ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1245/KH-UBND
|
Lai Châu, ngày 22 tháng 6 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT
NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số
2126/QĐ-BYT ngày 21/5/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm bổ sung
vắc xin bại liệt (IPV) năm 2020-2021; Công văn số 721/VSDTTƯ-TCQG ngày
29/5/2020 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm bổ
sung vắc xin bại liệt (IPV) năm 2020-2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt năm 2020, như sau:
I. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng
bệnh bại liệt trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ
thành quả thanh toán bệnh bại liệt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đạt tỷ lệ ≥ 90% đối tượng
được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin bại liệt (IPV) trên quy mô tỉnh.
- Đảm bảo an toàn và chất
lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ.
II. THỜI
GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Thời gian, phạm vi triển
khai
- Thời gian triển khai: Dự
kiến tháng 11 năm 2020.
- Phạm vi triển khai: Trên địa
bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng
Đối tượng tiêm bổ sung là
trẻ sinh ra từ ngày 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018 chưa được tiêm vắc xin bại
liệt trong tiêm chủng thường xuyên.
- Loại trừ trường hợp sau
(trường hợp không tiêm): Trường hợp có bằng chứng đã tiêm ít nhất 01 mũi vắc
xin phối hợp có thành phần bại liệt.
- Tổng số đối tượng dự kiến
tiêm: 20.448 trẻ, cụ thể:
TT
|
Huyện/thành phố
|
Dự kiến đối tượng
|
1
|
Thành Phố Lai Châu
|
2.024
|
2
|
Huyện Tam Đường
|
2.401
|
3
|
Huyện Than Uyên
|
2.563
|
4
|
Huyện Tân Uyên
|
2.218
|
5
|
Huyện Sìn Hồ
|
3.880
|
6
|
Huyện Phong Thổ
|
3.855
|
7
|
Huyện Mường Tè
|
2.264
|
8
|
Huyện Nậm Nhùn
|
1.243
|
Tổng cộng:
|
20.448
|
3. Phương thức triển khai
- Tổ chức triển khai dưới
hình thức chiến dịch tiêm chủng bổ sung:
+ Tại trường học: Tiêm chủng
cho đối tượng là trẻ em đang học mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ.
+ Tại Trạm y tế: Tiêm chủng
cho đối tượng là trẻ không đi học và thực hiện tiêm vét.
+ Tại các điểm tiêm chủng
ngoài trạm: Đối với các địa phương là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận.
- Tổ chức triển khai theo
chiến dịch tiêm bổ sung: Tuỳ điều kiện thực tế của từng địa phương, có thể triển
khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt đồng loạt tại các trường mầm non, mẫu
giáo, nhà trẻ, tại cộng đồng hoặc các cơ sở y tế... trong một hoặc nhiều
đợt theo cụm xã. Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt
hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Công
tác chỉ đạo, điều hành
Trung tâm y tế các huyện,thành
phố tham mưu xây dựng kế hoạch trình UBND huyện, thành phố phê duyệt triển
khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt tại địa phương.
2. Truyền
thông
2.1. Truyền thông trước
chiến dịch
- Nội dung truyền thông:
Tầm quan trọng và đối tượng, mục tiêu của chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại
liệt, tác dụng, lợi ích của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng.
- Đối tượng truyền thông:
Người dân và các thành viên liên quan trong tổ chức thực hiện chiến dịch.
- Hình thức truyền thông:
Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền thanh, truyền
hình, tài liệu hướng dẫn tiêm bại liệt, vận động trực tiếp…
- Thời gian thực hiện: Dự kiến
trong tháng 10 năm 2020.
2.2. Truyền thông
trong chiến dịch
- Nội dung truyền thông:
Lợi ích của việc tiêm bại liệt, các phản ứng có thể gặp phải.
- Đối tượng truyền thông:
Gia đình có trẻ sinh từ 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018 ở cộng đồng, giáo
viên, học sinh tại các trường mầm non trên địa bàn.
- Hình thức truyền thông:
Truyền thông trực tiếp thông qua y tế bản, trưởng bản, giáo viên tại các
trường, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
- Thời gian truyền thông:
Trong suốt quá trình triển khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt.
2.3. Đơn vị thực hiện
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp với
các cơ quan thông tin đại chúng, lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa
phương và các cơ quan, đoàn thể khác trên địa bàn để thực hiện.
