Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 154/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Phạm Văn Thiều
Ngày ban hành: 04/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 04 tháng 10 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2025

Thực hiện Công văn số 4876/BKHĐT-KTHT ngày 24 ngày 6 tháng 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025, trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) năm 2025, với một số nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024.

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác:

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LH HTX, THT)

- Hợp tác xã:

+ Tính đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh có 245 HTX[1] (tăng 32 HTX, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp 210 HTX (chiếm 85,7%/tổng số hợp tác xã), lĩnh vực phi nông nghiệp 35 HTX (chiếm 14,3%/tổng số hợp tác xã); ước thực hiện năm 2024 là 245 HTX (đạt 110% so với kế hoạch năm 2024).

+ Số HTX thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2024: 16 HTX[2] (đạt 80% kế hoạch năm 2024, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023); ước thực hiện năm 2024 thành lập mới 20 HTX (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Số HTX đã giải thể, phá sản trong 6 tháng đầu năm 2024: không có; ước thực hiện giải thể năm 2024: 04 HTX[3].

+ Số HTX đang hoạt động: 226 HTX; số HTX ngừng hoạt động là 19 HTX (trong đó có 14 HTX thuộc phương án giải thể các hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tại Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

+ Doanh thu bình quân HTX ước thực hiện năm 2024 là 1,7 tỷ đồng/năm (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024), trong đó doanh thu của HTX đối với thành viên: 700 triệu đồng/năm (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Lãi bình quân HTX ước thực hiện năm 2024 là 205 triệu đồng (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Số HTX hoạt động hiệu quả (theo Luật HTX 2012, hoạt động kinh doanh có lãi, thực hiện các nghĩa vụ của một tổ chức kinh tế đối với Nhà nước, thành viên, người lao động theo quy định hiện hành; đem lại lợi ích tối đa cho thành viên...): 63 HTX[4] (chiếm 36,8% trong tổng số 171 HTX thuộc diện phân loại, đánh giá theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã).

- Liên hiệp Hợp tác xã:

+ Tính đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh có 03 LH HTX (lĩnh vực nông nghiệp).

+ Trong 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2024: Không có LH HTX thành lập mới (kế hoạch năm 2024 thành lập mới 01 LH HTX lĩnh vực nông nghiệp) và LH HTX giải thể, phá sản.

+ Doanh thu bình quân một LH HTX ước thực hiện năm 2024 là 6.000 triệu đồng/năm (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Lãi bình quân một LH HTX ước thực hiện năm 2024 là 1.100 triệu đồng (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Số LH HTX hoạt động hiệu quả: 02 LH HTX; 01 LH HTX chưa hoạt động.

- Tổ hợp tác:

+ Tính đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh có 522 THT[5]; ước thực hiện năm 2024 toàn tỉnh có 542 THT (đạt 96% so với kế hoạch năm 2024).

- Số THT thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2024: 4 THT[6] (đạt 20% kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 thành lập mới 20 THT (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Doanh thu bình quân của THT ước thực hiện năm 2024 là 220 triệu đồng/năm (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

+ Lãi bình quân của THT ước thực hiện năm 2024 là 80 triệu đồng (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

b) Về thành viên, lao động của HTX, LH HTX, THT:

- Hợp tác xã:

+ Tổng số thành viên của HTX trên địa bàn tỉnh tính đến 30/6/2024 là 26.250 thành viên (số thành viên mới gia nhập là 702 thành viên, đạt 176% so với kế hoạch năm 2024, trong đó có 333 thành viên ở các HTX mới thành lập; số thành viên ra khỏi HTX là 384 thành viên); ước thực hiện năm 2024 số thành viên của HTX là 24.287 thành viên (đạt 99,8% so với kế hoạch năm 2024), trong đó: Số thành viên mới gia nhập là 805 thành viên (đạt 201% so với kế hoạch năm 2024), số thành viên ra khỏi HTX là 2.450 thành viên[7].

+ Tổng số lao động làm việc thường xuyên[8] trong HTX tính đến 30/6/2024 là 5.485 người (đạt 95% kế hoạch năm 2024), trong đó số lao động đồng thời là thành viên HTX là 3.249 người; ước thực hiện đến 31/12/2024 là 5.515 người (đạt 95,8% so với kế hoạch năm 2024), trong đó, số lao động thường xuyên là thành viên HTX là 3.341 người (đạt 101% so với kế hoạch năm 2024).

+ Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX ước thực hiện năm 2024 là 62,7 triệu đồng/năm (đạt 100% so với kế hoạch năm 2024).

- Liên hiệp Hợp tác xã:

+ Tổng số hợp tác xã thành viên của LH HTX trên địa bàn tỉnh tính đến 30/6/2024 là 31 thành viên (đạt 75,6% so với kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 là 31 thành viên (đạt 75,6% so với kế hoạch năm 2024).

+ Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong LH HTX tính đến 30/6/2024 là 14 người (đạt 53,8% so với kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 là 14 người (đạt 53,8% so với kế hoạch năm 2024).

- Tổ hợp tác: Tổng số thành viên THT là 11.942 thành viên; ước thực hiện năm 2024 là 12.382 thành viên (đạt 93% so với kế hoạch năm 2024), trong đó số thành viên mới thu hút là 400 thành viên.

c) Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã:

- Tổng số cán bộ quản lý HTX trên địa bàn tỉnh tính đến 30/6/2024 là 1.238 người (đạt 93,6% so với kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 là 1.268 người (đạt 96% so với kế hoạch năm 2024).

- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp trên địa bàn tỉnh tính đến 30/6/2024 là 301 người (chiếm 24,3% so với tổng số cán bộ quản lý HTX; đạt 187% so với kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 là 361 người (chiếm 28,5% so với tổng số cán bộ quản lý HTX; đạt 224% so với kế hoạch năm 2024).

- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh tính đến 30/6/2024 là 179 người (chiếm 15% so với tổng số cán bộ quản lý HTX; đạt 85% so với kế hoạch năm 2024); ước thực hiện năm 2024 là 187 người (chiếm 14,7% so với tổng số cán bộ quản lý HTX; đạt 103% so với kế hoạch năm 2024).

2. Đánh giá theo ngành, lĩnh vực:

a) Lĩnh vực nông, thủy sản, diêm nghiệp (gọi tắt là nông nghiệp)

- Sáu tháng đầu năm, thành lập mới 13HTX. Tính đến 30/6/2024 toàn tỉnh có 210 HTX[9], chiếm 85,7%/tổng số hợp tác xã với 10.306 thành viên, vốn điều lệ 160.431 triệu đồng, Số HTX đang hoạt động là 199 HTX.

Các tổ chức kinh tế tập thể lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phát triển nhanh về số lượng, nhiều mô hình hợp tác xã ngày càng mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hộ thành viên trong sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, góp phần tích cực trong thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Mô hình hoạt động của các HTX nông nghiệp chủ yếu cung ứng dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất như: Cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...), liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn; mô hình phổ biến trong hoạt động của HTX nông nghiệp hiện nay theo hình thức mua chung bán chung, hưởng hoa hồng từ các đối tác cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra để trang trải chi phí hoạt động, quản lý.

Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao tiêu biểu như: HTX Vĩnh Cường (xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình), HTX Thanh Sơn (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình), Hợp tác xã Đồng Tiến (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình), HTX Ba Đình (xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân), HTX Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu), HTX Kinh tế Xanh (xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu), Hợp tác xã rau sạch Đoàn Kết (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu), HTX Dịch vụ nông nghiệp và Tưới tiêu Quyết Tiến (huyện Phước Long); các hợp tác xã sản xuất muối trên địa bàn huyện Đông Hải (HTX sản xuất và chế biến muối công nghệ cao Đông Hải, HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thuỷ sản và Diêm nghiệp Doanh Điền, HTX Nuôi trồng Thuỷ sản và Diêm nghiệp Huy Điền): Thực hiện mô hình sản xuất mối sạch bằng phương pháp trải bạt HDPE, liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến muối trên địa bàn tỉnh.

- Số HTX có sản phẩm OCOP: 11 HTX nông nghiệp, với 15 sản phẩm được đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao[10].

Tuy nhiên, vẫn còn không ít HTX có quy mô nhỏ, vốn điều lệ, vốn hoạt động thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, chưa có trụ sở làm việc; năng lực quản trị, điều hành, công tác tài chính, kế toán chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra; chưa có đối tác ổn định để cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho thành viên.

b) Lĩnh vực phi nông nghiệp: 06 tháng đầu năm 2024, thành lập mới 03

HTX. Toàn tỉnh có 35 HTX, chiếm 14,3%/tổng số hợp tác xã (bao gồm: 04 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 07 HTX thương mại dịch vụ, 10 HTX vận tải, 04 HTX xây dựng, 07 Quỹ tín dụng nhân dân và 03 HTX vệ sinh môi trường); số HTX đang hoạt động là 27 HTX. Số thành viên HTX là 15.944 thành viên. Cụ thể như sau:

- Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

+ Thành lập mới 01 HTX, hiện có 04 HTX, với 59 thành viên, vốn điều lệ 350 triệu đồng; đang hoạt động 03 HTX.

+ HTX lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp hoạt động chủ yếu tập trung vào các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Đan đát, đan lưới, lục bình, gia công may mặc,...; các HTX lĩnh vực này đang hoạt động ổn định, giúp gìn giữ các ngành nghề truyền thống của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu là ký kết hợp đồng với các đối tác gia công, cung ứng sản phẩm theo đơn hàng.

+ HTX tiêu biểu: HTX Quyết Tâm, huyện Hồng Dân.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

+ Thành lập mới 02 HTX, hiện có 07 HTX, với 58 thành viên, vốn điều lệ 7.640 triệu đồng; đang hoạt động 06 HTX.

+ Các HTX lĩnh vực thương mại, dịch vụ chủ yếu hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; góp phần kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ và bảo vệ môi trường tại địa bàn; giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho thành viên. Tuy nhiên, quy mô hoạt động các HTX lĩnh vực thương mại, dịch vụ còn nhỏ; chưa đủ năng lực để phát triển cao hơn, tạo ra các sản phẩm chế biến.

+ HTX tiêu biểu: HTX Đồng Tiến, thị xã Giá Rai.

- Lĩnh vực xây dựng:

+ Hiện có 04 HTX, với 41 thành viên, vốn điều lệ 42.100 triệu đồng; đang hoạt động 02 HTX.

+ Các HTX lĩnh vực xây dựng hoạt động khá hiệu quả, tham gia xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tại địa phương; duy trì việc làm thường xuyên cho các thành viên và lao động.

+ HTX tiêu biểu: HTX Công nghiệp xây dựng Ngan Dừa, huyện Hồng Dân.

- Lĩnh vực giao thông vận tải:

+ Hiện có 10 HTX, với 1.079 thành viên, vốn điều lệ 7.508 triệu đồng; đang hoạt động 07 HTX với 987 thành viên.

+ Các HTX hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải chỉ làm dịch vụ (không thực hiện kinh doanh trực tiếp), việc kinh doanh chủ yếu do các thành viên là chủ phương tiện trực tiếp thực hiện và thành viên nộp khoản phí hàng tháng đủ để HTX hoạt động. Do đó các HTX đều không có tài sản cố định riêng, không kinh doanh trực tiếp nên không có doanh thu và lợi nhuận. Năng lực vận tải của HTX tiếp tục được nâng cao, là chỗ dựa đáng tin cậy của thành viên và khách hàng trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải.

+ HTX tiêu biểu: HTX dịch vụ vận tải Đại Thắng II, HTX dịch vụ vận tải Thắng Lợi, huyện Vĩnh Lợi.

- Lĩnh vực vệ sinh môi trường:

+ Hiện có 03 HTX, với 40 thành viên, vốn điều lệ 760 triệu đồng; đang hoạt động 02 HTX.

+ Các HTX dịch vụ vệ sinh môi trường chủ yếu hoạt động thu gom rác thải tại các chợ, hộ gia đình trên địa bàn HTX hoạt động. HTX đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tham gia tốt công tác bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường.

+ HTX tiêu biểu: HTX vệ sinh môi trường Phó Sinh, huyện Phước Long.

- Lĩnh vực tín dụng:

+ Hiện có 07 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), với 14.036 thành viên, giảm 262 thành viên so với năm 2023 (giảm 1,83%), vốn điều lệ 54.381 triệu đồng (giảm 135 triệu đồng so với năm 2023 (giảm 0,25%); hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

+ Các QTDND hoạt động ổn định, hiệu quả, không phát sinh QTDND vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hay thuộc diện kiểm soát đặc biệt; vốn điều lệ, vốn huy động tiền gửi liên tục tăng; chất lượng tín dụng nhìn chung đảm bảo. QTDND đã tạo được niềm tin với các thành viên và quần chúng nhân dân tại địa phương.

+ Các QTDND tích cực hỗ trợ vốn cho các thành viên trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, hạn chế đáng kể việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

+ QTDND tiêu biểu: QTDND Hộ Phòng, thị xã Giá Rai; QTDND Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi.

3. Đánh giá tác động của HTX, LH HTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên (về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội):

- Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã từng bước phát triển, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới; HTX đã khẳng định được vai trò quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống của hàng ngàn thành viên và người lao động, góp phần thúc đẩy dân chủ hoá, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

+ Các tổ hợp tác chỉ hoạt động ở mức hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong kỷ thuật sản xuất, việc góp vốn còn hạn chế nên chưa phát huy hết thế mạnh mà mô hình kinh tế tập thể mang lại.

4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao:

- HTX Vĩnh Cường: Thực hiện liên kết bao tiêu theo chuỗi khép kín cho thành viên và các hộ dân trong vùng sản xuất lúa trên địa bàn huyện Hòa Bình và các địa phương khác trong tỉnh; thực hiện các dịch vụ từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm lúa đã giúp cho thành viên và nhân dân có nhiều thuận lợi hơn.

- HTX Ba Đình: Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng đầu vào (tôm giống, vật tư nuôi tôm và trồng lúa), tiêu thụ sản phẩm tôm, lúa đầu ra cho thành viên và nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, HTX còn thực hiện các dịch vụ phi nông nghiệp khác như: Vận tải hàng hóa cho các thành viên HTX, thu hoạch thuê, cung ứng các nhu yếu phẩm với giá rẻ cho thành viên sử dụng,...; HTX còn tham gia chứng nhận OCOP cho sản phẩm gạo và ba khía trộn sẵn của HTX.

- HTX Thanh Sơn: Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa đầu ra cho thành viên và người dân trên địa bàn.

- Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu: Thực hiện các khâu trong chuỗi sản xuất trứng artemia; cung ứng dịch vụ sản xuất trứng artemia cho thành viên và HTX liên kết (thực hiện liên kết với 05 hợp tác xã bạn, trong đó có 04 HTX của tỉnh Bạc Liêu và 01 HTX của tỉnh Sóc Trăng); cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất tôm công nghệ cao; thực hiện liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm trứng artemia, xuất khẩu trực tiếp ra thị trường ngoài nước; đã giải quyết việc làm cho thành viên và người lao động.

- Hợp Tác xã Kinh Tế Xanh: Giải quyết việc làm thường xuyên lao động là thành viên HTX và lao động địa phương; cung ứng dịch vụ sản xuất, phục vụ đời sống của thành viên, hộ thành viên; liên kết, liên doanh với với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP thực hiện chuỗi liên kết khép kín cung ứng và bao tiêu sản phẩm thịt heo của HTX; theo đó, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP cung cấp con giống (nuôi heo thương phẩm), thức ăn, vật tư phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm heo thịt; thực hiện quản lý, tổ chức sản xuất, phòng, chống dịch bệnh.

- Hợp tác xã Đồng Tiến: HTX đã chủ động đổi mới tư duy trong sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của HTX; từ xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mới (mô hình nuôi nghêu giống và thương phẩm, nuôi ốc hương biển trong ao trãi bạt, nuôi cá bống mú trong lồng, nuôi cá kèo); xây dựng mô hình “Hội quán làng tôi” gắn hoạt động sản xuất với du lịch trãi nghiệm và ẩm thực bước đầu mang lại kết quả tích cực, giúp đa dạng nguồn thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX.

- Hợp tác xã rau sạch Đoàn Kết: Xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất rau an toàn, hướng tới sản xuất rau sạch, liên kết tiêu thụ các loại rau với đối tác đầu mối có sức tiêu thụ lớn như hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể trong trường học, nhà máy sản xuất công nghiệp; nhằm nâng cao thu nhập của nông dân trồng màu; từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất rau màu các loại đảm bảo an toàn trên địa bàn xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu.

- Các hợp tác xã sản xuất muối trên địa bàn huyện Đông Hải (HTX sản xuất và chế biến muối công nghệ cao Đông Hải, HTX Dịch vụ Nuôi trồng Thuỷ sản và Diêm nghiệp Doanh Điền, HTX Nuôi trồng Thuỷ sản và Diêm nghiệp Huy Điền): Thực hiện mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt HDPE, liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến muối trên địa bàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX.

1. Kết quả thi hành pháp luật và các văn bản về KTTT, HTX: Được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương; cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, sự điều hành tích cực, chủ động, quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh, cụ thể như sau:

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh (Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) theo Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đang trong quá trình xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2030, dự kiến ban hành trong quý IV năm 2024.

- Ban hành Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án Tổ chức sắp xếp lại hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác quản lý nhà nước về KTTT: Cơ bản nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước đối với HTX đã tạo được sự chuyển biến tích cực như: Tổ chức hiệu quả hoạt động tập huấn, tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện việc đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2023, hướng dẫn xây dựng điều lệ HTX; các hoạt động thanh tra, kiểm tra được quan tâm; tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về KTTT, hợp tác xã và thực hiện kế hoạch phát triển HTX, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã; thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển có hiệu quả; khảo sát nắm bắt tình hình và xây dựng giải pháp thiết thực hỗ trợ HTX...

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã:

a) Chính sách hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã:

- Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện hỗ trợ thành lập mới 16HTX[11], với kinh phí hỗ trợ 290 triệu đồng; ước thực hiện năm 2024, hỗ trợ thành lập mới là 20 HTX, kinh phí hỗ trợ 411,5 triệu đồng.

- Hỗ trợ củng cố tổ chức và hoạt động 10 HTX, kinh phí hỗ trợ là 110 triệu đồng; ước thực hiện năm 2024, hỗ trợ củng cố tổ chức và hoạt động 20 HTX, số kinh phí hỗ trợ là 281,5 triệu đồng.

- Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách địa phương.

b) Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT:

- Chỉ đạo các Sở, Ngành thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án chuyên ngành hỗ trợ củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động cho 15 mô hình HTX nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố[12].

- Tình hình thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX: Đang xây dựng Kế hoạch thực hiện thí điểm hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc có thời hạn tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2024-2025.

c) Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

- Hỗ trợ 06 HTX tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 tại thành phố Hà Nội, với các sản phẩm Gạo BL9, Gạo tài nguyên, Gạo Một bụi đỏ, các sản phẩm từ Muối, Tôm khô, Chà bông tôm, Bánh phồng tôm... của HTX.

- Kinh phí hỗ trợ: 71,12 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

- Làm cầu nối cho các HTX gắn kết với nhau và với các Công ty, Doanh nghiệp trong cung cấp sản phẩm đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua giới thiệu trực tiếp và tổ chức các buổi gặp mặt.

- Tổ kết nối, tiêu thụ sản phẩm HTX của Liên minh Hợp tác xã tỉnh tiếp tục nắm thông tin sản phẩm HTX để quảng bá hình ảnh, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các HTX, đăng trên Cổng Thông tin điện tử, trang facebook, zalo cơ quan Liên minh Hợp tác xã tỉnh (hiện có gần 30 HTX với trên 60 sản phẩm).

d) Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chế biến sản phẩm: Theo Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 tỉnh Bạc Liêu, thực hiện hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho 04 HTX, tổng kinh phí hỗ trợ 4 tỷ đồng (nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 50%, nguồn ngân sách địa phương 50%). Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính), nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện nội dung này.

đ) Các chính sách hỗ trợ khác:

- Chính sách giao đất, cho thuê đất: 06 tháng đầu năm 2024 không có HTX nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách ưu đãi về tín dụng; tiếp cận Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã:

+ Ưu đãi về tín dụng: 06 tháng đầu năm 2024, có 03 hợp tác xã vay vốn tại các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm là 17.539 triệu đồng; tính đến thời điểm 30/6/2024 số khách hàng còn dư nợ tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn đối với khu vực kinh tế tập thể là 03 hợp tác xã, tổng dư nợ cho vay là 58.283 đồng.

+ Hỗ trợ tiếp cận vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: 06 tháng đầu năm 2024, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã đã cho 01 HTX (01 dự án) và 86 thành viên của 06 HTX vay với số tiền 2.620 triệu đồng. Tổng dư nợ hiện nay là 15.936 triệu đồng (đạt 53,1% so với tổng nguồn vốn Điều lệ của Quỹ).

+ Về tổ chức sắp xếp lại hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 27/3/2023 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 30/5/2024 phê duyệt phương án tổ chức sắp xếp lại hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu.

- Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX với doanh nghiệp:

+ Đang triên khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nghêu liên kết theo chuỗi giá trị, tổng vốn đầu tư 2 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại HTX Đồng Tiến, huyện Hòa Bình.

+ Hiện nay, toàn tỉnh có 68 HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị[13] (chiếm 32,4% /tổng số HTX nông nghiệp).

- Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới: Đã hỗ trợ tư vấn lập và nộp hồ sơ đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm và gia hạn Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho 06 HTX.

- Bảo hiểm xã hội: Số cán bộ quản lý và lao động HTX được đóng BHXH 6 tháng đầu năm 2024 là 50 người của 10 hợp tác xã.

