BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/2024/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm
2024
|
THÔNG
TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐO ĐẠC
TRỌNG LỰC CHI TIẾT PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ - PHẦN ĐO MẶT ĐẤT
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị
định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm
2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số
78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo
đạc và bản đồ; Nghị định số 136/2021/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm
2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học
Đo đạc và Bản đồ;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Đo đạc
trọng lực chi tiết phục vụ công tác đo đạc và bản đồ - Phần đo mặt đất.
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Đo đạc trọng lực chi
tiết phục vụ công tác đo đạc và bản đồ - Phần đo mặt đất, mã số QCVN 79:2024/BTNMT.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2024.
2. Các nội dung về đo
trọng lực chi tiết trên mặt đất được quy định tại Thông tư số 08/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đo trọng lực chi tiết hết hiệu
lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Các đề án, dự án,
thiết kế kỹ thuật về đo đạc trọng lực chi tiết phục vụ công tác đo đạc và bản
đồ được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện
theo các quy định của Thông tư số 08/2012/TT-BTNMT.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
2. Cục trưởng Cục Đo
đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm
tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời
về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, ĐĐBĐVN, VĐĐBĐ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Phương Hoa
|
QCVN 79:2024/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐO ĐẠC TRỌNG LỰC CHI TIẾT PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ
BẢN ĐỒ - PHẦN ĐO MẶT ĐẤT
National technical
regulation on the detailed gravitational measurements for surveying and mapping
- Ground measurements
(Ban hành kèm theo Thông
tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐO ĐẠC TRỌNG LỰC CHI TIẾT PHỤC VỤ CÔNG TÁC
ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ - PHẦN ĐO MẶT ĐẤT
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
1. Lưới điểm tựa trọng lực
2. Đo đạc trọng lực chi tiết
3. Quy trình kiểm định và hiệu chuẩn phương
tiện đo trọng lực tương đối
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
2. Quy định về công bố hợp quy
3. Phương pháp thử
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A
Quy cách mốc điểm tựa trọng lực
Phụ lục B
Quy cách dấu mốc điểm tựa trọng lực
Phụ lục C
Quy cách ghi chú điểm tựa trọng lực
Phụ lục D
Bìa sổ đo điểm tựa trọng lực
Phụ lục E
Sổ đo điểm tựa trọng lực
Phụ lục F
Bảng tính hiệu gia tốc trọng trường giữa các điểm
tựa trọng lực
Phụ lục G
Bảng tính sai số khép lưới điểm tựa trọng lực
theo đa giác khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo
Phụ lục H
Kết quả bình sai hiệu gia tốc trọng trường lưới
điểm tựa trọng lực
Phụ lục I
Bảng tính giá trị gia tốc trọng trường sau bình
sai của các điểm trong lưới điểm tựa trọng lực
Phụ lục K
Bìa sổ đo điểm trọng lực chi tiết
Phụ lục L
Sổ đo điểm trọng lực chi tiết
Phụ lục M
Bảng tính giá trị gia tốc trọng trường của các điểm
trọng lực chi tiết
Phụ lục N
Quy trình kiểm tra phương tiện đo trọng lực
tương đối
LỜI
NÓI ĐẦU
QCVN 79:2024/BTNMT do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông
tin địa lý Việt Nam và Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ biên soạn, Vụ Khoa học và
Công nghệ trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số /2024/TT-BTNMT ngày tháng năm 2024.
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐO ĐẠC TRỌNG LỰC CHI TIẾT PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ -
PHẦN ĐO MẶT ĐẤT
National technical
regulation on the detailed gravitational measurements for surveying and mapping
- Ground measurements
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định
về xây dựng lưới điểm tựa trọng lực, đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất
bằng phương tiện đo trọng lực tương đối phục vụ xây dựng mô hình Geoid, hiện
đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia Việt Nam và các công tác đo đạc và bản đồ cơ
bản.
2. Đối tượng áp
dụng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng
đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng lưới điểm
tựa trọng lực và đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất.
3. Giải thích
từ ngữ
3.1. Giá trị gia tốc trọng trường của
các điểm trọng lực sử dụng đơn vị đo bao gồm Gal, mGal (miliGal), µGal
(microGal) và m/s2 có các quan hệ như sau:
1 Gal = cm/s2 = 10-2 m/s2
1 mGal = 10-3 Gal
1 μGal = 10-3 mGal= 10-6
Gal
3.2. Dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo
trọng lực tương đối là sự thay đổi số đọc của phương tiện đo trọng lực tại một
vị trí đặt phương tiện đo theo thời gian do sự biến dạng của hệ thống đàn hồi
trong phương tiện đo trọng lực không tỷ lệ thuận với giá trị gia tốc trọng
trường.
3.3. Chuyến đo trọng lực là tập hợp các kết quả
đo liên tục trên một số điểm liên kết với nhau có cùng một đặc trưng chung là
độ dịch chuyển điểm "0" của phương tiện đo trọng lực tương đối.
3.4. Điểm tựa trọng lực được phát triển từ các điểm
trọng lực quốc gia; là
điểm khởi
đo, khởi tính cho đo đạc trọng lực chi tiết trên mặt đất.
3.5. Lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm
nhiều điểm tựa trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo đạc trọng lực chi
tiết về cùng một mức. Lưới điểm tựa trọng lực được xây dựng cho các khu đo khác
nhau. Lưới điểm tựa trọng lực có thể bao gồm nhiều đa giác khép kín hoặc các
tuyến giữa hai điểm
khởi đo.
3.6. Hằng số “C” của phương tiện đo
trọng lực tương đối là tỷ lệ vạch chia số đo trên phương tiện đo với giá trị
gia tốc lực trọng trường.
3.7. GNSS (Global Navigation Satellite System)
là hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu.
3.8. Đo đạc trọng lực chi tiết phục vụ công tác
đo đạc và bản đồ là việc xác định giá trị gia tốc trọng trường và dị thường
trọng lực tại các điểm đo trọng lực trên mặt đất phục vụ xây dựng mô hình
Geoid, hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia Việt Nam và các công tác đo đạc
và bản đồ cơ bản.
3.9. Phần đo mặt đất là phạm vi công việc đo
đạc trọng lực ở các khu vực đồng
bằng, trung du, miền núi sử dụng các phương tiện đo trọng lực đặt trực tiếp
trên mặt đất.
II.
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
1. Lưới điểm tựa trọng
lực
1.1. Lưới điểm tựa trọng lực được bố trí theo
đồ hình là các đa giác khép kín hoặc theo tuyến độ cao quốc gia, đảm bảo khoảng
cách giữa hai điểm tựa trọng lực liền kề trong khoảng từ 8 km đến 25 km.
