ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4406/QĐ-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 10 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA, GIẢM TỔN
THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 TẠO ĐỘNG LỰC TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP
ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch
đối với nông sản, thủy sản;
Căn cứ Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư số
13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn việc
cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp”;
Căn cứ Thông tư số
89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay
vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số
3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động
lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3874/TTr-SNN ngày
12/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong
nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” với
những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm xây dựng đề án
a) Cơ giới hóa nông nghiệp và giảm
tổn thất nông nghiệp là hai mục tiêu được thực hiện song song trong quá trình
tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tuy nhiên có mối quan hệ hữu
cơ, mật thiết, trong đó xác định cơ giới hóa cũng là một phần của mục tiêu giảm
tổn thất trong nông nghiệp.
b) Xây dựng mục tiêu cơ giới hóa
phải phù hợp với thực trạng, tiềm năng và điều kiện của từng địa phương trong từng
giai đoạn phát triển.
c) Trên cơ sở định hướng quy mô,
diện tích, vùng sản xuất tập trung, sản lượng, số lượng các loại cây trồng vật
nuôi đã được xác định trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp
và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của tỉnh, xây dựng mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến 2030 về tỷ lệ
cơ giới hóa và giảm tổn thất trong từng khâu, từng loại cây trồng vật nuôi chủ
lực.
d) Phát huy nội lực của toàn xã hội
trong đầu tư vào cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp.
2. Mục tiêu của đề án
a) Mục tiêu tổng
quát
- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất trong sản xuất nông, ngư nghiệp Đồng Nai nhằm tăng năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm sức lao động của người nông dân,
nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại nông sản hàng hóa, thúc đẩy phát triển
sản xuất; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông
dân.
- Từ nay đến 2030, những vùng nông
nghiệp sản xuất hàng hóa, tập trung trên địa bàn tỉnh được cơ giới hóa đồng bộ
và giảm tối đa mức độ tổn thất trong nông nghiệp; phù hợp
với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai.
b) Mục tiêu cụ
thể
Nâng tỷ lệ cơ giới hóa đối với các
khâu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
- Cơ giới hóa trồng trọt
+ Khâu làm đất: Đến năm 2020 đạt
78,2% diện tích canh tác các loại cây trồng được áp dụng cơ giới hóa tăng 7,9% so
với năm 2016 và đạt 87% diện tích canh tác tất cả các loại cây trồng vào năm
2030 tăng 8,8% so với năm 2020.
+ Khâu gieo trồng: Tỷ lệ cơ giới hóa bình quân đạt 33,7% vào năm 2020 tăng 18,7% so với năm
2016 và đạt 91,3% vào năm 2030 tăng 57,6% so với năm 2020.
+ Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: Định hướng tỷ lệ
cơ giới hóa bình quân đạt 42,6% vào năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2016 và đạt
70,4% vào năm 2030 tăng 27,8% so với năm 2020.
Khâu phun thuốc BVTV: Cơ giới hóa khâu
phun thuốc BVTV đến năm 2020 đạt 99,1%, tăng 5% so với năm 2016 và đạt 99,6%
vào năm 2030, tăng 0,5% so với năm 2020.
Khâu thu hoạch (chủ yếu áp dụng đối
với cây hàng năm: Lúa, Ngô, Mía). Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 63,6% vào năm 2020, tăng 15,5% so với năm
2016 và đạt 97,5% vào năm 2030 tăng 33,9% so với năm 2020.
+ Khâu sơ chế:
Khâu sấy hạt:
(Chỉ áp dụng cho các loại cây cho hạt: Lúa, Ngô, Cà phê, Tiêu, Điều). Tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,8% vào năm
2020 tăng 13,2% so với năm 2016 và đạt 73,1% vào năm 2030 tăng 37,3% so với năm
2020.
Khâu tách vỏ, làm sạch, đánh
bóng,…: Đạt 58,7% vào năm 2020, tăng 15,5% so với năm 2016
và đạt 80% vào năm 2030 tăng 21,3% so với năm 2020.
Khâu vận chuyển: Tỷ lệ cơ giới hóa
đạt 99,3% vào năm 2020 tăng 6,9% so với năm 2016 và đạt 99,9% năm 2030 tăng
0,6% so với năm 2020.
Khâu bảo quản: Đến năm 2020 đạt
5,5% tăng 4,4% so với năm 2016 và đạt 43,4% vào năm 2030 tăng 23,4% so với năm
2020.
- Cơ giới hóa chăn nuôi:
+ Hệ thống cung cấp thức ăn, nước
uống: Đạt tỷ lệ 84,2% vào năm 2020, tăng 8,3% so với năm 2016 và đạt 89,3% vào
năm 2030 tăng 5,1% so với năm 2020.
+ Hệ thống vệ sinh chuồng trại (bằng
máy bơm xịt và hệ thống vệ sinh chuồng tự động): Đạt 44,9% vào năm 2020 tăng
19,4% so với năm 2016 và đạt 80,2% vào năm 2030 tăng 35,3% so với năm 2020.
+ Khâu chế biến thức ăn thô (chủ yếu
trong chăn nuôi bò): Sử dụng các thiết bị và kỹ thuật gia công chế biến thức ăn
chăn nuôi hỗn hợp, sử dụng nguyên liệu tại địa phương nhằm giảm chi phí sản xuất.
Tỷ lệ cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn thô đạt 17,4% vào năm 2020 và đạt 29,1%
vào năm 2030.
+ Khâu giết mổ
bằng dây chuyền bán tự động và tự động: Tỷ lệ giết mổ tự động
và bán tự động đến năm 2020 đạt 100% và duy trì đến năm 2030 (bán tự động là
các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu vùng xa).
+ Khâu đóng
gói bằng máy móc tự động: Đến năm 2020 đạt 28,4% (trong đó
40% đối với sản phẩm trứng và đạt 20 - 30% đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.
Đến năm 2030 duy trì đạt 100% đối với sản phẩm trứng và đạt trên 50% đối với sản
phẩm thịt gia súc, gia cầm).
+ Khâu bảo quản (trữ lạnh, tiệt
trùng…) đạt 15% vào năm 2020 và đạt 36,2% vào năm 2030.
+ Khâu vận chuyển: Nâng cao số lượng
phương tiện vận chuyển kết hợp bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng nông sản khi
đem đi chế biến hoặc tiêu thụ. Tỷ lệ cơ giới hóa khâu vận chuyển đạt 100% vào
năm 2020 và duy trì 100% đến năm 2030.
- Cơ giới hóa thủy sản:
+ Khâu cung cấp
thức ăn tự động: Đạt 11,3% vào năm 2020, tăng 10,7% so với
năm 2016 và đạt 29,7% vào năm 2030, tăng 18,4% so với năm 2020.
+ Khâu sục
khí ao đầm nuôi: Đạt 47,7% vào năm 2020, tăng 5,1% so với năm 2016 và đạt 84,7%
vào năm 2030, tăng 37% so với năm 2020.
+ Khâu cung cấp
nước: Đạt 66,8% vào năm 2020, tăng 16,6% so với năm 2016 và đạt 86,5% năm 2030,
tăng 19,7% so với năm 2020.
+ Khâu vệ sinh
đầm ao: Đạt 46,3% vào năm 2020, tăng 26,5% so với năm 2016 và đạt 76,1% vào năm
2030, tăng 29,8% so với năm 2020.
+ Khâu vận chuyển: Đạt 99,7% vào
năm 2020 và 99,9% đến năm 2030.
c) Giảm tỷ lệ tổn thất ở các khâu
sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
- Lĩnh vực trồng trọt
+ Cây Lúa: Tỷ lệ tổn thất là 17,1%
vào năm 2020 giảm 4,6% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 10%, giảm 7,1% so với
năm 2020.
+ Cây Ngô: Tỷ lệ tổn thất là 4,2%
vào năm 2020 giảm 1,4% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 3,8%, giảm 0,4% so với
năm 2020.
+ Cây rau các
loại: Tỷ lệ tổn thất là 8,3% vào năm 2020 giảm 2% so với năm 2016. Đến năm 2030
là 4,3%, giảm 3% so với năm 2020.
