|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu:
|
89/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Trần Hồng Hà
|
Ngày ban hành:
|
23/01/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống y tế hiện đại, hội nhập quốc tế
Ngày 23/01/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 89/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống y tế hiện đại, hội nhập quốc tế
Theo đó, định hướng đến năm 2045, Việt Nam sẽ có hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Ngoài ra, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể như sau:
- Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng. Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế.
- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên.
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.
- Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế.
- Bảo đảm việc tiếp cận và tính sẵn có của thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước. Việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
- Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn.
- Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, chính sách y tế tiếp tục được đổi mới, bảo đảm chất lượng, đầy đủ, đồng bộ; năng lực quản trị hệ thống y tế được nâng cao theo hướng hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, hiện đại, hội nhập.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 89/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 23/01/2024.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 89/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 01 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC
KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp
hành trung ương khóa XII về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp
hành trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Ban Bí
thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ
sở trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội
Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ
công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y
tế cơ sở, y tế dự phòng;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ
về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi
tắt là Chiến lược) với những nội dung sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Hệ thống y tế được đổi mới,
phát triển bảo đảm công bằng, hiệu quả, chất lượng, có tính giải trình, bền vững
và khả năng chống chịu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
2. Chăm sóc sức khỏe dựa trên
nhu cầu và lấy người dân làm trung tâm; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các
dịch vụ y tế, dược phẩm và thiết bị y tế có chất lượng với chi phí hợp lý.
3. Thực hiện phương châm phòng
bệnh hơn chữa bệnh; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân từ sớm, từ
xa ngay tại cơ sở, bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn
cấp và đại dịch. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, ưu tiên đầu tư ngân sách và huy
động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm các dịch vụ y tế cơ bản.
4. Công tác dân số phải chú trọng
toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, tận dụng hiệu
quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số.
5. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, trong đó ngành Y tế là nòng cốt; khuyến khích, thúc đẩy và phát
huy vai trò của khu vực ngoài công lập.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Mọi người dân được hưởng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển
tốt về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Công tác phòng, chống dịch bệnh
được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an
ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y
tế công cộng. Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực
quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn
thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.
b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả
của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự
thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh
tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công
lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế.
c) Duy trì vững chắc mức sinh
thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới
tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng;
thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân
số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng
ưu tiên.
d) Phát triển nguồn nhân lực y
tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu
vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo;
tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào
tạo và sử dụng nhân lực y tế.
đ) Công tác nghiên cứu khoa học,
ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật,
nghiên cứu và phát triển dược, thiết bị y tế được chú trọng; đẩy mạnh thực hiện
chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và
hoạt động chuyên môn y tế.
e) Bảo đảm việc tiếp cận và
tính sẵn có của thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng
với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên
phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước. Việc kiểm
soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi,
truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
g) Tăng tỷ trọng chi tiêu công
cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực
cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y
tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên
giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn.
h) Công tác xây dựng và thi hành
pháp luật, chính sách y tế tiếp tục được đổi mới, bảo đảm chất lượng, đầy đủ, đồng
bộ; năng lực quản trị hệ thống y tế được nâng cao theo hướng hiệu lực, hiệu quả,
minh bạch, hiện đại, hội nhập.
3. Định hướng đến năm 2045
Hệ thống y tế phát triển hiện đại,
hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến
trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của
nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng
cao sức khỏe nhân dân
a) Đẩy mạnh thực hiện Chương
trình sức khỏe Việt Nam; Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân
dân; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2021-2030; Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm
2030. Đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe
để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong tự chăm sóc, nâng cao sức
khỏe, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia …
b) Thực hiện hiệu quả Chiến lược
Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Chương
trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý để cải
thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền,
dân tộc.
c) Tập trung cải thiện sức khỏe
bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm tỷ lệ trẻ em khuyết tật, ưu tiên các vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, khu vực khó khăn nhằm giảm
sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em
giữa các vùng miền. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình Can thiệp
giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030.
d) Tăng cường năng lực quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm, thống nhất đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an
ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương. Xây dựng, hoàn thiện các
quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm. Thực hiện việc kiểm soát an toàn thực
phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn
gốc. Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm.
đ) Thực hiện chăm sóc dài hạn,
đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, người khuyết tật,
phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích tại cộng đồng; tăng cường công
tác y tế học đường. Thực hiện hiệu quả Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe
người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030, Chương
trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025, Chương trình Y tế trường học
trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021
- 2025 và các năm tiếp theo.
e) Phòng chống tác động bất lợi
của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hóa chất và chất thải độc hại đến sức
khỏe con người. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi nhằm
tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia và nhà tiêu hợp
vệ sinh, tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn.
2. Nâng cao
năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở
a) Tăng cường đầu tư mạng lưới
y tế dự phòng, năng lực xét nghiệm, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và
phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự
kiện khẩn cấp về y tế công cộng. Tăng số loại vắc xin trong chương trình tiêm
chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách.
b) Tăng nguồn lực trong nước
cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét để thực hiện mục
tiêu cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét vào năm 2030.
c) Tăng cường quản lý các bệnh
không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Chú trọng sàng lọc phát
hiện sớm bệnh tật; phấn đấu đến năm 2030, người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm
tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho
toàn dân.
d) Triển khai thực hiện hiệu quả
Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25 tháng 10 năm
2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động
của y tế cơ sở trong tình hình mới với quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát
triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần
dân.
đ) Đẩy mạnh quản lý và điều trị
các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực
hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng. Phát triển mô hình
bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt.
e) Thống nhất mô hình tổ chức,
quản lý với trung tâm y tế cấp huyện theo hướng chịu sự quản lý toàn diện của Ủy
ban nhân dân cấp huyện. Tổ chức và hoạt động của trạm y tế phải phù hợp với quy
mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận của người dân.
Các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao sắp xếp trạm y tế theo quy mô dân số,
không nhất thiết theo địa giới hành chính. Các khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu chế xuất căn cứ quy mô lao động, điều kiện thực tiễn và nhu cầu để
thành lập cơ sở y tế phù hợp.
3. Nâng cao
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và sự hài lòng của người bệnh
a) Nâng cao và công bằng trong
tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng có chất lượng, rút ngắn
khoảng cách giữa các tuyến, các vùng miền, từng bước thực hiện chăm sóc người bệnh
toàn diện, đặc biệt với những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách. Phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao
ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
b) Hoàn thiện phác đồ, quy
trình, hướng dẫn điều trị y học hiện đại, y học cổ truyền, chuẩn hóa mã bệnh
theo quốc tế; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý, chống kháng thuốc. Ban
hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập chất lượng bệnh viện phù hợp
với thông lệ quốc tế.
c) Đảm bảo sự kết nối, tương
tác hiệu quả giữa các cấp độ chăm sóc, giữa khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao năng lực cấp cứu ngoại
viện và chất lượng chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện có hiệu quả
Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
d) Nâng cao năng lực của mạng
lưới khám bệnh, chữa bệnh trong chuẩn bị và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, đặc
biệt là hồi sức tích cực, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng các
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hàng ngày cho người bệnh.