3. Điều
tra, lập danh sách đối tượng
3.1. Phương thức điều
tra: Thực hiện điều tra từng bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, từng
lớp học.
3.2. Thời gian triển
khai: Trước khi triển khai tiêm chủng tối thiểu 1 tháng.
3.3. Nhân lực thực hiện
- Đầu mối thực hiện: Trạm y
tế xã, phường, thị trấn tiến hành điều tra, lập danh sách các đối tượng
trong diện tiêm chủng. Đối tượng là trẻ đi học mầm non hoặc chưa đi học
đang có mặt tại địa phương.
- Đơn vị phối hợp: Các trường
mầm non, nhà giữ trẻ, y tế bản, cộng tác viên dân số, trưởng bản, tổ dân
phố, quân dân y, Biên phòng.
3.4. Nội dung thực hiện
- Điều tra trong trường học:
Trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp, trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường
lập danh sách theo lớp đối với trẻ sinh từ 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018, đề
nghị các trường mầm non công lập, tư thục bố trí giáo viên, cán bộ thống
kê, đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi theo lớp.
- Điều tra tại cộng đồng: Trạm
y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với y tế bản, cộng tác viên dân số, trưởng
bản, tổ dân phố, quân dân y, Biên phòng và chính quyền địa phương rà soát
nhóm trẻ không đi học tại cộng đồng sinh từ 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018.
Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản
lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.
Lưu ý: Không tiêm vắc xin
bại liệt cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại
liệt trước đây.
4. Tiếp
nhận vận chuyển cung ứng vắc xin, vật tư
- Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh: Tiếp nhận, vận chuyển vật tư, vắc xin từ Trung ương về kho tỉnh trước
khi triển khai chiến dịch 1-2 tuần.
- Trung tâm y tế các huyện,
thành phố tiếp nhận vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản.
Triển khai cấp phát đến các xã trước khi triển khai chiến dịch từ 1-2 ngày.
- Trạm y tế xã, thị trấn tiếp
nhận, vận chuyển vắc xin, vật tư đến các điểm tiêm tối thiểu 01 ngày trước
khi triển khai, thực hiện đồng loạt.
* Nhân lực, phương tiện vận
chuyển
- Vận chuyển vắc xin, vật tư
từ Trung ương về tỉnh bằng xe ô tô bảo quản vắc xin chuyên dụng.
- Vận chuyển vắc xin, vật tư
từ tỉnh về huyện bằng ô tô.
- Vận chuyển vắc xin, vật tư
các xã, thị trấn đến các điểm tiêm: Huy động nhân công các xã, thị trấn.
- Vắc xin: Dự kiến 26.600 liều.
- Bơm kim tiêm 0,5ml: 22.500
cái.
- Hộp an toàn: 250 cái.
5. Tổ chức
tiêm chủng
- Trạm y tế xã, phường, thị
trấn phối hợp chặt chẽ với các trường mầm non để bố trí các điểm tiêm chủng
phù hợp, tổ chức triển khai tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ sinh từ 01/3/2016 đến
ngày 28/02/2018. Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc
biệt khó khăn phối hợp cùng với lực lượng quân y, Biên phòng để triển khai
thực hiện tiêm chủng.
- Quy trình tổ chức buổi
tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ
Y tế.
- Số lượng điểm tiêm chủng:
468 điểm, trong đó:
+ Điểm tiêm chủng cố định tại
các Trạm y tế xã, phường, thị trấn: 106 điểm tiêm.
+ Điểm tiêm chủng ngoài trạm:
Do các Trạm y tế đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tổ chức thực
hiện điểm tiêm chủng ngoài trạm tại các bản, trường mầm non phù hợp với điều
kiện thực tế, đảm bảo đúng quy định của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP: 362 điểm
tiêm.
+ Bố trí đủ vắc xin, trang
thiết bị, vật tư tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm đảm bảo đúng quy định.
+ Khuyến cáo gia đình cho
trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tham gia buổi tiêm chủng.
- Bố trí nhân lực
+ Nhân lực tại chỗ: Cán bộ
Trạm y tế xã, thị trấn, nhân viên y tế bản.
+ Nhân lực huy động: Khoa Kiểm
soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện, thành phố, lực lượng quân y, Biên phòng.
+ Nhân viên y tế tham gia hoạt
động tiêm chủng phải tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp thực
hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải
có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hiện tiêm chủng có
trình độ từ trung cấp y học hoặc trung cấp điều dưỡng - hộ sinh trở lên.