+ Cây Mía: Tỷ lệ tổn thất là 4,7%
vào năm 2020 giảm 1,5 so với năm 2016. Đến năm 2030 là 3,6%, giảm 1,1% so với
năm 2020.
+ Cây Cà phê: Tỷ lệ tổn thất là
16,5% vào năm 2020 giảm 10% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 10,5%, giảm 6% so
với năm 2020.
+ Cây Tiêu: Tỷ lệ tổn thất là
13,6% vào năm 2020 giảm 7,6% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 8,6%, giảm 5% so
với năm 2020.
+ Cây Điều: Tỷ lệ tổn thất là
18,1% vào năm 2020 giảm 10,4% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 11,6%, giảm 6,5%
so với năm 2020.
+ Cây Cao su: Tỷ lệ tổn thất là
6,8% vào năm 2020 giảm 3,9% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 4,3%, giảm 2,5% so
với năm 2020.
+ Cây Cam, Quýt: Tỷ lệ tổn thất là
7,6% vào năm 2020 giảm 4,9% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 4,3%, giảm 2,8% so
với năm 2020.
+ Cây Thơm (Dứa): Tỷ lệ tổn thất
là 6,1% vào năm 2020 giảm 3,4% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 3,9%, giảm 2,2%
so với năm 2020.
+ Cây Chuối: Tỷ lệ tổn thất là
8,3% vào năm 2020 giảm 4,6% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 5,3%, giảm 3% so với
năm 2020.
+ Cây Xoài: Tỷ lệ tổn thất là
10,4% vào năm 2020 giảm 4,4% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 2,1%, giảm 8,3%
so với năm 2020.
+ Cây Bưởi: Tỷ lệ tổn thất là
11,6% vào năm 2020 giảm 5,2% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 4,5%, giảm 7,1%
so với năm 2020.
+ Cây Chôm chôm: Tỷ lệ tổn thất là
9,7% vào năm 2020 giảm 5,3% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 4,6%, giảm 5,1% so
với năm 2020.
+ Cây Sầu riêng: Tổn thất giảm xuống
còn 8,9% vào năm 2020 giảm 5,8% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 6,1%, giảm
2,8% so với năm 2020.
+ Cây Mít: Tỷ lệ tổn thất là 7,3%
vào năm 2020 giảm 5,8% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 4,2%, giảm 3,1% so với
năm 2020.
+ Cây Nhãn: Tỷ lệ tổn thất là 8,2%
vào năm 2020 giảm 4,6% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 5,1%, giảm 3,1% so với
năm 2020.
+ Cây Mãng cầu: Tỷ lệ tổn thất là
9% vào năm 2020 giảm 5,1% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 5,7%, giảm 3,3% so với
năm 2020.
- Lĩnh vực chăn nuôi
+ Chăn nuôi bò thịt: Tổn thất giảm
xuống còn 10% vào năm 2020 giảm 2,7% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 5,3%, giảm
4,7% so với năm 2020.
+ Chăn nuôi heo thịt: Tổn thất giảm
xuống còn 2,3% vào năm 2020 giảm 1,8% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 1,8%, giảm
0,5% so với năm 2020.
+ Chăn nuôi gà lấy thịt: Tổn thất
giảm xuống còn 10,9% vào năm 2020 giảm 4% so với năm 2016. Đến năm 2030 là
4,6%, giảm 6,3% so với năm 2020.
+ Chăn nuôi gà lấy trứng: Tổn thất
giảm xuống còn 9,5% vào năm 2020 giảm 5,8% so với năm 2016. Đến năm 2030 là
5,3%, giảm 4,2% so với năm 2020.
- Lĩnh vực thủy sản:
+ Cá: Tổn thất giảm xuống còn
11,6% vào năm 2020 giảm 5,2% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 5,8%, giảm 5,8%
so với năm 2020.
+ Tôm: Tổn thất giảm xuống còn 22,9%
vào năm 2020 giảm 2,8% so với năm 2016. Đến năm 2030 là 17,1%, giảm 5,8% so với
năm 2020.
Nâng cao năng lực về kỹ thuật, quản
trị và sử dụng máy móc cho các đối tượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp:
- Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo từ sơ cấp trở lên đạt 57% (tăng 9% so với
hiện trạng).
- Đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo từ sơ
cấp trở lên đạt 74% (tăng 17% so với năm 2020)
3. Nội dung đề án
a) Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa
và giảm tổn thất trong nông nghiệp
- Giai đoạn 2018 - 2020.
Lĩnh vực trồng trọt
+ Cây hàng năm:
Khâu làm đất: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2016 là 118.190 ha/141.634
ha, đạt tỷ lệ là 83,4%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 98,8% (tăng 15,4%,
tương ứng với diện tích tăng là 21.812 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất
cho diện tích 21.812 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cho khâu
làm đất, giai đoạn 2018 - 2020 là: 118 máy (sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với vùng
canh tác diện tích nhỏ…), trong đó: Nông hộ cần 13 máy; trang
trại 18 máy; THT, CLB 41 máy, HTX 35 máy, liên kết 11 máy.
Khâu gieo trồng: Diện tích canh
tác thực tế đã được cơ giới hóa trong gieo trồng năm 2016 là 18.240 ha/121.845
ha, đạt tỷ lệ là 15%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 33,7% (tăng 18,7%,
tương ứng với diện tích tăng là 22.785 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo
trồng cho diện tích 22.785 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cho khâu
gieo trồng giai đoạn 2018 - 2020 là 122 máy sạ lúa, máy
gieo hạt bắp…, trong đó: Nông hộ cần 13 máy; trang trại 18 máy; THT,CLB: 43 máy; HTX: 35 máy; liên
kết doanh nghiệp: 11 máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 67.586 ha/141.634 ha, tỷ lệ đạt
được năm 2016 là 47,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 57,4% (tăng 9,7%,
tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 11.803 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa
khâu tưới tiêu cho diện tích 11.803 ha cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị
cho khâu tưới tiêu giai đoạn 2018 - 2020 là: 11.803 hệ thống
(mỗi hệ thống được tính định mức 1 ha), bao gồm: Tưới phun
mưa và tưới gốc; 3.000 hệ thống, hình
thức tưới được trang bị giếng khoan, máy bơm: 8.803 hệ thống áp dụng cho những
khu vực không thuận lợi, trong đó: Nông hộ 590 hệ thống; trang
trại 1.770 hệ thống; THT, CLB: 4.131 hệ thống; HTX: 3.541 hệ thống, liên kết doanh nghiệp: 1.771 hệ thống.
Khâu phun thuốc BVTV: Diện tích
canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là 128.969 ha/141.634
ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 91,1%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 99,2
(tăng 8,1%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 11.472 ha). Để ứng
dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 11.472 ha cần thực hiện như
sau: Nhu cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV giai đoạn 2018 - 2020 là 299 máy phun thuốc, trong đó: Nông hộ 33 máy; trang trại 45 máy; THT, CLB 105 máy; HTX 90 máy; liên
kết 26 máy.
Khâu thu hoạch sản phẩm: Diện tích
canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu thu hoạch là 65.257 ha/121.845 ha, tỷ
lệ đạt được năm 2016 là 53,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 63,6% (tăng
10%, tương ứng với diện tích được thu hoạch là 12.185 ha). Để ứng dụng cơ giới
hóa khâu thu hoạch cho diện tích 12.185 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu thu hoạch
giai đoạn 2018 - 2020 là: 52 máy, trong đó: Nông hộ cần 06 máy; trang trại
08 máy; THT, CLB: 18 máy; HTX: 16 máy; liên kết doanh nghiệp: 04 máy.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch cần
đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
Khâu tách vỏ làm sạch: Sản lượng
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tách vỏ làm sạch là 522.650 tấn/700.490 tấn, tỷ
lệ đạt được năm 2016 là 74,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 98,6% (tăng
24%, tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 168.118 tấn). Để giảm tổn
thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 168.118 tấn cần thực hiện như sau: Nhu cầu
trang bị cho khâu tách vỏ làm sạch giai đoạn 2018 - 2020
là 259 máy (máy tách vỏ lạc, máy bóc vỏ bẹ ngô,…), trong đó: Nông hộ cần 28 máy; trang trại 39 máy; THT, CLB: 91
máy; HTX: 78 máy; liên kết doanh nghiệp: 23 máy.