đ) Tập trung mở rộng hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh từ xa để người dân có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế
chất lượng ngay tại y tế cơ sở. Tăng cường chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên
môn trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị tại chỗ. Tiếp tục thực hiện đồng
bộ các giải pháp về giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
e) Thực hiện công khai dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh giữa các bệnh viện, hạn chế tình trạng cung ứng các dịch vụ y tế quá mức
cần thiết. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực
hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến.
g) Phát huy lợi thế và kết hợp
chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại; kết hợp quân dân y. Thực hiện hiệu
quả Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược
hiện đại đến năm 2030. Gắn phát triển dược liệu với phát triển kinh tế - xã hội.
h) Cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng
nhu cầu của người lao động tại các khu công nghiệp. Chú trọng liên kết với
ngành du lịch để hình thành sản phẩm du lịch kết hợp với chăm sóc y tế góp phần
phát triển kinh tế.
4. Công tác
dân số và phát triển
a) Thực hiện hiệu quả Chiến lược
dân số Việt Nam đến năm 2030 để đạt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế;
đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu
dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quy mô, cơ cấu, phân bố dân số hợp
lý và nâng cao chất lượng dân số.
b) Có chính sách và biện pháp
phù hợp để người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản, nhất là
trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, người cao tuổi, đồng
bào dân tộc thiểu số, người di cư…. Tiếp tục phát triển mạnh mạng lưới các cơ sở
chăm sóc người cao tuổi.
5. Phát triển
nhân lực y tế
a) Đổi mới toàn diện công tác
đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nhân lực cho y
tế cơ sở. Đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực thực hành
và chuyên môn. Đổi mới việc thi, cấp chứng chỉ hành nghề; triển khai hoạt động
của Hội đồng Y khoa quốc gia.
b) Phát triển nguồn nhân lực y
tế bảo đảm số lượng, cơ cấu phù hợp và chất lượng nhân lực y tế cho từng vùng,
từng cấp độ chăm sóc và từng chuyên khoa, đặc biệt một số chuyên khoa khó tuyển
như lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm,
y học cổ truyền… Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển,
điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở.
c) Xây dựng và ban hành các chuẩn
năng lực nghề nghiệp, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, trình độ đào tạo
thuộc lĩnh vực sức khỏe. Từng bước bảo đảm nhân lực y tế đạt các tiêu chuẩn,
tiêu chí như của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học về sức khỏe ngang tầm với
các nước tiên tiến trong khu vực.
d) Thực hiện chế độ, chính sách
đãi ngộ xứng đáng đối với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc của nhân viên y
tế. Có các chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi
làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, biển
đảo và trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong, y học cổ
truyền...
6. Đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
a) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản
lý, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành y
tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong phòng bệnh,
phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm,
bệnh đặc biệt nguy hiểm; dịch bệnh mới phát sinh; nghiên cứu thích ứng với quá
trình già hóa dân số.
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu
khoa học, ứng dụng công nghệ y tế, dược, y sinh học. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển
giao các kỹ thuật tiên tiến.
c) Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến để sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế, thiết bị y tế có chất lượng
cao.
d) Tập trung xây dựng, hoàn thiện
hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm thuốc,
thực phẩm, thiết bị y tế.
7. Phát triển
sản xuất, cung ứng thuốc, thiết bị y tế
a) Thực hiện hiệu quả Chiến lược
quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2045, Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu trong nước đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới mục tiêu phát triển ngành Dược ngang
tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
b) Đổi mới cơ chế phân phối, bảo
đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng, an toàn,
hiệu quả, giá hợp lý cho phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống thiên
tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác.
c) Nâng cao năng lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, thực phẩm, thiết bị y tế. Công
khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, cấp phép, mua sắm
thuốc, thiết bị y tế.
d) Nâng cao năng lực sản xuất
thiết bị y tế trong nước; thiết lập hệ thống sản xuất, kiểm chuẩn, kiểm nghiệm,
kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế.
đ) Phát triển dược liệu và các
sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất
lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế
giới.
8. Ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số
a) Mở rộng ứng dụng công nghệ số
trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với
ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám bệnh, chữa bệnh thông minh và
quản trị y tế thông minh.
b) Triển khai đồng bộ việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của ngành y tế trên phạm vi toàn quốc;
lập, quản lý và theo dõi hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử và kết nối các
thông tin, dữ liệu quản lý khác như khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tiêm chủng,
quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
c) Duy trì và củng cố việc kết
nối mạng giữa cơ sở khám bệnh và các nhà thuốc, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá
thuốc được mua vào, bán ra và việc bán thuốc theo đơn trên toàn quốc.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin
phổ biến tri thức trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe; ứng dụng
trí tuệ nhân tạo trong y tế để tăng cường sự tiếp cận của người dân đến các
thông tin y tế.
9. Đổi mới
tài chính y tế và bảo hiểm y tế
a) Huy động nguồn tài chính
- Ưu tiên bố trí ngân sách, bảo
đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước; dành
ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng. Huy động các nguồn viện
trợ, tài trợ, vay ưu đãi trong nước và quốc tế để đầu tư phát triển hệ thống y
tế. Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Tiếp tục nghiên cứu có chính
sách thuế phù hợp đối với các hàng hoá có nguy cơ cho sức khỏe: đồ uống có cồn,
có ga, nước giải khát có đường, thuốc lá..., hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm
y tế và hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo, người mắc
các bệnh ung thư...
- Đẩy mạnh xã hội hoá; đa dạng
hoá các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh
lành mạnh để khuyến khích y tế tư nhân phát triển.
b) Phân bổ nguồn tài chính
- Ưu tiên phân bổ ngân sách nhà
nước để chi đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, y tế vùng khó khăn, nghiên cứu
y học, lĩnh vực tâm thần, phong.
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài
chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, ưu tiên ngân sách cho chăm sóc sức
khỏe người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, người di
cư, nhân dân ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn.
- Đổi mới phương thức phân bổ
ngân sách dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn. Tăng cường kiểm
soát, giám định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bảo đảm công khai,
minh bạch, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế.
c) Chi trả dịch vụ y tế
- Thực hiện lộ trình giá dịch vụ
theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí (cả khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự
phòng, y tế cơ sở). Nghiên cứu tiếp tục tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ
trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của Nhân dân. Xây dựng
chính sách, mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với sự thay đổi mô hình bệnh
tật, già hóa dân số và nguồn lực bảo hiểm y tế.
