ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 141/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 07 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI GIÁO DỤC STEM TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình
Giáo dục phổ thông (GDPT), trong đó quán triệt tinh thần
giáo dục STEM trong tất cả các môn học, hoạt động giáo dục và xác định “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa
trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ
thể”; Công văn số 2098/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục
trung học; trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình
số 662/TTr-SGDĐT ngày 17/6/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về việc triển khai
giáo dục STEM trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2023-2025, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu cốt lõi của giáo dục STEM
là trang bị cho học sinh kiến thức cần biết, kỹ năng để làm việc và phát triển
trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
- Mục tiêu của giáo dục STEM là tương
đồng với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.
- Tận dụng tiến bộ của công nghệ để
thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp
cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng
trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
2. Mục tiêu cụ thể
đến năm 2025
- 100% cơ sở giáo dục trung học và
giáo dục thường xuyên có tổ chức các môn học giáo dục STEM.
- 100% giáo viên dạy các môn học về
tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật
trong các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học được
tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giáo dục STEM.
- 03 trường trung học cơ sở và 04 trường
trung học phổ thông được đầu tư lắp đặt thiết bị phòng thực hành giáo dục STEM.
- 30% cơ sở giáo dục trung học cơ sở,
100% các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật
dành cho học sinh trung học cấp trường.
- 20% cơ sở giáo dục trung học cơ sở
có sản phẩm dự thi cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, trong đó 10% có sản phẩm
dự thi cấp tỉnh; 50% các cơ sở giáo dục trung học phổ thông có sản phẩm tham dự
cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học cấp tỉnh.
- 50% sản phẩm tham dự Cuộc thi khoa
học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia đạt giải.
3. Mục tiêu đến
năm 2030
- 100% các cơ sở giáo dục phổ thông
và giáo dục thường xuyên có tổ chức các môn học giáo dục STEM.
- 13 trường trung học cơ sở và 13 trường
trung học phổ thông được đầu tư lắp đặt thiết bị phòng thực hành giáo dục STEM.
- 40% cơ sở giáo dục trung học cơ sở,
100% các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật
dành cho học sinh trung học cấp trường.
- 40% cơ sở giáo dục trung học cơ sở
có sản phẩm dự thi cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, trong đó có 20% có sản
phẩm dự thi cấp tỉnh; 100% các cơ sở giáo dục trung học phổ thông có sản phẩm
tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh.
- 50% trở lên sản phẩm tham dự Cuộc
thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia đạt giải.
II. Nhiệm vụ và giải
pháp
1. Nâng cao nhận
thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về giáo dục
STEM
- Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ
thông, cha mẹ học sinh, học sinh và trong cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng
của giáo dục STEM đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói
chung, đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên
truyền về giáo dục STEM cho học sinh phổ thông qua: Ngày hội STEM; các hoạt động
giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các trường đại học,
các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân,...
2. Xây dựng tài
liệu hướng dẫn, giảng dạy thực hiện giáo dục STEM theo từng môn học phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở các địa phương của tỉnh Quảng Ngãi.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn cán bộ
quản lý về quản lý dạy học chủ đề giáo dục STEM, hoạt động trải nghiệm STEM.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn giáo
viên về thực hiện dạy học chủ đề giáo dục STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm
giáo dục STEM.
3. Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý, thực hiện các hoạt động về
giáo dục STEM
- Tổ chức các hội thảo, tập huấn cho
cán bộ quản lý về tổ chức, quản lý dạy học chủ đề STEM, hoạt động trải nghiệm
STEM và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn cho giáo
viên xây dựng, dạy học chủ đề STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM và hướng
dẫn nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.
4. Tăng cường cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giáo dục STEM
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học hiện có, đồng thời đẩy mạnh phong trào tự làm thiết bị dạy học,
học liệu điện tử phục vụ giáo dục STEM.
- Đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung thiết
bị dạy học để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM.
5. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm
chuyên môn của các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Tăng cường hoạt động dự giờ,
rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện quy trình xây dựng và thực hiện các chủ
đề giáo dục STEM.
- Tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội
thảo sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường để tạo điều kiện cho giáo viên
chia sẻ kinh nghiệm dạy học chủ đề STEM.
- Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM. Chú trọng rèn
luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng
kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn, hình thành
và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Triển khai có hiệu quả hoạt động trải
nghiệm STEM; phát triển các hình thức Câu lạc bộ STEM, nhóm nghiên cứu STEM, diễn đàn STEM,... trong các cơ sở
giáo dục trung học với sự tham gia của giáo viên, học sinh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà
trường với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo nghề, cơ sở nghiên cứu,
doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động giáo dục STEM.
6. Tăng cường quản
lý đối với giáo dục STEM
- Xây dựng và khai thác hiệu quả
chuyên trang về giáo dục STEM trên trang thông tin điện tử
https://quangngai.edu.vn.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá chất
lượng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông của tỉnh.
III. KINH PHÍ VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí: 29.015.200.000 đồng
(Hai mươi chín tỷ không trăm mười lăm triệu hai trăm
ngàn đồng)
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh:
20.310.640.000 đồng.
- Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách địa
phương các huyện, thị xã, thành phố: 6.383.340.000 đồng
- Vốn huy động xã hội hóa và các nguồn
vốn hợp pháp khác: 2.321.220.000 đồng.
3. Nội
dung và lộ trình thực hiện
ĐVT: Triệu
đồng
TT
|
Hạng
mục
|
Giai
đoạn 2023-2025
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
1
|
Đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên cốt
cán
|
4.022,0
|
1.206,60
|
1.206,60
|
1.608,80
|
2
|
Hội thảo xây dựng nội dung chương trình và tài liệu, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên
|
2.793,2
|
837,96
|
837,96
|
1.117,28
|
3
|
Mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất
hỗ trợ giáo dục STEM
|
22.200,0
|
6.660,00
|
6.660,00
|
8.880,00
|
|
Tổng
cộng
|
29.015,2
|
8.704,56
|
8.704,56
|
11.606,08
|
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện Kế hoạch ở quy mô đơn vị, cấp huyện theo phân cấp quản lý.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư trong xây dựng, thẩm định các nội dung công việc triển khai Kế hoạch
này và dự toán kinh phí thực hiện để tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu
UBND tỉnh xem xét, cấp kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện ở các đơn vị cơ sở, cũng như trong toàn ngành; định kỳ hàng năm báo
cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo và cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, nghiên cứu bố trí vốn đế thực hiện
Kế hoạch, hướng dẫn quản lý đầu tư thực hiện các nội dung của Kế hoạch quy định
hiện hành.
3. Sở Tài chính
Hàng năm cùng với thời điểm xây dựng
dự toán ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán do Sở Giáo dục và Đào tạo lập, Sở
Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét,
quyết định bố trí kinh phí theo khả năng ngân sách để thực hiện.
4. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Căn cứ các mục tiêu, giải pháp của Kế
hoạch để cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương; bố trí kinh phí và chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai
thực hiện tại địa phương theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy
(b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BTT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và
Truyền thông,
Khoa học và Công nghệ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Quảng Ngãi;
- Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX.
|
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|