Khâu sấy hạt: Sản lượng thực tế đã
được cơ giới hóa khâu sấy hạt là 163.122 tấn/700.490 tấn, tỷ lệ đạt được năm
2016 là 23,30%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 34,5% (tăng 11,2%, tương ứng
với sản lượng được sấy là 78.455 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho
78.455 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu sấy hạt
giai đoạn 2018 - 2020 là 219 lò sấy (sấy bằng lò sấy tĩnh điện, lò sấy công nghiệp,…), trong đó: Nông hộ cần 24 lò sấy; trang trại 33 lò sấy;
THT,CLB: 77 lò sấy; HTX: 66 lò sấy; liên kết 19 lò sấy.
Khâu vận chuyển: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 1.506.222 tấn/1.580.466 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2016 là 95,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 99,7% (tăng 4,4%,
tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 62.541 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu
vận chuyển cho 62.541 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu vận chuyển
giai đoạn 2018 - 2020 là 171 xe ô tô, trong đó: Nông hộ cần 19 xe; trang trại 26 xe; THT, CLB: 60
xe; HTX: 51 xe; liên kết doanh nghiệp: 15 xe.
+ Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 3.360 tấn/920.826 tấn, tỷ
lệ đạt được năm 2016 là 0,4%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 6,5% (tăng
6,1%, tương ứng với sản lượng được bảo quản là 56.170 tấn). Để giảm tổn thất ở
khâu bảo quản cho 56.170 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2018 - 2020 là 25 kho (kho
cơ giới có trữ lượng lớn đối với vùng canh tác tập trung có diện tích lớn,…),
trong đó: Nông hộ: 03 kho, trang trại
04 kho; THT, CLB 09 kho; HTX: 08 kho; liên kết doanh nghiệp: 01 kho.
Cây công nghiệp lâu năm:
Khâu làm đất: Diện tích canh tác thực
tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2016 là 63.826 ha/121.640 ha, đạt
tỷ lệ là 52,5%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 53,3% (tăng 0,8%, tương ứng
với diện tích tăng là 973 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện
tích 973 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm đất
giai đoạn 2018 - 2020 là 41 máy (sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với
vùng canh tác diện tích nhỏ…), trong đó: Trang trại 11 máy; THT, CLB: 14 máy;
HTX: 12 máy; liên kết doanh nghiệp: 04
máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 14.860 ha/73.147 ha, tỷ lệ đạt được
năm 2016 là 20,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 21,9% (tăng 1,6%, tương ứng
với diện tích được tưới tiêu là 1.064 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu tưới
tiêu cho diện tích 8.180 ha cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu tưới
tiêu giai đoạn 2018 - 2020 là 1.064 hệ thống tưới, bao gồm:
Tưới nhỏ giọt: 500 hệ thống, tưới phun mưa và tưới gốc:
500 hệ thống, hình thức tưới được trang bị giếng khoan, máy bơm: 64 hệ thống áp
dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong đó: Nông hộ
cần 32 hệ thống tưới; trang trại 160 hệ thống tưới;
THT,CLB: 372 hệ thống tưới; HTX: 319 hệ thống tưới; liên kết
doanh nghiệp: 181 hệ thống tưới.
Khâu phun thuốc BVTV: Diện tích
canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là 117.562 ha/121.640
ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 96,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 98,7%
(tăng 2,1%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 2.554 ha). Để ứng dụng
cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 2.554 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV giai đoạn 2018 -
2020 là: 131 máy phun thuốc, trong đó: Nông hộ cần 14 máy; trang trại 20 máy; THT, CLB: 46
máy; HTX: 39 máy; liên kết doanh nghiệp: 12 máy.
Để giảm tổn thất trong nông
nghiệp cần đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như
sau:
+ Khâu tách vỏ làm sạch: Sản lượng
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tách vỏ làm sạch là 40.163 tấn/102.865 tấn, tỷ
lệ đạt được năm 2016 là 39,0%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 45,6 % (tăng
6,6%, tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 6.789 tấn). Để giảm tổn
thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 6.789 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu tách vỏ
làm sạch giai đoạn 2018 - 2020 là: 193 máy (máy xát Tiêu, Cà phê, máy tách vỏ Điều...),
trong đó: Nông hộ cần 21 máy; trang
trại 29 máy; THT,CLB: 68 máy; HTX: 58 máy; liên kết doanh
nghiệp: 17 máy.
Khâu sấy hạt: Sản lượng thực tế đã
được cơ giới hóa khâu sấy hạt là 18.673 tấn/102.865 tấn, tỷ lệ đạt được năm
2016 là 18,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 42,2 % (tăng 24%, tương ứng với
sản lượng được sấy là 24.688 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho 24.688 tấn
cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu sấy hạt
giai đoạn 2018 - 2020 là 83 lò sấy, trong đó: Nông hộ cần 09 lò sấy; trang
trại 12 lò sấy; THT, CLB: 29 lò sấy; HTX: 25 lò sấy; liên
kết 08 lò sấy.
Khâu vận chuyển: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 124.112 tấn/141.309 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2016 là 87,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 98,5% (tăng 10,7%, tương ứng
với sản lượng được vận chuyển là 15.120 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển
cho 15.120 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu vận chuyển
giai đoạn 2018 - 2020 là 92 xe (xe tải
lớn, xe công nông,...), trong đó: Nông hộ cần 10 xe; trang
trại 14 xe; THT, CLB: 32 xe; HTX: 28 xe; liên kết doanh
nghiệp: 08 xe.
+ Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 0 tấn/102.865 tấn, tỷ lệ
đạt được năm 2016 là 0%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 7,3% (tăng 7,3%,
tương ứng với sản lượng được bảo quản là 7.509 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu bảo
quản cho 7.509 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2018 - 2020 là 22 kho (kho
cơ giới,…), trong đó: Nông hộ cần 02
kho; trang trại 03 kho; THT,CLB: 08 kho; HTX: 07 kho; liên kết
doanh nghiệp: 02 kho.
+ Cây ăn quả:
Khâu làm đất: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2016 là 34.622 ha/44.761 ha,
đạt tỷ lệ là 77,30%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 83,7% (tăng 6,4%, tương
ứng với diện tích tăng là 2.865 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho
diện tích 2.865 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm đất
giai đoạn 2018 - 2020 là 72 máy (sử
dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với vùng canh tác
diện tích nhỏ…), trong đó: nông hộ cần 08 máy; trang trại 11 máy; THT,CLB: 25 máy; HTX: 22 máy; liên
kết doanh nghiệp: 06 máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới
tiêu: Diện tích canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 13.425
ha/44.761 ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 30%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020
là 32,2% (tăng 2,2%, tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 923 ha). Để ứng
dụng cơ giới hóa khâu tưới tiêu cho diện tích 923 ha cần thực hiện như sau: Nhu
cầu trang bị cho khâu tưới tiêu giai đoạn 2018 - 2020 là
923 hệ thống tưới, bao gồm: Tưới nhỏ giọt: 100 hệ thống,
tưới phun mưa và tưới gốc: 100 hệ thống; hình thức tưới được trang bị giếng
khoan, máy bơm: 723 hệ thống áp dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong
đó: Nông hộ cần 28 hệ thống tưới; trang
trại 138 hệ thống; THT,CLB: 323 hệ thống; HTX: 277 hệ thống; liên kết doanh nghiệp: 157 hệ thống tưới.
Khâu phun thuốc
BVTV: Diện tích canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là
43.380 ha/44.761 ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 96,90%, tỷ lệ cần đạt được đến
năm 2020 là 99,70% (tăng 2,8%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là
1.253 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 1.253 ha
cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV giai đoạn 2018
- 2020 là 63 máy phun thuốc, trong đó: Nông hộ cần 07 máy; trang trại
09 máy; THT, CLB: 22 máy; HTX: 19 máy; liên kết doanh nghiệp: 06 máy.
Để giảm tổn thất cần đẩy mạnh tỷ lệ
cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
Khâu làm sạch: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu tách vỏ làm sạch là 0 tấn/498.722 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2016 là 0%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 18% (tăng 18%, tương ứng với
sản lượng được tách vỏ làm sạch là 89.770 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu tách vỏ
làm sạch cho 89.770 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm sạch
giai đoạn 2018 - 2020 là: 112 máy (máy làm sạch và phân loại
quả,…), trong đó: Nông hộ cần 12 máy; trang trại 17 máy;
THT, CLB: 39 máy; HTX: 34 máy; liên kết doanh nghiệp: 10
máy.