- Đổi mới phương thức chi trả dịch
vụ y tế từ chi trả theo phí dịch vụ sang kết hợp với các phương thức chi trả
khác, bao gồm thanh toán theo định suất và theo nhóm chẩn đoán liên quan.
- Áp dụng phương thức Nhà nước
đặt hàng, giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện các gói dịch vụ y tế cơ bản;
chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu,
quản lý sức khỏe dân cư tại cộng đồng.
10. Phát
triển y tế gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh
a) Phát huy thế mạnh y tế của lực
lượng vũ trang; tổ chức linh hoạt các mô hình kết hợp quân dân y khám bệnh, chữa
bệnh; phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, phù hợp với điều kiện từng
nơi; bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo.
b) Triển khai có hiệu quả
Chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2030, Chương
trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030.
c) Thực hiện kết hợp quân - dân
y xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên, lực lượng huy động Ngành y tế và bảo
đảm y tế khu vực phòng thủ và phòng thủ dân sự; sẵn sàng đáp ứng y tế trong các
tình huống quốc phòng và an ninh.
11. Tăng
cường phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và
truyền thông cung cấp thông tin y tế
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các bên liên quan và hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, đẩy mạnh các
hành động đa ngành trong chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các kế hoạch hành động
liên ngành trong chăm sóc sức khỏe nói chung và đặc biệt trong chuẩn bị và ứng
phó có hiệu quả với các tình huống khẩn cấp, dịch bệnh.
b) Tăng cường hợp tác và chủ động
hội nhập, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ
chức quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong lĩnh vực y dược.
c) Chủ động đàm phán và thực hiện
có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về y tế. Tích cực
tham gia xây dựng các chính sách, giải quyết các vấn đề y tế khu vực và toàn cầu,
nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của y học Việt Nam.
d) Hài hoà hoá các thủ tục, quy
trình với khu vực và thế giới về y tế. Tăng cường xây dựng và áp dụng các chuẩn
mực y tế trong nước theo hướng cập nhật với thế giới và khu vực.
đ) Triển khai công tác cung cấp
thông tin y tế đồng bộ, minh bạch, chính xác, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan báo chí truyền thông sâu rộng về các nhiệm vụ trọng tâm, các thành
tựu, kết quả hoạt động của công tác y tế, các tấm gương điển hình cán bộ nhân
viên y tế, y đức, y nghiệp và truyền thống lịch sử ngành y tế.
12. Hoàn
thiện hệ thống thể chế, tăng cường quản lý nhà nước về y tế
a) Tập trung rà soát, hoàn thiện
thể chế, cơ chế, chính sách về y tế trên cơ sở bám sát thực tiễn, phát hiện
nhanh các vấn đề phát sinh và kịp thời điều chỉnh quy định của pháp luật có
liên quan. Tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách trên cơ
sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và lựa chọn mô hình mới, sáng tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu quản trị minh bạch, hiệu quả. Thực hiện các hoạt động truyền
thông vận động chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực thi
chính sách.
b) Xây dựng và thực hiện quy hoạch
mạng lưới cơ sở y tế quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập bảo đảm tinh gọn, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; về cơ bản, các bộ (trừ
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), các cơ quan ngang bộ không chủ quản các bệnh viện;
Bộ Y tế chỉ chủ quản một số rất ít bệnh viện đầu ngành; phát triển và tăng cường
sự tham gia của y tế ngoài công lập trong cung ứng dịch vụ y tế công.
c) Đổi mới mạnh mẽ công tác quản
lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực
hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính
gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Áp dụng mô hình quản trị
phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư.
d) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
gắn với nâng cao năng lực quản lý, quản trị của các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập. Tăng cường trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch, kỷ cương hành
chính, kỷ luật công vụ, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để kịp thời động viên công chức,
viên chức, người lao động vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
đ) Đẩy mạnh cải cách hành
chính, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư
kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số,
duy trì dịch vụ công cấp độ 4 trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Chiến lược
bao gồm: Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư
nhân, người dân, viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Các bộ, ngành, địa phương
căn cứ nhiệm vụ được giao, ưu tiên nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp trong Chiến lược.
3. Thực hiện nguyên tắc tại Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017
Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: Y tế công cộng
do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Khám bệnh, chữa bệnh do bảo hiểm y tế
và người dân chi trả. Chăm sóc sức khỏe ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và
ngân sách nhà nước cùng chi trả; bảo hiểm y tế đối với người lao động phải do
người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bảo
đảm đối với một số đối tượng chính sách. Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo
đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần
vượt mức.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề
án, dự án theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải
pháp của Chiến lược này. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên
quan trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm
pháp luật trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan và các địa phương rà soát, thống kê, đánh giá, sắp xếp danh mục
đề án, dự án ưu tiên đầu tư.
c) Phối hợp với Bộ Tài chính và
các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế tự chủ
cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.
d) Phối hợp với các Bộ, ngành,
địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Chiến lược này; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm;
báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều
chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính cân đối, bố trí vốn và hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách
nhà nước 5 năm và hằng năm để thực hiện các nội dung của Chiến lược.
3. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách
an sinh xã hội, an toàn vệ sinh lao động, các đối tượng chính sách, đối tượng
trợ giúp xã hội thụ hưởng các chính sách y tế liên quan (người nghèo, người cận
nghèo, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội, người
lao động và người lao động không có hợp đồng lao động…); đảm bảo an toàn cho trẻ
em, phòng chống tai nạn thương tích.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trường học trong
các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em và học
sinh trong trường học; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ phù hợp trong
việc thực hiện công tác sức khỏe học đường; Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn
đốc việc thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường
học trong các trường mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì xây dựng các chính sách, giải pháp về: kiểm soát, quan trắc và xử lý từ
nguồn phát sinh đối với các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người; quản
lý, chia sẻ thông tin quan trắc về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe
con người; thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường
trong hoạt động y tế thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
6. Bộ Giao thông vận tải có
trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động,
triển khai các giải pháp an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích
trong phạm vi được phân công quản lý.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng, ban hành hoặc
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính
sách, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý; bảo đảm cung cấp nước sạch dùng cho mục đích
sinh hoạt và tăng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch dùng cho mục đích
sinh hoạt tại khu vực nông thôn, hướng dẫn xử lý và cấp nước quy mô hộ gia đình
khu vực nông thôn.
8. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án vận động toàn dân
luyện tập thể dục thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe; phối hợp với Bộ Giáo dục
và Đào tạo xây dựng các chương trình, đề án thể dục thể thao trong trường học
nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam; xây dựng kế hoạch hành động,
triển khai các giải pháp an toàn du lịch, phòng chống tai nạn thương tích trong
phạm vi được phân công quản lý.
9. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối
hợp với Bộ Y tế xây dựng hệ thống văn kiện bảo đảm y tế cho các trạng thái quốc
phòng; hướng dẫn xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên và lực lượng huy động
ngành y tế trong tình trạng khẩn cấp. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa
phương xây dựng kế hoạch tổng thể kết hợp quân dân y bảo vệ, chăm sóc, nâng cao
sức khỏe nhân dân và bộ đội, góp phần củng cố an ninh quốc phòng tại các khu vực
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
10. Bộ Công an chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn
trong cơ sở y tế; ngăn chặn, đẩy lùi hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.
11. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan đảm bảo cung cấp nước sạch dùng cho mục đích sinh
hoạt tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế và tăng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch dùng cho mục đích sinh
hoạt tại khu vực đô thị; xây dựng và đảm bảo các quy chuẩn quốc gia đối với các
công trình xây dựng để đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng, chống bệnh tật trong quá
trình sử dụng của cộng đồng trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lý.
12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ
trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành
liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về bảo
hiểm y tế; phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
13. Các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong lĩnh vực, ngành mình phụ
trách; phối hợp với Bộ Y tế tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Chiến
lược.
14. Các Bộ, ngành, cơ quan, địa
phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến,
lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược này với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; tổ chức thực hiện Chiến lược
có hiệu quả.
15. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phổ biến, vận động hội
viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các phong trào rèn
luyện, nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của
bản thân và cộng đồng; giám sát việc thực hiện Chiến lược này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP; TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu VT, KGVX (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC
(Kèm
theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
Phụ lục 1
CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Năm 2025
|
Năm 2030
|
|
Chỉ số đầu vào
|
|
|
|
1
|
Số bác sĩ trên 10.000 dân
|
Người
|
15
|
19
|
2
|
Số dược sĩ trên 10.000 dân
|
Người
|
3,4
|
04
|
3
|
Số điều dưỡng trên 10.000 dân
|
Người
|
25
|
33
|
4
|
Số giường bệnh trên 10.000
dân
|
Người
|
33
|
35
|
5
|
Chi ngân sách cho y tế dự phòng
trên tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế
|
%
|
30
|
>30
|
|
Chỉ số hoạt động
|
|
|
|
6
|
Tỉ lệ dân số được quản lý sức
khỏe
|
%
|
> 90
|
> 95
|
7
|
Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ các
loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
|
%
|
95% với 12 loại vắc xin
|
95% với 14 loại vắc xin
|
8
|
Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tầm
soát
|
%
|
70
|
90
|
9
|
Tỉ lệ phụ nữ mang thai được tầm
soát ít nhất 04 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất
|
%
|
50
|
70
|
10
|
Tỉ lệ chất thải y tế của bệnh
viện được xử lý đạt quy chuẩn
|
%
|
95
|
100
|
|
Chỉ số kết quả
|
|
|
|
11
|
Mức độ bao phủ các dịch vụ y
tế thiết yếu (thang điểm 100)
|
Điểm
|
70
|
75
|
12
|
Tỉ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế
|
%
|
95
|
> 95
|
13
|
Tỉ lệ người cao tuổi có thẻ bảo
hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia
đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung
|
%
|
|
100
|
14
|
Tỉ lệ người dân hài lòng với
dịch vụ y tế
|
%
|
80
|
90
|
15
|
Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh
AIDS, lao và loại trừ sốt rét vào năm 2030.
|
|
|
|
15.1
|
Số ca nhiễm HIV mới được phát
hiện hằng năm trên 100.000 dân
|
Ca
|
|
0,95
|
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Năm 2025
|
Năm 2030
|
15.2
|
Số ca mắc mới lao trên
100.000 dân
|
Ca
|
100
|
50
|
15.3
|
Số ca mắc mới sốt rét trên
100.000 dân
|
Ca
|
0,08
|
Loại trừ sốt rét
|
|
Chỉ số tác động
|
|
|
|
16
|
Tuổi thọ trung bình tính từ
lúc sinh
|
Năm
|
74,5
|
75
|
17
|
Số năm sống khỏe mạnh tính từ
lúc sinh
|
Năm
|
> 67
|
>68
|
18
|
Tổng tỉ suất sinh
|
Con/phụ nữ
|
2,1
|
2,1
|
19
|
Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1
tuổi
|
trên 1.000 trẻ đẻ sống
|
11,2
|
10
|
20
|
Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5
tuổi
|
trên 1.000 trẻ đẻ sống
|
18
|
15
|
21
|
Tỉ số tử vong mẹ
|
trên 100.000 trẻ đẻ sống
|
42
|
38
|
22
|
Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng thể thấp còi
|
%
|
17
|
15
|
23
|
Chiều cao trung bình của
thanh niên 18 tuổi
|
|
|
|
|
Nam
|
cm
|
167
|
168,5
|
|
Nữ
|
cm
|
156
|
157,5
|
Phụ lục 2
MỘT SỐ NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
TT
|
Nhiệm vụ, Đề án
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời hạn trình
|
Cấp trình
|
1
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật dược
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
2024
|
Quốc hội
|
2
|
Nghiên cứu, rà soát để sửa đổi,
bổ sung Luật bảo hiểm y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên quan
|
Theo tiến độ Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh
|
Quốc hội
|
3
|
Nghiên cứu, rà soát Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và xây dựng
dự án Luật điều chỉnh về phòng bệnh và nâng cao sức khỏe
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và bộ,
ngành liên quan
|
Quốc hội
|
4
|
Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật
điều chỉnh về thiết bị y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
Quốc hội
|
5
|
Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật
dân số
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
Quốc hội
|
6
|
Nghiên cứu sửa đổi Luật an toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
Quốc hội
|
7
|
Nghiên cứu sửa đổi Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến
lấy xác
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
Quốc hội
|
8
|
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023-2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
9
|
Xây dựng Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Y tế thay thế Quyết định số 246/QĐ- TTg
ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên
quan
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
10
|
Xây dựng Nghị định của Chính
phủ quy định quản lý dữ liệu y tế
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2024
|
Chính phủ
|
11
|
Xây dựng Nghị định của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
2024
|
Chính phủ
|
12
|
Xây dựng Nghị định của Chính phủ
sửa đổi Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày
08/12/2014 quy định về y tế xã, phường, thị trấn
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên
quan
|
2024
|
Chính phủ
|
13
|
Nghiên cứu xây dựng Đề án
thành lập Cơ quan kiểm soát bệnh tật trung ương
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, các bộ, ngành
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
14
|
Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức,
người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp phòng, chống dịch.
