứ vào chiến lược
công tác dân tộc, quy hoạch, chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách, pháp
luật đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời có biện pháp ngăn chặn việc
mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm hỗ trợ đồng bào định canh, định
cư, ổn định cuộc sống, góp phần vào việc phòng chống tái di cý tự do và di cý tự
do mới.
15. Đề nghị
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương liên quan biên soạn, thẩm định tài liệu và tổ chức các hình
thức tuyên truyền đối nội, đối ngoại; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí
tuyên truyền, phổ biến về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của 02 văn kiện tới
các sở, ngành, địa phương liên quan, cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt
là cư dân vùng biên giới tỉnh Quảng Bình; cung cấp thông tin đấu tranh phản bác
lại các thông tin xuyên tạc, sai sự thật
16. Uỷ ban nhân dân các huyện: Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng
Ninh, Lệ Thuỷ
a) Tổ chức
tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung Hiệp định và Nghị định thư
về biên giới Việt Nam - Lào đã ký kết nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ,
đảng viênvà nhân dân trong khu vực biên giới; tăng cường tình đoàn kết, hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai bên biên giới cùng phát triển, góp phần
xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển.
b) Chủ trì và
phối hợp các sở, ngành chức năng giải quyết các vấn đề nảy sinh như xâm canh,
xâm cư, tranh chấp đất đai, khai thác lâm, thổ sản trái phép, các phong tục, tập
quán lạc hậu của nhân dân hai bên biên giới làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân
vùng biên giới chấp hành nghiêm Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước Việt
Nam - Lào.
c) Chỉ đạo
UBND các xã vùng biên giới phối hợp với Đồn biên phòng liên quan thực hiện tốt
các nội dung sau :
- Tổ chức hội
đàm, trao đổi, giao lưu, gặp gỡ định kỳ hoặc đột xuất,hỗ trợ phát triển kinh tế
- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng
chống dịch bệnh, thiên tai, các hoạt động kết nghĩa giữa các bản đối diện hai
bên khu vực biên giới.
- Tổ chức cho các tập thể, hộ gia đình và cá
nhân đăng ký tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
an ninh quốc gia trong tình hình mới theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ.
17. Các sở,
ngành, địa phương liên quan
Căn cứ phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Ngoại vụ, BCH Bộ đội
Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và
nhân dân chấp hành và thực hiện tốt 02 văn kiện này.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, địa phương
liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện 02 văn kiện; định kỳ hàng năm báo cáo
kết quả thực hiện về Sở Ngoại vụ để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ
Ngoại giao.
2. Giao Sở Ngoại vụ chủ
trì, phối hợp Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực
hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) báo cáo kết quả
thực hiện về Bộ Ngoại giao, Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
3.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban,
ngành, địa phương liên quan kịp thời phản ánh về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, đề xuất
Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- UBBGQG - BNG (/b/c);
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, NC.
|
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ngân
|