BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1640/LĐTBXH-KHTC
V/v báo cáo đánh giá bổ sung kết quả
thực hiện năm 2017 và triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 05
năm 2018
|
Kính
gửi: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV
Thực hiện Công văn số 935/UBKT14 ngày
04 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Khóa XIV về việc báo cáo về
tình hình kinh tế - xã hội; trên cơ sở rà soát kết quả thực hiện năm 2017, đánh
giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm 2018, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội xây dựng và gửi Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện
năm 2017; triển khai kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 lĩnh vực
lao động, người có công và Xã hội” (báo cáo gửi kèm theo).
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Ủy
ban./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
BỘ TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung
|
BÁO CÁO
ĐÁNH
GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017; TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018 LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo công văn số 1640/LĐTBXH-KHTC ngày 02 tháng 5 năm
2018)
Phần thứ nhất
THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ
TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2017 (BỔ SUNG)
Năm 2017, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương;
sự đồng thuận của toàn xã hội; với sự chủ động, linh hoạt, quyết liệt trong chỉ
đạo, điều hành, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ, ngành và sự đoàn kết, nỗ lực của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động, toàn ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội đã đạt được những kết quả tích cực, kết quả cụ thể như sau:
Với chủ đề năm 2017 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội là năm “Đền ơn, đáp nghĩa”, cả hệ thống
chính trị, các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa thiết
thực, trọng thể kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; thực hiện tốt các
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng
về xác nhận, công nhận người có công với cách mạng với cách làm sáng tạo, linh
hoạt, dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch 03 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần cùng
cả nước hoàn thành toàn diện 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quốc hội giao (tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,18%; tỷ lệ lao động qua
đào tạo 56%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22,5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm
1,51% so với cuối năm 2016, riêng các huyện nghèo giảm trên 5%); các lĩnh vực của
ngành có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2016, đều đạt
và vượt kế hoạch đề ra (đặc biệt, lần đầu tiên đã đưa trên 134 nghìn lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả
cao nhất từ trước đến nay, đạt 100,2%). An sinh xã hội được bảo đảm, giảm nghèo
đi vào thực chất với các hoạt động thiết thực, “không để ai bị bỏ lại phía
sau”; công tác người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; phòng, chống tệ
nạn xã hội... được quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực.
Hoàn thành 100% các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo chất lượng,
tiến độ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh
giản biên chế.
(Kết quả thực hiện năm 2017 cụ thể
theo phụ lục đính kèm).
II. VỀ TRIỂN KHAI
KẾ HOẠCH NĂM 2018
1. Chỉ tiêu, nhiệm vụ
1.1. Chỉ tiêu Quốc hội, Chính
phủ giao
(1) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị dưới 4%.
(2) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58
- 60% (trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ là 23 - 23,5%).
(3) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%; trong đó, bình quân các huyện nghèo giảm trên
4%.
1.2. Chỉ tiêu kế hoạch ngành
(1) Giải quyết việc làm cho 1.600
nghìn người lao động, trong đó: (i) Tạo việc làm trong nước cho 1.490 nghìn người;
(ii) số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 110 nghìn
người. Phấn đấu đạt tỷ lệ mỗi giới trong tổng số lao động được tạo việc làm tối
thiểu 48%.
(2) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội
trong lực lượng lao động: 26,5 - 28%.
(3) Giáo dục nghề nghiệp:
- Tuyển mới giáo dục nghề nghiệp khoảng 2,2 triệu người, trong đó: (i) Trình độ trung cấp và cao đẳng là 540 nghìn người; (ii) trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người (trong đó, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông
thôn khoảng 600.000 người).
- Tốt nghiệp học nghề theo các trình
độ đào tạo khoảng 2.132 nghìn người, trong đó: Cao đẳng và
trung cấp khoảng 472 nghìn người; sơ cấp và đào tạo dưới 3
tháng khoảng 1.660 nghìn người.
(4) 99% hộ gia đình chính sách người
có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư
trú; 98,5% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công.
(5) 100% các đối tượng bảo trợ xã hội
đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 83% các
đối tượng người khuyết tật được tiếp cận tối thiểu một trong các dịch vụ xã hội.
(6) 88% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được trợ giúp; 83% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã phường, thị trấn phù
hợp với trẻ em.
(7) Phòng chống tệ nạn xã hội:
- Đảm bảo 100% người nghiện có quyết
định của Tòa án được đưa vào điều trị tại các cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
- Số người bán dâm được tiếp cận các
dịch vụ hỗ trợ xã hội khoảng 15.000 lượt người; tư vấn, hỗ
trợ vay vốn, tạo việc làm cho 5.000 lượt người.
- 100% các trường hợp nạn nhân bị mua
bán đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được
hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; đa dạng các hình thức hỗ
trợ sinh kế phù hợp.
2. Kết quả thực hiện 4 tháng đầu
năm
2.1. Về triển khai kế hoạch và
dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
(1) Triển khai Nghị quyết số
48/2017/QH14 ngày 10/11/2017 của Quốc hội Khóa XIV về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2018; thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của
Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã triển khai các hoạt động cụ thể như sau:
- Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ
công tác toàn ngành năm 2018 theo hình thức trực tuyến vào ngày 17/01/2018 để
thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017, thống nhất các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2018.
- Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và
dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 đảm bảo đúng thời gian quy định cho từng địa
phương, đơn vị để chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; hướng dẫn các
địa phương thực hiện dự toán kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công
năm 2018; công khai tài chính trong phân bổ vốn đầu tư công năm 2018.
- Xây dựng chương
trình công tác lĩnh vực Lao động - Người có công và Xã hội năm 2018 với các chỉ
tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể
cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng ngành năm 2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp
chung, báo cáo Chính phủ.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức
năng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch
công tác và chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu
năm; nắm bắt tình hình thực tế liên quan đến các lĩnh vực của ngành để kịp thời
xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số
16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2018, Chỉ thị số
48/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá thị trường bảo đảm trật
tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Bộ
đã có các công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn
vị thuộc Bộ phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát hộ gia đình người có
công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên
tai, dịch bệnh... để chuẩn bị kế hoạch thăm hỏi, tặng quà. Rà soát, nắm tình
hình nợ lương, nợ tiền tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động; vận động
các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo đời sống người lao động,
nhất là lao động ngoại tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất do
điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê ăn Tết. Theo
báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, ngân sách địa phương các cấp đã dành khoảng trên 2.852 tỷ đồng với 4,7 triệu suất quà cho đối tượng chính
sách ưu đãi người có công; hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; đối tượng bảo
trợ xã hội, người khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; công nhân viên chức
lao động đã nghỉ hưu, mất sức; người lao động có hoàn cảnh khó khăn,... Một số
địa phương có mức tặng quà lớn như thành phố Hồ Chí Minh chi 696,8 tỷ đồng, Hà
Nội chi 429,7 tỷ đồng, Hải Phòng 210 tỷ đồng, Quảng Ninh chi 61,9 tỷ đồng,...
- Đồng thời, trong 4 tháng đầu năm
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dành nhiều thời gian đi địa phương,
cơ sở để kiểm tra, nắm bắt tình hình, chỉ đạo thực hiện các chính sách an sinh
xã hội đã ban hành cũng như lắng nghe kiến nghị của địa phương; chỉ đạo các đơn
vị thuộc Bộ tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình thực
hiện chính sách, pháp luật về lao động - người có công và xã hội tại địa
phương; qua đó kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề nảy sinh hoặc tiếp tục kiến
nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
(2) Thực hiện chương
trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã giao nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 cho từng
đơn vị để thực hiện1. Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội đã trình Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và
Chính phủ đã có Tờ trình số 43/TTr-CP ngày 28/02/2018 trình Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2019; điều chỉnh chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2018, trong đó đề nghị dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)
trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, trình Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Các văn bản khác đang triển khai
đảm bảo đúng tiến độ được giao. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định,
Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định từ chương trình
công tác năm 2017 chuyển sang2.
