Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 57/KH-UBND 2020 thực hiện Kế hoạch 187-KH/TU tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 57/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 29/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 187-KH/TU NGÀY 24/4/2019 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2045 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII), Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (viết tắt là Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ) và Kế hoạch số 187-KH/TU ngày 24/4/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (viết tắt là Kế hoạch số 187-KH/TU của Tỉnh ủy), UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1.Triển khai kịp thời, có hiệu quả các quan điểm chỉ đạo và định hướng được xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; các nội dung, giải pháp tại Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ.

2. Xác định nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển nhằm triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch này cho phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn thành các mục tiêu theo Kế hoạch số 187-KH/TU của Tỉnh ủy.

II. Yêu cầu

1. Các cấp, các ngành tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ bằng các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương để triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 187KH/TU của Tỉnh ủy.

2. Tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của các cấp, các ngành, của các địa phương ven biển, hải đảo xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế biển.

B. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2025

I. Mục tiêu

1. Các chỉ tiêu tổng hợp: Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển.

2. Về kinh tế biển: Kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố ven biển và đảo Lý Sơn đóng góp trên 90% GRDP toàn tỉnh.

3. Về xã hội: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt mức trung bình cả nước trở lên. Kết cấu hạ tầng huyện đảo Lý Sơn được đầu tư hiện đại về điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...

4. Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển: Tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong phát triển bền vững kinh tế biển và thuộc nhóm các tỉnh khá trong cả nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.

5. Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng trong vùng biển và đảo của tỉnh; 50% diện tích vùng biển và đảo do tỉnh quản lý được điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường với tỷ lệ bản đồ 1:25.000; xây dựng cơ sở dữ liệu về biển, đảo đảm bảo tích hợp, chia sẻ, cập nhật.

- Ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường biển; 100% chất thải nguy hại, 70% chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện, thị xã, thành phố có biển của tỉnh được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

- Khu Kinh tế Dung Quất, các khu, cụm công nghiệp ven biển, các khu đô thị ven biển và đảo Lý Sơn được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.

- Quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển ở vùng ven biển và hải đảo; tăng cường năng lực khu bảo tồn biển Lý Sơn, phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái trong khu bảo tồn.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, quan trắc, giám sát môi trường biển, thông tin về biến đổi khí hậu, nước biển dâng; có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

II. Một số nhiệm vụ chủ yếu

Các sở, ban, ngành của tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thực hiện:

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo từ tỉnh đến xã bảo đảm đồng bộ; xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức quản lý về biển, hải đảo có đủ phẩm chất, năng lực thực thi nhiệm vụ; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo.

- Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về thống nhất việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan thường trực.

- Rà soát, điều chỉnh bộ tiêu chí, chỉ thị giám sát, đánh giá Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi.

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương trình Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong quản lý cấp phép nhận chìm ở biển, xả nước thải vào môi trường biển, giao khu vực biển nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả để khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền về biển và hải đảo, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành Trung ương, UBND cấp huyện, UBND cấp xã xác định phạm vi ranh giới biển giữa các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường có biển tránh việc chồng lấn, tranh chấp trên biển.

2. Phát triển các ngành kinh tế biển

a) Du lịch và dịch vụ biển, đảo

a.1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, thực hiện:

- Khai thác hiệu quả tài nguyên về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của các địa phương ven biển và đảo Lý Sơn để đẩy mạnh phát triển du lịch; đồng thời, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản địa chất, di sản lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch.

- Triển khai xây dựng công viên Lý Sơn - Sa Huỳnh là công viên địa chất toàn cầu đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả trên thực địa.

- Triển khai có hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp lữ hành du lịch có thương hiệu trong và ngoài nước; xây dựng các tuyến du lịch gồm Bình Châu - Mỹ Khê - Lý Sơn, thành phố Quảng Ngãi - Gành Yến - Lý Sơn; thành phố Quảng Ngãi - biển Mỹ Khê - Lý Sơn; thành phố Quảng Ngãi - Vạn Tường - Dung Quất; thành phố Quảng Ngãi - Đức Minh - Sa Huỳnh; Cù Lao Chàm - Lý Sơn.

- Tăng cường xây dựng và quảng bá hình ảnh của đảo Lý Sơn trong nước và trên thế giới; đầu tư phát triển du lịch đảo Lý Sơn trở thành đảo du lịch xanh, sinh thái và được công nhận khu du lịch quốc gia; nâng cao năng lực Khu Bảo tồn biển Lý Sơn nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên đảo phát triển du lịch cộng đồng.

- Huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch theo quy hoạch được duyệt; hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án dịch vụ, du lịch ven biển đã được cấp phép đầu tư. Triển khai thực hiện Dự án bảo tồn khẩn cấp Đảo Bé; Bảo tàng lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa.

a.2) Sở Công Thương chủ trì, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm đặc trưng của tỉnh (Như tỏi, tỏi đen, rượu tỏi, rượu hải sâm, cá bống Sông Trà,...).

b) Kinh tế hàng hải

Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, thực hiện:

- Quy hoạch, xây dựng và tổ chức khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển gắn với các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ vận tải biển và dịch vụ biển. Quy hoạch địa điểm xây dựng các đầu mối logistics sau cảng. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng trung tâm logistics hiện đại tại Khu Kinh tế Dung Quất. Phát triển hệ thống mạng lưới giao thông, vận tải đồng bộ, kết nối giữa các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, nhà máy sản xuất với hệ thống cảng biển. Đầu tư dự án tuyến đường Dốc Sỏi - sân bay Chu Lai, tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics giữa cảng Dung Quất và cảng hàng không quốc tế Chu Lai.

- Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 24C đến đường Trường Sơn Đông tạo trục giao thông kết nối với các tỉnh Tây nguyên và Nam Lào, mở rộng thị trường logistics; kêu gọi đầu tư xây dựng hình thành tuyến Container trung chuyển quốc tế tại Khu Kinh tế Dung Quất; phát triển cảng nước sâu Dung Quất trở thành một trong những cảng có quy mô lớn của quốc gia. Nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác có hiệu quả hệ thống các cảng biển Sa Kỳ, Lý Sơn (kể cả cảng Bến Đình khi đi vào hoạt động) phục vụ tốt vận tải hành khách, hàng hóa. Từng bước phát triển đội tàu vận tải biển, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải quốc tế.

c) Khai thác các tài nguyên, khoáng sản biển khác

Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản có thế mạnh ở vùng ven biển như khoáng sản làm vật liệu xây dựng, san lấp, ... hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường.

d) Nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản

d.1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực hiện:

- Chuyển từ nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao; tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt.

- Tham mưu ban hành chính sách khuyến khích khai thác tiềm năng, phát triển nuôi trồng ở những khu vực có quy mô lớn như trên biển, nuôi trên cát, các hồ chứa nước ngọt và đầu tư đồng bộ, hiện đại với mô hình quản lý phù hợp.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển. Củng cố, phát triển các hợp tác xã dịch vụ, tổ hợp tác, nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất, doanh nghiệp khai thác xa bờ; khuyến khích liên doanh, liên kết trong việc khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản; hỗ trợ ngư dân đóng mới phát triển tàu có công suất lớn, hiện đại, đặc biệt là tàu vỏ thép, composite và vật liệu mới khai thác xa bờ; cơ cấu lại tàu thuyền, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản thân thiện với môi trường, phù hợp với các vùng biển, tuyến biển; khuyến khích phát triển đội tàu hậu cần nghề cá để thực hiện chuỗi liên kết khai thác, vận chuyển thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng thời gian bám biển.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành, Trung ương, các sở, ban, ngành của tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển một số nước theo Quyết định số 1047/QĐ-TTg ngày 17/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

d.2) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, thực hiện:

Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các cảng cá, vũng neo đậu tàu thuyền gắn với các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo quy hoạch. Ưu tiên đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ven biển gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, nhất là chế biến các sản phẩm xuất khẩu; khôi phục và phát triển các nghề chế biến thủy sản truyền thống, sản xuất đặc sản biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

đ) Phát triển công nghiệp ven biển gắn với đầu tư xây dựng đồng bộ khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, từng bước hình thành các khu đô thị sinh thái ven biển

đ.1) Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng, Công Thương, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, thực hiện:

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án diện khí, sớm hình thành Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Dung Quất.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp nặng có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất; phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến sâu; công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch tại các khu công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.

- Từng bước khôi phục, phát triển hợp lý ngành công nghiệp đóng tàu; nâng cao năng lực các cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, đóng mới, cải hoán tàu vỏ thép, composite, vật liệu mới chất lượng cao với trang thiết bị hiện đại đủ khả năng khai thác xa bờ.