+ Khâu vận chuyển: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 420.395 tấn/498.722 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2016 là 84,30%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 98,6 % (tăng 14,3%,
tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 71.317 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu
vận chuyển cho 71.317 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu cho khâu vận chuyển giai
đoạn 2018 - 2020 là 357 xe vận chuyển chuyên dụng, trong
đó: Nông hộ cần 39 xe; trang trại 54
xe; THT, CLB: 125 xe; HTX: 107 xe; liên kết doanh nghiệp:
32 xe.
+ Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 13.848 tấn/498.722 tấn,
tỷ lệ đạt được năm 2016 là 2,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 3,8% (tăng
1%, tương ứng với sản lượng được bảo quản là 4.987 tấn). Để giảm tổn thất ở
khâu bảo quản cho 4.987 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2018 - 2020 là 74 kho (kho lạnh,…), trong đó: Nông hộ cần 0 kho; trang trại 01 kho; THT,CLB: 02 kho; HTX: 02 kho.
Lĩnh vực chăn
nuôi:
+ Khâu cung cấp thức ăn nước uống:
Tổng đàn vật nuôi thực tế đã được cho ăn bằng hệ thống máng ăn, uống tự động là
14.582.725 con/19.221.300 con, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 75,9%, tỷ lệ cần đạt
được đến năm 2020 là 84,2% (tăng 8,3%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp
dụng cơ giới hóa ở khâu cung cấp thức ăn nước uống là 1.595.368 con). Nhu cầu
trang bị hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động cần bổ sung là: 1.767 hệ
thống (hệ thống được tính trên số lượng 100 - 200 con đối
với bò, 1.000 - 5.000 con đối với heo, 100.000 - 300.000 con đối với gà). Trong đó: Nông hộ 264 hệ
thống; trang trại 265 hệ thống, THT,CLB: 618 hệ thống; HTX: 530 hệ thống; liên kết, doanh nghiệp 90 hệ thống.
+ Khâu vệ sinh chuồng trại: Tổng
đàn vật nuôi thực tế đã được chăn nuôi trong chuồng có hệ thống vệ sinh tự động
là 4.908.332 con/19.221.300 con, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 25,5%, tỷ lệ cần đạt
được đến năm 2020 là 44,9% (tăng 19,4%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp
dụng cơ giới hóa ở khâu vệ sinh chuồng trại là 3.728 nghìn con). Nhu cầu trang
bị cho khâu vệ sinh chuồng trại cần bổ sung là 3.931 hệ thống, trong đó: Nông hộ: 632 hệ thống, trang trại: 690 hệ thống;
THT, CLB: 1.376 hệ thống; HTX: 1.179 hệ thống; liên kết,
doanh nghiệp 54 hệ thống.
+ Khâu chế biến thức ăn thô: Tổng
đàn vật nuôi thực tế đã được cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn thô là 1957.318
con/19.221.300 con, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 10,2%, tỷ lệ cần đạt được đến
năm 2020 là 17,4% (tăng 7,2%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ
giới hóa ở khâu chế biến thức ăn thô là 1383.934 con). Nhu cầu trang bị cho khâu
chế biến thức ăn thô cần bổ sung là 1.314 máy, trong đó: Nông
hộ: 225 máy; trang trại 187 máy, THT,CLB: 460 máy; HTX: 394 máy; liên kết, doanh nghiệp 38 máy.
+ Khâu giết mổ: Tổng đàn vật nuôi
thực tế đã được cơ giới hóa khâu giết mổ là 18.876.707 con/19.221.300 con, tỷ lệ
đạt được năm 2016 là 98,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 100% (tăng 1,8%,
tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ giới hóa ở khâu giết mổ là
345.983 con). Nhu cầu trang bị cho khâu giết mổ tự động cần bổ sung là 04 hệ thống: THT,CLB: 01 hệ thống, HTX: 01 hệ thống; liên kết doanh nghiệp: 02 hệ thống.
+ Khâu đóng gói sản phẩm: Tổng sản
lượng trứng, thịt thực tế đã được đóng gói là 26.900 tấn/289.244 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2016 là 9,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 28,4% (tăng 19,1 %,
tương ứng với tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được đóng gói là 55.246 tấn).
Nhu cầu trang bị cho khâu đóng gói sản phẩm đến năm 2020 là 114 máy, trong đó: Trang trại 17 máy; THT, CLB: 40 máy; HTX: 44 máy; liên kết, DN: 13 máy.
+ Khâu bảo quản: Tổng sản lượng trứng,
thịt thực tế đã được bảo quản là 7.115 tấn/289.244 tấn, tỷ lệ đạt được năm 2016
là 2,5%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 15% (tăng 12,5%, tương ứng với tổng
sản lượng trứng, thịt thực tế đã được bảo quản là 36.156 tấn). Nhu cầu trang bị
cho khâu bảo quản sản phẩm cần bổ sung đến năm 2020 là 16 kho (kho lạnh,…),
trong đó: Trang trại 02 kho; THT, CLB: 06 kho; HTX: 07 kho; liên kết,
DN: 01 kho.
+ Khâu vận chuyển: Tổng sản lượng
trứng, thịt thực tế đã được vận chuyển là 286.454 tấn/289.244 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2016 là 99%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 100% (tăng 1%, tương ứng với
tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được vận chuyển là 2.892 tấn). Nhu cầu
trang bị cho khâu vân chuyển là 09
xe, trong đó: Trang trại: 01 xe; THT, CLB: 03 xe; HTX 05 xe.
Lĩnh vực thủy sản
+ Khâu cung cấp thức ăn cho thủy sản:
Tổng diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn là 51
ha/8.617 ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 0,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là
11,3% (tăng 10,7%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới hóa ở
khâu cung cấp thức ăn là 922 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu cung cấp thức ăn là
184 máy, trong đó: Nông hộ 16 máy; trang
trại 38 máy; THT,CLB: 74 máy; HTX: 55 máy.
+ Khâu sục khí ao đầm nuôi: Tổng
diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu sục khí ao đầm nuôi là 1.215
ha/2.852 ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 42,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020
là 47,7% (tăng 5,1%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới hóa
ở khâu sục khí ao đầm nuôi là 145 ha). Nhu cầu trang bị hệ thống sục khí cần bổ
sung là 97 hệ thống (hệ thống sục khí,…), trong đó: Nông hộ 48 hệ thống; trang trại 15 hệ thống; THT, CLB: 34 hệ thống. Tổng kinh phí thực hiện đến
năm 2020 là 353 triệu đồng.
+ Khâu cung cấp nước: Tổng diện
tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu cung cấp nước là 4.328 ha/8.617 ha, tỷ lệ
đạt được năm 2016 là 50,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 66,8% (tăng
16,6%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới hóa ở khâu cung cấp
nước là 1.430 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu nay là 954
máy (máy bơm nước công suất lớn,…), trong đó: Nông hộ 381 máy; trang trại 134 máy; THT, CLB: 286 máy; HTX: 143 máy, liên kết 10 máy.
+ Khâu vệ sinh ao đầm nuôi: Tổng
diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu vệ sinh ao đầm nuôi là 1.702
ha/8.617 ha, tỷ lệ đạt được năm 2016 là 19,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020
là 46,3% (tăng 26,5%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới
hóa ở khâu vệ sinh ao đầm nuôi là 2.284 ha). Nhu cầu trang bị cho khâu nay
là 457 máy (máy hút bùn, máy xả thải,…),
trong đó: Nông hộ 228 máy; trang trại 69 máy; THT, CLB 160
máy.
+ Khâu vận chuyển: Tổng sản lượng
thủy sản đã được vận chuyển bằng xe cơ giới là 51.591 tấn/51.880 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2016 là 99,4%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2020 là 99,7% (tăng 0,3%,
tương ứng sản lượng thủy được vận chuyển là 156 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu
vận chuyển là 02 xe , trang bị cho THT: 01 xe; HTX: 01 xe.
- Giai đoạn 2021 - 2030.
