ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
97/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2014
|
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(từ ngày 01 tháng 10 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2014)
Thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-BTP
ngày 31 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý
nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và yêu cầu của
Bộ Tư pháp tại: Công văn số 781/BTP-BTNN ngày 19 tháng 3 năm 2014 về việc báo
cáo về công tác bồi thường nhà nước 6 tháng đầu năm 2014, Công văn số
1096/BTP-BTNN ngày 16 tháng 4 năm 2014 về việc bổ sung số liệu báo cáo 6 tháng
đầu năm 2014; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC VĂN BẢN
HƯỚNG DẪN THI HÀNH
1. Kết quả thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
a) Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy
và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường
và thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành
chính:
- Thống kê số lượng cán bộ làm công
tác bồi thường nhà nước:
Số lượng cán bộ làm công tác bồi thường
có biến động tăng so với năm 2013, cụ thể: Sở Xây dựng và quận Bình Thạnh trước
đây chưa bố trí được cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước thì nay Sở Xây dựng
đã bố trí được 03 cán bộ kiêm nhiệm, quận Bình Thạnh đã bố trí được 01 cán bộ
kiêm nhiệm.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội
ngũ cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ được giao
nhiệm vụ tham mưu về công tác bồi thường nhà nước là những cán bộ có trình độ
chuyên môn chuyên ngành Luật hoặc chuyên ngành khác như thuế, tài chính. Tuy
nhiên, đội ngũ này vẫn còn thiếu về số lượng và chưa có kinh nghiệm giải quyết
về công tác bồi thường nhà nước do đa số là cán bộ kiêm nhiệm và chưa được bồi
dưỡng chuyên sâu kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng cần
thiết về công tác bồi thường nhà nước.
b) Công tác quán triệt, phổ biến,
tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền
đã được áp dụng, triển khai:
Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành được Thành
phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như: mời báo cáo viên trực tiếp tuyên truyền các quy định
pháp luật về công tác bồi thường nhà nước tại các cơ quan, đơn vị; phát thanh
qua hệ thống loa phát thanh tại các phường; tổ chức các buổi tuyên truyền và
phát hành các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các đối tượng tham dự; tổ chức tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đăng tin, bài và hình ảnh tuyên truyền Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước qua bản tin và trên trang thông tin điện tử;
tổ chức hội nghị, tập huấn; lồng ghép trong các buổi họp giao ban, sinh hoạt cơ
quan, đơn vị. Số liệu cụ thể tại một số quận, huyện về phổ biến, tuyên truyền
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành:
+ Quận 5 đã phát hành 280 quyển sách
luật và 250 đề cương tuyên truyền.
+ Quận 8 đã tổ chức 21 cuộc tuyên
truyền với 869 lượt người tham dự.
+ Quận 12 đã tổ chức được 01 cuộc
tuyên truyền với 306 người tham dự, gồm: cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức các
phòng, ban ngành, đoàn thể Quận và Ủy ban nhân dân 11 phường và cấp phát 300
tài liệu. Các phường đã tổ chức được 27 cuộc tuyên truyền cho cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân tại địa phương với 1.238 lượt người tham dự.
+ Quận Tân Bình đã tổ chức 03 cuộc
tuyên truyền cho cán bộ, công chức với 103 lượt người tham dự; một số phường
còn lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến trong Hội nghị cán bộ, công chức và
các cuộc họp giao ban cơ quan hàng tháng.
+ Quận Tân Phú đã tổ chức 15 cuộc
tuyên truyền, tập huấn với 493 lượt người tham dự; phát hành 17.500 bản tin
tuyên truyền.
- Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định
của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được quy định trong Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường:
Công tác này tiếp tục được quan tâm
thực hiện. Trong quý IV năm 2013 và quý I, quý II năm
2014, một số cơ quan, đơn vị đã tổ chức bồi dưỡng cho các bộ, công chức, cụ thể:
- Quận 7 đã tổ chức được 01 buổi với
gần 180 cán bộ, công chức và nhân dân tại địa phương tham dự.
- Quận 10 đã tổ chức 02 buổi với 140
cán bộ, công chức tham dự.
d) Thực hiện quản lý chuyên ngành về
bồi thường nhà nước:
- Công tác xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường: chưa có phát sinh.
- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải
quyết bồi thường được quan tâm và thực hiện kịp thời.
- Công tác cung cấp thông tin, hướng
dẫn thủ tục: các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đều duy trì
lịch tiếp dân hàng tuần để kịp thời giải đáp những vướng mắc,
cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục, giải quyết khiếu nại cho người dân khi
có yêu cầu, trong đó có các yêu cầu liên quan đến bồi thường nhà nước.
- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra hoạt động giải quyết bồi thường: trong quý IV năm 2013 và quý I, quý II năm
2014, Thành phố chỉ phát sinh 02 vụ việc yêu cầu bồi thường. Công tác theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường đối với 02 vụ việc này được
quan tâm thực hiện.