2.2. Về kết quả thực hiện các
chỉ tiêu, nhiệm vụ 4 tháng đầu năm
2.2.1. Về lao động - việc làm
(1). Phát triển thị trường lao động,
giải quyết việc làm
Chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt
chẽ, nắm tình hình lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt
là thời điểm sau Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục
tình trạng thiếu hụt lao động sau tết và chỉ đạo Ban quản lý tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất và trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố nắm
bắt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để có biện pháp cung ứng lao động kịp
thời, bảo đảm ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động; cập nhật
thông tin và báo cáo về diễn biến thị trường lao động kịp thời theo yêu cầu của
Chính phủ.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự
báo nhu cầu thị trường lao động. Tổ chức Hội nghị triển khai Dự án phát triển
thị trường lao động và việc làm năm 2018 thuộc chương
trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn
lao động giai đoạn 2016-2020; Hội thảo “Định hướng triển khai đánh giá xếp hạng
kết quả hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm” và hội thảo tham vấn Báo cáo “Tương lai bức tranh việc làm của Việt Nam: Tổng quan”.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp duy
trì và phát triển thị trường; ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao
động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình
cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài; Báo cáo kết quả thực hiện các giải
pháp giảm lao động cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn
Quốc theo chương trình EPS năm 2017; chỉ đạo doanh nghiệp
giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh, chấn chỉnh một số doanh nghiệp còn
nhiều vụ việc tồn đọng liên quan đến người lao động tại các thị trường tiếp nhận
lao động xảy ra tại Đài Loan, Indonesia, Ả rập Xê Út, Algeria.
Ước 4 tháng đầu năm cả nước giải quyết
việc làm cho gần 500 nghìn lao động, đạt 31,2% kế hoạch; trong đó: tạo việc làm
trong nước cho 460 nghìn người, đưa gần 40 nghìn người đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I/2018 ước tính là 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,13%; khu vực
nông thôn là 1,73%3.
(2). Thực hiện các chính sách về tiền
lương, quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động; quản lý
lao động nước ngoài tại Việt Nam
Tiếp tục hoàn thiện Đề án cải cách
chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh, Đề án cải cách chính
sách bảo hiểm xã hội (chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ
bảy Khóa XII)4.
Hướng dẫn các địa phương tổ chức triển
khai hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội, tiền lương, quan hệ lao động,
an toàn, vệ sinh lao động; chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát chính
sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; Hướng dẫn các địa
phương triển khai các biện pháp tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, thúc đẩy
quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Thực hiện các
giải pháp mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội5,
bảo hiểm thất nghiệp. Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động an toàn, vệ
sinh lao động năm 2018; tăng cường công tác quản lý máy móc, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; rà soát, kiểm tra các khu vực có
nhiều nguy cơ mất an toàn lao động nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người lao động
và nhân dân.
Theo dõi, tổng hợp báo cáo của các địa
phương về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp6;
quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (tính đến tháng 4/2018 trên cả
nước có khoảng 82 nghìn lao động người nước ngoài đang làm
việc7).
(3) Về giáo dục nghề nghiệp
Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ
năm 2018 về giáo dục nghề nghiệp và Hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch đào
tạo chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc.
Tiếp tục hướng dẫn các địa phương rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp
theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP. Đến hết tháng 4/2018 cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong
đó có 394 trường cao đẳng, 515 trường trung
cấp và 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp). Cả nước
có 503 huyện của 51 tỉnh sáp nhập (giảm được 329 Trung tâm công lập cấp huyện)
theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày
19/10/2015.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nhằm
thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp: phối hợp với Báo Tuổi trẻ
tổ chức 3 ngày hội và 14 chương trình “Tư vấn tuyển sinh -
Hướng nghiệp năm 2018” tại 17 tỉnh, thành phố; chuẩn bị tổ chức 02 hội nghị
đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017,
phương hướng, nhiệm vụ năm 2018; phát hành cuốn sách “Những điều cần biết về tuyển sinh trung cấp, cao đẳng năm
2018” và ấn phẩm “Giáo dục nghề nghiệp vì một tương lai bền vững”; tăng cường
tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng...
Triển khai đồng bộ các chương trình, dự án giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề quốc gia cho 2.000 người lao động; chuẩn bị tổ chức kỳ thi tay nghề
quốc gia lần thứ X năm 2018; tham dự Hội nghị Ủy ban kỹ thuật lần thứ nhất Kỳ
thi tay nghề ASEAN XII. Tiếp tục các giải pháp thúc đẩy đào tạo gắn với doanh
nghiệp: tổ chức làm việc với một số doanh nghiệp, hiệp hội (Tập đoàn Mường
Thanh, Vingroup, Hiệp hội siêu thị...) để phối hợp tổ chức đào tạo theo yêu cầu
của doanh nghiệp; tìm kiếm giải pháp để cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết hiệu
quả với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo.
Kết quả, trong 4
tháng đầu năm 2018 ước tuyển sinh được 543.200 người (đạt 25% kế hoạch), trong
đó: cao đẳng, trung cấp: 43.200 người, sơ cấp và các chương
trình đào tạo nghề nghiệp khác: 500.000 người (trong đó có 30.000 lao động nông
thôn được hỗ trợ học nghề).
2.2.2. Thực hiện chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng
Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả
Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 14/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; chỉ
đạo các địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có công với
cách mạng. Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc tặng quà Tết của Chủ tịch nước cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên
đán Mậu Tuất8. Tập trung thực hiện các hoạt động
“đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, huy động nguồn lực của xã hội, cộng
đồng chăm lo đời sống người có công với cách mạng.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số
408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, tính đến hết tháng
4/2018, toàn bộ số hồ sơ theo báo cáo của các địa phương đã cơ bản được giải
quyết9. Thí điểm giải quyết hồ sơ tồn đọng trong
lực lượng thanh niên xung phong.
Tiếp nhận 1.087 mẫu hài cốt liệt sĩ
và 140 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ, trong đó đã phân tích và trả kết quả được
87 trường hợp, báo tin mộ liệt sĩ tới 08 gia đình liệt sĩ.
2.2.3. Các lĩnh vực xã hội
(1). Về giảm nghèo
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 phê duyệt danh sách các huyện nghèo và
huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020. Tiếp tục rà soát, đánh giá chính sách giảm
nghèo theo kế hoạch; Trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm
nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát
triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực
tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Phân bổ tiền
thu được từ việc bán đấu giá áo thi đấu và trái bóng của Đội tuyển U23 Việt Nam
tặng Thủ tướng Chính phủ làm quà tặng của Thủ tướng Chính phủ cho 20 huyện
nghèo để thực hiện hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ gia đình người
có công với cách mạng và hộ gia đình nghèo.
Hướng dẫn, chỉ đạo địa phương thực hiện
đồng bộ chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững, các dự án và chính sách giảm nghèo10.
(2). Về bảo trợ xã hội
Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tập
trung rà soát, nắm bắt cụ thể tình hình đời sống của các đối tượng chính sách
(người có công, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, người dân ở vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ...) để
quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác bảo trợ xã hội,
bao gồm các nội dung chính: Phát triển nghề công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe
tâm thần, quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội, xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết
chính sách trợ giúp xã hội. Hội thảo “Rà soát quy trình, thủ tục triển khai
chính sách trợ giúp xã hội và tiếp cận đối với nhóm dân tộc thiểu số”; Hội thảo
tham vấn xây dựng Khung chính sách thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ
giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Thực hiện việc chi
trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đầy đủ.
Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối
tượng, đúng chế độ, tránh trùng lặp, chồng chéo, đảm bảo tất cả các đối tượng
chính sách đều có quà và được nhận quà trước tết11;
trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số 16.995,138 tấn gạo cứu đói dịp Tết
Nguyên đán Mậu Tuất và giáp hạt năm 2018 cho 1.139.548 nhân khẩu của 20 địa
phương, trong đó: Hỗ trợ cứu đói Tết: 11.848,293 tấn gạo cho 796.425 nhân khẩu;
hỗ trợ cứu đói giáp hạt: 5.146,845 tấn gạo cho 343.123 nhân khẩu.
(3). Về bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Chỉ đạo các địa phương bảo đảm cho mọi
trẻ em được đón Tết vui tươi, đầm ấm; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh,
an toàn, tiết kiệm cho trẻ em12. Tăng cường công
tác bảo vệ trẻ em; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại
tình dục13; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ
em14; bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ em; khi
các vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã chủ động vào cuộc, kịp thời chỉ đạo
và phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn để hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại cũng như xử lý các đối tượng
xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của
trẻ em; ý thức của người dân đang dần được nâng cao trong việc thông báo, tố
giác hành vi xâm hại trẻ em.
Tổ chức chương
trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 11; qua chương trình, Quỹ
Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tiếp nhận gần 96 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Ban hành kế hoạch triển khai
Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh
cho trẻ em trong thế giới công nghệ số”. Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em15.
(4). Về bình đẳng giới và vì sự tiến
bộ của phụ nữ
Hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng
giới năm 2018, trong đó chú trọng các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực,
xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống
bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 đến 15/12 năm 2018, triển khai Dự án Hỗ trợ thực
hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp
xã hội và các chương trình, đề án khác về bình đẳng giới.
Khởi động điều tra quốc gia lần thứ 2 về sức khỏe của phụ
nữ và kinh nghiệm cuộc sống; xây dựng Báo cáo tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới và mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2017 và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống
bạo lực gia đình; chuẩn bị nội dung và tổ chức Đoàn công tác tham dự khóa họp lần
thứ 62 của Ủy ban Địa vị của phụ nữ tại New York từ ngày 12/3 đến ngày 16/3.
(5). Về phòng, chống tệ nạn xã hội
Tăng cường công tác phòng, chống mại
dâm và cai nghiện ma túy; chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc tổ chức cho
học viên trong các cơ sở cai nghiện đón Tết vui vẻ, an
toàn, tiết kiệm; xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở
cai nghiện và đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra tình trạng
học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình
chính trị - xã hội tại địa phương. 4 tháng đầu năm đã tổ chức cai nghiện ma túy
cho 1.345 người; trong đó có 479 người cai nghiện bắt buộc; 220 học viên cai
nghiện tự nguyện; cai nghiện tại cơ sở tư nhân 110 học
viên; quản lý tại các cơ sở xã hội 536 học viên.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật phòng, chống mại dâm; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán16.
2.2.4. Cải cách hành chính,
thanh tra, kiểm tra và thông tin, tuyên truyền
Triển khai công tác cải cách hành
chính và ứng dụng công nghệ thông tin, xác định các nhiệm vụ cụ thể cần tập
trung chỉ đạo thực hiện cho năm 2018 và giai đoạn 2018 - 2020; trong đó tập
trung vào rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực của Bộ,
ngành có tác động nhiều đến người dân, doanh nghiệp theo Nghị quyết của Chính
phủ; tăng cường cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành của Bộ, của từng đơn vị. phấn đấu giảm từ
1/3 đến 1/2 thủ tục hành chính, 50% danh mục hàng hóa, sản
phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 - 4 đối với các thủ tục hành chính về lao động, người có công và xã hội...;
cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ.
Chỉ đạo các địa phương tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nắm tình hình và giải quyết kịp thời những
vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội tại các địa phương; giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, đặc biệt đối với lĩnh vực người có công. Làm tốt
công tác thông tin, báo cáo giữa Thanh tra Bộ, các đơn vị chức năng thuộc Bộ với
các địa phương, không để xảy ra tụ tập khiếu kiện, tố cáo đông người trước trụ
sở cơ quan Trung ương dịp Tết Nguyên đán và đầu năm 2018, ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự xã hội. Trong 4 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Bộ đã tiến hành
thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch; ban hành 110 kết luận và 1.103 kiến nghị;
22 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 1.208 triệu đồng.
Làm tốt công tác tiếp công dân; xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo17.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị
quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ, công chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về
chính sách tinh giản biên chế; ban hành và tổ chức thực hiện chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị
Trung ương lần thứ sáu khóa XII.
Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền nhằm tạo sự đồng thuận xã hội; thông tin đầy đủ, kịp thời về các vấn đề
được dư luận, xã hội quan tâm để doanh nghiệp, người dân hiểu và chia sẻ nhằm tạo
sự đồng thuận trong thực thi chính sách, pháp luật.
3. Nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối
năm 2018
(1). Thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm
chất lượng xây dựng các đề án theo chương trình công tác
năm 2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ. Trong đó: Tập trung
nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Bộ luật lao động trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ
họp thứ 7 vào tháng 5/2019 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2019;
nghiên cứu sửa đổi toàn diện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, hoàn
thiện hồ sơ đề nghị trình Chính phủ vào tháng 9/2018 và trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào tháng 11/2018; tập trung hoàn thiện Đề án cải
cách chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất, kinh doanh và Đề án cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội, trình Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII vào tháng 05/2018.
(2). Thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên đào tạo, đào
tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Làm tốt công tác
tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp năm 2018 theo phương châm lấy chất lượng và hiệu
quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu; lấy người học làm chủ và
đặt hàng chỉ tiêu đào tạo theo sản phẩm đầu ra; tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu
việc làm của người học và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện,
triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo lộ trình; ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng chuẩn đầu
ra các trình độ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp và khung
trình độ quốc gia; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc
làm bền vững, an sinh xã hội. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
(3). Tiếp tục các giải pháp phát triển
thị trường lao động, thực hiện tự do chuyển dịch lao động, bảo đảm tính linh hoạt
và thống nhất của thị trường lao động, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp; làm tốt công tác
dự báo nhu cầu lao động, thu thập, cập nhật, phân tích dữ liệu thị trường lao động;
đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu lao động trên thị trường. Nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm; tăng cường hoạt động tư
vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Nghiên cứu, xây dựng đề
án phát triển thị trường lao động gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và năng suất lao động để hình thành thị trường lao động đồng bộ và đáp ứng yêu
cầu kết nối cung cầu lao động. Thực hiện hiệu quả chương
trình, đề án, chính sách về giải quyết việc làm, đảm bảo việc làm ổn định cho
lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ trên 35 tuổi làm việc tại các khu công
nghiệp. Thực hiện các giải pháp ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động,
nhất là thị trường xuất khẩu lao động với các nghề yêu cầu có kỹ năng nghề cao;
quản lý chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc ở
nước ngoài.
(4). Thực hiện tốt chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, cải
thiện quan hệ lao động: Hướng dẫn, phổ biến, giám sát việc thực hiện chính sách
pháp luật về lao động - tiền lương; sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp
để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Chủ động theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan liên quan giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, giảm thiểu các vụ
đình công, lãn công của người lao động. Tăng cường thực hiện các giải pháp phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Trình ban hành
đề án giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội giao cho địa phương. Thực hiện nghiêm quy định về
an toàn, vệ sinh lao động. Triển khai tổ chức các hoạt động Tháng hành động về
an toàn, vệ sinh lao động và Đối thoại định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động năm
2018.
(5). Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ
thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Thực
hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng người có công. Giải
quyết căn bản hồ sơ đang còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công. Phối
hợp triển khai việc thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách
mạng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tìm kiếm, quy tập
hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ thiếu thông tin. Chuẩn bị sơ kết 01 năm triển
khai thực hiện việc giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng theo quy Quyết định
số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ. Chuẩn bị sơ kết, đánh giá việc thực hiện
thí điểm chi trả chính sách người có công thông qua tổ chức dịch vụ.