Lĩnh vực trồng trọt:
+ Cây hàng năm:
Khâu làm đất: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2020 là 120.230/121.680 ha,
đạt tỷ lệ là 98,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,4% (tăng 0,6%, tương ứng
với diện tích tăng là 730 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện
tích 730 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cho khâu làm đất, giai đoạn 2021 - 2030
là: 06 máy (sử dụng máy cày, máy
xúc đất, máy mini đối với vùng canh tác diện tích nhỏ…),
trong đó: THT, CLB 02 máy, HTX 02 máy,
liên kết 02 máy.
Khâu gieo trồng: Diện tích canh
tác thực tế đã được cơ giới hóa trong gieo trồng năm 2020 là 36.479 ha/108.280
ha, đạt tỷ lệ là 33,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 91,3% (tăng 57,6%,
tương ứng với diện tích tăng là 62.369 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo
trồng cho diện tích 62.369 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị phục vụ cho khâu
gieo trồng giai đoạn 2021 - 2030 là 327 máy sạ lúa,
máy gieo hạt bắp…, trong đó: Nông hộ cần 07 máy; trang trại 16 máy; THT, CLB: 82 máy; HTX:
199 máy; liên kết doanh nghiệp: 23 máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 69.880 ha/121.680 ha, tỷ lệ đạt
được năm 2020 là 57,4%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 83,1% (tăng 25,7%,
tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 31.272 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa
khâu tưới tiêu cho diện tích 31.272 ha cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu tưới tiêu giai đoạn 2021 - 2030
là: 31.272 hệ thống, bao gồm: Tưới nhỏ giọt: 6.000 hệ thống,
tưới phun mưa và tưới gốc: 10.000 hệ thống và hình thức tưới được trang bị giếng
khoan, máy bơm: 15.272 hệ thống áp dụng cho những khu vực không thuận lợi,
trong đó: Nông hộ 625 hệ thống; trang trại 1.564 hệ thống;
THT,CLB: 7.818 hệ thống; HTX 19.076 hệ thống; liên kết
doanh nghiệp và nông dân 2.189 hệ thống.
Khâu phun thuốc BVTV: Diện tích
canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là 120.711 ha/121.680
ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 99,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,8 %
(tăng 0,6%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 730 ha). Để ứng dụng
cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 730 ha cần thực hiện như sau: Nhu
cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV giai đoạn 2021 - 2030 là 31 máy phun thuốc,
trong đó: THT, CLB 08 máy; HTX 19 máy; liên kết 04 máy.
Khâu thu hoạch: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa khâu thu hoạch là 68.869 ha/121.680 ha, tỷ lệ đạt
được năm 2020 là 63,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 97,5 % (tăng 33,9%,
tương ứng với diện tích thu hoạch bằng máy là 36.707 ha). Để ứng dụng cơ giới
hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 36.707 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu phun thuốc
BVTV giai đoạn 2021 - 2030 là 187 máy, trong đó: Nông hộ: 04 máy; trang trại 09 máy;
THT, CLB 47 máy; HTX 114 máy; liên kết 13 máy. Để giảm tổn
thất sau thu hoạch cần đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như
sau:
Khâu tách vỏ làm sạch: Sản lượng
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tách vỏ làm sạch là 620.870 tấn/629.774 tấn, tỷ
lệ đạt được năm 2020 là 98,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,4% (tăng
0,8%, tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 5.038 tấn). Để giảm tổn
thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 5.038 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu tách vỏ
làm sạch giai đoạn 2021 - 2030 là 42 máy (máy tách vỏ Lạc, máy bóc vỏ bẹ Ngô,…), trong đó: Nông hộ 03 máy; trang trại 03 máy;
THT,CLB: 10 máy; HTX: 22 máy; liên kết doanh nghiệp: 03 máy.
Khâu sấy hạt: Sản lượng thực tế đã
được cơ giới hóa khâu sấy hạt là 217.367 tấn/629.774 tấn, tỷ lệ đạt được năm
2020 là 34,5%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 69,2% (tăng 34,7%, tương ứng
với sản lượng được sấy là 218.532 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho
218.532 tấn cần thực hiện như sau:
Tổng số lượng máy móc cần trang bị
cho khâu sấy hạt giai đoạn 2021 - 2030 là 570 lò sấy,
trong đó: Nông hộ: 11 lò; trang trại 29 lò;
THT, CLB: 143 lò; HTX: 348 lò; liên kết doanh nghiệp: 39
lò.
Khâu vận chuyển: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 1.388.918 tấn/1.393.006 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2020 là 99,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,9% (tăng 0,2%,
tương ứng với sản lượng được vận chuyển là 2.786 tấn). Nhu cầu trang bị cho khâu vận chuyển giai đoạn 2021 - 2030
là 06 xe, Trong đó: THT, CLB: 02 xe;
HTX: 04 xe.
Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 51.102 tấn/780.760 tấn,
tỷ lệ đạt được năm 2020 là 6,5%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 55,4% (tăng
48,9%, tương ứng với sản lượng được bảo quản là 381.792 tấn). Để giảm tổn thất ở
khâu bảo quản cho 381.792 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2021 - 2030 là 284 kho, trong đó: Nông hộ: 06 kho; trang trại 14 kho; THT, CLB 71 kho; HTX:
173 kho; liên kết doanh nghiệp: 20 kho.
+ Cây công nghiệp lâu năm:
Khâu làm đất: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2020 là 58.346 ha/109.500
ha, đạt tỷ lệ là 53,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 72,5% (tăng 19,2%,
tương ứng với diện tích tăng là 21.024 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất
cho diện tích 21.024 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm đất
giai đoạn 2021 - 2030 là 154 máy (sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với
vùng canh tác diện tích nhỏ…), trong đó: Nông hộ 03 máy; trang trại 08 máy;
THT, CLB: 39 máy; HTX: 94 máy; liên kết doanh nghiệp: 10
máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới tiêu: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 14.559 ha/66.500 ha, tỷ lệ đạt được
năm 2020 là 21,9%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 41,9% (tăng 20%, tương ứng
với diện tích được tưới tiêu là 13.300 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu tưới
tiêu cho diện tích 13.300 ha cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu tưới tiêu giai đoạn 2020 - 2030
là 13.300 hệ thống (tưới nhỏ giọt: 5.000 hệ thống, tưới phun mưa và tưới gốc:
2.000 hệ thống; hình thức tưới được trang bị giếng khoan, máy bơm: 6.300 hệ thống
áp dụng cho những khu vực không thuận lợi, trong đó: Nông
hộ cần 266 hệ thống tưới; trang trại 665 hệ thống tưới;
THT,CLB: 3.325 hệ thống tưới; HTX: 8.113 hệ thống tưới; liên
kết doanh nghiệp: 931 hệ thống tưới).
Khâu phun thuốc BVTV: Diện tích
gieo trồng đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là 108.023 ha/109.500 ha, tỷ
lệ đạt được năm 2020 là 98,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,3% (tăng
0,6%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là 657 ha). Để ứng dụng cơ
giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 657 ha cần thực hiện như sau: Nhu
cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV giai đoạn 2020 - 2030 là 60 máy phun thuốc,
trong đó: Nông hộ cần 01 máy; trang trại 03 máy; THT;CLB: 15 máy; HTX: 37 máy; liên kết doanh nghiệp: 04 máy.
Để giảm tổn thất cần đẩy mạnh tỷ lệ
cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
+ Khâu tách vỏ làm sạch: Sản lượng
thực tế đã được cơ giới hóa khâu tách vỏ làm sạch là 55.476/121.777 tấn, tỷ lệ
đạt được năm 2020 là 45,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 88,5% (tăng
42,9%, tương ứng với sản lượng được tách vỏ làm sạch là 52.242 tấn). Để giảm tổn
thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 52.242 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu tách vỏ
làm sạch giai đoạn 2021 - 2030 là 733 máy (máy xát Tiêu, Cà phê,...), trong đó: Nông
hộ cần 15 máy; trang trại 37 máy; THT, CLB: 183 máy; HTX:
447 máy; liên kết doanh nghiệp: 51 máy.