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, bộ,
ngành liên quan
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
15
|
Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Chính phủ
về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, bộ,
ngành liên quan
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
|
No. 89/QD-TTg
|
Hanoi, January
23, 2024
|
DECISION APPROVAL FOR THE
NATIONAL STRATEGY FOR PROTECTION, CARE AND IMPROVEMENT OF THE PEOPLE'S HEALTH
BY 2030 WITH A VISION TOWARDS 2045 THE PRIME MINISTER OF VIETNAM Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015 and the Law on Amendments to the Law on Government
Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22,
2019; Pursuant to Resolution No. 20-NQ/TW dated
October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee on enhanced
protection, care and improvement of the people's health in the new
context; Pursuant to Resolution No. 21-NQ/TW dated
October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee on population works in
the new context; Pursuant to Directive No. 25-CT/TW dated October
25, 2023 of the Secretariat on continued improvement of local health facilities
in the new context; Pursuant to the National Assembly’s Resolution
No. 99/2023/QH15 date June 24, 2023 on thematic supervision of mobilization,
management and use of resources for Covid-19 prevention and control;
implementation of policies and laws on local healthcare and preventive
healthcare; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. At the request of the Minister of Health, DECIDES: Article 1. Approval for the National
Strategy for protection, care and improvement of the people's health by 2030
with a vision towards 2045 (hereinafter referred to as "the
Strategy") with the following contents: I. VIEWPOINTS 1. The healthcare system is innovated and developed
to ensure equality, efficiency, quality, accountability, sustainability,
resilience, with an aim to cover the entire population. 2. Healthcare is provided on demand and in a
people-centered; make sure all people have access to medical services,
pharmaceuticals and medical equipment with high quality and reasonable costs. 3. Implement the motto "prevention is better
than cure"; protect, care for and improve the people's health early and
remotely from grassroots level; ensure health security; promptly respond to
emergencies and pandemics. The State plays a leading role; prioritize
investment of state budget, mobilization and effective use of resources in
provision of fundamental medical services. 4. Population works must comprehensively focus on
population size, structure, distribution and quality; utilize the golden
population structure, and adapt to population aging. 5. Protection, care and improvement of health are
the duties and responsibilities of each person, the entire political system and
society, where the health sector is the core; encourage participation of
non-public sector. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. Overall targets All people have access to quality healthcare
services, live in safe communities, are able to develop both physically and
mentally, contribute to improvement of life quality, quality of human resources
serving development and protection of the country. 2. Specific targets a) Improve prevention and control of epidemics,
especially new epidemics; ensure health security and timely response to climate
change and public health emergencies. Gradually control risk factors of
diseases, increase capacity for management of medical environment,
non-communicable diseases, occupational diseases, injuries and public health. b) Improve quality and effectiveness of medical
service provision network from central to local levels to adapt to changes of
disease models, international integration and the Fourth Industrial Revolution
(Industry 4.0); build a robust primary healthcare system; reduce the gap
between regions and ethnic groups in terms of diseases and fatalities. Develop
non-public healthcare; increase public-private cooperation in provision of
medical services. c) Maintain the replacement-level fertility; reduce
the difference in fertility rates between regions and social groups; aim for
the natural gender ratio; utilize the golden population structure; adapt to
population aging; distribute the population reasonably and improve the
population quality. Focus on healthcare for mothers, children, elderly people and
prioritized subjects. d) Develop the health workforce in term of both
quantity, quality and structure, especially that for local healthcare, rural
areas, ethnic minority areas, mountainous areas, bordering areas and islands;
aim for a reasonable ratio of physicians to nurses; ensure balance between
training and employment of health workforce. dd) Focus on scientific research, application of
high technologies to prevention, discovery, diagnosis and treatment of
diseases, research and development of pharmaceuticals and medical devices;
enhance digital transformation, emphasize the role of information technology in
healthcare operation and management. e) Ensure accessibility and availability of quality
and affordable medicines, vaccines, biologicals, medical supplies and medical
devices to meet the people's demand for disease prevention and treatment:
prioritize development of domestic pharmaceutical, herbal medicine and medical
device industries on the basis of risk assessment, chain-based production and food
traceability. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. h) Continue to innovate, ensure the quality,
adequacy and uniformity of healthcare policymaking; improve the effectiveness,
efficiency, transparency, modernity and compatibility of healthcare system
administration. 3. Orientation towards 2045 The healthcare system is developed and
internationally integrated; the quality of medical services is comparable with
developed countries in the region, satisfying the increasing and diverse demand
for healthcare of the people; universal health coverage is achieved. III. PRIMARY OBJECTIVES AND SOLUTIONS 1. Improvement of
the people's health a) Promote the Vietnam Health Program; the hygiene
and people's health protection movement; the scheme for improvement of strength
and statures of Vietnamese people for 2021 – 2030; the National Strategy on
Prevention and Control of Tobacco Harms by 2030. Diversity the contents and
methods of communication, health education to increase awareness and
responsibility of the people for self-healthcare, prevention and control of
harms of tobacco and alcohol, etc. b) Effectively implement the National Nutrition
Strategy for -2030 and the vision towards 2045; the Program for Nutrition in
the first 1000 days. Ensure reasonable nutrition for each social group, region
and ethnic group. c) Focus on improvement of health of mothers,
newborns and infants; reduce the ratio of disabled children; prioritize ethnic
minority areas, mountainous areas, bordering areas, islands and disadvantage
areas to reduce difference in indicators of health, nutrition, death of mothers
and children between the regions. Aim for accomplishment of targets of the
intervention program to reduce under-five mortality by 2030. d) Intensify state management of food safety;
assign specific central and local food safety and food security authorities.