(6). Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị
quyết của Quốc hội, Chính phủ về giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Tập trung thực
hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo
hướng tiếp cận đa chiều nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững, thực chất, hạn chế tái nghèo. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sửa đổi, bổ
sung, tích hợp chính sách giảm nghèo. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cả
nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía
sau”.
(7). Làm tốt công tác trợ giúp xã hội:
Thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật,
chương trình mục tiêu phát triển hệ
thống trợ giúp xã hội và các chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm 100% các đối
tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và
các chính sách phúc lợi xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội đồng bộ;
cải cách hệ thống chi trả chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm chi trả kịp thời,
đúng đối tượng và thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công chuyên nghiệp.
(8). Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ
thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;
Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng chống
bạo lực, xâm hại trẻ em. Thực hiện hiệu quả các chương
trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; chủ động phòng
ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, nhằm tạo môi trường sống
an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các
ngành, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra bạo lực, bạo
hành trẻ em; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bạo hành trẻ em.
(9). Tiếp tục hoàn thiện luật pháp,
chính sách, chương trình liên quan đến bình đẳng giới và
vì sự tiến bộ của phụ nữ; chú trọng xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động
bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu,
xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới; tăng cường
sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo và cơ quan dân cử.
(10). Đẩy mạnh công tác phòng, chống
tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm. Tổng
kết, đánh giá và có các giải pháp hiệu quả đối với mô hình cai nghiện ma túy tại
cộng đồng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình phòng,
chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; làm tốt công tác xác minh, bảo vệ và trợ
giúp nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
(11). Đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ; triển khai dịch vụ
công trực tuyến trong các lĩnh vực trọng điểm như Giáo dục nghề nghiệp, Bảo trợ
xã hội, An toàn lao động; tập trung cải cách thể chế, thủ tục hành chính, bộ
máy hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ. Toàn ngành cắt giảm, cắt bỏ và đơn giản
hóa tối thiểu 50% thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện việc rà soát, loại bỏ
các TTHC không cần thiết, gây khó khăn cho người dân, quyết tâm cải cách TTHC để
phục vụ tốt hơn chức năng quản lý nhà nước. Thực hiện đơn giản hóa chế độ báo
cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục triển khai thực
hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên
chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của
Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch
hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.
(12). Chủ động, tích cực thực hiện
các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế theo chương
trình đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chương
trình hành động của Chính phủ. Đẩy mạnh các hoạt động đa phương, phát huy vai
trò và đóng góp của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN, Liên hợp
quốc, Tiểu vùng sông Mê Kông... trong lĩnh vực lao động, xã hội. Tăng cường vận
động, thu hút nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế phục vụ việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thúc đẩy triển khai các thỏa thuận,
biên bản ghi nhớ hợp tác với các nước và mở rộng, ký mới với các nước trong nhiều
lĩnh vực.
(13). Tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; phổ biến,
giải thích chính sách pháp luật về lao động, người có công và xã hội; thông tin
đầy đủ, kịp thời về các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm để doanh nghiệp, người dân hiểu và chia sẻ nhằm tạo sự
đồng thuận trong thực thi chính sách, pháp luật.
(14). Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh
vực dễ phát sinh tiêu cực, trục lợi chính sách. Thực hiện tốt công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, không để tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt
cấp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
(15). Làm tốt công tác dân vận, chủ động
phối hợp chặt chẽ với các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể
ở các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của
cả hệ thống chính trị trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ về lao động, người có công và xã hội. Theo dõi sát tình hình thực hiện kế hoạch,
kịp thời nắm bắt những diễn biến bất lợi để đề xuất các biện pháp xử lý. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, đề xuất các giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch
của ngành năm 2018.
Phần thứ Hai
THỰC HIỆN DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 2017
1. Dự toán chi thường xuyên (phần chỉ tiêu trực tiếp tại Bộ)
Dự toán ngân sách 2017 được
giao:
1.1. Dự toán thu, chi từ phí, lệ phí
- Thu phí, lệ phí: 23.550 triệu đồng.
- Số chi từ phí để lại: 7.840 triệu đồng.
- Số phí, lệ phí nộp NSNN: 15.710 triệu
đồng.
1.2. Dự toán chi thường xuyên (Vốn sự
nghiệp)
Tổng dự toán: 1.631.744 triệu đồng.
- Vốn trong nước: 824.904 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp khoa học công nghệ:
17.080 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp kinh tế: 27.300 triệu
đồng.
+ Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường:
2.500 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề:
391.169 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:
269.283 triệu đồng (bao gồm 713 triệu đồng chi trợ cấp tăng thêm theo Nghị định
số 70/2017/NĐ-CP cho đối tượng nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở trực thuộc Bộ).
+ Chi quản lý hành chính nhà nước:
117.572 triệu đồng.
- Vốn ngoài nước: 806.840 triệu đồng.
+ Vốn vay: 606.840 triệu đồng.
+ Vốn viện trợ: 200.000 triệu đồng.
1.3. Chi thực hiện Pháp lệnh ưu đãi
người có công: 31.081.215 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 29.700.000 triệu
đồng.
- Chi trợ cấp một lần: 400.000 triệu
đồng.
- Chi trợ cấp ưu đãi tăng thêm theo
Nghị định số 70/2017/NĐ-CP: 981.215 triệu đồng.
2. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu
2.1. Chương trình MTQG Giảm nghèo
bền vững:
2.1.1. Về nguồn vốn ngân sách
trung ương bố trí cho chương trình:
- Vốn sự nghiệp năm 2017: Tổng kinh
phí 2.231 tỷ đồng, gồm:
+ Dự án 1 - chương
trình 30a: 1.041 tỷ đồng.
+ Dự án 2 - chương
trình 135: 980 tỷ đồng.
+ Dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương
trình 135: 100 tỷ đồng;
+ Dự án 4 - Truyền thông và giảm
nghèo về thông tin: 60 tỷ đồng.
+ Dự án 5 - Nâng cao năng lực và giám
sát, đánh giá thực hiện chương trình: 50 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư năm 2017: Tổng kinh phí
5.000 tỷ đồng, gồm:
+ Dự án 1 - chương
trình 30a: 2.195,8 tỷ đồng.
+ Dự án 2 - chương
trình 135: 2.804,2 tỷ đồng.
2.1.2. Kinh phí thực hiện tại Bộ LĐTBXH là: 54.474 triệu đồng.
2.2. Chương trình MTQG Xây dựng
nông thôn mới - Nội dung “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
2.2.1. Về nguồn vốn ngân sách
trung ương bố trí cho chương trình năm 2017
(vốn sự nghiệp):
Căn cứ Công văn số 13885/BTC-NSNN
ngày 03/10/2016 của Bộ Tài chính về việc thông báo kinh phí sự nghiệp thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số
4051/LĐTBXH-KHTC ngày 14/10/2016 gửi Bộ Tài chính về việc
phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017, trong đó đã xây dựng phương án phân bổ vốn sự
nghiệp là 540 tỷ (Trung ương 65 tỷ đồng; Địa phương 475 tỷ đồng) gồm: (i) Kinh
phí đào tạo nghề là 464 tỷ đồng (Trung ương 59 tỷ đồng; Địa phương 405 tỷ đồng);
(ii) Kinh phí hỗ trợ đầu tư CSVC, thiết bị là 76 tỷ đồng (Trung ương 6 tỷ đồng;
Địa phương 70 tỷ đồng).
2.2.2. Về thông báo ngân sách của
chương trình năm 2017:
Ngày 29/11/2016, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quyết định số 2309/QĐ-TTg giao ngân sách Trung ương 8.000 tỷ (Vốn
đầu tư là 6.000 tỷ, vốn sự nghiệp là 2.000 tỷ) để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
năm 2017, trong đó đã phân bổ chung cả chương trình là
7.240 tỷ đồng (Vốn đầu tư là 5.400 tỷ, vốn sự nghiệp là 1.840 tỷ) và giao hoàn
toàn cho địa phương thực hiện (không giao riêng cho nội dung Nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn).