Khâu sấy hạt: Sản lượng thực tế đã
được cơ giới hóa khâu sấy hạt là 51.349 tấn/121.777 tấn, tỷ lệ đạt được năm
2020 là 42,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 90,7% (tăng 48,5%, tương ứng
với sản lượng được sấy là 59.062 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu sấy hạt cho
7.550 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu sấy hạt
giai đoạn 2021 - 2030 là 196 lò sấy, trong đó: Nông hộ cần 04 lò sấy; trang
trại 10 lò sấy; THT, CLB: 49 lò sấy; HTX: 120 lò sấy; liên
kết 13 lò sấy.
Khâu vận chuyển: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 178.232 tấn/181.023 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2020 là 98,5%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,5% (tăng 1,0%, tương ứng
với sản lượng được vận chuyển là 1.810 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển
cho 1.810 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu vận chuyển
giai đoạn 2021 - 2030 là 23 xe, trong đó: Trang trại 01 xe; THT, CLB: 06 xe; HTX: 14 xe; liên kết doanh nghiệp: 02 xe.
Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 8.662 tấn/121.777 tấn, tỷ
lệ đạt được năm 2020 là 7,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 50,6% (tăng
43,3%, tương ứng với sản lượng được bảo quản là 52.729 tấn). Để giảm tổn thất ở
khâu bảo quản cho 52.729 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2021 - 2030 là 127 kho (kho
cơ giới,…), trong đó: Nông hộ cần 03
kho; trang trại 06 kho; THT,CLB: 32
kho; HTX: 77 kho; liên kết doanh nghiệp: 09 kho.
+ Cây ăn quả
Khâu làm đất: Diện tích canh tác
thực tế đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất năm 2020 là 35.119 ha/41.950 ha,
đạt tỷ lệ là 83,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 91,2% (tăng 7,5%, tương ứng
với diện tích tăng là 3.146 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho diện
tích 3.146 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm đất
giai đoạn 2021 - 2030 là 79 máy (sử dụng máy cày, máy xúc đất, máy mini đối với
vùng canh tác diện tích nhỏ…), trong đó: Nông hộ cần 02 máy; trang trại 04 máy;
THT, CLB: 20 máy; HTX: 48 máy; liên kết doanh nghiệp: 05 máy.
Khâu chăm sóc:
Khâu tưới
tiêu: Diện tích canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu tưới tiêu là 13.494
ha/41.950 ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 32,2%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030
là 81,5% (tăng 49,3%, tương ứng với diện tích được tưới tiêu là 20.681 ha). Để ứng
dụng cơ giới hóa khâu tưới tiêu cho diện tích 20.681 ha cần thực hiện như sau: Nhu
cầu trang bị cho khâu tưới tiêu giai đoạn 2021- 2030 là 20.681 hệ thống tưới, bao gồm: Tưới nhỏ giọt:
6.000 hệ thống, tưới phun mưa và tưới gốc: 7.000 hệ thống; hình thức tưới được
trang bị giếng khoan, máy bơm: 7.681 hệ thống áp dụng cho những khu vực không
thuận lợi, trong đó: Nông hộ cần 414 hệ thống; trang trại 1.034 hệ thống; THT, CLB: 5.170 hệ thống tưới; HTX: 12.615 hệ thống tưới; liên kết doanh nghiệp:
1.448 hệ thống tưới.
Khâu phun thuốc
BVTV: Diện tích canh tác thực tế đã được cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV là
41.821 ha/41.950 ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 99,70%, tỷ lệ cần đạt được đến
năm 2030 là 99,80% (tăng 0,1%, tương ứng với diện tích được phun thuốc BVTV là
42 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV cho diện tích 42 ha cần thực
hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu phun thuốc BVTV
giai đoạn 2021 - 2030 là 02 máy phun thuốc, trong đó: THT, CLB: 01 máy; HTX: 01 máy.
Để giảm tổn thất cần đẩy mạnh tỷ lệ
cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch như sau:
+ Khâu làm sạch: Sản lượng thực tế
đã được cơ giới hóa khâu phân loại làm sạch là 103.953 tấn/578.861
tấn, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 18%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 58,9%
(tăng 40,9%, tương ứng với sản lượng được phân loại làm sạch là 236.754 tấn). Để
giảm tổn thất ở khâu tách vỏ làm sạch cho 236.754 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu làm sạch
giai đoạn 2021 - 2030 là 296 máy (máy làm sạch và phân loại
quả,…), trong đó: Nông hộ: 06 máy; trang
trại: 15 máy; THT, CLB: 74 máy; HTX: 181 máy; liên kết
doanh nghiệp: 20 máy.
+ Khâu vận chuyển: Sản lượng thực
tế đã được cơ giới hóa khâu vận chuyển là 570.943 tấn/578.861 tấn, tỷ lệ đạt được
năm 2020 là 98,6%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 100% (tăng 1,4%, tương ứng
với sản lượng được vận chuyển là 8.104 tấn). Để giảm tổn thất ở khâu vận chuyển
cho 8.104 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu cho khâu vận chuyển giai
đoạn 2021 - 2030 là 41 xe vận chuyển chuyên dụng, trong
đó: Nông hộ cần 01 xe; trang trại 02 xe; THT, CLB: 10 xe; HTX: 25 xe; liên kết doanh nghiệp: 03 xe.
+ Khâu bảo quản:
Sản lượng thực tế đã được cơ giới hóa khâu bảo quản là 21.958 tấn/578.861 tấn,
tỷ lệ đạt được năm 2020 là 3,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 26,8% (tăng
22,3%, tương ứng với sản lượng được bảo quản là 129.086 tấn). Để giảm tổn thất ở
khâu bảo quản cho 129.086 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị cho khâu bảo quản
giai đoạn 2021 - 2030 là 129 kho (kho lạnh,…), trong đó: Nông hộ cần 03 kho; trang trại
06 kho; THT, CLB: 32 kho; HTX: 79 kho; liên kết doanh nghiệp: 09 kho.
Lĩnh vực chăn nuôi:
+ Khâu cung cấp thức ăn nước uống:
Tổng đàn vật nuôi thực tế đã được cho ăn bằng hệ thống máng ăn, uống tự động là
16.610.500 con/19.720.000 con, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 84,2%, tỷ lệ cần đạt
được đến năm 2030 là 89,3% (tăng 5,1%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp
dụng cơ giới hóa ở khâu cung cấp thức ăn nước uống là 1.005.720 con). Để ứng dụng
cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn nước uống cho 1.005.720 con cần thực hiện như
sau:
Nhu cầu trang bị hệ thống cung cấp
thức ăn, nước uống tự động cần bổ sung là 1.521 hệ thống, trong đó: Nông hộ 100 hệ thống; trang trại 76 hệ thống, THT,
CLB: 380 hệ thống; HTX: 928 hệ thống; liên kết, doanh nghiệp
37 hệ thống.
+ Khâu vệ sinh chuồng trại: Tổng
đàn vật nuôi thực tế đã được cơ giới hóa khâu vệ sinh chuồng trại là 8.860.000
con/19.720.000 con, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 44,9%, tỷ lệ cần đạt được đến
năm 2030 là 80,2% (tăng 35,30%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ
giới hóa ở khâu vệ sinh chuồng trại là 6.961.160 con). Để ứng dụng cơ giới hóa
khâu vệ sinh chuồng trại cho 6.961.160 con cần thực hiện như sau:
Nhu cầu hệ thống vệ sinh chuồng trại
cần bổ sung là 7.158 hệ thống, trong đó: nông hộ: 543 hệ thống; trang trại 358 hệ thống, THT, CLB: 1.790 hệ thống; HTX: 4.366 hệ thống; liên kết, doanh nghiệp 101 hệ thống.
+ Khâu chế biến thức ăn thô: Tổng
đàn vật nuôi thực tế đã được cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn thô là 3.439.500
con/19.720.000 con, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 17,4%, tỷ lệ cần đạt được đến
năm 2030 là 29,1% (tăng 11,7%, tương ứng với tổng đàn vật nuôi được áp dụng cơ
giới hóa ở khâu chế biến thức ăn thô là 2.307.240 con). Để ứng dụng cơ giới hóa
khâu chế biến thức ăn thô cho 2.307.240 con cần thực hiện như sau:
Nhu cầu máy chế biến thức ăn thô cần
bổ sung là 5.520 máy, trong đó: Nông hộ: 410 máy; trang trại
275 máy, THT, CLB: 1.376 máy; HTX: 3.356 máy; liên kết,
doanh nghiệp 85 máy.
