HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2004/NQ-HĐND
|
Bình Phước,
ngày 20 tháng 5 năm 2004
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ NHẤT
(ngày 20 tháng 5 năm 2004).
NGHỊ QUYẾT
V/V: THÔNG QUA NỘI QUY CÁC KỲ HỌP CỦA HĐND TỈNH
KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004 - 2009.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND;
- Xét đề nghị của Thường trực
HĐND tỉnh tại tờ trình số 51/TT - TTHĐND ngày 20 tháng 5 năm 2004.
QUYẾT NGHỊ
1/ - HĐND tỉnh
tán thành thông qua nội qui các kỳ họp của HĐND tỉnh khoá VII do Thường trực
HĐND tỉnh trình tại kỳ họp.
2/ - Giao Thường
trực HĐND tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và trình HĐND tỉnh xem xét, quyết
định sửa đổi, bổ sung nội qui này khi xét thấy cần thiết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
khóa VII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2004./.
|
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA VI
Nguyễn Hữu Luật
|
NỘI QUY KỲ HỌP HĐND TỈNH
(Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 07/2004/NQ-HĐND VII của Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa
VII, kỳ họp thứ nhất)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Kỳ họp HĐND là một hình thức
họat động của HĐND. Tại kỳ họp, HĐND tính thảo luận và ra nghị quyết về các vấn
đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp luật.
Điều 2
HĐND tỉnh họp thường lệ mỗi
năm 2 kỳ, kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm.
Trong trường hỢp cần thiết, theo đề nghị của chủ
tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch ƯBND tỉnh hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu
HĐND tỉnh yêu cầu thì Thường trực HĐND tỉnh quyết định triệu tập kỳ họp chuyên
đề hoặc kỳ họp bất thường.
Kỳ họp HĐND tỉnh được tiến hành khi có ít nhất
2/3 tổng số đại biểu HĐND tỉnh tham gia.
Điều 3
Thường trực HĐND tỉnh chủ
trì, đảm bảo cho kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng Pháp luật, đạt hiệu quả
theo chương trình đã được HĐND tỉnh thông qua.
Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ
tọa các phiên họp, bảo đảm thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp; Phó chủ
tịch HĐND tỉnh và Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND tỉnh trong
việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh.
Kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh
khóa trước triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND tỉnh bầu được chủ tịch HĐND
khóa mới.
Điều 4
Đại biểu HĐND tỉnh có nhiệm
vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp, các phiên họp, các buổi thảo luận và biểu quyết
các vấn đề được thông qua kỳ họp HĐND tỉnh. Trong khi dự họp, đại biểu không sử
dụng điện thọai di động.
Đại biểu HĐND nào không tham dự được kỳ họp phải
có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch HĐND tỉnh.
Đại biểu HĐND nào không tham dự được phiên họp
phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tọa phiên họp.
Khi dự họp HĐND tỉnh, đại biểu HĐND phải sử dụng
trang phục theo quy
định:
- Đại biểu nam: bộ comple hoặc quần tây, áo sơmi
có thít cavạt và đeo phù hiệu;
- Đại biểu nữ: comple hoặc bộ áo dài truyền
thông và đeo phù hiệu.
Nếu đại biểu là người dân tộc thiểu số hoặc đại
biểu là người thuộc các tôn giáo thì có thể mặc trang phục của dân tộc hoặc tôn
giáo mình.
Chương II
CHUẨN BỊ KỲ HỌP
Điều 5
Thường trực HĐND tỉnh quyết
định và thông báo việc triệu tập kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh chậm nhất là
hai mươi ngày, kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường chậm nhất là mười ngày
trước ngày khai mạc kỳ họp.
Dự kiến chương trình kỳ họp, giấy triệu tập kỳ họp,
báo cáo đề án trình HĐND tỉnh tại kỳ họp và các tài liệu cần thiết phải gửi đến
đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp,
ngày họp, nơi hợp và dự kiên chương trình làm việc của kỳ họp HĐND tỉnh phải được
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để nhân dân
biết.