1.2. Sai số trung phương xác định giá trị gia
tốc trọng trường của điểm tựa trọng lực sau bình sai ≤ ±0,20 mGal.
1.3. Khảo sát, chọn điểm: Các điểm tựa trọng
lực phải được xây dựng ở các vị trí dễ nhận biết, thuận lợi cho công tác đo
trọng lực và đo tọa độ, độ cao. Vị trí xây dựng mốc điểm tựa trọng lực phải
chọn nơi có nền đất vững chắc ổn định, có khả năng bảo quản trong quá trình
thực hiện; tránh nơi dễ ngập nước, dễ bị sạt lở, gò và đống không ổn định, đê,
bờ sông bồi lở, nền đất mượn (mới tôn nền); cách xa từ 50 m trở lên đối với các
nguồn chấn động lớn như cạnh đường xe lửa, công trường xây dựng, nhà máy; đường
dây cao thế, trạm điện cao thế (nơi có từ trường mạnh).
1.4. Xây dựng mốc điểm tựa trọng lực
1.4.1. Mốc điểm tựa trọng lực được làm bằng bê
tông mác M25 trở lên (được quy định tại TCVN
6025:1995). Mặt mốc có độ cao ngang mặt đất và có gắn dấu mốc bằng gang ở
giữa. Quy cách mốc và dấu mốc điểm tựa trọng lực (được quy định tại Phụ lục A và Phụ lục B).
1.4.2. Số hiệu của điểm tựa trọng lực được ký
hiệu như sau: “TTL - ký hiệu tên khu đo - số thứ tự điểm”, trong đó tên khu đo
được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật của từng nhiệm vụ.
Ví dụ: TTL-LBi-01. Trong đó: “TTL” là điểm “Tựa
trọng lực”; “LBi” là tên khu đo Lộc
Bình; “01” là số thứ tự điểm tựa trọng lực.
1.5. Lập ghi chú điểm tựa trọng lực: Ghi
chú điểm tựa trọng lực phải thể hiện đầy đủ các thông tin gồm: số hiệu điểm;
trích phạm vi có điểm tựa trọng lực trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000; tên
mảnh bản đồ; kinh, vĩ độ và độ cao khái lược của mốc; sơ đồ mốc; chất liệu mốc;
loại đất; chủ đất; nơi đặt mốc; đường tới điểm; sơ đồ vị trí điểm vẽ phóng;
phương hướng và khoảng cách đến các vật kiên cố (vật chuẩn); người chọn điểm;
người chôn mốc; người vẽ ghi chú điểm; ngày chọn điểm; ngày chôn mốc; người
kiểm tra; đơn vị thi công, ngày kiểm tra và các ghi chú khác (được quy định tại
Phụ lục C).
1.6. Xác định tọa độ, độ cao điểm tựa
trọng lực
1.6.1. Các điểm tựa trọng lực được xác
định tọa độ, độ cao trong hệ tọa độ, độ cao quốc gia.
1.6.2. Tọa độ điểm tựa trọng lực được
xác định bằng phương pháp toàn đạc hoặc đo GNSS với độ chính xác ≤ 10,00 m.
1.6.3. Độ cao điểm tựa trọng lực được
xác định theo các phương pháp: đo thủy chuẩn, đo cao lượng giác, đo GNSS. Độ
chính xác xác định độ cao của điểm ≤ 0,50 m.
1.7. Phương tiện đo trọng lực tương đối
sử dụng trong đo lưới điểm tựa trọng lực phải có độ chính xác ≤ 0,20 mGal.
1.8. Phương tiện đo lưới điểm tựa trọng
lực phải được kiểm tra trước khi thực hiện nhiệm vụ ở thực địa. Việc kiểm tra
phải thực hiện trước mỗi đợt đo hoặc sau 6 tháng trong thời gian thực hiện
nhiệm vụ. Quy trình kiểm tra phương tiện đo trọng lực tương đối (được quy định
tại Phụ lục N).
1.9. Đo giá trị gia tốc trọng trường của
điểm tựa trọng lực
1.9.1. Giá trị gia tốc trọng trường của điểm
tựa trọng lực được xác định theo phương pháp đo trọng lực tương đối. Đồ hình đo
các điểm tựa trọng lực được xây dựng thành lưới khép kín hoặc khép giữa các mốc
trọng lực quốc gia. Sơ đồ lưới đo (được quy định tại Phụ
lục D).
1.9.2. Mỗi cạnh của lưới điểm tựa trọng
lực được thực hiện theo quy trình đo giữa hai điểm A, B như sau: Tại mốc A đặt
phương tiện đo trọng lực tương đối, cân bằng và tiến hành đọc số 3 lần nếu có
giá trị bất thường thì tiến hành đo lại sau đó tính trị trung bình. Di chuyển
phương tiện đo đến mốc B thao tác tương tự như tại mốc A. Sau đó quay lại mốc A
để đo và kết thúc một chuyến đo. Dựa vào kết quả đo xác định được hiệu gia tốc
trọng trường cạnh A - B.
1.9.3. Mỗi cạnh xác định ít nhất 3 giá
trị hiệu gia tốc trọng trường và tính giá trị trung bình. Độ lệch giữa giá trị
lớn nhất và nhỏ nhất ≤ 0,40 mGal.
1.9.4. Được phép sử dụng đồng thời nhiều
phương tiện đo trọng lực tương đối có độ chính xác quy định trong 1.7 để rút
ngắn thời gian đo đạc.
1.9.5. Trong một chuyến đo có thể thực
hiện theo quy trình A - B - A như trên hoặc A - B - C - B - A, nhưng phải tiến
hành liên tục, không gián đoạn và thời gian chuyến đo phải nằm trong khoảng
dịch chuyển tuyến tính điểm “0” của phương tiện đo.
1.9.6. Mẫu sổ đo điểm tựa trọng lực (được quy
định tại Phụ lục D và Phụ
lục E) và tính toán các hiệu gia tốc trọng trường giữa các điểm tựa trọng
lực (được quy định tại Phụ lục F).
1.9.7. Kiểm tra khái lược kết quả đo
cạnh lưới điểm tựa trọng lực với yêu cầu quy định trong 1.9.3. Sai số khép cho
phép của lưới đa giác các điểm tựa trọng lực phải đạt yêu cầu . Trong đó S là số lượng cạnh được
đo.