+ Các điểm tiêm cố định bố
trí tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành Y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên
có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên, tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành Y
trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở
lên.
+ Các điểm tiêm lưu động bố
trí tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành Y, trong đó nhân viên trực tiếp thực
hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
+ Tại mỗi điểm tiêm chủng
cần ít nhất 02 cán bộ y tế đã được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng, tập
huấn về khám sàng lọc, tiêm vắc xin.
+ Tổ chức tiêm bổ sung vắc
xin bại liệt mỗi trẻ sẽ được tiêm một mũi.
+ Tổ chức tiêm bổ sung vắc
xin bại liệt bố trí vào ngày riêng tùy theo điều kiện thực tế từng địa phương
cho kế hoạch này. Nếu điểm tiêm chỉ triển khai tiêm 1 loại vắc xin bại liệt
trong một buổi thì số lượng không quá 100 đối tượng/1 điểm tiêm chủng. Bố
trí đủ nhân viên y tế để thực hiện khám sàng lọc đảm bảo theo quy định.
+ Cuối mỗi buổi tiêm chủng
cần rà soát các hoạt động để kịp thời đưa ra kế hoạch tiêm vét và các hoạt
động điều chỉnh, đảm bảo không để sót đối tượng tiêm chủng.
+ Đối với các đối tượng tạm
hoãn cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong
tháng ngay sau đó.
- Lưu ý: Cần tổ chức nhiều
đợt tiêm vét vắc xin IPV tại các Trạm y tế xã phường để đảm bảo độ bao phủ vắc
xin bại liệt trên 90%. Không nhất thiết tiêm vắc xin bại liệt cho những đối tượng
đã được tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt trong tiêm chủng
dịch vụ trước đó.
6. Công
tác đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Bố trí các đội cấp cứu
lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng
nặng sau tiêm chủng. Hoạt động đội cấp cứu được duy trì trong suốt thời gian
triển khai các đợt tiêm chủng. Trong trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng
phải bố trí phương tiện, nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ các điểm tiêm kịp
thời.
- Đảm bảo vắc xin luôn
được bảo quản an toàn và chất lượng. Không lấy sẵn vắc xin vào bơm kim
tiêm khi chưa có trẻ đến tiêm chủng.
- Các trường hợp phản ứng
nặng sau tiêm chủng thực hiện theo Điều 14, 15, 16 Chương IV Thông tư số
34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm túc hoạt
động khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng theo Quyết định số 2470/QĐ-BYT
ngày 14/06/2019 của Bộ Y tế.
- Theo dõi, xử lý kịp thời
các trường hợp phản ứng sau sử dụng vắc xin đảm bảo an toàn tiêm chủng;
thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm chủng và tại trạm theo quy định
của Bộ Y tế.
7. Kiểm
tra, giám sát
7.1. Trước chiến dịch
- Giám sát công tác chuẩn
bị triển khai chiến dịch, giám sát điều tra đối tượng, công tác chuẩn bị
nhân lực, vật tư... triển khai.
- Nhân lực:
+ Tuyến tỉnh: Dự kiến 2 người/huyện
x 4 ngày x 8 huyện, thành phố.
+ Tuyến huyện: Dự kiến 2 người/đợt
x 3 ngày x 8 huyện, thành phố.
7.2. Trong chiến dịch
- Giám sát kỹ thuật tiêm
và bảo quản vắc xin, tiến độ triển khai chiến dịch việc thực hiện an toàn
tiêm chủng.
- Nhân lực:
+ Tuyến tỉnh: Dự kiến 2 người/huyện
x 4 ngày x 8 huyện, thành phố.
+ Tuyến huyện: Dự kiến 2 người/đợt
x 3 ngày x 8 huyện, thành phố.
8. Công
tác thống kê, báo cáo
8.1. Báo cáo theo dõi
tiến độ
- Hàng ngày sau khi kết
thúc buổi tiêm các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, tiến hành cập nhập kết
quả báo nhanh tình hình sử dụng vắc xin, bơm kim tiêm các vật tư khác, báo
cáo tuyến trên theo quy định.
- Theo dõi, báo cáo tình
hình các phản ứng sau tiêm chủng theo thường quy, các trường hợp tai biến nặng
được điều tra và báo cáo tuyến trên theo quy định.