Điều 6
Trước khi triệu tập kỳ họp
HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, xem
xét việc chuẩn bị các báo cáo và tờ trình
trình tại kỳ họp, quyết định những vấn đề khác
liên quan đến kỳ họp của HĐND tỉnh.
Điều 7
Chương trình làm việc của
kỳ họp HĐND tỉnh do HĐND tỉnh thông qua theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh,
nếu là kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa mới thì theo đề nghị của Thường trực HĐND
tỉnh khóa trước.
Đại biểu HĐND tỉnh có quyền đề nghị sửa đổi, bổ
sung chương trình kỳ họp; việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp phải được
quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành.
Điều 8
Đại biểu Quôc hội đã được
bầu ở địa phương, Đại diện cơ quan Nhà nước, Chủ tịch Uy ban MTTQ Việt nam tỉnh,
người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tê, đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan báo chí và đại diện cử tri ở địa phương được mời dự các phiên
họp công khai của HĐND tỉnh.
Các đại biểu khách mời tham dự kỳ họp được phát
biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Danh sách khách mời, chế độ sử dụng tài liệu tại
kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh quyết định theo đề nghị của Văn phòng HĐND và
Đòan đại biểu Quốc hội tỉnh.
Điều 9
Thành viên UBND tỉnh không
phải là đại biểu HĐND tỉnh được mời dự các kỳ họp của HĐND tỉnh, được phát biểu
ý kiến theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh hoặc theo đề nghị của thành viên
đó và được Thường trực HĐND tỉnh đồng ý.
Chương III
PHIÊN HỌP, CUỘC HỌP TẠI
KỲ HỌP HĐND TỈNH
Điều 10
Hội đông nhân dân tỉnh thảo
luận và quyêt định các vân đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong chương
trình kỳ họp đã được thông qua.
1 ại kỳ họp, khi cần thiêt, Chủ tọa kỳ họp có thể
mời các tổ trưởng tổ đại biểu HĐND, trưởng ban, phó trưỏng ban HĐND tỉnh và các
thành viên khác có liên quan trao đôi những vân đề cần thiêt để trình HĐND xem
xét và quyết định.
Điều 11
HĐND tỉnh họp công khai.
Khi cần thiêt, HĐND tỉnh quyết định họp kín theo
đề nghị của Chủ tọa kỳ họp hoặc của Chủ tịch UBND Tỉnh.
Điều 12
Đại biểu HĐND tỉnh có nhiệm
vụ tham gia đầy đủ các phiên họp, các cuộc họp tổ. Tổ trưởng tổ đại biểu gửi
danh sách đại biểu trong tổ vắng mặt tại các phiên họp, cuộc họp đến đòan thư
ký kỳ họp để báo cáo Chủ tịch HĐND tỉnh.
Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm thảo luận và
biểu quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của kỳ họp, những vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tinh.
Điều 13
Tại phiên họp tòan thể, đại
biểu HĐND tỉnh đăng ký với đòan thư ký để phát biểu ý kiến hoặc giơ tay đăng ký
trực tiếp, chủ tọa mời từng đại biểu phát biểu. Đại biểu phát biểu tập trung
vào vấn đề đang thảo luận, tránh phát biểu trùng lắp; thời gian phát biểu tối
đa là mười lăm phút.
Trong trường hợp đại biểu đã đăng ký mà chưa được
phát biểu hoặc đang phát biểu mà hết thời gian thì đại biểu ghi lại ý kiến của
mình, gửi đòan thư ký kỳ họp để tổng hỢp.
Điều 14
Đại biểu HĐND tỉnh có quyền
biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.
Các Nghị quyết của HĐND tỉnh phải được quá nửa tổng
số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành, trừ Nghị quyết thông qua việc bãi
nhiệm đại biểu HĐND tỉnh phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu
quyết tán thành.