1.10. Tính toán, bình sai lưới điểm tựa
trọng lực
1.10.1. Chuyển số đọc của phương tiện đo trọng
lực tại điểm đo về đơn vị
mGal theo
công thức (1).
|
(1)
|
Trong đó:
r là số đọc trên phương tiện đo trọng lực tại điểm
đo;
C là hằng số của phương tiện đo trọng lực tương
đối;
R là giá trị đo tính bằng mGal.
1.10.2. Tính hiệu gia tốc trọng trường giữa hai
điểm đo A và B theo công
thức (2).
|
(2)
|
Trong đó:
là hiệu gia tốc trọng trường giữa hai điểm đo A
và B;
RA1 là giá trị đo lúc bắt
đầu tại điểm A;
RB là giá trị đo tại điểm
B;
là số hiệu chỉnh do sự dịch chuyển điểm “0”
của phương tiện đo trọng
lực, được
xác định theo công thức (3).
|
(3)
|
Trong đó:
tA1 là thời điểm đo lúc bắt
đầu tại điểm A, tính bằng giờ (h);
tA2 là thời điểm đo lúc kết
thúc tại điểm A, tính bằng giờ (h);
RA1 là giá trị đo tại điểm A
vào thời điểm tA1;
RA2 là giá trị đo tại điểm A
vào thời điểm tA2;
tB là thời điểm đo tại điểm
B, tính bằng giờ (h).
1.10.3. Bình sai lưới điểm tựa trọng lực
theo đa giác khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo, với S cạnh đo,
được đo k lần. Việc bình sai được thực hiện theo các bước dưới đây.
1.10.3.1. Xác định trọng số Pj của hiệu gia tốc trọng
trường cạnh j được xác định theo công thức
(4).
|
(4)
|
Trong đó:
Pj là trọng số của hiệu gia tốc trọng
trường cạnh ;
là tổng độ lệch chuẩn của giá trị hiệu gia tốc
trọng trường của các cạnh trong đa giác khép kín;
S là số cạnh trong đa giác khép kín;
là độ lệch chuẩn của giá trị hiệu gia tốc
trọng trường cạnh j trong đa giác khép kín được tính theo công thức (5).
|
(5)
|
Trong đó:
là hiệu gia tốc trọng trường của cạnh j đo lần
thứ i;
k là số lần đo;
là hiệu gia tốc trọng trường trung bình của
cạnh j, được tính
theo công
thức
(6).
|
(6)
|
Trong đó:
là hiệu gia tốc trọng trường của cạnh j đo
lần thứ i;
k là số lần đo.
1.10.3.2. Sai số khép ω của đa giác khép kín
hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo A, B được xác định theo công thức
(7).
|
(7)
|
Trong đó:
là hiệu gia tốc trọng trường của cạnh j;
gA là giá trị gia tốc
trọng trường tại điểm A;
gB là giá trị gia tốc
trọng trường tại điểm B;
k là số lần đo.
1.10.3.3. Bình sai lưới điểm tựa trọng
lực theo đa giác khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo bằng phương pháp số
bình phương nhỏ nhất.
Giá trị sau bình sai của hiệu các giá trị
gia tốc trọng trường trên cạnh j (j = 1, 2, …, S) của lưới đa giác khép
kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo được xác định theo công thức (8).
|
(8)
|
Trong đó:
là giá trị sau bình sai của hiệu gia tốc trọng
trường;
là giá trị trung bình của hiệu các giá trị gia
tốc trọng trường trên một cạnh j;
vj là số cải chính của
cạnh j được xác định
theo công thức (9).
|
(9)
|
Trong đó:
ω là sai số khép của đa giác khép kín hoặc dạng
tuyến giữa hai điểm khởi đo;
Pj là trọng số của hiệu gia
tốc trọng trường cạnh j.
Giá trị gia tốc trọng trường sau bình
sai của các điểm tựa trọng lực trong lưới được xác định bằng giá trị gia tốc
trọng trường từ điểm khởi tính và giá trị bình sai của các hiệu giá trị gia tốc
trọng trường.
1.10.3.4. Đánh giá độ chính xác của lưới
điểm tựa trọng lực theo đa giác khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi
tính (được quy định tại Phụ lục G). Các bước tính
toán được thực hiện như sau:
1.10.3.4.1. Sai số trung phương trọng số
đơn vị được xác định theo công thức (10).
|
(10)
|
Trong đó:
μ là sai số trung phương trọng số đơn vị;
Pj là trọng số của hiệu gia
tốc trọng trường cạnh j;
Vj là số cải chính của cạnh
j;
S là số cạnh đo.
1.10.3.4.2. Sai số trung phương giá trị
gia tốc trọng trường của các điểm trong lưới được xác định theo công thức (11) và
đảm bảo yêu cầu quy định trong Điểm 1.2.
|
(11)
|
Trong đó:
là sai số trung phương giá trị gia tốc trọng
trường của các điểm trong lưới;
μ là sai số trung phương trọng số đơn vị;
n là số lượng điểm tựa trọng lực trong
lưới.
1.10.4. Đánh giá chất lượng các điểm tựa
trọng lực toàn mạng lưới theo công thức (12).
|
(12)
|
Trong đó:
Mg là sai số trung phương gia
tốc trọng trường các điểm tựa trọng lực toàn mạng lưới;
mgi là sai số trung phương
giá trị gia tốc trọng trường của điểm i;
n là số lượng điểm tựa trọng lực trong
lưới.
1.10.5. Bảng tính toán bình sai lưới điểm
tựa trọng lực, gia tốc trọng trường sau bình sai của các điểm trong lưới điểm
tựa trọng lực (được quy định tại Phụ lục H và Phụ lục I).
2. Đo đạc trọng
lực chi tiết
2.1. Thiết kế lưới điểm trọng lực chi
tiết
2.1.1. Lưới điểm trọng lực chi tiết được
phát triển dựa trên các điểm tựa trọng lực hoặc các điểm trong mạng lưới trọng
lực quốc gia.
2.1.2. Lưới điểm trọng lực chi tiết được
thiết kế phân bố đều trong các khu đo. Mật độ điểm phải đảm bảo trung bình 8
km2 có 01 điểm trọng lực chi tiết. Tùy theo sự phức tạp của địa hình khoảng
cách giữa hai điểm trọng lực chi tiết liền kề nhau không vượt quá 3 km.
2.1.3. Đối với trường hợp đo đạc trọng
lực chi tiết dọc theo tuyến độ cao quốc gia, quy định về khoảng cách cho phép
giữa hai điểm trọng lực chi tiết kề nhau (được quy định tại Bảng 1).