- Chuyển đổi số: Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý về Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập trong vòng một năm, hộ kinh doanh tại địa phương xây dựng thương hiệu số, hiện diện online tin cậy, an toàn với các dịch vụ số (website, email) sử dụng tên miền quốc gia “.biz.vn”. Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện; tiếp cận các chính sách, giải pháp hỗ trợ, các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, các nguồn vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

- Ưu đãi về thuế, phí, lệ phí: 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế đã thực hiện giải quyết miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho 09 HTX, với số tiền 288,5 triệu đồng.

4. Kết quả, tình hình thực hiện các Đề án:

a) Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 (Hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện)[14] của Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Đã chấp thuận cho lập chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm dịch vụ nông nghiệp và tưới tiêu cho HTX Tiên Tiến và HTX Quyết Tiến; đầu tư 02 máy bay phun thuốc cho HTX Vĩnh Cường[15], dự kiến kinh phí 7.843,38 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương.

b) Về xử lý các hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Phương án giải thể các hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh), tổng số HTX đã xử lý giải thể 30 HTX/Tổng số 44 HTX, còn lại 14 HTX chưa giải thể (trong đó: 04 HTX đang xử lý giải thể; 10 HTX có khó khăn, vướng mắc chưa xử lý được)[16].

c) Về xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2030”: Hiện nay đề án đang được tiếp tục cập nhật và hoàn chỉnh và dự kiến ban hành trong quý IV năm 2024.

III. DỰ KIẾN KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Đánh giá khả năng hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu), như sau:

1. Thành lập mới 100 HTX, trong đó có 75 HTX nông nghiệp, 25 HTX phi nông nghiệp: Dự kiến kết quả, thành lập mới 139 HTX (vượt 39% so với kế hoạch), trong đó có 125 HTX nông nghiệp (vượt 66,7% so với kế hoạch), HTX[17] phi nông nghiệp (đạt 56% so với kế hoạch).

2. Thành lập mới 01 LH HTX trong ngành tôm, lúa gạo, vận tải và ngành nghề có điều kiện khác: Dự kiến kết quả, thành lập mới 04 LH HTX[18] (vượt 300% so với kế hoạch), trong đó có 04 LH HTX đều hoạt động lĩnh vực nông nghiệp.

3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu có trên 15 HTX ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp: Hiện tại có 12 HTX ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp Dự kiến kết quả đến hết năm 2025 chỉ tiêu này đạt và vượt kế hoạch.

4. Đến hết năm 2025 xử lý dứt điểm tình trạng các HTX đã ngừng hoạt động theo quy định của Luật.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được: Khu vực KTTT, HTX của tỉnh phát triển ổn định, nhu cầu thành lập mới các HTX tiếp tục tăng (nhất là lĩnh vực nông nghiệp); hoạt động của các HTX tiếp tục chuyển biến tích cực, tạo việc làm góp phần làm tăng thu nhập hộ thành viên; chất lượng sản phẩm, dịch vụ của HTX ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trong hợp tác xã. Liên kết giữa các HTX và giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác bước đầu được thiết lập và phát huy hiệu quả. Các HTX đã từng bước khẳng định là nhân tố góp phần bảo đảm ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an ninh ở cơ sở và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

a) Tồn tại, hạn chế:

- Số HTX ngưng hoạt động từ lâu nhưng chưa giải thể được, do còn giữ pháp nhân để giải quyết những tồn đọng về tài chính hoặc không còn người đại diện tham gia hội đồng giải thể bắt buộc hoặc không có khả năng chi trả các khoản nợ nên không đảm bảo thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.

- Đa phần các HTX khó khăn về vốn, kỹ năng quản lý, điều hành, tiêu thụ sản phẩm, chậm đổi mới kỹ thuật - công nghệ so với yêu cầu thị trường; công tác tài chính, kế toán chưa đáp ứng yêu cầu; số lượng HTX Đại hội thành viên còn ít. Vai trò chính của HTX trong tổ chức dịch vụ phục vụ thành viên ở một số HTX chưa rõ nét. Hoạt động còn mang tính hình thức, chưa chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh lâu dài, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới tăng nhưng số lượng HTX hoạt động hiệu quả còn ít; số lượng HTX có sản phẩm chất lượng tham gia chương trình OCOP chưa nhiều, sản phẩm chủ yếu chưa qua chế biến; việc HTX thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp với doanh nghiệp còn chậm, quy mô nhỏ, thiếu bền vững, thị trường tiêu thụ hạn chế.

- Một số chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với kinh tế tập thể, HTX được thực hiện chưa kịp thời, cụ thể như: Chính sách hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX; Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm cho HTX nông nghiệp và hỗ trợ các HTX hoàn thiện mô hình thí điểm; đặc biệt, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT đến nay chưa triển khai làm ảnh hưởng đến công tác quản lý;

- Công tác báo cáo về tình hình KTTT, HTX tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo chất lượng về nội dung, thời gian chậm trễ theo yêu cầu; số liệu báo cáo chưa chuẩn xác thực tế nên rất khó khăn trong quá trình tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể chung của tỉnh. Hệ thống số liệu cơ bản về HTX chưa đầy đủ và độ tin cậy chưa cao.

b) Nguyên nhân:

- Xuất phát điểm của HTX trên địa bàn tỉnh đa phần quy mô nhỏ; năng lực nội tại và quản trị của nhiều HTX còn yếu, thiếu nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh; thành viên HTX chưa mạnh dạn góp vốn khi chưa thấy hiệu quả kinh tế cao do HTX mang lại. Một số THT, HTX, Liên hiệp HTX chưa thực hiện tốt chế độ kế toán và thông tin báo cáo theo quy định, do đó khó khăn trong công tác theo dõi, tổng hợp.

- Nhu cầu vốn của HTX nhiều, nhưng khó tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, do không có tài sản thế chấp, ngoài ra còn một số nguyên nhân như: hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững, chưa thể hiện đủ minh bạch mọi hoạt động, thiếu báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chưa đáp ứng yêu cầu các tổ chức tín dụng.

- Nguồn lực hỗ trợ cho phát triển KTTT, HTX còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn lồng ghép.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KTTT, HTX chưa được quan tâm, kiện toàn theo yêu cầu, chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều việc, thay đổi thường xuyên, chưa nắm chắc chuyên môn, thiếu thực tế nên việc tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước còn hạn chế.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.

1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, tích hợp thêm một số mục báo cáo và kết xuất dữ liệu, cho phép các HTX có thể nộp báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo đánh giá, xếp loại HTX hàng năm qua Hệ thống để góp phần cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, thuận tiện trong công tác theo dõi tình hình hoạt động các HTX, phục vụ công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể được kịp thời.

- Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, Ngành liên quan thống nhất chung cách đánh giá, phân loại HTX để thực hiện đồng bộ, có kết quả đánh giá phù hợp với tình hình thực tế hợp tác xã. Do việc đánh giá, phân loại HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện có 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện: Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Xem xét, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã ở các địa phương pháp luật về kinh tế tập thể.

- Nghiên cứu, tham mưu Chính phủ có chính sách hỗ trợ hoạt động tuyên truyền về kinh tế tập thể, HTX.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2025

I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2025.

1. Kế hoạch phát triển KTTT, HTX năm 2025 được đặt trong kế hoạch phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025[19]; phù hợp với Chiến lược Phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2030 (Quyết định s340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021), Kế hoạch phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1318/QĐ- TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và các chương trình, kế hoạch của tỉnh để triển khai chiến lược, kế hoạch của Trung ương.

2. Phát triển KTTT, HTX phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, từng địa phương; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX.

3. Các chỉ tiêu kế hoạch phải khả thi, phù hợp với kết quả, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2024 và phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch dài hạn của tỉnh.

II. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Những thuận lợi tác động đến khu vực KTTT, HTX.

- Công tác phát triển KTTT tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Trung ương, đặc biệt là vừa qua Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Luật Hợp tác xã sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thành lập và hoạt động của khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX. Cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

- Công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển trong đó có thành phần kinh tế kinh tế tập thể.

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và được sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trong thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Những khó khăn tác động đến khu vực KTTT, HTX:

- Tình trạng quy mô HTX còn nhỏ, hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả thấp, chưa tạo được sản xuất hàng hóa, dịch vụ ổn định có quy mô lớn; số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều; mức độ liên kết và tính bền vững trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh, trình độ công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cũng còn nhiều hạn chế.

- Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường đang trở thành mối đe dọa, thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề xâm nhập mặn. Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn do bị tác động bởi yếu tố này.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX

Phát triển kinh tế tập thể đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với hợp tác xã; Đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2023, tham gia hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác xã, tạo môi trường thuận lợi cho khu vực KTTT phát triển.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Khuyến khích phát triển mới các tổ chức kinh tế tập thể đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX; đẩy mạnh triển khai thực hiện pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng môi trường hoạt động, sản xuất kinh doanh lành mạnh, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Thành lập mới 20 HTX (trong đó: 15 HTX lĩnh vực nông nghiệp và 05 HTX lĩnh vực phi nông nghiệp), 01 Liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2023 và 20 tổ hợp tác có đăng ký theo quy định.

b) Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm trên 60% tổng số hợp tác xã. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 24%.

c) Trên 15 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.

d) Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết bền vững với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

đ) Xử lý dứt điểm tình trạng các hợp tác xã đã ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.

V. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2025

Nhằm đạt các mục tiêu, định hướng đã được đề ra, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Về tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương phát triển KTTT của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục triển khai quán triệt nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW, Luật Hợp tác xã năm 2023; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, Kết luận số 225-KL/TU ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 19/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kết luận số 225-KL/TU ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 2/02/2023 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương và các văn bản hướng dẫn nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của các ngành, các cấp về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể:

- Tham gia ý kiến để hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ trên cơ sở Luật Hợp tác xã năm 2023 và tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW để tạo điều kiện phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển các tổ chức kinh tế tập thể; coi các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân.

- Tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã để xác định các vướng mắc, bất cập, chồng chéo nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững.

- Hoàn thiện tổ chức sắp xếp lại, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh trong hỗ trợ, phát triển hợp tác xã.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể:

- Rà soát, sắp xếp lại các HTX hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể theo quy định của Luật Hợp tác xã.

- Khuyến khích thu hút thành viên, tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức KTTT thể thực hiện hoạt động cho vay nội bộ, thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức KTTTcó đủ điều kiện; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức KTTT hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực.

- Tăng cường liên kết giữa tổ chức KTTT với các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác; ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức KTTT hoạt động có hiệu quả.

- Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới (Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021); Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" (Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023); Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030” (Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024); Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTXNN tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022); triển khai các nội dung hỗ trợ HTX theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ; Kết luận số 225-KL/TU ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 28/12/2018 của Tỉnh ủy “về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành giai đoạn 2 (Hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện)[20], giai đoạn 3 (Tổng kết, đề xuất phương án nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả) của Đề án “lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra của Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 19/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kết luận số 225-KL/TU ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 2/02/2023 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc sửa đổi một số nội dung của Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai hoàn thiện hợp tác xã thí điểm giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 167/QĐ- TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2804/UBND-KT ngày 25/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Các Sở, Ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ các Chương trình, kế hoạch, Đề án, Quyết định của UBND tỉnh đã ban hành phối hợp xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX năm 2025.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể:

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với KTTT trên địa bàn tỉnh; tập trung, thống nhất, xuyên suốt trong công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở để huy động các nguồn lực và trực tiếp triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tập thể. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển KTTT các cấp.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo chuyên sâu về KTTT, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch để KTTT phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về kinh tế tập thể.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh hợp tác xã tỉnh đối với phát triển KTTT

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT; phối hợp tổ chức vận động, phát triển các loại hình KTTT.

- Liên minh hợp tác xã tỉnh tiếp tục phát huy vai trò trong phát triển KTTT, HTX; phối hợp tốt với các Sở, Ngành, UBND cấp huyện hướng dẫn, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; chủ động đề xuất với UBND cấp tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực KTTT, HTX; chỉ đạo Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh nghiên cứu, xây dựng Quy chế nội bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Khẩn trương xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 27/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương bố trí vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và kinh phí sự nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện.

- Kinh phí lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và kinh phí hợp pháp khác.

- Kinh phí huy động, đóng góp từ các tổ chức kinh tế tập thể.

(Chi tiết theo các Phụ lục III, IV kèm theo).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, Ngành, địa phương căn cứ vào kế hoạch này và các văn bản của Bộ, Ngành Trung ương, trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025 của Sở, Ngành, địa phương quản lý và lồng ghép nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển có liên quan khác; lập kế hoạch, dự toán chi tiết phù hợp với định mức chi tiêu tài chính hiện hành, thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

2. Các Thành viên Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh thực hiện và theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai Kế hoạch trong phạm vi lĩnh vực được phân công theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX tỉnh) chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ngành có liên quan theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và lồng ghép vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện (nguồn vốn chi thường xuyên) theo khả năng cân đối của ngân sách.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh: Tăng cường công tác tham mưu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Chương trình, Kế hoạch của Nhà nước về KTTT, HTX; vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thành lập mới HTX, THT nhằm phát triển KTTT, HTX.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần phải điều chỉnh Kế hoạch thì các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo, đề xuất gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Các Bộ: KH&ĐT; TC;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- TTTU, HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban KTNS-HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh uỷ;
- Thành viên BCĐ ĐM PTKTTT HTX tỉnh;
- Các Sở: KH&ĐT, TC, NN&PTNT, CT, XD, GTVT, LĐ-TB&XH, KH&CN, TNMT; TT&TT;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Ngân hàng nhà nước VN-Chi nhánh BL;
- Cục Thuế tỉnh;
- Các Hội: Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Tỉnh Đoàn;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Bạc Liêu;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Các PCVPUBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu VT, (Duy-008).

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thiều

PHỤ LỤC I.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2023

Năm 2024

Kế hoạch năm 2025

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2023 (%)

Kế hoạch

KH năm 2025 so với kế hoạch 2024 (%)

KH năm 2025 so với thực hiện 2024 (%)

I

Hợp tác xã

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

229

223

245

245

107

250

112

102

Trong đó:

Số hợp tác xã đang hoạt động

HTX

210

216

226

230

110

250

116

109

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

32

20

16

20

63

20

100

100

Số hợp tác xã giải thể

HTX

18

5

-

4

22

15

300

375

Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá

HTX

63

60

-

60

95

65

108

108

Số HTX ứng dụng công nghệ cao vào

HTX

10

10

12

15

150

15

150

100

Số HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo

HTX

68

67

68

100

147

100

149

100

Số HTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ

HTX

-

-

-

-

-

-

-

-

Số HTX có thành viên là doa

HTX

-

-

-

-

-

-

-

-

Số HTX có thành viên là ngư

HTX

-

-

-

-

-

-

-

-

Số xã đạt chuẩn tiêu chí 13.1 về HTX trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