Develop and complete food safety standards. Carry out food safety inspection by
risk assessment, chain-based production and business, origin tracing. Increase
the capacity for prevention and treatment of food poisoning and foodborne
illnesses. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Increasing
capacity for prevention and treatment of epidemics associated with local
healthcare innovation a) Increase investment in the preventive medicine
network, testing capacity, forecasts, supervision and early detection of
epidemics, timely and effective control of epidemics and public health
emergencies. Increase the number of types of vaccines in the expanded
immunization program within the budget. b) Increase domestic resources for prevention and
treatment of HIV/AIDS, tuberculosis and malaria in order to eradicate these
disease by 2030. c) Intensify management of non-communicable
diseases, control of disease risk factors. Focus on screening and early
detection of diseases. It is expected that by 2030, vulnerable people receive
health check-up at least once per year. Aim for d) Organize effective implementation of Directive
No. 25-CT/TW dated October 25, 2023 of the Secretariat on continued improvement
of local health facilities in the new context with a viewpoint that the local
healthcare system is the foundation and need to be stably developed; develop a
widespread and accessible healthcare system. dd) Intensify management and treatment of
non-communicable diseases, chronic diseases, long-term care at local health
facilities; carry out health management of the people at home and in their
communities. Develop the family doctor model; establish a flexible referral
system. e) Unify the organization and management system
where district-level medical centers are under comprehensive management of the
People’s Committees of provinces. The organization and operation of medical
stations must be suitable for the scale, population structure, socio-economic
conditions, and accessibility of the people. Provinces and cities with dense
population shall arrange their medical stations according to their population
instead of administrative boundaries. Industrial zones, hi-tech zones, export
processing zones shall establish their own health facilities according to the
number of workers, conditions and demand. 3. Improving quality
of medical examination, treatment, rehabilitation and satisfaction of patients a) Improve and ensure equality of access to quality
medical examination, treatment, rehabilitation; reduce the gap between levels
of hospitals and regions; gradually achieve comprehensive patient care,
especially for vulnerable groups, patients having health insurance,
beneficiaries of incentive policies. Develop high-tech medical services on par
with advanced countries in the region. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Ensure connectivity and effective interaction
between different level of healthcare, between medical examination, treatment,
rehabilitation and preventive healthcare, primary healthcare. Improve the capacity
for out-of-hospital emergency care and quality of referral. Effectively run the
Program for development of the rehabilitation system for 2023 - 2030, with a
vision towards 2050. d) Improve the capacity of the medical examination
and treatment network for preparation for and response to epidemics, especially
intensive care while providing adequate daily medical examination and treatment
services for patients. dd) Focus on expansion of remote healthcare in
order for the people to access and use quality medical services right in their
locality. Increase professional instructions and transfer in the cases beyond
the capacity of local health facilities. Continue uniform execution of
solutions for reduction of workload for upper-level hospitals. g) Utilize the advantages and combine traditional
medicine with modern medicine; combine military medicine and civil medicine.
Effectively run the Program for development of traditional medicine,
combination of traditional medicine and modern medicine by 2030. Attach herbal
medicine to socio-economic development. h) Provide medical services that meet the demand of
workers in industrial zones. Focus on cooperation with tourism to create medical
tourism products, contributing to economic development. 4. Population and
development works a) Effectively implement the Vietnam Population
Strategy by 2030 to maintain replacement-level fertility, achieve natural
gender ratio; utilize the golden population structure; adapt to population
aging; achieve reasonable population size, distribution and structure, and
improve the population quality. b) Adopt policies and suitable measures for the
people to access and use fundamental medical services, especially children,
disabled people, people suffering from combat injuries, elderly people, ethnic
minorities, immigrants, etc. Continue to rapidly develop the network of elderly
care facilities. 5. Medical workforce
development ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Develop the medical workforce with adequate
quantity, appropriate structure and high quality for each region, each level of
care, and each department, especially departments having difficulty recruiting
such as tuberculosis, mental health, forensics, pathological anatomy, intensive
care, communicable diseases, traditional medicine, etc. Uniformly and
effectively circulate medical workforce to assist local health facilities. c) Develop and promulgate competency standards,
training program standards for health disciplines and training levels.
Gradually meet the standards of OECD countries. Improve training quality of
health-related universities on part with developed countries in the region. d) Provide benefits that are appropriate for the
job requirements and working conditions of health workers. Adopt drastic
policies to attract highly skilled people to long-term work at local health
facilities, especially those in disadvantaged areas, bordering areas, islands,
and in preventive medicine, forensics, mental health, tuberculosis, leprosy,
traditional medicines, etc. 6. Enhancing
research and development a) Continue to innovate the management mechanism,
improve the effectiveness of science and technology activities, innovate the
health sector. Enhance scientific research and application of high technologies
to prevention, detection, diagnosis and treatment of diseases, especially
dangerous and extremely dangerous infectious diseases; new epidemics; research
into adaptation to population aging. b) Improve the capacity for scientific research and
application of medical, pharmaceutical, biomedical technologies. Enhance
application and transfer of advanced technologies. c) Apply advanced technologies to production of
vaccines, biologicals and medical devices with high quality. d) Focus on development and completion of the
system of standards serving quality control of drugs, food and medical devices. 7. Development of
production and supply of drugs and medical devices ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Improve the capacity and effectiveness of state
management of pharmaceuticals, food and medical devices. Disclose and reform
administrative procedures for management, licensing, procurement of drugs and
medical devices. d) Improve the capacity for domestic production of
medical devices; establish a system of production, testing and inspection
according to international standards. dd) Turn domestic herbal ingredients and herbal
products into products with high quality and value that are competitive in the
domestic and international market. 8. Application of
information technology and digital transformation a) Expand application of digital technology to
various activities of the health sector, create a smart health sector with
three main contents: smart prevention, smart examination and treatment, and
smart administration. b) Uniformly apply information technology to all
aspects of the health sector nationwide; create, manage and monitor personal
health records, electronic medical records and connect other information and
data such as medical examination and treatment covered by health insurance,
vaccination, management of infectious diseases and non-communicable diseases. c) Maintain and strengthen network connectivity
between medical examination facilities and pharmacies; ensure nationwide
control of origins, buying prices and selling prices of drugs, and sale of
prescription drugs. d) Apply information technology to dissemination of
knowledge about disease prevention, disease treatment, and health improvement;
apply artificial intelligence in healthcare to improve accessibility of medical
information to the people. 9. Innovation of
health financing and health insurance ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Allocate state budget in a manner that the
increase in spending on healthcare is higher than the increase in state budget
expenditure; use at least 30% of healthcare budget for preventive medicine.