HĐND tỉnh quyết định một trong các hình thức biểu
quyết sau đây:
a) Biểu quyết bằng giơ tay
b) Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
Điều 15
Tại phiên họp đầu tiên của
kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu HĐND (gồm trưởng
ban và các thành viên khác) theo sự giới thiệu của chủ tọa kỳ họp, việc bầu ban
thẩm tra tư cách đại biểu được biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
Căn cứ vào biên bản xác định kết quả bầu cử và
các tài liệu khác có liên quan tới cuộc bầu cử, ban thẩm tra tư cách đại biểu
tiến hành thẩm tra tư cách những người trúng cử và báo cáo kết quả để HĐND tỉnh
ra Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu HĐND tỉnh hoặc tuyên bố việc bầu cử đại
biểu nào đó là không có giá trị.
Ban thẩm tra tư cách đại biểu hết nhiệm vụ khi
việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành.
Trong nhiệm kỳ, nếu có bầu cử bổ sung thêm đại
biểu HĐND tỉnh, thì HĐND tỉnh thành lập Ban thẩm tra tư cách đại biểu được bầu
bổ sung. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của ban Thẩm tra tư cách đại biểu
HĐND tỉnh theo quy định tại điều này.
Điều 16
Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND
tỉnh bầu ban kiểm phiếu (biểu quyết bằng hình thức giơ tay) để bầu cử các chức
danh theo quy định tại điều 51 của Luật Tổ chức HĐND và ƯBND năm 2003.
Thành viên của ban kiểm phiếu không đồng thời là
những người được đề cử bầu các chức danh nói trên.
Trưởng Ban kiểm phiếu thay mặt ban kiểm phiếu hướng
dẫn việc bầu cử và báo cáo trước HĐND tỉnh biên bản kết quả từng cuộc bỏ phiếu
bầu cử, theo tiến độ tại kỳ họp.
Điều 17
Trong trường hợp HĐND miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch ƯBND
tỉnh và các thành viên khác của ƯBND tỉnh, bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận
việc đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ, bỏ phiếu tín nhiệm đôì với người giữ
chức vụ do HĐND tỉnh bầu, HĐND tỉnh thành lập Ban kiểm phiếu và tiến hành biểu
quyết bằng cách bỏ phiếu kín.
Việc thành lập ban kiểm phiếu được tiến hành
theo quy định tại điều 16 của Nội quy này.
Hội đồng nhân dân thảo luận, thông qua Nghị quyết
về các vấn đề trên.
Điều 18
HĐND tỉnh xem xét và thông
qua các dự án, báo cáo công tác của Thường trực HĐND, ƯBND tỉnh và các cơ quan
liên quan theo trình tự sau đây:
1) Người đứng đầu cơ quan có dự án, báo cáo
trình bày trước HĐND tĩnh toàn văn dự án, báo cáo của mình.
2) Các ban của HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về dự
án hoặc thuyết trình về báo cáo trong phạm vi lĩnh vực được phân công phụ
trách.
3) HĐND thảo luận ở tổ hoặc thảo luận ở phiên họp
toàn thể (theo quyết định của chủ tọa phiên họp).
4) Chủ tọa phiên họp có thể chỉ định cơ quan
trình dự án, báo cáo, hoặc các ban của HĐND tỉnh có liên quan báo cáo bổ sung
theo yêu cầu của đại biểu HĐND tỉnh hoặc theo yêu cầu của cơ quan đó.
5) Trên cơ sở ý kiến thảo luận của HĐND tỉnh, ý
kiến thẩm tra của các ban, đoàn thư ký cùng cơ quan trình dự án, báo cáo tiếp
thu, chỉnh lý. Đôì với những vấn đề mà HĐND tỉnh phải ra Nghị quyết thì đoàn
Thư ký cùng với cơ quan trình vấn đề đó dự thảo Nghị quyết, thông qua chủ tọa kỳ
họp trước khi trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.