2. Tình hình yêu
cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong
phạm vi quản lý
- Số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường
đã được tiếp nhận, thụ lý là 02 vụ việc: 01 vụ xảy ra tại Ủy ban nhân dân Phường
1, quận Gò Vấp và 01 vụ xảy ra tại Chi cục Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Số lượng hồ sơ, vụ việc yêu cầu bồi
thường đã được giải quyết là 01 vụ việc xảy ra tại Ủy ban nhân dân Phường 1, quận
Gò Vấp, cụ thể:
Năm 2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phường 1, quận Gò Vấp ra quyết định đình chỉ thi công sửa
chữa nhà đối với bà Trần Thị Man vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sửa chữa,
cải tạo nhà không đúng với nội dung giấy phép). Bà Man khởi
kiện tại Tòa án nhân dân quận Gò Vấp yêu cầu hủy quyết định hành chính nói trên
và Tòa án nhân dân quận Gò Vấp đã có bản án sơ thẩm bác yêu cầu của bà Man.
Tháng 11 năm 2012, Tòa án nhân dân Thành phố có bản án phúc thẩm chấp nhận
kháng cáo của bà Man và hủy quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phường 1, quận Gò Vấp. Bản án phúc thẩm có hiệu lực, Bà Man đã làm đơn yêu cầu Ủy
ban nhân dân Phường 1 bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quá trình thỏa thuận mức bồi thường không thành, bà Man đã khởi kiện tại Tòa án
nhân dân quận Gò Vấp. Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp có
bản án sơ thẩm quyết định Ủy ban nhân dân Phường 1, quận
Gò Vấp phải bồi thường cho bà Man số tiền là 76.400.000 đồng. Các cán bộ, công
chức Phường 1 quận Gò Vấp có liên quan trực tiếp đến vụ việc đã chủ động chi trả
số tiền bồi thường này cho bà Man.
- Số lượng hồ sơ, vụ việc còn tồn đọng
chưa giải quyết là 01 vụ việc xảy ra tại Chi cục Thú y do Tòa án nhân dân Quận
11 đã thụ lý và đang trong quá trình giải quyết.
- Tình hình về kết
quả xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của công chức có hành vi trái
pháp luật gây ra thiệt hại: Tiền bồi thường trong vụ việc xảy ra tại Ủy ban
nhân dân Phường 1, quận Gò Vấp do các cán bộ, công chức có liên quan trực tiếp
chủ động chi trả, không sử dụng ngân sách nhà nước nên
không xem xét trách nhiệm hoàn trả (chỉ xem xét xử lý vi phạm của người thi
hành công vụ).
3. Đánh giá chung
những kết quả đạt được
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức trong khi thi hành công vụ. Cán bộ, công chức, viên chức
có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn về quy định pháp luật,
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hạn chế những sai sót có thể dẫn tới nguy cơ làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4. Những vướng mắc,
bất cập và nguyên nhân
- Nghiệp vụ của cán bộ, công chức được
phân công thực hiện công tác bồi thường nhà nước chưa cao, nhận thức về các quy
định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa thống nhất. Công tác tập
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa có
khung chương trình tập huấn thống nhất, đội ngũ cán bộ tập huấn về công tác bồi
thường nhà nước còn hạn chế.
- Các cơ quan còn lúng túng trong việc
thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do chưa có hướng dẫn thống
nhất về một số biểu mẫu liên quan phục vụ cho quá trình giải quyết bồi thường,
cấp, chi trả, quyết toán kinh phí bồi thường, hoàn trả tiền bồi thường của người thi hành công vụ.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Theo Điều 53 Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước và Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày
09 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước
thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì căn cứ lập dự toán là: “thực
tế bồi thường của năm trước”. Quy định này chưa
phù hợp với thực tế. Đề nghị sửa đổi cho phù hợp hơn./.
(Kèm theo Phụ lục số liệu về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trên địa
bàn Thành phố)
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành TP;
- UBND các quận, huyện;
- VPUB: CVP, các PVP;
- Các Phòng CV, PCNC (2b);
- Lưu: VT, (NC/TrH) H.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|
PHỤ LỤC
TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT
BỒI THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Báo cáo số 97/BC-UBND ngày 26
tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh)
Cấp
quản lý
|
Số
lượng đơn yêu cầu bồi thường
|
Số
thụ lý
|
Số
vụ đã giải quyết
|
Số
vụ đang giải quyết
|
Kết
quả giải quyết
|
Kỳ
trước chuyển sang
|
Mới
thụ lý
|
Tổng số
|
Số
vụ
|
Tỷ
lệ %
|
Quyết
định giải quyết bồi thường có hiệu lực
|
Số
vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải
quyết
|
Số
tiền bồi thường (nghìn đồng)
|
Trách
nhiệm hoàn trả
|
Số
vụ hoàn trả
|
Số
tiền hoàn trả (nghìn đồng)
|
Ủy
ban nhân dân Thành phố
|
1
|
0
|
1
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Ủy
ban nhân dân các quận, huyện
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Ủy ban
nhân dân các phường, xã, thị trấn
|
1
|
1
|
0
|
1
|
1
|
100
|
0
|
0
|
1
|
76.400
|
0
|
0
|
* Số liệu
tính từ ngày 01 tháng 10 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2014 và không bao gồm
số liệu thuộc các cơ quan chuyên môn ngành dọc.