ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 330/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 11
tháng 10 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2035
Căn cứ Luật Dược ngày 6 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của
Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền
Đông y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng
10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển dược
liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-T7g ngày 17 tháng 3
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công
nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 2056/QĐ-BYT ngày 25 tháng
05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
”;
Căn cứ Quyết định số 2299/QĐ-UBND, ngày 24 tháng
07 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công nhận, nghiệm thu kết
quả đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá tiềm năng và thực trạng nguồn tài
nguyên dược liệu (cây thuốc) ở Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai làm
tiền đề xây dựng dự án Xây dựng Vườn quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc”
do Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện;
Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 30/3/2023
của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ cấp tỉnh, Đề tài “Kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu
tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng 2035” do Viện Dược liệu thực hiện;
Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 12 tháng 11
năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền, kết
hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai;
Thực hiện Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 01/7/2024
của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện “Chiến lược quốc gia phát triển
ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” tỉnh Đồng
Nai.
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch bảo tồn và
phát triển dược liệu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 với
các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Bảo tồn, khai thác bền vững cây thuốc tự nhiên và
phát triển trồng cây thuốc có tiềm năng về giá trị y tế, kinh tế, là thế mạnh của
địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và
nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Từ nay đến năm 2025:
a) Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các nguồn gen đặc
hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Đồng Nai gồm 18 loài cây thuốc
thuốc đặc hữu, quý hiếm, có giá trị có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh
lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021 NĐ-CP về quản lý động thực
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước CITES. Các địa điểm bảo tồn
in situ bao gồm: Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai; Vườn Quốc gia Cát Tiên,
và Rừng phòng hộ Tân Phú (Danh sách loài, mức phân hạng bảo tồn, địa điểm bảo
tồn chi tiết theo phụ lục 1).
b) Để bảo tồn nguồn gen đặc hữu của dược liệu: Xây
dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai quy mô 100 - 200 ha. Bao gồm:
- Vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai (Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc): Bách bệnh
(Eurycoma longifolia Jack), Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Bân), Câu đằng
(Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria lanosa Wall.), Chè dây (Ampelopsis
cantoniensis (Hook, et Arn) Planch.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria
L.), Cổ an, Dây hoàng liên (Arcangelisia flava (L.) Merr.), Cốt toái bổ
(Drynaria bonii Christ; Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Cồn mốc song đính,
Rau báo rừng (Curculigo disticha Gagnep.), Dây đau xương (Tinospora sinensis
(Lour.) Merr.), Gắm (Gnetum montanum Markgr.; Gnetum macrostachyum Hook.f.), Gối
hạc (Leea rubra Blume), Mua sài gòn (Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.), Nhàu
(Morinda citrifolia L.), Nhóm cây huyết đằng (Spaolobus harmandii Gagnep;
Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.)
Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.)
Schot; Bauhinia khasiana Baker), Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Ráy gai
(Lasia spinosa (L.) Thw.), Thần xạ hương (Luvunga scandens (Roxb.)Buch.- Ham.),
Thành ngạnh (Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxyluin
formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer), Thiên niên kiện (Homalomena
occulta (Lour.) Schott; Homalomena cochinchinensis Engl.), Trung quân
(Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.).
- Vùng đệm Rừng phòng hộ Tân Phú: Bách bệnh
(Eurycoma longifolia Jack), Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.; Stemona pierrei
Gagnep.), Câu đằng (Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria lanosa Walk),
Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch.), Chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L.), Cồn mốc song đính, Rau báo rừng (Curculigo disticha Gagnep.),
Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ; Drynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Địa liền
(Kaempferia galanga L.), Gối hạc (Leea rubra Blume), Mua sài gòn (Melastoma
saigonense (Kuntze) Merr.), Nhàu (Morinda citrifolia L.), Nhóm cây huyết đằng
(Spatholobus harmandii Gagnep; Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze;
Callerya cinerea (Benth.) Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya
cochinchinensis (Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker), Nhóm nhân trần
(Adenosma glutinosa (L.) Druce; Adenosma Indiana (Lour.) Merr. ), Thành ngạnh
(Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jacq.)
Benth. & Hook.f. ex Dyer), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.)
Schott; Homalomena cochinchinensis Engl), Trung quân (Ancistrocladus tectorius
(Lour.) Merr.).