Mobilize domestic and international aids, donations concessional loans to
invest in development of the healthcare system. Uniformly implement solutions
for nationwide coverage of health insurance. - Continue to study reasonable imposition of tax on
goods that are harmful to health: alcoholic drinks, carbonated drinks, sugary
drinks, tobacco, etc. Assist the people in buying health insurance and payment
of medical costs for the poor, cancer patients, etc. - Promote private investment; diversify the forms
of public-private cooperation, ensure transparency and healthy competition to
promote private healthcare. b) Distributing funds - Prioritize allocation of state budget to
investment in local healthcare, preventive medicine, healthcare in
disadvantaged areas, medical research, mental health, leprosy. - Drastically innovate financial mechanism for
primary healthcare; prioritize budget for healthcare for revolution
contributors, the poor, farmers, ethnic minorities, immigrants, people in
disadvantaged areas. - Innovate the method for distribution of budget
according to performance and reality. Intensify control and verification of
medical examination and treatment costs covered by health insurance, ensuring
transparency and lawful interests of the policyholders. c) Payment for medical services - Implement the service pricing roadmap toward
accuracy and adequacy of costs (for medical examination and treatment,
preventive medicine, local healthcare). Consider increasing health insurance
premiums following a roadmap that is appropriate for state budget and financial
capacity of the people. Formulate policies, expand health insurance benefits
according to the change of disease model, population aging and health insurance
resources. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 10. Association of
healthcare and national defense a) Utilize the strengths of the armed forces in
healthcare; organize flexible civil military medicine models in medical
examination and treatment, management of natural disasters, calamities,
epidemics in a manner that is suitable for the conditions of each area; ensure
provision of quality medical services for people in remote areas, bordering
areas and islands. b) Effectively run the Civil Military Medicine
Program by 2030, the Program for development of healthcare at sea and on
islands of Vietnam by 2030. c) Implement civil military medicine in reserve
medical forces, the forces mobilized from the health sector, and ensure
healthcare in defense and civil defense areas; be prepared to provide
healthcare in defense and security scenarios. 11. Intensify
interdisciplinary cooperation, improve effectiveness of diplomatic works,
integration and communication of medical information a) Emphasize the roles and responsibility of
relevant parties, the effectiveness of interdisciplinary cooperation; promote
interdisciplinary actions in healthcare. Develop interdisciplinary action plans
for healthcare in general, and preparation for and response to emergencies and
epidemics. b) Seek cooperation and integration; utilize
technical assistance, training and financial assistance from other countries
and international organizations. Increase international cooperation in the
efforts against medical and pharmaceutical crimes. c) Proactively enter into negotiations and
effectively implement bilateral and multilateral treaties on cooperation in
healthcare. Actively participate in development of policies, resolution of
regional and global medical issues, heighten the rule and international
position of Vietnam in terms of medical science. d) Harmonize medical procedures with those in the
region and in the world. Enhance development and application of domestic
medical standards towards updating with the world and the region. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 12. Completion of
institution, intensification of state management of healthcare a) Focus on reviewing, completing the institution,
mechanisms, policies on healthcare on the basis of reality; promptly identify
new issues and revise relevant laws accordingly. Improve the capacity for forecasting,
analysis, and propose policies on the basis of research into theories and
reality, and select new and creative models to meet the requirements for
transparent and effective administration. Carry out communication of policies
to improve effectiveness of policy development and implementation. b) Develop and implement the national health
facility network, arrange the organizational structure of public health service
providers in the health sector to ensure streamlining, uniformity,
effectiveness and efficiency; Ministries (except the Ministry of National
Defense and the Ministry of Public Security) and ministerial agencies are
basically not supervisory authorities of hospitals; the Ministry of Health is
the supervisory authority of the chosen few tertiary hospitals; develop and
increase the participation of non-public health facilities in provision of
public medical services. c) Drastically innovate management works and
organizational structures of public health service providers. Promote autonomy
in professional operations, organizational structure, personnel and finance in
association with accountability and transparency. Apply appropriate
administration models to public health service providers in assurance of
recurrent expenditure and investment expenditure. d) Enhance decentralization of power in association
with improvement of capacity for management and administration of public health
service providers. Increase accountability, transparency, administrative
discipline, work discipline; Focus on inspection and handling violations;
provide emulation and reward to encourage officials, public employees and
employees to overcome difficulties and fulfill their duties. IV. FUNDING FOR IMPLEMENTATION 1. Sources of funding for implementation of the
Strategy include: state budget, health insurance, investment from enterprises,
the private sector, the people, aids, donations from organizations and
individuals in Vietnam and other countries, and other lawful sources of
funding. 2. Ministries, central authorities and local
governments, on the basis of their assigned duties, shall prioritize funding
for performance of the objectives and solutions in the Strategy. 3. According to the principles of Resolution No.
20-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee on
enhanced protection, care and improvement of the people's health in the new
context: Public health costs shall be primarily covered by state budget.
Medical examination and treatment costs shall be paid by health insurance and
the people. Primary healthcare costs shall be co-paid by health insurance, the
people and state budget; health insurance for employees shall be paid by both
employers and employees; state budget shall cover the costs incurred by certain
beneficiaries of incentive policies. State budget and health insurance shall
cover the basic costs of services; the excess shall be paid by service
providers. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. The Ministry of Health shall: a) Take charge and cooperate with Ministries,
central authorities and local governments in formulating and organizing the
execution of programs, plans, schemes, projects under their jurisdiction,
ensure conformity with the targets, contents and solutions of this Strategy.
Take charge and cooperate with the Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities in reviewing, revising and promulgating new legislative
documents on protection, care and improvement of the people's health. b) Take charge and cooperate with relevant Ministries,
central authorities and local governments in reviewing, assessing, arranging
the list of prioritized schemes and projects. c) Cooperate with the Ministry of Finance, relevant
Ministries and central authorities in completing financial policies, financial
mechanism and autonomy mechanism for public service providers in the health
sector. d) Cooperate with other Ministries, central
authorities, local governments and relevant authorities in inspecting and
supervising the implementation of this Strategy; hold periodic debriefing and
assessment; report results of the Strategy and propose revisions to the targets
and contents of the Strategy to the Prime Minister where necessary. 2. The Ministry of Planning and Investment and the
Ministry of Finance shall provide funding and instructions on using state
budget funding every 5 years and annually for implementation of the Strategy. 3. The Ministry of Labor, War Invalid and Social
Affairs shall cooperate with the Ministry of Health and relevant Ministries and
central authorities in formulating policies on social security, occupational
hygiene and safety, beneficiaries of incentive policies, beneficiaries of
social assistance to which relevant health policies apply (the poor, near-poor,
elderly people, children, disabled people, social protection beneficiaries,
employees and workers without employment contract, etc.) ensuring safety for
children, prevention and treatment of injuries caused by accidents. 4. The Ministry of Education and Training shall
take charge and cooperate with the Ministry of Health, the Ministry of Home
Affairs, relevant Ministries and central authorities in organizing basic
training and advanced training for health workers of educational institutions
in order to provide primary healthcare for children and school students; Ensure
sufficient workforce and appropriate benefits for school health works; Organize
the implementation, provide guidance and supervise the execution of the school
health programs in kindergartens and schools in association with local
healthcare. 5. The Ministry of Natural Resources and
Environment shall take charge of formulation of policies and solutions for:
control, monitoring and at-source treatment of wastes that affect human health;