8.2. Báo cáo kết quả
chiến dịch
- Thực hiện báo cáo kết
quả tiêm chủng vắc xin bại liệt lên truyến trên theo quy định:
+ Trạm y tế các xã, phường,
thị trấn tổng hợp báo cáo từ các điểm tiêm sau khi kết thúc chiến dịch gửi
về Trung tâm y tế huyện, thành phố trong vòng 3 ngày.
+ Trung tâm y tế huyện,
thành phố tổng hợp báo cáo từ các xã, phường, thị trấn gửi về Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh sau khi kết thúc đợt chiến dịch của huyện, thành phố
trong vòng 7 ngày.
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tổng hợp từ các huyện, thành phố gửi Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh,
Viện vệ sinh dịch tễ trung ương khu vực trong vòng 14 ngày.
9. Kế hoạch
hậu cần
9.1. Dự kiến nhu cầu vắc
xin bại liệt và vật tư
- Vắc xin: Dự kiến 26.600 liều
- Bơm kim tiêm 0,5ml: 22.500
cái
- Hộp an toàn: 250 cái
9.2. Biểu mẫu chuyên
môn
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh chịu trách nhiệm in ấn và cấp phát cho các huyện,
thành phố tham gia triển khai một số biểu mẫu chuyên môn, tài liệu truyền
thông phục vụ chiến dịch, cụ thể: Giấy mời, Giấy xác nhận, phiếu khám sàng lọc,
danh sách điều tra đối tượng, biểu mẫu báo cáo, tài liệu hướng dẫn tiêm bổ
sung vắc xin bại liệt.
IV. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí Trung
ương
Hỗ trợ toàn bộ kinh phí
mua vắc xin, vật tư phục vụ triển khai chiến dịch.
2. Nguồn kinh phí địa
phương
Chi phí cho các hoạt động
triển khai kế hoạch tại địa phương từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu y tế
dân số và các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Y tế
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, địa phương liên quan, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổng
hợp, lập dự toán kính phí thực hiện kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ
sung vắc xin bại liệt trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người
dân chủ động đưa trẻ đến tiêm chủng.
- Chỉ đạo các đơn vị liên
quan tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức triển khai thực hiện tại các địa
phương trên toàn tỉnh.
- Theo dõi tiến độ triển khai
và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định.
2. Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường học
trên địa bàn, phối hợp điều tra, lập danh sách các đối tượng trong độ tuổi
theo lớp, bố trí địa điểm tiêm chủng tại các trường học theo đề nghị của
ngành Y tế.
- Phối hợp với ngành Y tế
tổ chức tuyên truyền vận động học sinh, gia đình học sinh được biết về ý
nghĩa, lợi ích của tiêm chủng bổ sung vắc xin bại liệt để tích cực cho trẻ
tham gia tiêm chủng tại các trường học, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
3. Sở
Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh đảm bảo
kinh phí tổ chức triển khai kế hoạch theo quy định.
4. Sở
Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông
tin truyền thông tuyên truyền các nội dung liên quan đến việc tổ chức triển
khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt trên toàn tỉnh.
5. Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo lực lượng quân y
đóng quân trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế
trong việc tuyên truyền, vận động, lập danh sách đối tượng và tham gia công
tác tiêm chủng vắc xin bại liệt tại địa phương.
6. Đề
nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh
Phối hợp với các ngành chức
năng và chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, vận động gia đình đưa
trẻ đi tiêm theo kế hoạch.
7. UBND các huyện, thành phố
-
Phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chiến dịch tiêm
bổ sung vắc bại liệt theo kế hoạch.
-
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân trên địa bàn được
biết về kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt để người dân đưa trẻ đến tiêm
đầy đủ.
-
Chỉ đạo UBND cấp xã; trường học, thôn, bản, tổ dân phố tại địa phương phối
hợp với Trạm y tế tổ chức điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm bổ sung
sung vắc xin bại liệt trên địa bàn.
- Chỉ
đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thực
hiện theo kế hoạch, đảm bảo hiệu quả, an toàn, đạt mục tiêu đề ra; theo dõi
sát tiến độ triển khai và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
theo quy định.
Căn
cứ nội dung Kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở,
ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và đoàn thể tỉnh;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Các Sở: Y tế, GD&ĐT, Tài chính, TT&TT,
- Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX2.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
|