Bảng 1 - Quy
định về khoảng cách cho phép giữa hai điểm trọng lực chi tiết kề nhau đối với
trường hợp đo đạc trọng lực chi tiết dọc theo tuyến độ cao quốc gia
Độ nghiêng tgβ
của địa hình
|
Khoảng cách
giữa các điểm trọng lực (km)
|
Lưới độ cao hạng I
|
Lưới độ cao hạng II
|
Lưới độ cao hạng III
|
> 0,2
|
-
|
1
|
2-3
|
0,2 - 0,1
|
-
|
2-3
|
6
|
0,1 - 0,08
|
1
|
4
|
6
|
0,08 - 0,06
|
2
|
4
|
8
|
0,06 - 0,04
|
2
|
6
|
-
|
Trong đó:
tgβ = h / D là độ nghiêng của địa
hình;
D là độ dài tuyến độ cao quốc gia (km);
h là chênh cao địa hình (km).
2.2. Khảo sát, chọn điểm: Các điểm trọng lực
chi tiết phải được bố trí ở các
vị trí thuận lợi cho quá trình đo trọng lực, đo tọa độ, độ cao; tránh nơi dễ
ngập nước, dễ bị sạt lở, gò, đống không ổn định, bờ sông bồi lở, nền đất mượn
(mới tôn nền); cách xa các nguồn chấn động lớn như cạnh đường xe lửa, công
trường xây dựng, nhà máy, đường dây và trạm điện cao thế (nơi có từ trường
mạnh) từ 30 m trở lên.
2.3. Xây dựng mốc điểm trọng lực chi tiết:
2.3.1. Các điểm trọng lực chi tiết phải được
đóng cọc gỗ (đường kính 2 cm, dài 30 cm) trên nền đất hoặc đóng đinh sắt khi thiết
kế trên các nền đá, xi măng, nhựa đường và được đánh dấu bằng sơn màu đỏ vị trí
đặt điểm.
2.3.2. Số hiệu của điểm trọng lực chi tiết được
ký hiệu như sau: “CT - tên khu đo đạc trọng lực chi tiết - Số thứ tự điểm”,
trong đó tên khu đo được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật của từng nhiệm
vụ
Ví dụ: CT-LBi-01. Trong đó: “CT” là điểm “Chi
tiết”; “LBi” tên khu đo Lộc Bình; “01” là số thứ tự điểm trọng lực chi tiết.
2.4. Độ chính xác xác định giá trị gia tốc
trọng trường của điểm trọng lực chi tiết so với điểm khởi tính gần nhất ≤ 0,40
mGal đối với khu vực đồng bằng, trung du và ≤ 0,80 mGal đối với khu vực miền
núi.
2.5. Độ chính xác xác định hiệu giá trị gia tốc
trọng trường giữa hai điểm trọng lực chi tiết kề nhau trong tuyến đo ≤ 0,60
mGal đối với khu vực đồng bằng, trung du và ≤ 1,20 mGal đối với khu vực miền
núi.
2.6. Độ chính xác xác định dị thường trọng lực
tại các điểm chi tiết ≤ 0,60 mGal đối với khu vực đồng bằng, trung du và ≤ 1,20
mGal đối với khu vực miền núi.
2.7. Xác định tọa độ, độ cao của các điểm trọng
lực chi tiết
2.7.1. Các điểm trọng lực chi tiết được xác
định tọa độ, độ cao trong hệ tọa độ, độ cao quốc gia.
2.7.2. Tọa độ các điểm trọng lực chi tiết được
xác định bằng phương pháp toàn đạc hoặc đo GNSS với độ chính xác ≤ 10,00 m.
2.7.3. Độ cao các điểm trọng lực chi tiết được
xác định theo các phương pháp: đo thủy chuẩn, đo cao lượng giác, đo GNSS với độ
chính xác ≤ 1,00 m.
2.8. Phương tiện đo trọng lực tương đối sử dụng
trong đo lưới điểm trọng lực chi tiết phải có độ chính xác ≤ 0,40 mGal.
2.9. Phương tiện đo lưới điểm trọng lực chi
tiết phải được kiểm tra, hiệu chỉnh trước khi thi công ở thực địa. Việc kiểm
tra phải thực hiện trước mỗi đợt đo hoặc sau 6 tháng trong thời gian thực hiện
nhiệm vụ (được quy định tại Phụ lục N).
2.10. Đo giá trị gia tốc trọng trường của điểm
trọng lực chi tiết
2.10.1. Giá trị gia tốc trọng trường của điểm
trọng lực chi tiết được xác định bằng phương pháp đo trọng lực tương đối. Tại
mỗi điểm trọng lực chi tiết phải đọc số 3 lần.
2.10.2. Trình tự một chuyến đo được bắt đầu và
khép về điểm tựa trọng lực hoặc điểm trọng lực quốc gia theo đồ hình D -
CT-LBi-01 … CT-LBi-n - D hoặc D - CT-LBi-01 … CT-LBi-n - E. Trong đó D, E là
các điểm tựa trọng lực hoặc điểm trọng lực quốc gia; CT1-LBi-01 … CT-LBi-n là
các điểm trọng lực chi tiết. Mẫu sổ đo điểm trọng lực chi tiết (được quy định
tại Phụ lục K và Phụ lục
L).
2.10.3. Đánh giá chất lượng lưới điểm trọng lực
chi tiết ở ngoại nghiệp
2.10.3.1. Khối lượng điểm đo đánh giá bằng 10%
tổng số điểm đo chi tiết.
2.10.3.2. Các điểm phục vụ đánh giá phải phân
bố đều trên khu đo đảm bảo tối thiểu mỗi chuyến đo đạc trọng lực chi tiết có 1 điểm.
2.10.3.3. Các điểm phục vụ đánh giá được đo lặp
trên các chuyến đo đạc trọng lực chi tiết hoặc đo theo các chuyến đo độc lập.
2.10.3.4. Khi kết quả đo kiểm tra lần thứ nhất
vượt quá 0,60 mGal, cần phải đo kiểm tra lần thứ hai để xác định chuyến đo nào
sai để đo lại.
2.11. Tính toán hiệu giá trị gia tốc trọng
trường giữa hai điểm trọng lực chi tiết như sau:
2.11.1. Chuyển số đọc của phương tiện đo trọng
lực về đơn vị mGal (công thức (1) trong 1.10.1).