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 875/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về việc giao dự toán bổ sung từ ngân sách
trung ương thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 và Bộ Tài chính có Quyết định số
1275/QĐ-BTC ngày 10/7/2017 về việc giao bổ sung từ ngân sách trung ương năm
2017 thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới (vốn sự nghiệp) cho các Bộ, ngành, trong đó Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội được thông báo kinh phí thực hiện là 11.200
triệu đồng.
2.3. Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội
2.3.1. Việc phê duyệt, hướng dẫn
triển khai chương trình:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
98/2017/TT-BTC ngày 29/9/2017 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
thực hiện chương trình mục tiêu Phát
triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.
2.3.2. Kinh phí thực hiện năm 2017 (vốn sự
nghiệp):
Ngày 10/5/2017, Bộ Tài chính có Công
văn số 6037/BTC-NSNN thông báo kinh phí (vốn sự nghiệp) thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp
xã hội năm 2017 là 212 tỷ đồng (trong đó 12 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2016
sang năm 2017). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công
văn số 2424/LĐTBXH-KHTC ngày 13/6/2017 gửi Bộ Tài chính phân bổ và đề xuất bổ
sung kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017 là: 598,479 tỷ đồng
(số đã được Bộ Tài chính thông báo là 212 tỷ đồng; số đề nghị bổ sung để đảm bảo
nhiệm vụ đã được phê duyệt là 386,479 tỷ đồng) và Công văn số 3267/LĐTBXH-KHTC
ngày 09/8/2017 điều chỉnh phân bổ kinh phí thực hiện.
Ngày 04/10/2017, Thủ tướng Chính phủ
có Quyết định số 1490/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán kinh phí chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp
xã hội năm 2017 và Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định số 2008/QĐ- BTC ngày
06/10/2017 về việc bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí sự nghiệp)
thực hiện chương trình mục tiêu Phát
triển hệ thống trợ giúp xã hội năm 2017; trong đó, kinh phí thực hiện tại Bộ
LĐTBXH là 67.966 triệu đồng.
2.4. Chương trình MT Giáo dục nghề
nghiệp - Việc làm và ATLĐ
2.4.1. Về phê duyệt, hướng dẫn
triển khai chương trình:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn
2016 - 2020.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
103/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp thực hiện chương trình mục
tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm - An toàn lao động giai đoạn 2016-2020.
2.4.2. Về dự toán ngân sách 2017:
Ngày 06/7/2017, Bộ Tài chính có Công
văn số 9065/BTC-NSNN thông báo kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc
làm và An toàn lao động năm 2017 là 1.414.150 triệu đồng (trong đó 314.150 triệu
đồng năm 2016 chưa phân bổ chuyển sang thực hiện năm 2017). Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 3575/LĐTBXH-KHTC ngày 28/8/2017 về dự
kiến phân bổ và đề xuất bổ sung kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc
làm và An toàn lao động năm 2017 và Công văn số 4228/LĐTBXH-KHTC ngày
06/10/2017 điều chỉnh phân bố kinh phí thực hiện chương trình năm 2017 gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính
phủ theo quy định.
Ngày 06/11/2017, Thủ tướng Chính phủ
có Quyết định số 1712/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán kinh phí chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc
làm và An toàn lao động và Bộ trưởng Bộ Tài chính có các Quyết định thông báo
kinh phí trên cho các Bộ, cơ quan Trung ương (Quyết định số 2438/QĐ-BTC ngày
27/11/2017, trong đó kinh phí thực hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
là 664.785 triệu đồng) và các địa phương (Quyết định số 2439/QĐ-BTC ngày
27/11/2017).
3. Tình hình triển khai Dự toán NSNN năm 2017:
- Đối với dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư theo quy định.
- Đối với dự toán tại các đơn vị dự
toán trực thuộc Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện phân bổ và
giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ đảm bảo về thời gian quy định và tổng
mức, chi tiết được thông báo. Ước thực hiện năm 2017 giải ngân đạt khoảng 90%, do kinh phí thực hiện 2 chương trình mục tiêu do Bộ chủ trì được Bộ Tài chính giao vào tháng 10/2017 sẽ được
chuyển sang và tiếp tục triển khai trong năm 2018 theo quy định.
II. DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 2018
Bộ Tài chính có Quyết định số
2469/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
năm 2018 thông báo dự toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
1. Dự toán chi thường xuyên (vốn sự
nghiệp)
Dự toán ngân sách 2018 được
giao:
1.1. Dự toán thu, chi từ phí, lệ phí
- Thu phí, lệ phí: 26.700 triệu đồng.
- Số chi từ phí để lại: 8.850 triệu đồng.
- Số phí, lệ phí nộp NSNN: 17.850 triệu
đồng.
1.2. Dự toán chi thường xuyên (Vốn sự
nghiệp)
Tổng dự toán: 1.938.951 triệu đồng.
- Vốn trong nước: 1.525.851 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề:
978.897 triệu đồng, trong đó:
(i) Chi thường xuyên: 289.780 triệu đồng.
(ii) Chi CTMT Giáo dục nghề nghiệp -
Việc làm và ATLĐ: 661.050 triệu đồng
(iii) Chi CTMTQG Xây dựng nông thôn mới:
24.500 triệu đồng.
(iv) Chi CTMTQG Giảm nghèo bền vững:
3.567 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp khoa học công nghệ:
17.530 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia
đình: chi CTMT Y tế - dân số 100 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin:
3.400 triệu đồng, trong đó,
(i) Chi thường xuyên (Chi truyền
thông xuất bản, báo chí): 400 triệu đồng.
(ii) Chi CTMT quốc gia Giảm nghèo bền
vững: 3.000 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường:
3.800 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp kinh tế: 53.755 triệu
đồng, trong đó:
(i) Chi thường xuyên: 34.450 triệu đồng.
(ii) Chi CTMT quốc gia giảm nghèo bền
vững: 19.305 triệu đồng.
+ Chi quản lý hành chính nhà nước:
123.580 triệu đồng.
+ Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:
344.789 triệu đồng, trong đó:
(i) Chi thường xuyên: 269.340 triệu đồng.
(ii) Chi chương
trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội: 75.449
triệu đồng.
- Vốn ngoài nước: 413.100 triệu đồng,
trong đó:
+ Vốn vay: 171.800 triệu đồng.
+ Vốn viện trợ: 241.300 triệu đồng.
1.3. Chi thực hiện Pháp lệnh ưu đãi
người có công: 30.523.300 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 29.538.900 triệu
đồng.
- Chi trợ cấp một lần: 400.000 triệu
đồng.
- Chi mua bảo hiểm y tế: 1.164.400
triệu đồng.
2. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu
2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:
2.1.1. Dự án 1. chương trình 30a:
(i) Tiểu Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các huyện nghèo: 3.930.025 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 3.763.375 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 166.650 triệu đồng.
(ii) Tiểu Dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo: 306.410 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 290.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 17.410 triệu đồng.
(iii) Tiểu Dự án 3: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo (vốn sự nghiệp): 776.000 triệu đồng, trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 4.729
triệu đồng.
(iv) Tiểu Dự án 4: Hỗ trợ lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài (vốn sự nghiệp): 74.000 triệu đồng, trong
đó: Thực hiện tại Bộ là: 7.063 triệu đồng.
2.1.2. Dự án 2. chương trình 135
(i). Tiểu Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn, bản đặc
biệt khó khăn: 2.957.802 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 2.809.802 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 148.000 triệu đồng.
(ii). Tiểu Dự án 2: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn, bản đặc biệt khó khăn (vốn sự
nghiệp): 707.000 triệu đồng, trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 4.000 triệu đồng.
