Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 167/KH-UBND 2021 thu hồi tài sản vụ án hình sự về tham nhũng Tuyên Quang

Số hiệu: 167/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 29/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 29 tháng 09 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 04-CT/TW NGÀY 02/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN THẤT THOÁT, CHIẾM ĐOẠT TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ

Căn cứ Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

Thực hiện Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt tron g các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (gọi tắt là Chỉ thị số 04-CT/TW), Ủy nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chức năng; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

1.2. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Yêu cầu

1.1. Việc phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW phải kịp thời, nghiêm túc; xác định rõ việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

1.2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phải cụ thể, sát với tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đề ra các giải pháp bảo đảm hiệu quả, khắc phục được những hạn chế trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW và các văn bản liên quan

1.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW gắn với việc quán triệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Tiếp tục thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 20/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 09/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng,...

1.2. Tích cực phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia giám sát, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát hiện tài sản bất minh, các hành vi che giấu, tẩu tán, chuyển hóa tài sản do phạm tội tham nhũng, kinh tế mà có. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm các hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng, tiêu cực hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng, tiêu cực để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Kịp thời tuyên truyền gương người tốt, việc tốt tham gia giám sát, phát hiện thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; nâng cao vai trò, trách nhiệm, xác định công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Khi có vụ án tham nhũng, kinh tế xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương mình thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

3. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, ban hành các quy định, cụ thể hóa các văn bản pháp luật để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tha m nhũng, kinh tế

Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung rà soát các cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; cơ chế xử lý tài sản bị kê biên, phong tỏa để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Kịp thời tham mưu ban hành các văn bản để cụ thể hóa các văn bản pháp luật, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các kiến nghị với bộ, ngành, Trung ương để hoàn thiện, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực đất đai, bất động sản, ngân hàng, chuyển nhượng góp vốn, cổ phần, các quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt ... để kiểm soát tài sản, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có.

4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tha m nhũng, kinh tế

Các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm và hiệu quả việc phối hợp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; kịp thời áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong tỏa tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, cụ thể như sau:

4.1. Cơ quan thanh tra các cấp trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập tức chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thm quyền để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật để hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có.

4.2. Cơ quan điều tra các cấp trong quá trình giải quyết các vụ việc, điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế, cùng với củng cố tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, đồng thời phải tập trung xác minh làm rõ tài sản bị thất thoát, tẩu tán, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi để thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

4.3. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp tập trung tiến độ giải quyết việc thi hành án, thực hiện việc rà soát, xác minh, phân loại án có điều kiện và án chưa có điều kiện thi hành bảo đảm chính xác, khách quan, trên cơ sở đó, tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, thu hồi nhanh nhất và đến mức cao nhất tiền, tài sản cho Nhà nước. Kiên quyết tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với những vụ việc có điều kiện thi hành nhưng đương sự không tự nguyện thi hành để nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện c ô ng tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót, chỉ đạo khắc phục và xử lý nghiêm cá nhân vi phạm. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý sản đã kê biên, phong tỏa, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, đồng thời tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án; kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, để được kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ; yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai,...

4.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án trong việc xác minh thông tin, áp dụng các biện pháp thu giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; phối hợp trong phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài (nếu có).

4.5. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong quá trình kiểm sát các hoạt động tư pháp, cần chú trọng các yêu cầu cơ quan điều tra xác minh, làm rõ tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, tài sản thuộc thẩm quyền sở hữu của bị can để thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để rà soát, giải quyết các việc thi hành án dân sự phức tạp, kéo dài, nâng cao hiệu quả việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

4.6. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong quá trình xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; về chuyển giao bản án, tài liệu liên quan đến tài sản bị kê biên, phong tỏa; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

4.7. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự huyện, thành phố phải thường xuyên kịp thời củng cố, kiện toàn; nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, thu hồi tài sản tham nhũng.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; qua đó, kịp thời chấn chỉnh, phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.

6. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan thanh tra, điều tra

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động đối với bộ phận chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; thực hiện việc củng cố, kiện toàn bộ máy bảo đảm đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phạm vi quản lý ban hành văn bản để tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thường xuyên, hiệu quả; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định (gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp chung).

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 87-KH/TU ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này đến các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân; tích cực tham gia giám sát, phản biện, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát hiện tài sản bất minh, các hành vi che giấu, tẩu tán, chuyển hóa tài sản do phạm tội tham nhũng, kinh tế mà có; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt tham gia giám sát, phát hiện, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

3. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để nâng cao hiệu quả việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

4. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ; báo cáo
- Thường trực Tỉnh ủy; báo cáo
- Thường trực HĐND tỉnh; báo cáo
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- VKSND tỉnh, TAND tỉnh;
- Công an tỉnh, Cục THADS tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Chánh VP, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC. (P.Hà)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 167/KH-UBND ngày 29/09/2021 thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


737

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.106.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!