2.11.2. Giá trị hiệu gia tốc trọng trường giữa
2 điểm trọng lực chi tiết trên tuyến khép kín (được quy định tại công thức (2)
và (3) trong 1.10.2). Trường hợp đo theo tuyến đo chi tiết D, 1, 2,..., n, E
được xây dựng dựa trên hai điểm khởi
tính D và E với các giá trị trọng lực gD và gE. Giá trị hiệu gia tốc
trọng trường giữa điểm trọng
lực chi tiết thứ
i (i = 1, 2, … , n) trên tuyến đo và điểm khởi tính D được xác
định theo công thức (13).
|
(13)
|
Trong đó:
là hiệu gia tốc trọng trường giữa điểm D và điểm
i;
Ri là giá trị đo tại điểm I;
RD là giá trị đo tại điểm
D;
là số hiệu chỉnh do sự dịch chuyển điểm “0” của
phương tiện đo trọng
lực, được
xác định theo công thức (14).
|
(14)
|
Trong đó:
RD là giá trị đo tại điểm
D vào thời điểm tD;
RE là giá trị đo tại điểm
E vào thời điểm tE;
gD là giá trị trọng lực
của điểm khởi tính D;
gE là giá trị trọng lực
của điểm khởi tính E;
ti là thời điểm đo tại điểm
i;
tD là thời điểm đo tại điểm
D
tE là thời điểm đo tại điểm
E.
2.12. Tổng hợp kết quả tính toán giá trị
gia tốc trọng trường của điểm trọng lực chi tiết (được quy định tại Phụ lục M).
2.13. Đánh giá chất lượng lưới điểm trọng lực
chi tiết bằng công thức độ lệch chuẩn, dựa vào kết quả tính độ lệch của giá trị
các điểm đánh giá với giá trị của điểm trọng lực chi tiết ( được quy định tại
công thức (15)).
|
(15)
|
Trong đó:
ε là độ lệch chuẩn của giá trị các điểm đánh giá
với giá trị của điểm trọng lực chi tiết;
là độ sai lệch của kết quả đo kiểm tra lần thứ
với giá trị của điểm trọng lực chi tiết;
n là tổng số điểm kiểm tra.
2.14. Nhiệm vụ xây dựng mô hình Geoid,
hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia, các công tác đo đạc và bản đồ cơ bản
được thông qua các giá trị gia tốc trọng trường tại điểm đo “g” và giá trị dị
thường khoảng không tự do theo công thức
(16).
|
(16)
|
Trong đó:
g là giá trị gia tốc trọng trường tại điểm
đo trọng lực;
H là giá trị độ cao điểm đo trọng lực so
với mặt nước biển;
là giá trị trọng lực chuẩn tính trên mặt
ellipsoid WGS84 tương ứng tại điểm đo trọng lực, được tính theo công thức (17).
|
(17)
|
φ là vĩ độ của điểm đo trọng lực.
3. Quy trình
kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tương đối
Phương tiện đo trọng lực tương đối phải
được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
III.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Phương thức
đánh giá sự phù hợp
Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu
điển hình để đánh giá sự phù hợp. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động
chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp
quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Quy định về
công bố hợp quy
2.1. Sản phẩm của xây dựng lưới điểm tựa
trọng lực, đo đạc trọng lực chi tiết phần đo mặt đất phải được công bố hợp quy
theo quy định. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức
chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật. Kết quả thử nghiệm phục
vụ chứng nhận hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc
đã đăng ký. Ưu tiên sử dụng các phòng thử nghiệm đã được đăng ký và công nhận.
2.2. Việc công bố hợp quy thực hiện theo
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31
tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày
ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về
công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn, quy chuẩn và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN
ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09
tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.
3. Phương pháp
thử
3.1. Sử dụng các phương pháp kiểm tra
bằng cách so sánh, đánh giá kết quả với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được quy định.
3.2. Kiểm tra các tài liệu thiết kế về
mật độ, quy cách, chất liệu mốc điểm tựa trọng lực; mật độ điểm trọng lực chi
tiết. Kiểm tra chất lượng số liệu đo và chất lượng dữ liệu sau tính toán bình
sai.
3.3. Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật
tại Phần II không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia này.
2. Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và
Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực
hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi
trường để xem xét, quyết định./.
Phụ
lục A
(Quy định)
Quy
cách mốc điểm tựa trọng lực
Đơn vị đo: Cm
Chữ ghi trên mặt mốc là chữ in hoa với kích
thước:
cao: 3 cm; rộng: 2 cm; sâu: 0,5 cm; lực nét: 0,3
cm
Phụ
lục B
(Quy định)
Quy
cách dấu mốc điểm tựa trọng lực
Đơn vị đo: Cm
Chất liệu làm dấu mốc: Gang
Phụ
lục C
(Quy định)
Quy cách ghi chú điểm tựa trọng lực
GHI CHÚ ĐIỂM
TỰA TRỌNG LỰC
Số hiệu điểm:
Bản đồ địa
hình khu vực điểm
Tỷ lệ: 1/50.000
|
Tên mảnh bản đồ:
|
Kinh độ khái lược:
|
Vĩ độ khái lược:
|
Độ cao:
|
Sơ đồ mốc
|
Chất liệu mốc:
|
Bê tông
|
Loại đất:
|
|
Chủ đất:
|
|
Nơi đặt mốc:
|
Thôn: Xã:
Huyện: Tỉnh:
|
Đường tới điểm:
|
|
Sơ đồ vị trí điểm vẽ phóng
|
Phương hướng và khoảng cách đến các vật kiên
cố (vật chuẩn)
A:
|
|
B:
|
|
C:
|
|
Người chọn điểm:
|
|
Người chôn mốc:
|
|
Người vẽ ghi chú điểm:
|
|
Ngày chọn điểm:
|
|
Ngày chôn mốc:
|
|
Người kiểm tra:
|
|
Đơn vị thi công:
|
Ngày kiểm tra:
|
|
Ghi chú khác:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ
lục D
(Quy định)
Bìa
sổ đo điểm tựa trọng lực
BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
SỔ ĐO ĐIỂM
TỰA TRỌNG LỰC
Số sổ : ………..
Khu vực đo:……………………………………………………………
Đơn vị chủ đầu
tư:..…………………………………………………..
Đơn vị thi công:……………………………………………………….
PHƯƠNG TIỆN
ĐO
Tên phương tiện đo:
…………………………………………………
Số hiệu phương
tiện:………………………………………………..
Nơi sản xuất: …………………………………………………………..
Hằng số “C”:
.………...……………………………………………….
Năm 202……
|
SƠ ĐỒ LƯỚI ĐO
1. Người kiểm tra của đơn vị sản xuất:
………………….…………………..
Ý kiến kiểm tra:
…………………………………….…….……………………
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày … tháng … năm 20……
2. Người kiểm tra của đơn vị thi công:
…………......………………………
Ý kiến kiểm tra:
....…………………...………………………………………..
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày
… tháng … năm 20……
3. Người kiểm tra của đơn vị chủ đầu
tư:……………………………………
Ý kiến kiểm
tra:………………………………………………………………...