- Vùng đệm Vườn Quốc gia Cát tiên: Tắc kè đá
(Diynaria bonii H. Christ), Thiên tuế xiêm (Cycas siamensis Miq.), Huệ đá
(Peliosanthes teta Andrews subsp. humilis (Andr.) Jessop), Nần nghệ (Dioscorea
colletii Hook. f.), Một lá (Nervilia spp.), Ba gạc lá mỏng (Rauvolfia micrantha
Hook.f.), Bố béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban), Cổ an (Arcangelisia
flava (L.) Merr.), Giáng hương (Pterocaipus macrocaipus Kurz), Gõ mật (Sindora
siamensis Teijsm. ex Miq.), Lệ dương (Aeginetia indica L.), Trà hoa vàng Dormoy
(Camellia donnoyana (Pierre ex Laness.) Sealy), Ươi (Scaphium macropodum (Miq.)
Beumee ex K. Heyne).
- Khu vực Đông Nam tỉnh Đồng Nai (Xuân Lộc): Bách bệnh
(Eurycoma longifolia Jack), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn)
Planch.), Cổ an, Dây hoàng liên (Arcangelisia flava (L.) Merr.), Cốt toái bổ
(Diynaria bonii Christ; Diynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Dây đau xương
(Tinospora sinensis (Lour.) Merr.), Gắm (Gnetum montanum Markgr.; Gnetum
macrostachyum Hook.f.), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Nhóm cây huyết đằng
(Spatholobus harmandii Gagnep; Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze;
Callerya cinerea (Benth.) Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya
cochinchinensis (Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker), Thành ngạnh
(Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jacq.)
Benth. & Hook.f. ex Dyer).
(Danh sách các loài cây dược liệu có tiềm năng
khai thác, khối lượng khai thác ước tính và địa điểm khai thác chi tiết trong
phụ lục 2).
c) Xây dựng Quy trình khai thác bền vững một số
loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác và sử dụng ở tỉnh Đồng Nai gồm các nội
dung cơ bản sau: Tên cây dược liệu; tên khoa học; Tiêu chuẩn cây khai thác; Thời
vụ khai thác thích hợp; Phương pháp khai thác/thu hái; Phương pháp chế biến sơ
bộ dược liệu đã khai thác/thu hái.
d) Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống, trồng
và sơ chế một số loài cây dược liệu theo GACP-WHO tại tỉnh Đồng Nai.
đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) truy xuất
nguồn gốc, trao đổi thông tin trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ dược liệu. Dữ liệu
kết nối, cập nhật, và trao đổi thông tin liên ngành, liên nhà trong chuỗi sản
xuất, tiêu thụ dược liệu phục vụ công tác sản xuất, phân phối tiêu thụ dược liệu,
tối ưu hóa cung và cầu dược liệu một cách tự chủ.
2.2. Đến năm 2035:
a) Tiến tới chủ động nguồn giống dược liệu cho các
vùng trồng. Trong đó 100% giống cây dược liệu chứng minh được nguồn gốc xuất xứ,
sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho các vùng trồng. Ưu tiên
phát triển 15 loài cây dược liệu tại 3 vùng của tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
- Vùng I (khu vực phía Bắc tỉnh Đồng Nai): phát triển
trồng dưới tán rừng 4 loài/nhóm loài cây dược liệu là Bách bệnh (Eurycoma
longifolia Jack ), Sa nhân (Amomum longiligulare T. L.Wu., A. Villosum), Trà
hoa vàng (Camellia spp.), Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.); Trồng tập
trung hoặc xen canh 3 loài là Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte),
Nhân trần (Adenosma spp.), Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.)
Merr.).
- Vùng II (Vùng gò đồi trung tâm): Phát triển 4
loài/nhóm loài tập trung hoặc xen cây công nghiệp/cây ăn quả là: Xáo tam phân
(Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium
L.), Nhân trần (Adenosma spp.), Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis
(Lour.) Merr).
- Vùng III (Khu vực phía Đông - Nam tỉnh Đồng Nai):
Phát triển 8 loài/nhóm loài tập trung hoặc trồng xen cây công nghiệp/cây ăn quả
gồm có: Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et. Burkill), Kim ngân (Lonicera
japonica, L. confusa DC.), Lạc tiên (Passiflora foetida L.), Mạch môn
(Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker - Gawl.), Nhàu (Morinda citrifolia L), Sâm bố
chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), Thiên môn đông (Asparagus
cochinchinensis (Lour.) Merr.), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.).
(Danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển trồng
tại tỉnh Đồng Nai, địa điểm, năng suất, sản lượng trồng chi tiết của từng loài
theo phụ lục 3).
b) Đối với những cây dược liệu lấy giống từ rừng,
hoạt động thu hái hạt giống, cây con, hom giống cần đảm bảo tính bền vững không
gây suy giảm nghiêm trọng tới quần thể của loài và môi trường sống xung quanh.
c) Xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu.
- Đối với dược liệu tự nhiên: Khuyến khích doanh
nghiệp, hợp tác xã khai thác, thu mua dược liệu tại 11 huyện/thành phố/thị xã
xây dựng, nâng cấp hệ thống sơ chế, chế biến tại chỗ, có kết hợp với các hệ thống
phơi sấy nông sản đã có.
- Đối với dược liệu trồng: Khuyến khích các doanh
nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản dược liệu (có thể kết
hợp với các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản khác) tại các vùng trồng dược liệu
thuộc huyện Cam Mỹ, nơi được quy hoạch là vùng tập trung sản xuất dược liệu và
vùng ứng dụng công nghệ cao.
d) Phát triển sản phẩm từ dược liệu: Bảo tồn và
phát huy tri thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số về cây thuốc, bài thuốc,
phát triển các sản phẩm từ cây dược liệu là lợi thế của địa phương để nâng cao
giá trị dược liệu theo Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).
II. Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn,
phát triển Dược liệu trên địa bàn tỉnh:
1. Nhiệm vụ:
1.1. Bảo tồn cây dược liệu tự nhiên:
Bảo tồn tại chỗ cây dược liệu: Khoanh vùng bảo tồn
tại chỗ (in situ) 18 loài cây thuốc đặc hữu, quý hiếm, có giá trị có tên trong Sách
đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021
NĐ-CP về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước
CITES. Các địa điểm bảo tồn in situ bao gồm: Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa
Đồng Nai; Vườn Quốc gia Cát Tiên, và Rừng phòng hộ Tân Phú.
1.2. Tạo nguồn dược liệu bền vững:
Khai thác cây dược liệu tự nhiên: Khoanh vùng khai
thác tại 06 huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc
nhằm khai thác bền vững 22 loài/nhóm loài cây dược liệu mọc tự nhiên có tiềm
năng khai thác. Bao gồm:
- Vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai (Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc): Bách bệnh
(Eurycoma longifolia Jack), Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Bân), Câu đằng
(Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria lanosa Wall.), Chè dây
(Anipelopsis cantoniensis (Hook, et Arn) Planch.), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus
urinaria L.), Cổ an, Dây hoàng liên (Arcangelisia Hava (L.) Merr.), Cốt toái bổ
(Drynaria bonii Christ; Diynaria quercifolia (L.) J.Sm.), Cồn mốc song đính,
Rau báo rừng (Curculigo disticha Gagnep.), Dây đau xương (Tinospora sinensis
(Lour.) Merr.), Gắm (Gnetum montanum Markgr.; Gnetum macrostachyum Hook.f.), Gối
hạc (Leea rubra Blume), Mua sài gòn (Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.), Nhàu
(Morinda citrifolia L.), Nhóm cây huyết đằng (Spatholobus harmandii Gagnep;
Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.)
Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.)
Schot; Bauhinia khasiana Baker), Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz), Ráy gai
(Lasia spinosa (L.) Thw.), Thần xạ hương (Luvunga scandens (Roxb.)Buch.-
Plain.), Thành ngạnh (Cratoxylon prumfolium Dyer.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum
formosum (Jacq.) Benth. & Hook.f. ex Dyer), Thiên niên kiện (Homalomena
occulta (Lour.) Schott; Homalomena cochinchinensis Engl), Trung quân
(Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.).
- Vùng đệm Rừng phòng hộ Tân Phú: Bách bệnh, Bách bộ,
Câu đằng, Chè dây, Chó đẻ răng cưa, Rau báo rùng, Cốt toái bổ, Đại liên, Gối hạc,
Mua sài gòn, Nhàu, Nhóm cây huyết đằng (Spatholobus harmandii Gagnep;
Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.)
Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis (Gagnep.)
Schot; Bauhinia khasiana Baker), Nhóm nhân trần (Adenosma glutinosa (L.) Druce;
Adenosma Indiana (Lour.) Merr.), Thành ngạnh (Cratoxylon prumiblium Dyer.),
Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jacq.) Bentli. & Hook.f. ex Dyer),
Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott; Homalomena cochinchinensis
Engl.), Trung quân (Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.).