(iii) Tiểu Dự án 3: Nâng cao năng lực
cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu; thôn, bản đặc biệt khó khăn (vốn sự nghiệp): 156.000 triệu đồng.
2.1.3. Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản
xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã
ngoài chương trình 30a và chương trình 135 (vốn sự nghiệp): 113.000 triệu đồng, trong đó: Thực hiện
tại Bộ là: 3.513 triệu đồng.
2.1.4. Dự án 4. Truyền thông và Giảm
nghèo về thông tin (vốn sự nghiệp): 99.000 triệu đồng, trong đó: Thực hiện tại
Bộ là: 3.000 triệu đồng.
2.1.5. Dự án Nâng cao năng lực và
giám sát đánh giá (vốn sự nghiệp): 63.000 triệu đồng,
trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 3.567 triệu đồng.
2.2. Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới - Hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn (vốn sự nghiệp):
702.000 triệu đồng,
trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 24.500 triệu đồng.
2.3. Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và ATLĐ
2.3.1. Dự án 1. Đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục nghề nghiệp: 1.321.480 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 100.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 1.221.480 triệu đồng,
trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 661.050 triệu đồng (bao gồm: 9.780 triệu đồng
kinh phí Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ trình độ cao).
2.3.2. Dự án 2. Phát triển thị trường
lao động và việc làm: 491.325 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 424.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 45.630 triệu đồng,
trong đó: thực hiện tại Bộ 19.120 triệu đồng.
2.3.3. Dự án 3. Tăng cường an toàn, vệ
sinh lao động (vốn sự nghiệp): 48.890 triệu đồng, trong đó: Thực hiện tại Bộ
là: 21.450 triệu đồng.
2.4. Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội
2.4.1. Dự án 1. Phát triển hệ thống
trợ giúp xã hội đối với các đối tượng yếu thế: 581.140 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 450.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 131.140 triệu đồng,
trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 30.740 triệu đồng.
2.4.2. Dự án 2. Phát triển hệ thống bảo
vệ trẻ em (vốn sự nghiệp): 39.270 triệu đồng, trong đó: Thực hiện tại Bộ là:
8.027 triệu đồng.
2.4.3. Dự án 3. Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới (vốn sự nghiệp): 25.250 triệu đồng, trong đó:
Thực hiện tại Bộ là: 12.072 triệu đồng.
2.4.4. Dự án 4. Phát triển hệ thống dịch
vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, mại dâm và nạn nhân bị
buôn bán: 124.340 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: 50.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 74.340 triệu đồng,
trong đó: Thực hiện tại Bộ là: 24.610 triệu đồng.
3. Tình hình triển khai thực hiện
dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
- Đối với dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu: Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư theo quy định.
- Đối với dự toán tại các đơn vị dự
toán trực thuộc Bộ: Thực hiện phân bổ và giao dự toán đảm
bảo đúng về tổng mức, chi tiết và thời hạn quy định (Quyết định số
2068/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2017 về phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Quyết định số 2069/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2018 về giao dự toán ngân sách nhà nước
năm 2018 thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Quyết định số
2093/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2018 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 cho
các đơn vị dự toán trực thuộc). Thực hiện công khai phân bố dự toán ngân sách
nhà nước theo quy định. Tính đến nay (18/4/2018), tổng kinh phí giải ngân là
7.679,7 tỷ đồng (số liệu báo cáo của KBNN Trung ương), đạt 23,59% dự toán của cả
năm.
III. THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
1. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn
đầu tư công năm 2017
1.1. Triển khai Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ
1.1.1. Tình hình triển khai thực
hiện:
- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; các Quyết định giao vốn của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
triển khai ngay công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 cho
các chủ đầu tư dự án tại Quyết định số 1840/QĐ-LĐTBXH ngày 31/12/2016 theo đúng
quy định của Luật Ngân sách. Công tác phân bổ vốn đầu tư đã đảm bảo các nguyên
tắc, quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Theo
đó năm 2017, tổng số vốn đầu tư công của Bộ là 244,036 tỷ đồng, trong đó vốn
trong nước là 211,015 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 33,021 tỷ đồng. Kế hoạch năm
2017, Bộ đã phân bổ cho 21 dự án đầu tư (trong đó có 4 dự án chuẩn bị đầu tư,
01 dự án khởi công mới, 7 dự án chuyển tiếp và 9 dự án kết thúc đầu tư).
- Bộ đã có nhiều văn bản hướng dẫn
triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, tiết kiệm 10% tổng mức
đầu tư theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, triển khai thực
hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 19/4/2017 của Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo
điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước
năm 2017 và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân
vốn đầu tư công theo Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ (Công
văn 5200/LĐTBXH-KHTC ngày 28/12/2016, số 835/LĐTBXH-KHTC
ngày 8/3/2017, số 1504/LĐTBXH-KHTC ngày 20/4/2017, số 1548/LĐTBXH-KHTC, 1549/LĐTBXH-KHTC ngày 24/4/2017, 3498/LĐTBXH-KHTC
ngày 21/8/2017). Theo đó, các giải pháp chủ yếu là:
Tích cực và chủ động đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công năm
2017 được giao; triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu theo đúng kế hoạch đã được
duyệt; tổ chức lựa chọn nhà thầu công khai, minh bạch, rộng rãi, đảm bảo trình
đúng trình tự, thủ tục nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả trong
lựa chọn nhà thầu; tăng cường giám sát đánh giá đầu tư, quản lý chất lượng công
trình theo quy định.
- Trong năm 2017, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã hoàn thành công tác phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 cho các chủ đầu tư dự án, các đơn vị được
giao chuẩn bị đầu tư dự án theo các Quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.2. Khó khăn, kiến nghị:
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư sớm cấp vốn bổ sung trong năm 2017 cho các dự án thuộc tiêu chí không bị cắt
giảm 10% tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày
03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ
giải ngân vốn đầu tư công năm 2017 để các dự án chủ động kế
hoạch thực hiện, giải ngân (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Tờ
trình số 68/TTr-LĐTBXH ngày 31/7/2017, Công văn số 3886/LĐTBXH-KHTC ngày 12/9/2017 và Công văn số 4402/LĐTBXH-KHTC ngày
18/10/2017 đề xuất bổ sung số vốn nêu trên).
- Đề nghị Chính phủ sớm giao vốn kế
hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 từ nguồn thu để lại của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để tạo chủ động cho Bộ trong triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư trung hạn 2016-2020, xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2018.
1.2. Về tình hình giải ngân vốn đầu
tư công năm 2017
Trong năm 2017, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã có nhiều văn bản hướng dẫn triển khai thực
hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017. Bộ đã hướng dẫn Chủ đầu tư và các đơn vị
có liên quan tích cực và chủ động đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu
tư công năm 2017 được giao; triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu theo đúng kế hoạch
đã được duyệt; tổ chức lựa chọn nhà thầu công khai, minh bạch, rộng rãi, đảm bảo
trình đúng trình tự, thủ tục nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả
trong lựa chọn nhà thầu; tăng cường giám sát đánh giá đầu tư, quản lý chất lượng
công trình theo quy định để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2017 đã được giao.
Kết quả giải ngân cả năm 2017 đạt 98% kế hoạch.
2. Triển khai thực hiện kế hoạch vốn
đầu tư công 04 tháng đầu năm 2018
2.1. Triển khai Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
01/01/2018 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Bộ đã có các Công văn hướng dẫn:
số 401/LĐTBXH-KHTC ngày 24/01/2018 hướng dẫn các dự án khởi công mới năm 2018,
số 402/LĐTBXH-KHTC ngày 24/01/2018 hướng dẫn thực hiện đối
với các dự án chuyển tiếp, kết thúc đầu tư. Theo đó, các chủ đầu tư đã triển
khai xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết thực hiện trong năm 2018 phù hợp với
nguồn vốn được giao.