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày … tháng … năm 20……
Sổ cấp ngày…….. tháng
…….. năm 20……
Đơn
vị thi công
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ
lục E
(Quy định)
Sổ đo điểm tựa trọng lực
Tên công trình: ……………………………………………………………….
Ngày đo: ……………………………….. Chuyến đo:
………………………
Loại phương tiện đo: …………………. Người đo:
…………………………
Số hiệu phương tiện đo: ……………… Người
ghi: …………………….
Hằng số “C”:………………………………………………………………...
Số TT
|
Tên điểm
|
Nhiệt độ (t0C)
|
Thời gian (h)
|
Số đọc r
|
Ghi chú
|
Các số đọc
|
Số đọc trung bình
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
Đa giác khép kín hoặc
tuyến giữa hai điểm khởi đo số: I
|
|
|
|
|
2537
|
|
|
1
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
40
|
8,00
|
2539
|
2538
|
|
|
|
|
|
2538
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2525
|
|
|
2
|
TTL- VBa-02
|
40
|
10,00
|
2527
|
2526
|
|
|
|
|
|
2526
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2538
|
|
|
3
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
40
|
12,00
|
2539
|
2539
|
|
|
|
|
|
2540
|
|
|
Đa giác khép kín hoặc
tuyến giữa hai điểm khởi đo số: II
|
…
|
Chú thích: Địa điểm nêu
trong các ví dụ, minh họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục F
(Quy định)
Bảng tính hiệu gia tốc trọng trường giữa các điểm tựa trọng
lực
Tên công trình:
……………………………………………………………….
Ngày đo: ……………………………….. Chuyến đo:
………………………
Loại phương tiện đo: …………………. Người đo:
…………………………
Số hiệu phương tiện đo: ……………… Người
ghi: …………………….
Hằng số “C”:………………………………………………………………...
Số TT
|
Tên điểm
|
Nhiệt độ (t0C)
|
Thời gian (h)
|
Số đọc trung bình C.r
(mGal)
|
Hiệu gia tốc trọng
trường đo được (mGal)
|
Số cải chính do dịch
chuyển điểm 0 (mGal)
|
Hiệu gia tốc trọng
trường sau cải chính(m Gal)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
40
|
8,00
|
261,41
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1,23
|
-0,06
|
-1,29
|
2
|
TTL-VBa-02
|
40
|
10,00
|
260,18
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
40
|
12,00
|
261,52
|
|
|
|
Chú thích: Địa điểm nêu
trong các ví dụ, minh họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục G
(Quy định)
Bảng tính sai số khép lưới điểm tựa trọng lực theo đa giác
khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo
Tên công trình:
Tên đa giác, tuyến đo (theo sổ đo điểm
tựa trọng lực):
Ngày đo: Người đo:
Người tính toán:
STT
|
Cạnh
|
Các chuyến đo
|
|
|
|
|
|
1
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
|
|
-1,3033
|
|
|
|
|
|
1
|
- 1,31
|
0,0067
|
0,009428
|
0,206508
|
|
|
2
|
- 1,30
|
- 0,0033
|
|
|
3
|
- 1,30
|
- 0,0033
|
|
TTL- VBa-02
|
|
|
|
|
|
|
2
|
TTL- VBa-02
|
|
|
9,5733
|
|
|
|
|
|
1
|
9,58
|
0,0067
|
0,004714
|
0,206508
|
|
|
2
|
9,56
|
-0,0133
|
|
|
3
|
9,58
|
0,0067
|
|
TTL- VBa-03
|
|
|
|
|
|
|
3
|
TTL- VBa-03
|
|
|
97,4533
|
|
|
|
|
|
1
|
97,46
|
0,0067
|
0,0067
|
0,293499
|
|
|
2
|
97,44
|
- 0,0067
|
|
|
3
|
97,46
|
0,0067
|
|
TTL- VBa-04
|
|
|
|
|
|
|
4
|
TTL- VBa-04
|
|
|
- 105,7133
|
|
|
|
|
|
1
|
- 105,72
|
- 0,0067
|
0,0067
|
0,293499
|
|
|
2
|
- 105,71
|
-0,0067
|
|
|
3
|
- 105,71
|
-0,0067
|
|
II-18 (XUÂN MAI)
|
|
|
|
|
|
|
Sai số khép của lưới
đa giác khép kín hoặc dạng tuyến giữa hai điểm khởi đo ω = 0,0132
|
= 0,0132
|
0,022828
|
|
Sai số khép của lưới đa giác khép kín:
Chú thích: Địa điểm nêu trong các ví dụ,
minh họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục H
(Quy định)
Kết quả bình sai hiệu gia tốc trọng trường lưới điểm tựa
trọng lực
Tên công trình:
Loại lưới: Điểm tựa trọng lực
Ngày đo: Người đo:
Người tính toán:
STT
|
Cạnh
|
|
|
|
1
|
II-18 (XUÂN
MAI) - TTL-VBa-02
|
-1,30333333
|
0,002726
|
-1,30061
|
2
|
TTL-VBa-02 -
TTL-VBa-03
|
9,573333333
|
0,002726
|
9,576059
|
3
|
TTL-VBa-03 -
TTL-VBa-04
|
97,45333333
|
0,003874
|
97,45721
|
4
|
TTL-VBa-04 -
II-18 (XUÂN MAI)
|
-105,7133333
|
0,003874
|
-105,709
|
Chú thích: Địa điểm nêu trong các ví dụ, minh
họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục I
(Quy định)
Bảng tính giá trị gia
tốc trọng trường sau bình sai của các điểm trong lưới điểm tựa trọng lực
Tên công trình:
Loại lưới: Điểm tựa trọng lực
Ngày đo:
Người đo:
Người tính toán
Chú thích: Địa điểm nêu trong các ví dụ,
minh họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục K
(Quy định)
Bìa sổ đo điểm trọng lực chi tiết
BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
SỔ ĐO ĐIỂM
TRỌNG LỰC CHI TIẾT
Số sổ : ………..
Khu vực đo:……………………………………………………………
Đơn vị chủ đầu tư:..…………………………………………………..
Đơn vị thi công:……………………………………………………….
PHƯƠNG TIỆN
ĐO
Tên phương tiện đo:
…………………………………………………
Số hiệu phương
tiện:………………………………………………..
Nơi chế tạo: …………………………………………………………..
Hằng số: ……………...……………………………………………….
Năm 202……
|
SƠ ĐỒ LƯỚI ĐO
1. Người kiểm tra của đơn vị sản xuất:
………………….…………………..