-

-

-

-

2

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

25.932

24.335

26.250

24.287

94

22.607

93

93

Trong đó

Số thành viên mới

Thành viên

1.359

400

702

805

59

420

105

52

Số thành viên ra khỏi hợp tác

Thành viên

2.165

200

384

2.450

113

2.100

1050

86

3

Tổng số lao động thường

Người

5.676

5.759

5.485

5.515

97

5.615

97

102

Trong đó:

Số lao động thường xuyên

Người

122

92

68

92

75

80

87

87

Số lao động thường xuyên là

Người

3.149

3.296

3.249

3.341

106

3.421

104

102

4

Tổng số cán bộ quản lý hợp

Người

1.170

1.322

1.238

1.268

108

1.370

104

108

Trong đó:

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ,

Người

127

161

301

361

284

384

238

106

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao

Người

182

210

179

187

103

329

157

176

5

Doanh thu bình quân một

Tr đồng/năm

1.492

1.700

1.700

114

1750

103

103

Trong đó: Doanh thu của hợp tác xã với thành viên

Tr đồng/năm

1.158

700

700

60

710

101

101

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

547

205

205

37

210

102

102

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong

Tr đồng/năm

62,7

62,7

62,7

100

63

100

100

II

Liên hiệp hợp tác xã

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LH HTX

3

4

3

3

100

4

100

133

Trong đó:

Số liên hiệp hợp tác xã đang h

LH HTX

3

4

3

3

100

4

100

133

Số liên hiệp HTX thành lập m

LH HTX

1

1

0

0

0

1

100

Số liên hiệp HTX giải thể

LH HTX

0

0

0

0

0

Số LHHTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ

LH HTX

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

31

41

31

31

100

35

85

113

3

Tổng số lao động trong liên

Người

11

26

14

14

127

16

62

114

4

Doanh thu bình quân của một liên hiệp HTX

Tr đồng/năm

4.304

6.000

6.000

139

6.200

103

103

5

Lãi bình quân của một liên

Tr đồng/năm

163

1.100

1.100

675

1.150

105

105

III

Tổ hợp tác

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

522

565

522

542

104

592

105

109

Trong đó:

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền

THT

522

565

522

542

104

592

105

109

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

11.925

13.320

11.942

12.382

104

13.524

102

109

Trong đó:

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

400

80

400

1.142

286

286

3

Doanh thu bình quân một tổ H

Tr đồng/năm

75

220

220

293

230

105

105

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

57

80

80

140

85

106

106

(*) Theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của BKHĐT về hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX

(**) Tỉnh Bạc Liêu 49/49 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

PHỤ LỤC II:

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2023

Năm 2024

Kế hoạch năm 2025

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

Ước thực hiện cả năm so với thực hiện 2023 (%)

Kế hoạch

KH năm 2025 so với kế hoạch 2024 (%)

KH năm 2025 so với thực hiện 2024 (%)

1

HỢP TÁC XÃ

Tổng số hợp tác xã

HTX

229

223

245

245

107

250

112

102

Chia ra:

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

197

190

210

210

107

221

116

105

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

3

3

4

4

133

3

100

75

Hợp tác xã xây dựng

HTX

4

3

4

4

100

2

67

50

Hợp tác xã tín dụng

HTX

7

7

7

7

100

7

100

100

Hợp tác xã thương mại

HTX

5

5

7

7

140

7

140

100

Hợp tác xã vận tải

HTX

10

8

10

10

100

7

88

70

Hợp tác xã khác

HTX

3

7

3

3

100

3

43

100

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

3

4

3

3

100

4

100

133

Chia ra:

LH hợp tác xã nông - lâm - ngư diêm nghiệp

LHHTX

3

4

3

3

100

4

100

133

LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

LH hợp tác xã khác

LHHTX

3

TỔ HỢP TÁC

Tổng số tổ hợp tác

THT

522

565

522

542

104

592

105

109

Chia ra:

Tổ hợp tác nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

THT

506

539

496

526

104

572

106

109

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

Tổ hợp tác xây dựng

THT

Tổ hợp tác tín dụng

THT

Tổ hợp tác thương mại

THT

Tổ hợp tác vận tải

THT

Tổ hợp tác khác

THT

16

26

26

16

100

20

77

125

PHỤ LỤC III:

NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2024 (bao gồm cả chuyển nguồn năm 2023)

Kế hoạch 2025

Ghi chú

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

TỔNG CỘNG

Tr đồng

1.284,67

1.056,0

1

Thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX

754,5

Liên minh hợp tác xã thực hiện

1.1

Thành lập mới

a

Hợp tác xã

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

20

16

20

20

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

445,7

290

411,5

405,2

b

Liên hiệp hợp tác xã

- Số Liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ

LH HTX

1

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

11,5

c

Tổ hợp tác

- Số tổ hợp tác được hỗ trợ

THT

20

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

40

1.2

Củng cố tổ chức KTTT, HTX

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

20

10

20

20

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

319,2

110

281,5

297,8

2

Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT

1.284,67

Dự toán chi tiết nhu cầu kinh phí tại Phụ lục

2.1

Đào tạo

- Số người được cử đi đào tạo

Người

1

1

Liên minh hợp tác xã thực hiện

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

120

120

2.2

Bồi dưỡng

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

340

400

450

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (200 người, kinh phí 580,800 triệu đồng) và Liên minh Hợp tác xã tỉnh (250 người, kinh phí 583,870 triệu đồng)

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

1.001

1027,73

1.164,67

3

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

4

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

301,5

Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

40

12

40

30

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

614,9

156,02

614,9

301,5

5

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

4

0

0

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

2.000

6

Hỗ trợ khác (cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ)

Tr đồng

Hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

16

0

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

961,2

PHỤ LỤC IV:

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Tổng mức đầu tư

Thực hiện 2024

Kế hoạch 2025

Ghi chú

Tổng số

Trong đó NSNN

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng đầu năm

Ước thực hiện cả năm

I

NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

II

NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

Dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn

Dự án hỗ trợ hoàn thiện HTX thí điểm giai đoạn 2021 - 2025

7.843

7.843

7.843

0

7.843

Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện

2

Dự án thuộc Chương trình MTQG…

PHỤ LỤC V:

DỰ TOÁN CHI TIẾT NHU CẦU KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂNG CAO NĂNG LỰC, NHẬN THỨC CHO KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

NỘI DUNG

THÀNH TIỀN (đồng)

1

Đơn vị thực hiện: Liên minh Hợp tác xã tỉnh

703.870.000

1.1

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế (số lượng: 01 người, viên chức Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu)

120.000.000

-

Học phí

15.000.000

đồng/học kỳ

x

4

học kỳ

60.000.000

-

Tài liệu, giáo trình

2.550.000

đồng/học kỳ

x

4

học kỳ

10.200.000

-

Hỗ trợ kinh phí đi lại

1.500.000

đồng/học kỳ

x

4

học kỳ

6.000.000

-

Hỗ trợ kinh phí ăn ở và phí sinh hoạt

7.200.000

đồng/học kỳ

x

4

học kỳ

28.800.000

-

Hỗ trợ kinh phí thực hiện luận văn tốt nghiệp

15.000.000

đồng/luận văn

x

1

luận văn

15.000.000

1.2

Bồi dưỡng

583.870.000

a

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành HTX tại các huyện, thị xã, thành phố

124.380.000

đ/lớp

x

2

lớp

248.760.000

Số lượng bình quân: 50 học viên/05ngày/lớp

-

-

Thuê Hội trường, âm thanh (gồm máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu…) (tạm tính)