2.2. Tình hình triển khai kế hoạch
vốn đầu tư công năm 2018
Thực hiện Quyết định số 2131/QĐ-TTg
ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân
sách nhà nước năm 2018; Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà
nước năm 2018; Quyết định số 2469/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018; Bộ đã triển
khai công tác phân bổ vốn đầu tư công tại Quyết định số 2103/QĐ-LĐTBXH ngày
29/12/2017 và đã thông báo vốn năm 2018 cho các chủ đầu tư dự án theo quy định.
Theo đó năm 2018, tổng số vốn đầu tư
công của Bộ là 316,974 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 294,0 tỷ đồng, vốn
ngoài nước là 22,974 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2018, Bộ đã phân bố cho 26 dự án đầu
tư (trong đó có 07 dự án khởi công mới, 12 dự án chuyển tiếp
và 07 dự án kết thúc đầu tư). Ngay từ đầu năm 2018, Bộ đã có nhiều văn bản hướng
dẫn triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công; tổ chức họp với các dự án khởi
công để đôn đốc, nhắc nhở các dự án triển khai thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2018 đã giao. Tuy nhiên, do vướng
Tết Nguyên đán và phải chuẩn bị nhiều thủ tục trong giai
đoạn đầu năm nên kết quả 4 tháng đầu năm giải ngân đạt 80,382 tỷ đồng, bằng
25,3% kế hoạch (trong đó, vốn trong nước là 80,029 tỷ đồng, vốn ngoài nước là
353 triệu đồng).
Phần thứ Ba
MỘT SỐ TỒN TẠI
VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Khó khăn, tồn
tại
1. Khó khăn trong thực hiện một số chỉ tiêu, nhiệm vụ
Những tháng đầu năm 2018, các chỉ
tiêu của ngành đều đạt kết quả khả quan; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:
(i) Việc làm cho thanh niên, sinh
viên mới ra trường vẫn còn khó khăn;
(ii) Tỷ lệ lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng bỏ hợp đồng trốn ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp tuy có giảm song vẫn còn cao tại thị trường Hàn Quốc, Đài Loan;
lao động Việt Nam vi phạm pháp luật tại thị trường Nhật Bản có chiều hướng gia
tăng (đứng đầu về số vụ phạm pháp).
(iii) Tình trạng chậm đóng, nợ đọng
BHXH vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp và xảy ra ở hầu hết các địa phương làm
cho số nợ BHXH vẫn rất lớn (theo báo cáo nhanh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: số
nợ BHXH đến 31/3/2018 phải tính
lãi là 9.437 tỷ đồng, trong đó: nợ khó thu là 1.592
tỷ đồng; bao gồm: đơn vị ngưng hoạt động là 841 tỷ đồng, đơn vị đã và đang giải thể, phá sản là
431 tỷ, đơn vị chủ nước ngoài bỏ trốn là 45 tỷ đồng và đơn vị khoanh nợ là 275 tỷ đồng).
(iv) Tai nạn lao động tuy có giảm nhẹ
so với cùng kỳ song vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn nghiêm trọng (theo báo cáo
nhanh đến nay có 68 vụ TNLĐ chết người làm 78 người chết và 11 người bị
thương).
(v) Nhận thức của người dân về học
nghề lập nghiệp chưa thực sự chuyển biến tích cực, công tác tuyển sinh học nghề,
tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp còn nhiều hạn chế; đặc
biệt, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở còn gặp nhiều
khó khăn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề ở mức thấp do
chưa có quy định rõ ràng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về vấn đề này.
(vi) Đời sống một bộ phận nhân dân nhất
là đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, bão lũ còn nhiều khó khăn... Ở nhiều địa phương còn xảy ra
tình trạng xâm hại trẻ em có tính chất nghiêm trọng, kể cả
trong môi trường học đường, trong gia đình, người thân gây nhiều bức xúc trong
cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến
phát triển của trẻ em.
(vii) Tình hình tệ nạn mại dâm có chiều
hướng diễn biến phức tạp trở lại, đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố lớn hoặc
tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng. Thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau
cai còn nhiều lúng túng; công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng chưa thực sự
hiệu quả...
2. Khó khăn trong thực hiện chấp
hành dự toán ngân sách nhà nước
Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu, xây
dựng Luật, Pháp lệnh: Chỉ được cân đối bố trí dự toán khi đã được đưa vào Kế hoạch
của Quốc hội sẽ rất khó khăn cho các cơ quan chủ trì nghiên cứu vì khi đó thời
gian không còn nhiều; mặt khác, mức dự toán bố trí cũng rất thấp không đảm bảo
được việc nghiên cứu, khảo sát đánh giá, lấy ý kiến chuyên gia dẫn đến chất lượng
văn bản không cao; nhiều văn bản khi trình ra Quốc hội vẫn còn rất nhiều ý kiến
khác nhau. Luật, Pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua cũng cần được bố trí
nguồn lực để tuyên truyền, hướng dẫn để tạo được sự đồng thuận của xã hội và sớm
đi vào đời sống.
II. Kiến nghị, đề
xuất
Đề nghị Ủy ban quan tâm giám sát
trong các nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1). Tăng cường công tác giám sát của
Ủy ban đối với các lĩnh vực Lao động, việc làm, Bảo hiểm xã hội và hỗ trợ nhà ở
cho người có công theo Nghị quyết của Quốc hội.
(2) Có ý kiến với các cơ quan có thẩm
quyền trong việc cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình (đặc biệt là chương trình mục tiêu), đề án, dự án theo tổng vốn đã được phê duyệt để đảm bảo thực
hiện mục tiêu của chương trình, đặc
biệt là vốn đầu tư phát triển.
(3). Đề nghị Ủy ban có ý kiến với các
cơ quan liên quan cân đối, bố trí kịp thời dự toán ngân sách xây dựng các Dự án
Luật, Pháp lệnh để đảm bảo thời gian nghiên cứu, đánh giá nâng cao chất lượng của
văn bản trình Quốc hội (kể cả ban hành mới và sửa đổi, bổ sung)./.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017 LĨNH VỰC LAO ĐỘNG,
NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo công văn số 1640/LĐTBXH-KHTC ngày 02/5/2018 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Thực
hiện năm 2016
|
Năm
2017
|
Kế
hoạch
|
Thực
hiện
|
Số
liệu đã báo cáo tại Kỳ họp lần 4, Quốc hội khóa XIV
|
Số
liệu cập nhật, bổ sung
|
So
sánh với KH
|
I
|
CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
|
%
|
53
|
55-57
|
56
|
-
|
đạt
|
|
Có bằng cấp chứng chỉ từ 3 tháng trở
lên
|
"
|
21,39
|
22,5
|
22,5
|
-
|
đạt
|
2
|
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị
|
"
|
3,24
|
<4
|
<4
|
3,18
|
đạt
|
3
|
Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước
|
%
|
1,65
|
1-1,5
|
1-1,5
|
1,51
|
vượt
|
|
Trong đó các huyện nghèo
|
%
|
5,5
|
4
|
4
|
5
|
vượt
|
II
|
CHỈ TIÊU NGÀNH
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tạo việc làm
|
người
|
1.641.000
|
1.600.000
|
1.610.000
|
1.639.751
|
102,5
|
1.1
|
Việc làm trong nước
|
"
|
1.515.000
|
1.495.000
|
1.505.000
|
1.505.000
|
100,7
|
1.2
|
Xuất khẩu lao động
|
"
|
126.000
|
105.000
|
105.000
|
134.751
|
128,3
|
2
|
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội
trong lực lượng lao động
|
%
|
23,95
|
25-27
|
25,5
|
25,8
|
đạt
|
3
|
Giáo dục nghề nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Tuyển mới
|
người
|
2.212.800
|
2.200.000
|
2.090.000
|
2.204.000
|
100,2
|
a
|
Cao đẳng, trung cấp
|
|
492.800
|
540.000
|
540.000
|
540.000
|
100,0
|
b
|
Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng
|
"
|
1.720.000
|
1.660.000
|
1.550.000
|
1.664.000
|
100,2
|
|
Trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn
|
"
|
479.700
|
600.000
|
600.000
|
600.000
|
100,0
|
3.2
|
Tốt nghiệp
|
"
|
2.211.000
|
|
-
|
1.900.000
|
|
a
|
Cao đẳng, trung cấp
|
|
491.000
|
|
-
|
400.000
|
|
b
|
Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng
|
|
1.720.000
|
|
-
|
1.500.000
|
|
4
|
Chăm sóc người có công
|
|
|
|
|
|
|
4.1
|
Tỷ lệ gia đình NCC có mức sống bằng
hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú
|
|
98,5
|
99
|
-
|
99
|
đạt
|
4.2
|
Tỷ lệ xã/phường làm tốt công tác
thương binh, liệt sỹ, người có công
|
%
|
98
|
98,5
|
-
|
98,5
|
đạt
|
5
|
Bảo trợ xã hội
|
|
|
|
|
|
|
5.1
|
Tỷ lệ đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
|
%
|
100
|
100
|
-
|
100
|
đạt
|
5.2
|
Tỷ lệ người khuyết tật có hoàn cảnh
khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức
năng
|
"
|
81
|
82
|
-
|
82
|
đạt
|
6
|
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
|
|
|
|
|
|
|
6.1
|
Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được trợ giúp
|
%
|
86
|
87
|
-
|
87
|
đạt
|
6.2
|
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu
chuẩn phù hợp với trẻ em
|
%
|
80
|
82
|
-
|
82
|
đạt
|
7
|
Phòng, chống tệ nạn xã hội
|
|
|
|
|
|
|
7.1
|
Tỷ lệ số người nghiện được tư vấn,
hỗ trợ điều trị cai nghiện so với số người nghiện có hồ
sơ quản lý
|
%
|
74
|
78
|
-
|
78
|
đạt
|
7.2
|
Số người bán dâm được tiếp cận dịch
vụ hỗ trợ (vay vốn, học nghề, tạo việc làm...)
