TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6561/CT-TTHT
V/v: Chính sách
thuế
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05
tháng 7 năm 2018
|
Kính gửi: Ngân Hàng TMCP Phát Triển TP. HCM
Địa chỉ: 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Mã số thuế 0300608092
Trả lời văn bản số 579/2018/CV-TGĐ ngày 16/05/2018 của Ngân
hàng chính sách thuế; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2013/TT-BTC ngày
22/07/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
“Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các
nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ
sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy
định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai
sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung,
điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ
thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi
cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra
thuế.
Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết
luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát
hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ,
phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ
sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan,
chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh”.
Căn cứ Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế:
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp
thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại
thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà
nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số
thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán
thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định
của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29
Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp
theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục
lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường
hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không
phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c
khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau
khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề
nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế
theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
- Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế.
Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư
này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác định
người nộp thuế vừa có số tiền thuế, được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy thu,
số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm
pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế
bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định
hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của
người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp
vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền
phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ
đối với loại thuế có cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp
thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối
với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn
thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số
được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp
thuế.
- Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn
còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước
hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN)
mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ
số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nêu tại điểm
c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước
của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà
nước tại từng địa phương đó.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ
tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn
tại Chương VII Thông tư này”.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa
theo trình bày của Ngân Hàng được xử lý theo quy định tại Điều 33 Thông tư số
156/2013/TT- BTC. Trường hợp Ngân hàng đề nghị chuyển số thuế nộp thừa sang các
loại thuế khác thì Ngân hàng đề nghị hoàn thuế kiêm bù trừ.
Cục Thuế TP thông báo Ngân hàng biết để thực hiện theo đúng
quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- P. KT3;
- P. PC;
- Lưu VT; TTHT.
961/vxthắng
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nam Bình
|