Ý kiến kiểm tra: …………………………………….…….……………………
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày
… tháng … năm 20……
2. Người kiểm tra của đơn vị thi công:
…………......………………………
Ý kiến kiểm tra:
....…………………...………………………………………..
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày … tháng … năm 20……
3. Người kiểm tra của đơn vị chủ đầu
tư:……………………………………
Ý kiến kiểm tra:………………………………………………………………...
……………………………………………….......…..…………………………
………………………………………………....……………………………….
…………………………………………………………….…………………….
Ngày …
tháng … năm 20……
Sổ cấp ngày…….. tháng
…….. năm 20……
Đơn
vị thi công
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ
lục L
(Quy định)
Sổ đo điểm trọng lực chi tiết
Tên công trình:
……………………………………………………………….
Ngày đo: ……………………………….. Chuyến đo:
………………………
Loại phương tiện đo: …………………. Người đo:
…………………………
Số hiệu phương tiện đo: ……………… Người
ghi: ……………………….
Hằng số “C”: ……………………………………………………….……
Số TT
|
Tên điểm
|
Nhiệt độ (t0C)
|
Thời gian (h)
|
Số đọc r
|
Ghi chú
|
Các số đọc
|
Số đọc trung bình
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
2672,00
|
|
|
1
|
TTL-VBa-10
|
40
|
7,10
|
2673,00
|
2672,40
|
|
|
|
|
|
2672,20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2614,30
|
|
|
2
|
CT-CBĐK-03
|
40
|
7,25
|
2614,30
|
2614,20
|
|
|
|
|
|
2614,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2672,00
|
|
|
3
|
CT-CBĐK-04
|
40
|
7,50
|
2671,40
|
2671,80
|
|
|
|
|
|
2672,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2672,70
|
|
|
4
|
TTL-VBa-10
|
40
|
8,40
|
2673,00
|
2672,90
|
|
|
|
|
|
2673,00
|
|
|
Chú thích: Địa điểm nêu trong các ví dụ, minh
họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục M
(Quy định)
Bảng tính giá trị gia tốc trọng trường của các điểm trọng
lực chi tiết
Tên công trình:
……………………………………………………………….
Ngày đo: ……………………………….. Chuyến đo:
………………………
Loại phương tiện đo: …………………. Người đo:
…………………………
Số hiệu phương tiện đo: ……………… Người
ghi: ……………………….
Hằng số “C”: …….
…………………………………………………………...
Số TT
|
Tên điểm
|
Thời gian (h)
|
Số đọc trung bình C.r
(mGal)
|
Hiệu gia tốc trọng
trường đo được (mGal)
|
Số cải chính do dịch
chuyển điểm 0 (mGal)
|
Hiệu gia tốc trọng
trường sau cải chính (mGal)
|
Giá trị gia tốc trọng
trường của điểm chi tiết (mGal)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
TTL-VBa-10
|
7,10
|
275,26
|
|
|
|
978509,99
|
|
|
|
|
- 6,00
|
- 0,01
|
- 6,01
|
|
2
|
CT-CBĐK-3
|
7,25
|
269,26
|
|
|
|
978503,98
|
|
|
|
|
+ 5,94
|
- 0,01
|
+ 5,93
|
|
3
|
CT-CBĐK-4
|
7,50
|
275,20
|
|
|
|
978509,91
|
|
|
|
|
+ 0,11
|
- 0,03
|
+ 0,08
|
|
4
|
TTL-VBa-10
|
8,40
|
275,31
|
|
|
|
978509,99
|
Chú thích: Địa điểm nêu trong các ví dụ, minh
họa trong Phụ lục chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ
lục N
(Quy định)
Quy
trình kiểm tra phương tiện đo trọng lực tương đối
N.1. Kiểm tra phương tiện đo trọng lực tương đối
bao gồm: theo dõi dịch chuyển điểm "0" của phương tiện đo ở trạng
thái tĩnh; theo dõi dịch chuyển điểm "0" của phương tiện đo ở trạng
thái động; chuẩn phương tiện đo trên đường đáy trọng lực quốc gia.
N.2. Công việc kiểm tra bên ngoài phương tiện
đo trọng lực tương đối được thực hiện bằng cách dùng mắt quan sát. Kiểm tra
hiện trạng tổng thể bề ngoài của phương tiện đo trọng lực. Kiểm tra các nhiệt
kế, giới hạn nhiệt độ đo của chúng và kiểm tra dây cáp nguồn.
N.3. Kiểm tra và hiệu chỉnh hoạt động các ốc cân
bằng của phương tiện đo trọng lực bằng cách xoay các ốc, nếu quay thấy nặng và
không đều cần tháo ra rửa bằng xăng, sau đó bôi mỡ và lắp lại.
N.4. Kiểm tra sự quay trơn của ốc đọc số cần
đảm bảo tất cả các vạch chia của ốc đọc số phải nét, nhìn rõ. Khi quay ốc đọc
số phải êm và nhẹ trên toàn bộ dải đọc. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách
quay từ từ ốc đọc số từ 0 đến 15 vòng. Cần lưu ý độ êm khi quay ốc đọc số thuận
chiều cũng như ngược chiều kim đồng hồ tại những vị trí chuyển tiếp giữa các
vòng chẵn, sự phù hợp giữa vạch chia với vành đọc số.
N.5. Kiểm tra vị trí của thang chia vạch trong
trường nhìn ống kính phải rõ nét và song song với vạch sáng di động chỉ thị ảnh
con lắc. Việc kiểm tra được thực hiện trước khi thiết lập dải đo trọng lực. Độ
nét các vạch của thang chia trên trường nhìn được điều chỉnh bằng cách xê dịch phần
trên của ống kính. Hình ảnh chỉ thị con lắc bao gồm hai vạch tối, được phân
chia bởi vạch sáng, độ rộng của nó không được vượt quá hai lần độ dày của vạch
chia trên thang trường nhìn. Điều chỉnh nó bằng cách xê dịch ống kính theo
chiều cao. Vạch không của thang chia trên trường nhìn được xác định ở giữa hai
vị trí tận cùng của ảnh chỉ thị con lắc. Các vị trí này được xác định bởi các
giới hạn chuyển động của con lắc. Vị trí vạch không của thang chia được điều
chỉnh nhờ xoay phần lệch tâm của ống kính.
N.6. Kiểm tra và điều chỉnh đèn chiếu sáng
trong trường nhìn của phương tiện
đo trọng lực bằng cách xê dịch cụm bóng đèn lên xuống.