6) Trong quá trình thảo luận và thông qua dự thảo
Nghị quyết, HĐND tỉnh biểu quyết thông qua những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau. Khi cần thiết, theo sự chỉ đạo của chủ tọa kỳ họp, đoàn thư ký gửi phiếu
lấy ý kiến đại biểu HĐND tinh về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những chỉ
tiêu và nhiệm vụ chủ yếu về kê hoạch phát triển kinh tế - xã hội, những chỉ
tiêu chủ yếu về kế hoạch thu chi ngân sách, phân bổ ngân sách, quyết toán ngân
sách Nhà nước của tỉnh và trình HĐND tỉnh kết quả lấy ý kiến đó để HĐND tỉnh
xem xét quyết định.
7) HĐND tỉnh biểu quyết thông qua toàn văn Nghị
quyết, trường hỢp đại biểu HĐND tỉnh còn có ý kiến về một vấn đề nào đó trong dự
thảo Nghị quyết thì HĐND tỉnh biểu quyết thông qua vấn đề đó, sau đó thông qua
toàn văn Nghị quyết.
Điều 19
1. Đại biểu HĐND tỉnh có
quyền chất vấn Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND tỉnh,
Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND tỉnh bằng cách ghi rõ nội dung châ't vấn
và gửi đến chủ tọa kỳ họp.
Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời tại kỳ
họp về những vấn đề mà đại biểu chất vấn.
Trong trường hỢp vấn đề chất vấn cần có thời
gian điều tra, xác minh thì HĐND tỉnh có thể quyết định cho trả lời bằng văn bản
gửi đến các vị đại biểu HĐND sau kỳ họp hoặc trả lời trong kỳ họp sau của HĐND
tỉnh.
2. Tại kỳ họp HĐND, việc chất vấn và trả lời chất
vấn được thực hiện như sau:
a) Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người
bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND.Thường trực HĐND
chuyển chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của đại biểu
HĐND để báo cáo HĐND;
b) Thường trực HĐND dự kiến danh sách những người
có trách nhiệm trả lời chất vấn và báo cáo HĐND quyết định;
c) Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể
của HĐND được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về
các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp
khắc phục;
- Đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến
nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.
Thời gian trả lời chất vấn do hội đồng nhân dân
quyết định;
d) Nếu đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời
chất vấn thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp toàn thể,
đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách
nhiệm của người bị chất vấn. Khi cần thiết, HĐND tỉnh ra Nghị quyết về việc trả
lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.
Điều 20
Kỳ họp và các phiên họp của
HĐND tỉnh phải có biên bản.
Biên bản của kỳ họp gồm: Bản ghi tổng hợp nội
dung và quá trình diễn biến của kỳ họp.
Biên bản của các phiên họp ghi đầy đủ những ý kiến
phát biểu, nhĩừìg kết luận, kết quả biểu quyết của HĐND .
Văn bản chính đọc trước HĐND được đính theo biên
bản của các phiên họp.
Biên bản của kỳ hợp do chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng
đoàn thư ký ký tên.
Biên bản của phiên họp do chủ tọa phiên họp và
thư ký ghi biên bản ký.
Điều 21
Đại biểu HĐND tỉnh thực
hiện nghiêm những quy định về việc sử dụng tài liệu trong kỳ họp, không được tiết
lộ nội dung tài liệu mật và nội dung các phiên họp kín của HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh quyết định những tài liệu
được lưu hành trong kỳ họp.
Điều 22
Tổ chức việc tiếp dân và tiếp
nhận đơn thư của công dân trong kỳ họp HĐND tỉnh do văn phòng HĐND và Đoàn Đại
biểu Quối hội tỉnh đảm nhiệm.
Khi cần thiết, đại biểu HĐND tỉnh có thể được mời
tiếp dân đối với những vấn đề có liên quan.
Điều 23
Văn phòng HĐND và Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh có nhiệm vụ tổ chức, chuẩn bị các điều kiện vật chất tinh thần
phục vụ kỳ họp, tạo điều kiện để đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ trong
thời gian họp./.