HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 28/2018/NQ-HĐND
|
Cao Bằng, ngày 12 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp;
Xét Tờ trình số 3733/TTr-UBND ngày
15 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết phê
duyệt chính sách hỗ trợ
liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của
các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Nghị quyết này phê duyệt chính sách
hỗ trợ liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, lâm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng;
b) Các nội dung quy định về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng
a) Nông dân, chủ trang trại, người được
ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là nông dân);
b) Cá nhân, người được ủy quyền đối với
nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cá nhân);
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau
đây gọi chung là hợp tác xã);
d) Doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
trong việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Nội dung, mức hỗ trợ và nguồn kinh
phí thực hiện
a) Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên
kết
- Chủ trì liên kết được ngân sách nhà
nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, bao gồm: Tư vấn, nghiên cứu để
xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, phát triển thị trường. Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng;
- Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế
hỗ trợ thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án
khác.
b) Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
- Dự án liên kết được ngân sách nhà nước
hỗ trợ 30% vốn đầu tư mới máy móc, trang thiết bị và xây dựng các công trình hạ
tầng đầu tư phục vụ liên kết, bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản
xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ
trợ không quá 02 tỷ đồng;
- Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ thực hiện
theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các
chương trình, dự án hợp pháp khác.
c) Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông;
đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất,
năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ
trợ thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương
trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án
hợp pháp khác.
d) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn
mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm
thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; hỗ trợ tối đa không quá 40% chi
phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản
lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ
trợ thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
4. Điều kiện để được hỗ trợ
a) Điều kiện chung: Thực hiện theo quy
định tại Điều 11 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ.
b) Điều kiện cụ thể
Đối với loại hình liên kết nêu tại khoản
1, 2, 3, 4, 5 và 6, Điều 4 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của
Chính phủ thì quy mô liên kết có giá trị sản phẩm hàng hóa trên 1 tỷ hoặc quy
mô liên kết tối thiểu trong một chu kỳ sản xuất, như sau:
- Lĩnh vực chăn nuôi đạt một trong các
tiêu chí sau: lợn thịt 200 con; lợn nái sinh sản 30 con; gia cầm, thủy cầm 5.000
con; trâu, bò thịt 100 con/năm; dê 200 con/năm;
- Lĩnh vực trồng trọt đạt một trong các
tiêu chí về diện tích sau: lúa 20 ha; cây công nghiệp 10 ha; rau, hoa, củ, quả
02 ha; cây ăn quả 05 ha; cây dược liệu 02 ha;
- Lĩnh vực lâm nghiệp đạt diện tích trồng
cây tối thiểu 100 ha; riêng cây Trúc diện tích trồng tối thiểu 50 ha;
- Lĩnh vực thủy sản đạt một trong các
tiêu chí sau: nuôi trong ao, hồ tối thiểu 01 ha; nuôi trong lồng tối thiểu 400
m3.
Đối với loại hình liên kết tại khoản 7,
Điều 4 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ thì giá trị
nguyên liệu đầu vào đối với lĩnh vực chăn nuôi và lâm nghiệp phải đạt tối thiểu
06 tỷ đồng/năm; đối với lĩnh vực trồng trọt phải đạt tối thiểu 03 tỷ đồng/năm.
5. Nguồn vốn
Nguồn vốn thực hiện các nội dung tại khoản
3 Điều này, bao gồm: nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; nguồn ngân sách
địa phương (nếu có); nguồn huy động đóng góp của các tổ
chức, cá nhân; các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Điều 2. Hội
đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này
và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. Trong
quá trình thực hiện, nếu cần thiết điều chỉnh, bổ sung điểm b, khoản 4, Điều 1
của Nghị quyết này thì Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh
trong kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh Cao Bằng khóa XVI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2018 và có
hiệu lực kể từ ngày 22 tháng tháng 12 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ
Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND
các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh;
- Trung tâm thông tin - Văn
phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Eng
|