|
"
|
15.000
|
15.000
|
-
|
15.000
|
đạt
|
1 Cụ thể: hoàn thiện 02 đề án
trình Quốc hội (Bộ luật lao động sửa đổi, Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng sửa đổi); 13 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết định của
Chủ tịch nước; 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 28 Thông tư của Bộ và 01
Quyết định của Bộ trưởng).
2 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP
ngày 27/02/2018 về việc quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động; Nghị định số
48/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề
nghiệp; Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 phê duyệt danh sách các huyện
nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020.
3 Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê.
4 Bộ đã báo cáo tại phiên họp
toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 23/4.
5 Quý I/2018
tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 26% lực lượng
lao động.
6 Từ ngày 01/04/2018 đến ngày
18/04/2018): số người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 41.576 người;
số có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 32.094 người;
số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 59.081 lượt người; số người được hỗ
trợ học nghề là 1.353 người.
7 Trong đó: (i) Số lao động thuộc diện cấp giấy phép lao động là 74.900 người, chiếm
91,3% tổng số người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đã cấp giấy phép lao động cho 69.202 người, đạt 92,4%; còn 5.698 người
đang làm thủ tục cấp giấy phép lao động); (ii) số lao động không thuộc diện cấp
giấy phép lao động là 7.100 người (chiếm 8,7% tổng số người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam).
8 Theo Quyết định số
47/QĐ-CTN ngày 15/01/2018 của Chủ tịch nước (với 2 mức 400.000 đồng và 200.000
đồng cho gần 1,9 triệu đối tượng, tổng kinh phí trên 386 tỷ đồng). Bên cạnh đó,
các địa phương đã chủ động trích ngân sách của tỉnh, thành phố để tặng quà cho đối tượng chính sách người có công nhân với mức chi phổ biến
từ 300.000 - 600.000 đồng/01 đối tượng, tổng kinh phí khoảng 1.174 tỷ đồng. Nhiều địa phương có mức chi
quà cao như TP.Hồ Chí Minh (361 tỷ đồng), Hà Nội (trên 111
tỷ đồng), Hải Phòng (trên 144 tỷ đồng), Bình Dương (trên 73 tỷ đồng), Đà Nẵng (22,3 tỷ đồng), Thái Bình (37,4 tỷ đồng), Nghệ
An (12,9 tỷ đồng)...
9 Trình Thủ tướng cấp 1.250 bằng
Tổ quốc ghi công, 2.500 thương binh, hưởng chính sách như thương binh, cấp đổi
lại trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công).
10 Tính đến nay đã thực hiện cho vay tín dụng ưu đãi cho khoảng 810
lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 21.216 tỷ đồng (trong đó, doanh số lũy
kế từ đầu năm đối với hộ nghèo là 2.668 tỷ đồng, hộ cận
nghèo là 2.985 tỷ đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo là 3.129 tỷ đồng). Ngân sách
trung ương bố trí 2.987 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ
giáo dục, đào tạo, dạy nghề; 3.024 tỷ đồng hỗ trợ mua thẻ BHYT
cho người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, trẻ
em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có
mức sống trung bình và người hiến tạng;
1.850 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, hộ nghèo vùng
khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, kinh phí trợ giúp xã hội theo Nghị
định số 136/2013/NĐ-CP, kinh phí trợ giúp pháp lý.
11 Ước kinh phí trợ giúp Tết
cho các đối tượng bảo trợ xã hội khoảng 1.166 tỷ đồng. Ngân sách các địa phương đã dành khoảng 544 tỷ đồng để trao cho trên 1,45 triệu suất
quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhiều địa phương đã dành một khoản ngân sách nhất định để tổ chức mừng thọ người cao tuổi, với tổng số khoảng 548 ngàn suất quà, giá trị 259 tỷ đồng.
12 Cả nước đã có trên 153
nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn, trẻ em đang nằm điều trị trong các bệnh
viện trong những ngày Tết, trẻ em trong các trường giáo dưỡng... được thăm hỏi tặng quà với tổng giá trị trên 47,1 tỷ đồng. Cũng trong dịp Tết
Nguyên đán, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức thăm, tặng quà cho trên 19 ngàn trẻ em tại 30 tỉnh, thành phố với kinh phí
trên 7,3 tỷ đồng.
13 Theo thống kê (từ điểm báo, báo) trong 4 tháng đầu năm toàn quốc có có 127 trẻ em bị
xâm hại, trong đó 52 trẻ em bị bạo lực, 43 trẻ em bị xâm hại tình dục.
14 Theo tổng hợp (từ điểm
báo, báo) trong 4 tháng đầu năm 2018 cả nước có 45 vụ tai
nạn thương tích trẻ em, trong đó có 21 vụ đuối nước trẻ em (làm tử vong 34 trẻ
em).
15 Tổng đài điện thoại quốc
gia bảo vệ trẻ em đã tư vấn 10.305 ca (tăng 2.053 ca so với 4 tháng đầu năm
2017), hỗ trợ can thiệp 262 ca (tăng 64 ca), trong đó có 116 ca bạo lực trẻ em,
76 ca xâm hại tình dục trẻ em và 30 ca các vấn đề khác (trẻ em bị mua bán, trẻ
em cần làm giấy khai sinh, tranh chấp quyền nuôi con, hỗ trợ cho trẻ em khuyết
tật,...).
16 Đường dây nóng phòng chống
mua bán người trong 4 tháng đầu năm đã tư vấn 705 ca, kết nối, chuyển tuyến để
giải cứu và hỗ trợ cho 11 nạn nhân của mua bán người.
17 4 tháng đầu năm Bộ đã tiếp
258 lượt công dân (trong đó có 10 đoàn đông người); xử lý 1.622 đơn thư và giải
quyết 03 vụ khiếu nại và 01 vụ tố cáo.