3.500.000

đ/ngày

x

5

ngày

17.500.000

-

Băng gon khai, bế giảng

800.000

đ/lần

x

2

lần

1.600.000

-

Chi in, đóng cuốn tài liệu

52.600

đ/bộ

x

50

bộ

2.630.000

-

Chi văn phòng phẩm (viết, tập, sơ mi…) (theo thực tế)

1.500.000

-

Thù lao báo cáo viên LMHTX

2.000.000

đ/ngày

x

3

ngày

6.000.000

-

Hỗ trợ tiền xe đi và về cho học viên (tạm tính)

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

lượt

6.000.000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

150.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

5

ngày

37.500.000

-

Hỗ trợ tiền nghỉ cho học viên

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

4

ngày

24.000.000

-

60.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

buổi

3.000.000

-

Nước uống học viên và báo cáo viên

40.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

5

ngày

10.000.000

-

Chi in, ép giấy chứng nhận (theo thực tế)

25.000

đ/học viên

x

50

học viên

1.250.000

Chi hoạt động quản lý trực tiếp lớp bồi dưỡng (giữ xe, vệ sinh, quản lý lớp)

150.000

đ/người

x

3

người

x

5

ngày

2.250.000

-

Chi phí đưa rước báo cáo viên (xăng xe, lưu trú tài xế và BCV, rửa xe,…) (tạm tính)

5.000.000

Chi phí mời giảng viên chuyên nghiệp

-

Thù lao giảng viên

2.400.000

đ/ngày

x

2

ngày

4.800.000

-

Thuê phòng nghỉ giảng viên (khoán)

300.000

đ/đêm

x

3

đêm

900.000

-

Tiền ăn giảng viên

150.000

đ/ngày

x

3

ngày

450.000

Tổng cộng (a)

124.380.000

b

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban Kiểm soát HTX tại các huyện, thị xã, thành phố

82.290.000

đ/lớp

x

2

lớp

164.580.000

Số lượng bình quân: 50 học viên/03ngày/lớp

-

-

Thuê Hội trường, âm thanh (gồm máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu…) (tạm tính)

3.500.000

đ/ngày

x

3

ngày

10.500.000

-

Băng gon khai, bế giảng

800.000

đ/lần

x

2

lần

1.600.000

-

Chi in, đóng cuốn tài liệu

50.800

đ/bộ

x

50

bộ

2.540.000

-

Chi văn phòng phẩm (viết, tập, sơ mi…) (theo thực tế)

1.500.000

-

Thù lao báo cáo viên LMHTX

2.000.000

đ/ngày

x

1

ngày

2.000.000

-

Hỗ trợ tiền xe đi và về cho học viên (tạm tính)

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

lượt

6.000.000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

150.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

3

ngày

22.500.000

-

Hỗ trợ tiền nghỉ cho học viên

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

2

ngày

12.000.000

-

60.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

buổi

3.000.000

-

Nước uống học viên và báo cáo viên

40.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

3

ngày

6.000.000

-

Chi hoạt động quản lý trực tiếp lớp bồi dưỡng (giữ xe, vệ sinh, quản lý lớp)

150.000

đ/người

x

3

người

x

5

ngày

2.250.000

-

Chi in, ép giấy chứng nhận (theo thực tế)

25.000

đ/học viên

x

50

học viên

1.250.000

-

Chi phí đưa rước báo cáo viên (xăng xe, lưu trú tài xế và BCV, rửa xe,…) (tạm tính)

5.000.000

Chi phí mời giảng viên chuyên nghiệp

-

Thù lao giảng viên

2.400.000

đ/ngày

x

2

ngày

4.800.000

-

Thuê phòng nghỉ giảng viên (khoán)

300.000

đ/đêm

x

3

đêm

900.000

-

Tiền ăn giảng viên

150.000

đ/ngày

x

3

ngày

450.000

Tổng cộng (b)

82.290.000

c

Bồi dưỡng nghiệp vụ Kế toán cho HTX tại các huyện, thị xã, thành phố

170.530.000

đ/lớp

x

1

lớp

170.530.000

Số lượng bình quân: 50 học viên/07ngày/lớp

-

-

Thuê Hội trường, âm thanh (gồm máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu…) (tạm tính)

3.500.000

đ/ngày

x

7

ngày

24.500.000

-

Băng gon khai, bế giảng

800.000

đ/lần

x

2

lần

1.600.000

-

Chi in, đóng cuốn tài liệu

52.600

đ/bộ

x

50

bộ

2.630.000

-

Chi văn phòng phẩm (viết, tập, sơ mi…) (theo thực tế)

1.500.000

-

Thù lao báo cáo viên LMHTX

2.000.000

đ/ngày

x

1

ngày

2.000.000

-

Hỗ trợ tiền xe đi và về cho học viên (tạm tính)

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

lượt

6.000.000

-

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

150.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

7

ngày

52.500.000

-

Hỗ trợ tiền nghỉ cho học viên

120.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

6

ngày

36.000.000

-

60.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

1

buổi

3.000.000

-

Nước uống học viên và báo cáo viên

40.000

đ/học viên

x

50

học viên

x

7

ngày

14.000.000

-

Chi hoạt động quản lý trực tiếp lớp bồi dưỡng (giữ xe, vệ sinh, quản lý lớp)

150.000

đ/người

x

3

người

x

7

ngày

3.150.000

-

Chi in, ép giấy chứng nhận (theo thực tế)

25.000

đ/học viên

x

50

học viên

1.250.000

-

Chi phí đưa rước báo cáo viên (xăng xe, lưu trú tài xế và BCV, rửa xe,…) (tạm tính)

5.000.000

Chi phí mời giảng viên chuyên nghiệp

-

Thù lao giảng viên

2.400.000

đ/ngày

x

6

ngày

14.400.000

-

Thuê phòng nghỉ giảng viên (khoán)

300.000

đ/đêm

x

7

đêm

2.100.000

-

Tiền ăn giảng viên

150.000

đ/ngày

x

6

ngày

900.000

Tổng cộng (c)

170.530.000

2

Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

580.800.000

TT

Nội dung chi

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

Hỗ trợ nâng cao năng lực đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể (số lượng: 200 người)

Lớp

4

145.200.000

580.800.000

-

Thù lao giảng viên, báo cáo viên (10 buổi/người)

Buổi

10

2.000.000

20.000.000

điểm a) Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT- BTC

-

Khoán tiền nghỉ đêm 01 giảng viên, báo cáo viên (05 đêm/người)

Đêm

5

300.000

1.500.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Phụ cấp lưu trú 01 giảng viên, báo cáo viên (06 ngày/người)

Ngày

6

200.000

1.200.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Tiền thuê xe đưa rước giảng viên, báo cáo viên (đi và về)

Chuyến

2

5.000.000

10.000.000

Theo thực tế

-

Hỗ trợ tiền xe đi và về cho thành viên HTX - Các đối tượng không hưởng lương từ NSNN (50 người x 01 lượt đi và về bình quân 120km)

Lượt

50

120.000

6.000.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Hỗ trợ tiền ăn cho thành viên HTX - Các đối tượng không hưởng lương từ NSNN (50 người x 05 ngày)

Người/ngày

250

150.000

37.500.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Hỗ trợ tiền nghỉ cho thành viên HTX - Các đối tượng không hưởng lương từ NSNN (50 người x 05 ngày)

Người/ngày

250

120.000

30.000.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Tiền nước uống (50 người x 10 buổi)

người/buổi

500

20.000

10.000.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Tiền tài liệu đóng cuốn (50 người)

Bộ

50

50.000

2.500.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Tiền in băng gon khai, bế giảng

Cái

1

500.000

500.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Thuê hội trường, âm thanh ….