N.7. Kiểm tra và điều chỉnh các bọt nước của
phương tiện đo trọng lực: Đầu tiên kiểm tra bọt nước dọc, được bố trí theo
hướng của con lắc, sau đó kiểm tra bọt nước ngang, được bố trí theo hướng trục
quay của con lắc. Điều chỉnh độ nghiêng phương tiện đo trọng lực được thực hiện
nhờ các ốc cân
bằng. Việc
kiểm tra và điều chỉnh chính xác các bọt nước được thực hiện khi xác định hằng số phương
tiện đo trọng lực bằng phương pháp nghiêng.
N.8. Độ dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo
trọng lực được tính toán từ các số liệu đo tại các cạnh thuộc lưới điểm trọng
lực quốc gia hoặc đường đáy trọng lực quốc gia và không được vượt quá 2 mGal/ngày
- đêm (0,083 mGal/giờ) và được tính toán theo công thức (N.1).
|
(N.1)
|
Trong đó:
là độ dịch chuyển điểm "0" của phương
tiện đo trọng lực tại cùng một điểm
trong khoảng thời gian ∆t, tính bằng mGal;
∆t là khoảng thời gian theo dõi, được tính bằng
giờ (h);
∆r là độ lệch số đọc trong khoảng thời gian ∆t;
C là hằng số của phương tiện đo trọng lực tương
đối.
N.9. Xác định giá trị vạch chia ốc đọc số (hằng
số "C") của phương tiện đo trọng lực trên đường đáy trọng lực.
N.9.1. Theo dõi dịch chuyển điểm “0” của phương
tiện đo ở trạng thái tĩnh (gọi tắt là “theo dõi tĩnh”) từ 3 - 5 ngày để khảo
sát dịch chuyển điểm “0” và độ ổn định của phương tiện đo.
N.9.1.1. Đặt phương tiện đo tại một điểm trong
phòng (tốt nhất là tại điểm gốc hoặc điểm có chất lượng tương đương).
N.9.1.2. Cứ 30 phút lấy số đọc và ghi vào sổ
một lần bao gồm: số đọc r, thời gian (h).
N.9.1.3. Vẽ đồ thị biểu diễn đặc trưng dịch
chuyển điểm “0” của phương tiện đo ở trạng thái tĩnh với trục đứng biểu diễn số
đọc trung bình (C.r) và trục ngang biểu diễn thời gian quan sát h.
N.9.1.4. Dựa vào các kết quả theo dõi ta tính
được biên độ dịch chuyển
điểm “0”
của phương tiện đo, ở trạng thái tĩnh, trong ngày đo.
N.9.2. Theo dõi dịch chuyển điểm “0” của phương
tiện đo ở trạng thái động
(gọi tắt
là “theo dõi động”)
Để đánh giá đặc trưng dịch chuyển điểm “0” của
phương tiện đo giống với điều kiện đo đạc ngoại nghiệp cần tiến hành theo dõi
dịch chuyển điểm “0” ở trạng thái động. Phương pháp tiến hành như sau:
N.9.2.1. Chọn hai điểm cố định A và B, có hiệu
trọng lực ít nhất bằng 10 lần sai số đo của phương tiện đo trọng lực và cách
nhau một khoảng sao cho
thời gian
vận chuyển giữa 2 điểm dưới 1 giờ.
N.9.2.2. Phương tiện đo trọng lực được
vận chuyển bằng ô tô và đo liên tục từ sáng đến tối (ít nhất từ 06 h - 18 h)
tại 2 điểm, theo sơ đồ A - B - A - B - A.
N.9.2.3. Tại mỗi điểm đo lấy số liệu và ghi vào
sổ gồm: số đọc r, thời gian h, nhiệt độ trong phương tiện đo t1 và nhiệt độ
ngoài trời t2.
N.9.2.4. Vẽ đồ thị biểu diễn đặc trưng dịch
chuyển điểm “0” của phương tiện
đo ở trạng thái động tại mỗi điểm với trục đứng biểu diễn số đo RA (RB) và trục ngang biểu
diễn thời gian quan sát (tương tự như trạng thái tĩnh). Từ đồ thị biểu diễn đặc trưng dịch
chuyển điểm “0” của phương tiện đo ở trạng thái động, xác định khoảng thời gian cho
các chuyến đo trong ngày mà theo đó dịch chuyển điểm “0” được coi là tuyến
tính.
N.9.3. Chuẩn phương tiện đo trọng lực trên
đường đáy trọng lực quốc gia
N.9.3.1. Lập chương trình đo trên các điểm của
đường đáy trọng lực quốc gia sao cho mỗi khoảng của thang đo (khoảng đầu, khoảng
giữa, khoảng cuối) có thể thực hiện được cùng một số lượng giá trị quan sát,
trong đó phải xác định trước được hiệu trọng lực quan sát nhất thiết phải lớn
hơn 60-70 mGal.
N.9.3.2. Đưa phương tiện đo trọng lực vào trạng
thái làm việc ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu chuyến đo. Đo đạc tại mỗi điểm
trên đường đáy trọng lực quốc gia, số liệu quan sát được ghi vào sổ theo mẫu quy
định.
N.9.3.3. Tính toán số liệu các chuyến đo
Việc tính toán số liệu các chuyến đo bao gồm:
tính toán và đưa vào hiệu chỉnh dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng
lực thông qua số đọc; tính hiệu số đọc cho mỗi cạnh chuẩn đã đo; tính giá trị
vạch trên thang chia của ốc đọc số theo công thức (N.2).
|
(N.2)
|
|
|
Trong đó:
Ci là giá trị một (01) vạch chia trên thang số
đọc (tương ứng với một (01) vòng của ốc đọc số) ở vòng đo thứ i (i = 1,2,...,
n), đại lượng n ít nhất bằng 50 và đại lượng Ci có đơn vị mGal/vòng;
∆gi là hiệu trọng lực của cạnh đáy tương ứng;
∆ri là hiệu số đọc ở vòng đo thứ i trên cạnh
đáy tương ứng.
Hằng số “C” là giá trị trung bình của các giá
trị Ci được xác định ở trên:
|
(N.3)
|
Độ chính xác xác định hằng số “C” được
đánh giá bằng sai số tương đối theo công thức:
|
(N.4)
|
Trong đó:
là sai số tương đối xác định hằng số “C”;
mc là sai số trung phương xác định hằng số “C”
được tính theo công thức
(N.5).
|
(N.5)
|
Trong đó:
Ci là giá trị một (01) vạch chia trên
thang số đọc ở vòng đo thứ I;
là giá trị trung bình của các giá trị Ci;
n là số vòng đo.
Với mục đích đảm bảo xác định tin cậy
hằng số “C” cần phải đo để chọn được ít nhất 50 giá trị Ci.