manage and share information about monitoring or pollutants affect human
health; adapt to and mitigate the impacts of climate change; protect the
environment in medical works within their jurisdiction. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 8. The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall take charge and cooperate with relevant Ministries and central
authorities in formulating the Scheme for encouraging all people to exercise to
protect and improve their health: cooperate with the Ministry of Education and
Training in formulating sport programs and schemes in school to improve
strength and statures of Vietnamese people; formulate action plans, implement
solution for safe tourism and prevent accidents within their jurisdiction. 9. The Ministry of National Defense shall take
charge and cooperate with the Ministry of Health in drafting documents on
assurance of healthcare in different national defense status; provide guidance
on development reserve medical forces and forces mobilized from the health
sector. Closely cooperate with the Ministry of Health and local governments in
formulating the overall plan for combination of civil medicine and military
medicine to protect, care for and improve health of the people and soldiers,
contribute to strengthening defense and security in remote areas, bordering
areas and islands. 10. The Ministry of Public Security shall take
charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in
assurance of security and safety in health facilities; prevent and fight
against violations in the health sector. 11. The Ministry of Construction shall take charge
and cooperate with relevant Ministries and central authorities in assurance of
clean water supply for domestic use in urban areas, industrial zones, export
processing zones, hi-tech zones, economic zones, and increase the ratio of
households using clean water for domestic purposes in urban areas; develop and
adhere to national standards for construction works to ensure safety, disease
prevention and treatment during use by communities within their jurisdiction. 12. Vietnam Social Security shall take charge and
cooperate with the Ministry of Health, the Ministry of Labor, War Invalid and
Social Affairs, relevant Ministries and central authorities in formulating and
organizing the implementation of health insurance policies; increasing the
number of health insurance policyholders. 13. Ministries, ministerial agencies, governmental
agencies and relevant agencies shall, within the scope of their functions and
duties, formulate the plan for implementation in their fields; cooperate with
the Ministry of Health in effectively organizing the performance of objectives
of this Strategy. 14. Ministries, central authorities, agencies and
local governments shall, within their jurisdiction, disseminate and integrate
the targets, objectives and solutions of this Strategy into the national and
local socio-economic development plans; effectively organize the implementation
of this Strategy. 15. Central Committee of Vietnamese Fatherland
Front and socio-political organizations shall encourage their members and the
people to actively participate in exercising, health improvement, epidemic
prevention and control movements, take care of their own health and their
communities' health; supervise the implementation of this Strategy. Article 4. Ministers, Heads of
ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of
People’s Committees of provinces or central-affiliated cities and relevant
entities shall implement this Decree./. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Hong Ha APPENDICES (Enclosed with
the Prime Minister’s Decision No. 89/QD-TTg dated January 23, 2024) Appendix 1 MEDICAL
INDICATORS No. Indicator ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2025 2030 Input indicators 1 Physicians per 10.000 population ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 15 19 2 Pharmacists per 10.000 population People 3,4 04 3 Nurses per 10.000 population ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 25 33 4 Patient beds per 10.000 population People 33 35 5 Ratio of state budget spending on preventive
medicine to total state budget spending on healthcare ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 30 >30 Operating indicators 6 Percentage of people having health management ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. > 90 > 95 7 Percentage of people receiving all vaccines of
the expanded immunization program % 95% with 12
vaccines 95% with 14
vaccines 8 Percentage of newborns being screened for
diseases ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 70 90 9 Percentage of pregnant women being screened for
04 most common congenital disorders % 50 70 10 Percentage of biomedical wastes of hospitals
being properly treated ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 95 100 Result indicators 11 Coverage of essential medical services (on a
scale from 1 to 100) ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 70 75 12 Percentage of people having health insurance % 95 > 95 13 Percentage of elderly people having health
insurance, health management, receiving medical examination and treatment,
care at home, in communities, at residential care facilities ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 100 14 Percentage of people satisfied with medical
services % 80 90 15 Elimination of HIV/AIDS, tuberculosis and malaria
by 2030. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 15.1 New HIV cases per 100.000 population Case 0,95 15.2 New tuberculosis cases per 100.000 population ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 100 50 15.3 New malaria cases per 100.000 population Case 0,08 Eliminated Impact indicators ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 16 Life expectancy at birth Year 74,5 75 17 Healthy life expectancy at birth ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. > 67 >68 18 Total birth rate Child/woman 2,1 2,1 19 Infant mortality rate ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 11,2 10 20 Under-five mortality rate Per 1.000 live
births 18 15 21 Maternal mortality rate ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 42 38 22 Prevalence of stunting in children under 5 % 17 15 23 Average height at 18 years of age ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Male cm 167 168,5 Female ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 156 157,5 Appendix 2 SOME OBJECTIVES
AND SCHEMES FOR IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY No. Objective,
Scheme Presiding
authority Cooperating
authority ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Proposed to 1 The Law on Amendments to the Law on Pharmacy The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities 2024 The National
Assembly 2 Amendments to the Law on Health insurance ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Ministry of Finance, Vietnam Social Security,
the Ministry of Justice, relevant Ministries and central authorities According to
schedule of the Law/Ordinance Formulation Program The National
Assembly 3 Amendments to the Law on Prevention and Control
of Infectious Diseases, Disease Prevention and Health Improvement Bill The Ministry of
Health The Ministry of Finance, the Ministry of Justice,
relevant Ministries and central authorities The National
Assembly 4 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities The National
Assembly 5 Population Bill The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities The National
Assembly 6 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities The National
Assembly 7 Amendments to the Law on Donation, Removal and Transplantation
of Human Tissues and Organs and Donation And Recovery of Cadavers The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities The National
Assembly 8 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Ministry of
Health Relevant Ministries and central authorities 2023-2024 The Prime Minister
of Vietnam 9 Draft Decision of the Prime Minister promulgating
the list of public service providers affiliated to the Ministry of Health,
replacing the Prime Minister’s Decision No. 246/QD-TTg dated 12/02/2014 The Ministry of
Health The Ministry of Home Affairs, relevant Ministries
and central authorities 2024 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 10 Draft Decree of the Government on medical data
management The Ministry of
Health Relevant Ministries and central authorities 2024 The Government of
Vietnam 11 Draft Decree of the Government elaborating the
Law on Amendments to the Law on Pharmacy The Ministry of
Health ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2024 The Government of
Vietnam 12 Draft Decree of the Government amending Decree
No. 117/2014/ND-CP dated 08/12/2014 on healthcare in commune-level
administrative divisions The Ministry of
Health The Ministry of Justice, relevant Ministries and
central authorities 2024 The Government of
Vietnam 13 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Ministry of
Health The Ministry of Home Affairs, other ministries
and central authorities 2024 The Prime Minister 14 Amendments to the Prime Minister’s Decision No.
73/2011/QD-TTg dated 28/12/2011 on benefits for officials, public employees
and employees of public health facilities, epidemic prevention and control
benefits The Ministry of
Health The Ministry of Home Affairs, the Ministry of
Finance, relevant Ministries and central authorities 2024 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 15 Amendments to the Prime Minister’s Decision No.
75/2009/QD-TTg dated 11/5/2009 on benefits for health workers of villages The Ministry of
Health The Ministry of Home Affairs, the Ministry of
Finance, relevant Ministries and central authorities 2024 The Prime Minister
Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9.714
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|