+ Khâu giết mổ: Tỷ lệ cơ giới hóa
khâu giết mổ đạt 100% vào năm 2030, tăng 0% so với năm 2020. Giai đoạn này
không bố trí phát triển lò mổ, các lò mổ tự nâng cấp sửa chữa cho phù hợp với
quy định của ngành thú y (theo quyết định 2037/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai,
ngày 20 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch các cơ sở, điểm giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
- Khâu đóng gói sản phẩm: Tổng sản
lượng trứng, thịt thực tế đã được đóng gói là 103.223 tấn/363.000 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2020 là 28,4%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 75,2% (tăng 46,8%,
tương ứng với tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được đóng gói là 169.884 tấn).
Để ứng dụng cơ giới hóa khâu đóng gói sản phẩm cho 169.884 tấn cần thực hiện
như sau:
Nhu cầu trang bị máy đóng gói sản
phẩm cần bổ sung đến năm 2030 là 335 máy, trong đó: Nông hộ
07 máy; trang trại 17 máy; THT, CLB 84 máy; HTX: 204 máy; liên kết DN: 23 máy.
+ Khâu bảo quản: Tổng sản lượng trứng,
thịt thực tế đã được bảo quản là 54.426 tấn/363.000 tấn, tỷ lệ đạt được năm
2020 là 15%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 36,2% (tăng 21,2%, tương ứng với
tổng sản lượng trứng, thịt thực tế đã được bảo quản là 76.956 tấn). Để giảm tổn
thất khâu bảo quản cho 76.956 tấn cần thực hiện như sau:
Nhu cầu kho bảo quản sản phẩm cần
bổ sung đến năm 2030 là 31 kho (kho lạnh,…), trong đó: Trang
trại 02 kho; THT, CLB: 08 kho; HTX:
19 kho; liên kết, DN: 02 kho.
Lĩnh vực thủy sản
+ Khâu cung cấp thức ăn cho thủy sản:
Tổng diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn là 1.080
ha/9.590 ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 11,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030
là 29,7% (tăng 18,4%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới
hóa ở khâu cung cấp thức ăn là 1.765 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu cung cấp
thức ăn cho 1.765 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cần bổ
sung là 353 máy (máy cho ăn tự động và bán tự động,…), trong đó: Nông hộ 07 máy; trang trại 18 máy; THT, CLB: 88 máy; HTX:
215 máy; liên kết, doanh nghiệp: 25 máy.
+ Khâu sục khí ao đầm nuôi: Tổng
diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu sục khí ao đầm nuôi là 1.598
ha/3.347 ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 47,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030
là 84,7% (tăng 37%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới hóa ở
khâu sục khí ao đầm nuôi là 1.238 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu sục khí ao
đầm nuôi cho 1.238 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị hệ thống sục khí
cần bổ sung là 826 hệ thống (hệ thống sục khí,…), trong đó: Nông hộ 317 hệ thống;
trang trại 41 hệ thống; THT, CLB: 207 hệ thống; HTX: 204 hệ
thống; liên kết doanh nghiệp: 57 hệ thống.
+ Khâu cung cấp nước: Tổng diện
tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu cung cấp nước là 6.410 ha/9.590 ha, tỷ lệ
đạt được năm 2020 là 66,8%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 86,5% (tăng
19,70%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới hóa ở khâu cung
cấp nước là 1.889 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu cung cấp nước cho 1.889 ha
cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cần bổ
sung là 1.259 máy (máy bơm nước,…), trong đó: Nông hộ 425 máy; trang trại 63 máy; THT, CLB: 315 máy; HTX: 368 máy; liên kết, doanh nghiệp: 88 máy.
+ Khâu vệ sinh ao đầm nuôi: Tổng
diện tích thủy sản đã được cơ giới hóa khâu vệ sinh ao đầm nuôi là 4.443
ha/9.590 ha, tỷ lệ đạt được năm 2020 là 46,3%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030
là 76,1% (tăng 29,80%, tương ứng với tổng diện tích thủy được áp dụng cơ giới
hóa ở khâu vệ sinh ao đầm nuôi là 2.858 ha). Để ứng dụng cơ giới hóa khâu vệ
sinh ao đầm nuôi cho 2.858 ha cần thực hiện như sau:
Nhu cầu trang bị máy móc cần bổ
sung là 572 máy (máy hút bùn, máy xả thải,…), trong đó:
Nông hộ 11 máy; trang trại 29 máy; THT, CLB 143 máy; HTX:
349 máy; liên kết, doanh nghiệp: 40 máy.
+ Khâu vận chuyển: Tổng sản lượng
thủy sản đã được vận chuyển bằng xe cơ giới là 61.304 tấn/61.467 tấn, tỷ lệ đạt
được năm 2020 là 99,7%, tỷ lệ cần đạt được đến năm 2030 là 99,9% (tăng 0,2%,
tương ứng sản lượng thủy được vận chuyển là 123 tấn). Để giảm tổn thất khâu vận
chuyển cho 123 tấn cần thực hiện như sau: Nhu cầu trang bị cho khâu vận
chuyển là 01 xe (xe
đông lạnh,…), trong đó; HTX: 01 xe.
b) Nhu cầu đào tạo công tác quản lý và vận hành
máy móc thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp
- Giai đoạn 2018 - 2020: Mở 285 lớp để đào tạo
8.400 lao động, bình quân mỗi năm mở 95 lớp đào tạo 2.800 lao động nông thôn
(40 - 45 người/lớp). Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 57%.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Mở 1.500 lớp để đào tạo cho 22.000 lao động. bình quân mỗi năm mở
50 lớp đào tạo 2.200 lao động nông thôn “40 - 45 người/lớp” nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt 74%, tăng 17%, so với năm 2020.
c) Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng
khoa học công nghệ hỗ trợ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp
UBND các huyện, thị xã Long Khánh,
thành phố Biên Hòa căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, dự kiến xây dựng
mô hình cụ thể khi lập dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp tại
địa phương.
d) Triển khai lập Dự án cơ giới
hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp tại các huyện, thị xã Long Khánh và thành
phố Biên Hòa
- Sau khi Đề án cơ giới hóa và giảm
tổn thất trong nông nghiệp cấp tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương tiến
hành triển khai lập Dự án cơ giới hóa và giảm
tổn thất trong nông nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố.
Nội dung dự án phải xây dựng được các mô hình ứng dụng cơ giới hóa và giảm tổn
thất trong sản xuất nông nghiệp cho các loại cây, con phù hợp các hình thức sản
xuất của từng địa phương; có mô điểm để nhân rộng; tổ chức thực hiện cơ giới
hóa theo phân vùng sản xuất: vùng phát triển sản xuất trong và ngoài đô thị hoặc
các vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, các cánh đồng lớn của các địa
phương.
- Xây dựng nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp tại
các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa: Hiện Trung
ương và UBND tỉnh chưa có hướng dẫn cụ
thể về lập nhiệm vụ và dự toán kinh phí cho cho Dự án cơ
giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp cho cấp huyện,
do đó các địa phương được áp dụng Thông tư Liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ
về “Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết
toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước”, để xây dựng nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp cho cấp huyện. Trong thời gian thực hiện
nếu có các văn bản mới hướng dẫn về lập nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập dự án
cho cấp huyện thì sẽ được cập nhật và áp dụng theo yêu cầu cụ thể của văn bản mới
hiện hành.
- Dự kiến kinh phí lập dự án: Dự kiến 550
triệu đồng/dự án (550 triệu x 11 dự án “Huyện,
thị xã, thành phố”): 6.050 triệu đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên
Hòa tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan phê duyệt dự án: Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian lập và phê duyệt dự án: Năm 2018 và
06 tháng đầu năm 2019.
4. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về tuyên truyền: Tổ chức thực hiện
công tác tuyên truyền đến từng người dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai được biết, hiểu về các chính sách hỗ trợ cơ giới hóa và giảm
tổn thất trong nông nghiệp của Chính phủ, của tỉnh qua nhiều kênh truyên truyền
như: Báo đài, truyền thanh, tờ rơi, áp phích, thông qua các đoàn thể... để thực
hiện.
b) Giải pháp về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa,
giảm tổn thất trong nông nghiệp: Áp dụng các chính sách hiện hành tại Quyết định
số 68/2013/QĐ-TTg, ngày
14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định
55/2015/NĐ-TTg, ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Thủ tướng chính phủ về đầu
tư theo hình thức đối tác công tư; Quyết định số 52/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011
của UBND tỉnh Đồng Nai về việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến
nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để thực hiện.
c) Giải pháp về đào tạo
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về sử dụng
máy móc thiết bị phụ vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông
nghiệp cho các đối tượng của đề án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Liên kết với các viện, trường,
trung tâm đào tạo và thực hành kỹ thuật có uy tín trong và ngoài tỉnh nhằm triển
khai có hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn cho các đối tượng có nhu cầu.
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề
đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản
xuất, bảo quản, chế biến. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa
các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ
hoặc đặt hàng về đào tạo.
- Tổ chức
các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật ứng dụng cơ giới hóa và giảm tổn thất trong sản
xuất nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm
phát triển tiềm năng của nguồn nhân lực của tỉnh.
d) Giải pháp về hỗ trợ công nghệ cho sản xuất
trong nông nghiệp: Thực hiện xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng chế máy, thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; hỗ trợ vốn mua
bản quyền chế tạo máy nông nghiệp, máy động lực theo chính sách
quy định; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cơ điện nông nghiệp thông qua các
mô hình khuyến công nông nghiệp.
đ) Giải pháp về vốn: Triển khai áp dụng đồng bộ
các chính sách hiện hành để hỗ trợ người dân và các thành phần kinh tế tham gia
trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư máy móc, thiết bị
phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp từ nay đến năm 2030.
e) Giải pháp về tổ chức sản xuất: Xây dựng các
chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp (liên kết ngang và liên kết dọc) để
áp dụng cơ giới hóa; hình thành các tổ dịch vụ cơ giới ở nông thôn, phân
công lại lao động để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa. Từng
bước hoàn thiện để phát triển hình thành hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ đa
ngành.
g) Triển khai xây dựng các dự án chi tiết “Đẩy mạnh
cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo
động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai”, đã được phê duyệt tiến
hành rà soát và lập dự án “Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp
đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp” trên địa
bàn để triển khai thực hiện các mục tiêu cơ giới hóa, giảm tổn thất ở tại địa
phương mình.
5. Khái toán vốn đầu tư
a) Tổng vốn đầu tư: Từ năm 2018 đến
năm 2030 dự kiến khoảng 1.196.236 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư cho mua sắm trang thiết
bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp là 1.137.093 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cho trồng trọt dự kiến
khoảng 999.959 triệu đồng.
+ Vồn đầu tư cho chăn nuôi dự kiến
khoảng 114.756 trệu đồng.
+ Vốn đầu tư cho thủy sản dự kiến
khoảng 22.379 triệu đồng.
- Vốn đầu tư cho đào tạo, tập huấn dự kiến khoảng 53.093 triệu đồng.
- Vốn đầu tư cho xây dựng Dự án “Đẩy mạnh cơ giới
hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực
tái cơ cấu ngành nông nghiệp” các huyện, thị xã, thành phố dự kiến khoảng 6.050
triệu đồng.
b) Phân nguồn đầu tư
- Vốn ngân sách
+ Ngân sách Trung ương: Dự kiến khoảng 216.849
triệu.
+ Ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 30.227 triệu đồng.
+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án:
670.507 triệu đồng.
- Vốn vay theo chương trình cơ giới hóa, giảm tổn
thất nông nghiệp: Dự kiến khoảng 206.409 triệu đồng.
- Vốn doanh nghiệp, người dân: Dự kiến khoảng
72.244 triệu đồng.
(Chi tiết bảng khái toán vốn đầu tư đính kèm
theo quyết định)
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm tổn thất trong
nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
b) Chủ trì phối hợp với các sở
ngành liên quan, chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách quy định hiện
hành của Trung ương về hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,
giảm tổn thất trong nông nghiệp để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo
triển khai thực hiện;
c) Phân công trách nhiệm cụ thể
cho các đơn vị trực thuộc ngành hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện
các chính sách phục vụ cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp;
d) Phối hợp với Sở Công
Thương hướng dẫn xác định các loại máy phù hợp với lợi thế của từng vùng,
từng cây trồng, vật nuôi cho các địa phương để phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững;
đ) Chịu trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo tình hình thực hiện “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm
tổn thất trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực
tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” hàng năm cho
UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình
hình thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở,
ngành liên quan, chính quyền địa phương đề xuất cho Ủy ban
nhân dân tỉnh để xem xét.
g) Phối hợp sở Công Thương hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng các máy móc thiết bị, chuyển
giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất lĩnh vực ngành nghề nông thôn theo Quyết
định số 44/2014/QĐ-UBND ngày
06/10/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh
phí khuyến công tỉnh Đồng Nai.
h) Hướng dẫn các huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện
đề án hàng năm, 05 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh đưa vào dự toán ngân sách nhà nước.
2. Sở Công Thương
Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng
các máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định
quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách
chuyển giao khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu với thực tiễn nhằm đưa nhanh các
đề tài, các dự án vào sản xuất; Áp dụng các chính sách nhằm hỗ trợ nông dân và các
thành phần kinh tế (doanh nghiệp, HTX, THT, trang trại) cải tiến máy móc nông
nghiệp và đăng ký cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đối với những
sản phẩm sáng tạo của nông dân.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018
của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và PTNT và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh
phân bổ nguồn vốn hàng năm cho thực hiện đề án thuộc phạm vi quản lý của ngành.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tổng hợp đề xuất
UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm cho thực hiện đề án thuộc phạm vi
quản lý của ngành.
Hướng dẫn các thủ tục có liên quan
trong việc thực hiện, giải ngân và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ thực
hiện đề án.
6. Các sở, ban,
ngành khác có liên quan
Thực hiện tốt các chức năng, nhiệm
vụ theo thẩm quyền được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc tổ chức thực hiện đề án. Tham mưu UBND tỉnh về những vấn đề
liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện
đề án có hiệu quả.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
Đồng Nai
Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và
tạo điều kiện ưu tiên, tích cực triển khai các
chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông
thôn, đặc biệt là chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính
sách cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã và hộ gia đình
vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp theo Thông
tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Các tổ chức đoàn thể của tỉnh
Trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu trong đề án nói trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ mình để tham gia
triển khai thực hiện “Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa và giảm tổn thất
trong nông nghiệp đến 2020, định hướng đến 2030 tạo động lực tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
9. Liên minh hợp tác xã tỉnh
a) Tuyên truyền, vận động các hợp tác xã tổ chức
lại sản xuất để áp dụng cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông
nghiệp;
b) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ,
tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về thông tin, thị trường,
xúc tiến thương mại, pháp lý, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ và các
lĩnh vực khác.
10. Các báo, đài của tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo
Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai chủ động tuyên truyền các chủ
trương, chính sách hỗ trợ cơ giới hóa và giảm tổn thất nông nghiệp; giới thiệu các
mô hình ứng dụng cơ giới hóa đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
11. Trách nhiệm của UBND thành phố Biên Hòa, các
huyện, thị xã Long Khánh.
a) Tổ chức tuyên truyền nội dung đề án và các chủ
trương chính sách của Trung ương và địa phương về cơ giới hóa và
giảm tổn thất trong nông nghiệp đến các thành phần kinh tế và người dân trên địa
bàn được biết để thực hiện.
b) Tổ chức lập và trình phê duyệt
dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp trên địa
bàn trong năm 2019, chậm nhất là 06
tháng đầu năm 2019.
c) Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện dự án cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp
trên địa bàn khi dự án được phê duyệt;
d) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện
dự án và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả thực hiện dự án trên địa bàn.
đ) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh
phí hỗ trợ hàng năm, 05 năm từ ngân sách để thực hiện dự
án; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét phân bổ hàng năm.
e) Định kỳ 06
tháng và hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát
sinh những khó khăn, vướng mắc; đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương gửi văn
bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND
tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên Môi trường; Chi cục Phát
triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên
Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|