- Khu vực Đông Nam tỉnh Đồng Nai (Xuân Lộc): Bách bệnh,
Chè dây, Cổ an, Cốt toái bổ, Dây đau xương, Gắm, Lạc tiên, Nhóm cây huyết đắng,
Thành ngạnh, Thành ngạnh đẹp.
1.3. Trồng cây dược liệu:
Ưu tiên phát triển 15 loài cây dược liệu tại 3 vùng
của tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
- Vùng I (khu vực phía Bắc tỉnh Đồng Nai): phát triển
trồng dưới tán rừng 4 loài/nhóm loài cây dược liệu là Bách bệnh, Sa nhân, Trà
hoa vàng, Lá khôi; Trồng tập trung hoặc xen canh 3 loài là Dó bầu, Nhân trần,
Thiên môn đông.
- Vùng II (Vùng gò đồi trung tâm): Phát triển 4
loài/nhóm loài tập trung hoặc xen cây công nghiệp/cây ăn quả là: Xáo tam phân,
Trinh nữ hoàng cung, Nhân trần, Thiên môn đông.
- Vùng III (Khu vực phía Đông - Nam tỉnh Đồng Nai):
Phát triển 8 loài/nhóm loài tập trung hoặc trồng xen cây công nghiệp/cây ăn quả
gồm có: Hoài sơn, Kim ngân, Lạc tiên, Mạch môn, Nhàu, Sâm bố chính, Thiên môn đông,
Trinh nữ hoàng cung.
1.4. Sản xuất giống cây dược liệu:
a) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất
giống cây dược liệu ở Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên nghiên cứu,
sản xuất giống cây dược liệu chuyển giao quy trình sản xuất giống sạch bệnh,
năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái, phục
vụ sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Hình thành vườn giống gốc, vườn sản xuất giống của
các cây dược liệu được đầu tư phát triển trồng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây dược liệu cung ứng giống cho vùng trồng
cây dược liệu. Quy mô dự kiến 2-5 ha. Địa điểm dự kiến: Khu nông nghiệp công
nghệ cao tại Cẩm Mỹ.
1.5. Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu:
Căn cứ vào sản lượng dược liệu thu hái từ tự nhiên
và trồng trọt dự kiến qua các năm, định hướng đến năm 2035 xây dựng các cơ sở
sơ chế, chế biến dược liệu.
- Đối với dược liệu tự nhiên: Khuyến khích doanh
nghiệp, hợp tác xã khai thác, thu mua dược liệu tại 11 huyện/thành phố/thị xã
xây dựng, nâng cấp hệ thống sơ chế, chế biến tại chỗ, có kết hợp với các hệ thống
phơi sấy nông sản đã có (nhà kính phơi sấy dược liệu bằng ánh sáng mặt trời, hệ
thống sấy dược liệu bằng hơi nước,...).
- Đối với dược liệu trồng: Khuyến khích các doanh
nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản dược liệu (có thể kết
hợp với các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản khác) tại các vùng trồng dược liệu
thuộc huyện Cẩm Mỹ, nơi được quy hoạch là vùng tập trung sản xuất dược liệu và
vùng ứng dụng công nghệ cao.
1.6. Phát triển nguồn lực cho lĩnh vực dược liệu:
a) Xây dựng vùng sản xuất dược liệu có 01 - 02 chuỗi
liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu thị trưởng, tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trồng
và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WTIO) bằng việc áp dụng
công nghệ cao.
b) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
nhà máy chế biến dược liệu, thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
2. Giải pháp thực hiện:
2.1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền, vận
động thực hiện chủ trương của tỉnh về bảo tồn và phát triển Dược liệu:
a) Thông tin, tuyên truyền đại chúng; tổ chức các hội
nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch và các cơ chế,
chính sách có liên quan đến phát triển cây dược liệu tập trung tỉnh Đồng Nai đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2035.
b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về
áp dụng tiêu chí thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc GACP-WHO; tuyên
truyền các mô hình trồng cây thuốc có hiệu quả; tổ chức và tham gia hội chợ,
triển lãm về dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu sản xuất trong nước quy mô
quốc gia và quốc tế.
c) Vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia các
chương trình, dự án trong lĩnh vực sản xuất dược liệu, tuân thủ các quy hoạch
phát triển các loài cây trồng; canh tác theo các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật
nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao.
d) Tuyên truyền quảng cáo về phát triển thương hiệu,
thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu sạch, dược liệu được thu hái, trồng trọt
theo GACP-WHO, trồng hữu cơ, các chủ trương và bảo tồn và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và trồng, khai thác, bảo quản, sơ chế, chế
biến, kinh doanh các sản phẩm Dược liệu:
a) Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch,
thông tin dự báo định hướng sản xuất gắn với thị trường và chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
b) Xây dựng quy hoạch chi tiết từng vùng trồng dược
liệu, phát huy lợi thế sản phẩm truyền thống đặc trưng địa phương, nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên đất.
c) Tích tụ ruộng đất qua hình thức liên kết hình
thành Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, hình thành nên chuỗi giá trị
hàng hóa nông sản.