- Tiếp tục thu hút, hỗ trợ đầu tư các ngành công nghiệp then chốt như cơ khi chế tạo, năng lượng, công nghiệp chế biến; gắn kết phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh với các tỉnh trong khu vực.

- Quy hoạch và có lộ trình xây dựng chuỗi đô thị ven biển và đảo với hạ tầng đồng bộ, hiện đại từng bước hình thành các khu đô thị sinh thái ven biển, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ.2) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh chủ trì triển khai thực hiện đầu tư Dự án đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh, giai đoạn IIa thành phần 1 và thành phần 2 đảm bảo tiến độ, sớm thực hiện hoàn thành toàn bộ tuyến đường Dung Quất-Sa Huỳnh để khai thác lợi thế phát triển kinh tế biển.

e) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới

e.1) Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thực hiện: Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo theo quy hoạch, khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời và năng lượng khí sinh học quy mô hộ gia đình, ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, quốc phòng, an ninh.

e.2) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, tham mưu UBND tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu phát triển chế biến một số sản phẩm dựa trên tài nguyên sinh học biển như dược liệu, thực phẩm, thực phẩm chức năng, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển, các phụ phẩm thủy sản,...

3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thực hiện:

- Tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái để phục vụ các ngành kinh tế biển.

- Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương; tăng cường trang thiết bị giám sát, cảnh báo về chất lượng môi trường, ứng phó sự cố môi trường. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; chú trọng công tác bảo vệ môi trường ngay trong quá trình lập quy hoạch, thu hút các dự án đầu tư. Quản lý nguồn nước thải, chất thải rắn tại các khu công nghiệp ven biển, nước thải tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, rác thải biển, nhất là rác thải nhựa.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các sự cố ô nhiễm môi trường; có giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường ở vùng ven biển và đảo Lý Sơn; xử lý kịp thời các nguồn gây ô nhiễm, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao ý thức cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

- Lập báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2021 và năm 2025.

- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp xử lý đất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Sơn.

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng và nhận diện xu thế biến động đường bờ bằng ảnh viễn thám đa thời gian để có kế hoạch đầu tư phù hợp nhằm chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, thực hiện

- Phát triển trồng rừng phòng hộ ven biển và đảo Lý Sơn, nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý của Khu bảo tồn biển Lý Sơn.

- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý và dự báo ngư trường nhằm khai thác thủy sản bền vững.

c) Các sở, ngành, địa phương chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 02/02/2017([1]) và Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 14/6/2017([2])

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cư dân ven biển, đảo và Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Nâng cao năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, động đất, sóng thần; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Dự lường các yếu tố tác động để lồng ghép các yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai trong kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

4. Về khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực biển

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, thực hiện việc đầu tư phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế biển; nghiên cứu, đề xuất giải pháp xác lập, quản lý, khai thác phát huy tài sản trí tuệ các sản phẩm biển mang yếu tố địa danh ở tỉnh Quảng Ngãi gắn với du lịch và nghiên cứu, chế biến một số sản phẩm dựa trên tài nguyên sinh học biển.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, thực hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, nhất là nhân lực chất lượng cao; có cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu lao động của các ngành kinh tế biển.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thực hiện việc nâng cấp, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030.

5. Nâng cao đời sống Nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, thực hiện việc xây dựng chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động vùng ven biển, đảo để nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân vùng biển, đảo.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, thực hiện việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ngãi, triển khai giảng dạy lồng ghép, tích hợp trong các môn học về kiến thức biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng, tránh thiên tai cho học sinh các cấp học.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, thực hiện:

- Chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa, thiên nhiên trong cộng đồng dân cư ven biển, đảo. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa biển, giá trị lịch sử của dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hóa biển.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về biển, xây dựng xã hội, ý thức, trách nhiệm, lối sống văn hóa, gắn bó, thân thiện với biển. Tiếp tục cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển.

6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, thực hiện

- Xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ và từng bước hiện đại, củng cố và nâng cao các tiềm lực trong khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân khu vực biển, đảo; tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân vùng ven biển, giữ gìn an ninh, trật tự và chủ quyền biển, đảo.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn để thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo trên địa bàn tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn hoạt động của các đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển.