Ngày

5

3.000.000

15.000.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Thuê trang thiết bị (máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu…)

Ngày

5

700.000

3.500.000

Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 31/12/2017 của UBND tỉnh Bạc Liêu

-

Tiền văn phòng phẩm (50 người)

Bộ

50

25.000

1.250.000

Theo thực tế

-

Tiền in, ép giấy chứng nhận (50 người)

Giấy

50

25.000

1.250.000

Theo thực tế

-

Chi khác (các nội dung phát sinh nhưng trong nội dụng được phép chi)

5.000.000

Theo thực tế

TỔNG CỘNG (1+2)

1.284.670.000

(Số tiền bằng chữ: Một tỷ hai trăm tám mươi bốn triệu sáu trăm bảy mươi ngàn đồng)

PHỤ LỤC VI:

CHỈ TIÊU THÀNH LẬP MỚI HỢP TÁC XÃ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch Số: 154/KH-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2023

Năm 2024

Kế hoạch năm 2025

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

Tổng số hợp tác xã

HTX

32

20

16

20

20

1

Thành phố Bạc Liêu

HTX

5

3

3

3

3

2

Thị xã Giá Rai

HTX

4

2

2

2

2

3

Huyện Đông Hải

HTX

3

3

1

3

3

4

Huyện Hòa Bình

HTX

6

4

4

4

4

5

Huyện Vĩnh Lợi

HTX

6

2

2

2

2

6

Huyện Phước Long

HTX

4

3

3

3

3

7

Huyện Hồng Dân

HTX

4

3

1

3

3



[1] 245 HTX, trong đó gồm: Hồng Dân 41 HTX, Vĩnh Lợi 37 HTX, Phước Long 38 HTX, Đông Hải 33 HTX, Hòa Bình 35 HTX, thành phố Bạc Liêu 32 HTX, thị xã Gía Rai 29 HTX.

[2] Trong đó, thành phố Bạc Liêu: 03 HTX (đạt 100% /kế hoạch năm 2024); Huyện Vĩnh Lợi: 02 HTX (đạt 100%/kế hoạch năm 2024); Huyện Hòa Bình: 04 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); thị xã Giá Rai: 02 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Phước Long: 03 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Hồng Dân: 01 HTX (đạt 33,3%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Đông Hải: 01 HTX (đạt 33,3%/ kế hoạch năm 2024)

[3] Giải thể 04 HTX (trong đó 04 HTX thuộc phương án giải thể các hợp tác xã không hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu).

[4] Kết quả phân loại và đánh giá HTX năm 20234: Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh thuộc diện phân loại, đánh giá theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT là 171/229 HTX (chiếm 66,8% trên tổng số HTX trên địa bàn tỉnh), trong đó: Đạt loại Tốt là 19 HTX (chiếm 11%); đạt loại Khá là 44 HTX (chiếm 25,7%); đạt loại Trung bình là 80 HTX (chiếm 46,8%); đạt loại Yếu là 10 HTX (chiếm 5,8%). Còn lại 18 HTX không thực hiện báo cáo theo quy định, gồm: Thành phố Bạc Liêu 09 HTX, huyện Hòa Bình 07 HTX, huyện Hồng Dân 02 HTX.

[5] 522 THT, gồm: 496 THT lĩnh vực nông nghiệp; 26 THT lĩnh vực phi nông nghiệp

[6] Trong đó, thành phố Bạc Liêu: 03 HTX (đạt 100% /kế hoạch năm 2024); Huyện Vĩnh Lợi: 02 HTX (đạt 100%/kế hoạch năm 2024); Huyện Hòa Bình: 04 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); Thị xã Giá Rai: 02 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Phước Long: 03 HTX (đạt 100%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Hồng Dân: 01 HTX (đạt 33,3%/ kế hoạch năm 2024); Huyện Đông Hải: 01 HTX (đạt 33,3%/ kế hoạch năm 2024)

[7] Số thành viên ra khỏi HTX ước cả năm 2024 là 2.450 thành viên (cao so với kế hoạch năm 2024 - có 200 thành viên khỏi HTX ), trong đó có 02 HTX với số lượng thành viên lớn (gần 2.400 thành viên).

[8] Là lao động không xác định thời hạn, không tính lao động ngắn hạn và lao động thời vụ.

[9] Trong đó: Trồng trọt 93 HTX; Thuỷ sản 70 HTX (69 HTX nuôi TS, 01 HTX khai thác TS); Diêm nghiệp 6 HTX; Chăn nuôi 10 HTX; Tổng hợp 31 HTX).

[10] Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT (Báo cáo số 381/BC-SNN-PTNT ngày 26/6/2024), gồm: HTX NN Hồng Dân với sản phẩm gạo một bụi đỏ; HTX DVNN Quyết Tiến với sản phẩm bắp nếp; HTX 8/3 với sản phẩm rau cần nước; HTX Thiên Phú với sản phẩm khô tôm thẻ ép gia vị và khô tôm sú ép gia vị; HTX Thành Đạt với sản phẩm tôm khô, chà bông tôm và bánh phòng tôm; HTX Đồng Phát với sản phẩm khô tôm sú ép; HTX Hưng Thành Phát với sản phẩm Hẹ lá; HTX Dịch vụ và NTTS Vĩnh Thành với sản phẩm Tôm chao; HTX Chí Phải với sản phẩm Gạo ST 25-CP và Gạo RVT; HTX Dịch vụ nông nghiệp và tưới tiêu Tiên Tiến với sản phẩm Gạo Đài thơm 8 và HTX Tân Huy Hoàng với sản phẩm Tôm khô.

[11] nội dung hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã bao gồm: Cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã cho sáng lập viên hợp tác xã, tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX, tổ chức đại hội để củng cố tổ chức và hoạt động. Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện

[12] HTX Hồng Dân, HTX Ba Đình, HTX Ninh Điền, HTX Vinh Phát (huyện Hồng Dân); HTX Thành Đạt, HTX Đồng Phát, HTX Huy Điền, HTX Doanh Điền (huyện Đông Hải); HTX Kinh tế xanh, HTX sản xuất sạch Lê Thành Công, HTX Artermia Vĩnh Châu (thành phố Bạc Liêu); HTX Thanh Sơn, HTX 30/4, HTX Đồng Tiến (huyện Hòa Bình); HTX Quyết Tiến, HTX Long Hồ - Chủ Chí (huyện Phước Long); HTX Toàn Thắng (huyện Vĩnh Lợi).

[13] Tại Điều 3 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ quy định “Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp quy định tại Nghị định này là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết chuỗi giá trị). Các hình thức liên kết cụ thể quy định tại Điều 4 Nghị định này.

[14] theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

[15] Công văn số 501/UBND-KT ngày 06/02/2024 và Công văn số 534/UBND-KT ngày 15/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

[16] Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo số 51/BC-SKHĐT ngày 26/3/2024 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể đối với các trường hợp này.

[17] Năm 2021 01 HTX, năm 2022 02 HTX, năm 2023 01 HTX, dự kiến năm 2024 05 HTX, dự kiến năm 2025 05 HTX.

[18] Năm 2022 02 LH HTX, năm 2023 01 LH HTX, dự kiến năm 2025 01 LH HTX.

[19] Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025

[20] theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 154/KH-UBND ngày 04/10/2024 phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025 do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


131

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!