2.3. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất dược liệu hiệu
quả và bền vững:
a) Khuyến khích quy hoạch các vùng trồng cây dược
liệu tập trung để đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý. Vận động nông dân góp
quyền sử dụng đất, lao động, liên kết với các doanh nghiệp để có diện tích đất
tập trung liền khoảnh để sản xuất dược liệu.
b) Huy động các hộ gia đình và hợp tác xã thực hiện
với sự phối kết hợp giữa bốn nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông. Khuyến khích tham gia dưới nhiều hình thức để triển khai sản xuất và
kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu theo quy định của pháp luật.
2.4. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
trong bảo tồn và phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dược liệu:
a) Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống,
chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn
đã được Bộ Y tế ban hành. Xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên
tiến trong sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người sản xuất
thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản để duy trì và
nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm.
b) Phát huy vai trò của các đơn vị sự nghiệp khoa học
tại Đồng Nai như: Trung tâm Khuyến nông, Trạm Khuyến nông cấp huyện, Trung tâm
Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học
...để đáp ứng nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh và khu vực
lân cận.
c) Đề xuất, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ
trong bảo tồn, khai thác, nhân giống và phát triển cây dược liệu.
d) Phối hợp các Bộ, Ngành, các đơn vị nghiên cứu,
đơn vị/tổ chức liên quan ở Trung ương và của tỉnh trong nghiên cứu, chuyển giao
quy trình công nghệ; thực hiện lồng ghép với các nhiệm vụ khoa học công nghệ do
tỉnh quản lý, nhiệm vụ KHCN cấp Bộ và nhiệm vụ KHCN cấp Bộ ủy quyền cho địa
phương quản lý thực hiện với các dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
đ) Tập trung cho nghiên cứu, tuyến chọn, lai tạo,
nhập nội giống cây dược liệu có ưu thế vượt trội, đáp ứng yêu cầu thị trường;
nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy trình canh tác, thâm canh, bảo quản sau thu
hoạch, chế biến đóng gói dược liệu đảm bảo tiêu chí GACP-WHO; tăng cường công
tác khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn liên kết tổ chức sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm.
e) Nghiên cứu đa dạng hóa các dạng bào chế các bài
thuốc dân tộc và các sản phẩm từ dược liệu, hướng tới khách hàng nhằm nâng cao
chuỗi giá trị của cây dược liệu. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm chủ lực, có
thể mạnh theo chương trình OCOP.
2.5. Nhóm giải pháp về đất đai:
a) Đất dự kiến phát triển cây dược liệu phải nằm
trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Đất trồng cây hàng năm; Đất lâm nghiệp.
b) Trên cơ sở định hướng hình thành các vùng trồng
cây dược liệu, được UBND tỉnh phê duyệt. Các huyện, thành phố, thị xã rà lại về
địa điểm, quy mô, diện tích, xác định ranh giới các vùng trồng dược liệu. Đồng
thời cập nhật , bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm phục
vụ phát triển dược liệu.
2.6. Nhóm giải pháp về đào tạo sử dụng nguồn lao động
nông thôn và phát triển nguồn nhân lực:
a) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho
công tác phát triển dược liệu, đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực có kinh
nghiệm, tri thức về dược học cổ truyền từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến,
sử dụng. Đào tạo chuyên ngành sau đại học hoặc các chương trình đào tạo phù hợp
với nhiệm vụ, yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức.
b) Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược,
thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn
nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt đảm bảo đủ nhân lực cho các vùng trồng và
khai thác dược liệu lớn, các dự án trọng điểm phát triển.
c) Có kế hoạch tuyển dụng, thu hút nhân tài trong
lĩnh vực bảo tồn và phát triển dược liệu.
d) Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường;
Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư để khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
đ) Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao
khoa học công nghệ, tăng cường huấn luyện, đào tạo các tổ chức, cá nhân tham
gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược liệu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn;
quy trình kỹ thuật khai thác và trồng trọt theo GACP-WHO.
e) Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân đầu tư vào việc nuôi trồng, phát triển dược liệu.
g) Ưu tiên sử dụng lao động là người dân địa phương
tự nguyện trả đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển
dược liệu.
h) Đào tạo nguồn nhân lực là người dân địa phương cần
phải lồng ghép các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, chương trình xây
dựng nông thôn mới, các dự án ODA,...