Sở Ngoại vụ chủ trì, mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế biển để thu hút đầu tư, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực biển; hợp tác khai thác hải sản với một số nước trong khu vực; tranh thủ tối đa các nguồn lực, hỗ trợ của quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác tài nguyên biển; phối hợp giải quyết các vụ việc xảy ra trên biển có yếu tố nước ngoài; kịp thời kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân.

III. Giải pháp thực hiện

1. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về biển, hải đảo

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách có liên quan về phát triển kinh tế biển, đảo để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế biển.

- Rà soát, bổ sung, xây dựng mới Quy hoạch tỉnh (theo Luật Quy hoạch), tích hợp các nội dung phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh vào Quy hoạch tỉnh, các quy hoạch liên quan và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.... Kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển phải được thể hiện cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương 5 năm, hàng năm; đồng thời, theo dõi, đôn đốc chỉ đạo và định kỳ kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp về công tác quản lý biển, đảo giữa Trung ương với địa phương, giữa các cấp, các ngành trong tỉnh. Tăng cường năng lực cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo.

2. Phát triển khoa học, công nghệ; đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào phát triển các ngành kinh tế biển. Ngăn chặn các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Tăng cường lồng ghép các chương trình về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng, tránh thiên tai cho học sinh các cấp học. Thu hút, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển.

- Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, cùng với đổi mới công tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu lao động của các ngành kinh tế biển và chuyển đổi nghề cho người dân. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tự đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, giảm thiểu lao động thất nghiệp sau khi được đào tạo.

3. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế

- Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang tinh nhuệ và từng bước hiện đại, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng Hải đội Dân quân thường trực; xây dựng lực lượng dân quân biển đủ về số lượng. Nâng cao chất lượng phối hợp huấn luyện, diễn tập giữa các lực lượng trong khu vực phòng thủ, đặc biệt là các địa phương ven biển và đảo Lý Sơn; bảo đảm năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong tình hình mới; tạo điều kiện cho Nhân dân yên tâm vươn khơi, bám biển đánh bắt thủy, hải sản, phát triển kinh tế và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

- Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý kịp thời các hoạt động gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật, vi phạm chủ quyền vùng biển.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao kịp thời can thiệp, đấu tranh, bảo vệ ngư dân, tàu thuyền khi bị tàu nước ngoài tấn công khi hành nghề trên biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời ngăn chặn tình trạng tàu cá của tỉnh khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực.

- Thường xuyên bồi dưỡng cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến biển, đảo nắm chắc Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tuyên truyền vận động ngư dân đánh bắt thủy, hải sản theo đúng quy định.

- Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển để khai thác hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế biển, đồng thời, bảo đảm tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường công tác ngoại giao, đặc biệt với các nước lân cận trong khu vực Biển Đông và những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ mạnh về biển để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững hòa bình, hợp tác hữu nghị ở Biển Đông.

4. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục về biển, hải đảo

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về biển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư tưởng, hành động của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.

- Đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5. Huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển các ngành kinh tế biển

- Tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng kết nối, thiết yếu, có tính chất lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Chủ động tranh thủ nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị, xử lý nước thải, rác thải các khu đô thị, khu công nghiệp ven biển, đảo.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng trên một số lĩnh vực có khả năng như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường....

- Khai thác hợp lý quỹ đất để phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống Nhân dân; phát triển các khu đô thị ven biển, đảo để từng bước đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, đảo.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển kinh tế biển, đảo.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi:

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ tại Kế hoạch này, xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện của sở, ngành, địa phương trong Quý II năm 2020, báo cáo UBND tỉnh đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp; định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước 05/11 hằng năm.

b) Tiếp tục thực hiện các quy định, chỉ thị, nghị quyết, quyết định thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành, lĩnh vực trên các vùng biển, ven biển, hải đảo của tỉnh; triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch này.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước tháng 12 hằng năm; tham mưu tổ chức sơ kết (vào giữa năm 2023), tổng kết đánh giá (vào năm 2025), tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện cho giai đoạn 2026-2030.

3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung cho phù hợp với tình hình thực tiễn; các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/cáo);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị, xã hội;
- Các sở, ban, ngành;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP, các P.N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, NN-TN (hc175).

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 



[1] Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

[2] Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 14/6/2017 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 57/KH-UBND ngày 29/04/2020 thực hiện Kế hoạch 187-KH/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, trong giai đoạn 2021-2045 tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.103

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.247.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!