ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
20 tháng 3 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TỔNG
KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Kế hoạch số 39/KH-BCĐ138/CP
ngày 13/02/2020 của Ban Chỉ đạo 138/CP về việc tổng kết thực hiện Chương trình
phòng, chống tội phạm đến năm 2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch với nội dung cụ
thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Đánh giá đúng thực
trạng tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội
phạm đến năm 2020, những kết quả đã làm được, chưa làm được, những tồn tại, khó
khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
kịp thời biểu dương, khen
thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
2. Thông qua việc tổng
kết rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở phục vụ nghiên cứu, xây
dựng Chương trình phòng, chống tội phạm giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất điều
chỉnh bổ sung Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm cho phù hợp thực tiễn
hiện nay.
3. Việc tổ chức tổng kết
được tiến hành từ cơ sở, bám sát thực tiễn tình hình, đảm bảo thiết thực, hiệu
quả, đúng thời gian quy định.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
Căn cứ nội dung Chương trình
phòng, chống tội phạm đến năm 2020 và Kế hoạch số 208/KH-BCĐ ngày 11/7/2017 của
Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ, Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 07/7/2017 của UBND
tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thành phố căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được phân công tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực
hiện Chương trình, trong đó tập trung vào những nội dung sau:
1. Đánh giá khái quát,
toàn diện việc tổ chức thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm từ khi
triển khai đến nay, cụ thể:
1.1. Bối cảnh tình hình kinh tế
- xã hội ở địa phương và thực trạng tình hình tội phạm tác động, ảnh hưởng đến
việc thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020.
1.2. Công tác chỉ đạo điều hành
thực hiện Chương trình. Việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; vai trò
của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan đơn vị, vai trò tham mưu, nòng cốt của
lực lượng Công an trong thực hiện Chương trình. Công tác kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực
hiện Chương trình.
1.3. Kết quả công tác phòng
ngừa tội phạm: Tập trung kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác tuyên truyền
phòng, chống tội phạm; sự tham gia của các cấp, các ngành trong phòng, chống
tội phạm; kết quả thực hiện các Chương trình hành động, Quy chế phối hợp trong
phòng, chống tội phạm; công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở;
đánh giá những cách làm hay, hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm.
1.4. Kết quả công tác quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự góp phần phòng ngừa tội phạm: Công tác quản lý cư
trú, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, quản lý ngành nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, quản lý người nước ngoài; việc áp
dụng các biện pháp đưa người đi cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở chữa bệnh, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
1.5. Công tác nghiên cứu, kiến
nghị sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm tạo hành
lang pháp lý, giải quyết vướng mắc về pháp luật trong phòng, chống tội phạm.
1.6. Công tác tấn công trấn áp
tội phạm: Tập trung đánh giá cụ thể kết quả phát hiện, điều tra, truy tố, xét
xử các loại tội phạm (hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, tội phạm có tổ
chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao), công tác bắt, vận động truy nã.
1.7. Các đơn vị được giao chủ
trì thực hiện các đề án của Chương trình tổ chức đánh giá, kiểm điểm kết quả
thực hiện các đề án, những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân,
kiến nghị điều chỉnh mục tiêu, nội dung của đề án trong thời gian tới, cụ thể:
Đề án 1: “Phát động phong trào
toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục,
cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư” (Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì);
Đề án 2: “Phòng, chống các loại
tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” (Bộ Công an chủ trì);
Đề án 3: “Chuyển hóa địa bàn
trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020” (Bộ Công an chủ
trì);
Đề án 4 “Tăng cường hiện đại
hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng làm công tác điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát giai đoạn 2019 - 2025” (Bộ Công
an chủ trì);
Đề án 5: “Xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về phòng, chống tội phạm” (Bộ Công an chủ trì);
Đề án 6: “Tăng cường hiệu quả
công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển” (Bộ
Quốc phòng chủ trì);
Đề án 7: “Phòng, chống vi phạm
pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng
khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh
nghiệp” (Bộ Tài chính chủ trì);
Đề án 8: “Phòng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm” (Bộ
Công thương chủ trì);
Đề án 9: “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản” (Bộ Xây dựng
chủ trì);
Đề án 10: “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc
lĩnh vực giao thông vận tải” (Bộ Giao thông Vận tải chủ trì);
Đề án 11: “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên” (Bộ Giáo dục và
Đào tạo chủ trì);
Đề án 12: “Tăng cường hiệu quả
công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet”
(Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì);
Đề án 13 “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và vấn đề sở hữu
chéo” (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì);
Đề án 14: “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì);
Đề án 15: “Phòng ngừa tội phạm
và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế” (Bộ Y tế chủ trì);
Riêng đối với Đề án 4 và Đề án
13 mới phê duyệt trong năm 2019, đề nghị đánh giá kết quả thực hiện từ khi phê duyệt
triển khai đến hết năm 2020.
(Các đơn vị chủ trì triển
khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh ngoài báo cáo chung về tình hình, kết
quả thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020, chủ động xây
dựng báo cáo chuyên đề về kết quả thực hiện Đề án và đề xuất các nhiệm vụ thực
hiện trong giai đoạn tiếp theo và gửi về Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban
Chỉ đạo 138/NB).
1.8. Việc quản lý, sử dụng kinh
phí thực hiện Chương trình (kể cả nguồn kinh phí Trung ương cấp và kinh phí địa
phương hỗ trợ thực hiện).
1.9. Công tác hợp tác quốc tế
về phòng, chống tội phạm (nếu có).
2. Những tồn tại, vướng
mắc, khó khăn, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất.
3. Tổ chức nghiên cứu,
đề xuất các mục tiêu, nội dung, giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống tội phạm cho giai đoạn tiếp theo (2021 - 2025).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể, UBND huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội
dung Kế hoạch này chỉ đạo tổ chức tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực
hiện. Mốc thời gian báo cáo và số liệu thống kê tính từ năm 2016 đến ngày
14/6/2020. Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND
huyện, thành phố gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Tham mưu, SĐT 069.2860.490) trước
ngày 01/9/2020 để tổng hợp xây dựng báo cáo chung của UBND tỉnh.
2. Giao Công an tỉnh chủ
trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng báo cáo chung của UBND tỉnh gửi Ban Chỉ
đạo 138/CP Chính phủ theo quy định; đồng thời lựa chọn những tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2016 - 2020 đề nghị UBND tỉnh khen thưởng./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ;
- Văn phòng Bộ Công an;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP7, VP6.
5.Tr05_KH138
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|