2.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư và bảo quản,
chế biến, tiêu thụ dược liệu:
a) Xây dựng hệ thống thu gom, sơ chế và bảo quản dược
liệu tại mỗi vùng phát triển tập trung. Vị trí khu thu gom, sơ chế đặt gần các
vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tập kết và sơ chế, bảo quản. Mỗi vùng
(một xã hoặc một vài xã có diện tích cây dược liệu) bố trí một khu tập kết, thu
gom và sơ chế, bảo quản cây dược liệu. Quy mô tùy theo vùng sản xuất.
b) Thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua các kênh: Các tổ
chức kinh tế là các công ty kinh doanh dược liệu; các hình thức liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại... với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm qua các kênh giúp cho việc sản xuất được chuyên môn
hóa trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó giúp cho thị trường sản xuất
và tiêu thụ phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là hình thức tiêu thụ giúp
cho vùng sản xuất cây dược liệu dần đi vào chuẩn hóa để quản lý được chất lượng
sản phẩm đầu ra khi tiêu thụ trên thị trường.
c) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây
dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn dược liệu được nuôi trồng, sản xuất
chế biến từ nguồn các loại cây dược liệu của tỉnh để góp phần quảng bá và nâng
cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
2.8. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Các Dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư được
thực hiện theo nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc
biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.
2.9. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, vốn đầu
tư thực hiện Đề án:
a) Nguồn vốn Trung ương: Thông qua cơ chế hỗ trợ của
Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc
thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu;
Nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
và miền núi giai đoạn 2020-2025. - Thông qua các chương trình khuyến nông, dự
án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Y tế để phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
b) Nguồn ngân sách trong tỉnh: Được huy động từ nguồn
vốn xây dựng Nông thôn mới, vốn ngân sách sự nghiệp hàng năm của tỉnh.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác: vốn vay ưu đãi phát triển
dược liệu từ ngân hàng thương mại; vốn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, vốn
tín dụng và vốn tự có của Nhân dân. - Thực hiện sản xuất và hỗ trợ thông qua
các dự án, đề án được xây dựng từ các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cá
nhân... được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
III. Kinh phí dự kiến và hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường của Kế hoạch:
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch:
Thực hiện theo dự toán của Đề tài “Kế hoạch bảo tồn
và phát triển dược liệu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng 2035” do Viện
Dược liệu xây dựng và được công nhận (Chi tiết có Phụ lục 04 kèm theo).
2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của đề
án:
2.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội:
a) Hiệu quả kinh tế:
- Với những kết quả dự kiến nêu trên có thể dễ dàng
nhận thấy sản xuất cây dược liệu là ngành hàng có giá trị cạnh tranh cao, hiệu
quả kinh tế đem lại cho người sản xuất là rất lớn. Hiệu quả kinh tế trực tiếp
do quy hoạch đem lại tùy thuộc vào đối tượng, chủng loại cây dược liệu lựa chọn
phát triển sản xuất.
- Cụ thể thu nhập (kể cả công lao động của người sản
xuất) được dự tính bình quân sẽ cao hơn 2-8 lần so với cây Ngô và gấp 1 - 4 lần
so với cây Keo, bằng hoặc cao hơn một số cây công nghiệp như Cà phê, Tiêu, Bơ.
- Trồng cây dược liệu giúp đa dạng hóa cơ cấu cây
trồng, giảm thiểu rủi ro từ nhóm cây trồng chủ lực do biến động thị trường và dịch
bệnh diễn biến phức tạp tại tỉnh Đồng Nai, qua đó góp phần ổn định và cải thiện
kinh tế hộ gia đình.
b) Hiệu quả xã hội:
- Quy hoạch được triển khai, hàng năm số cung cấp
cho thị trường lượng dược liệu rất lớn, từ đó góp phần đáp ứng được nhu cầu về
thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Khi sản xuất cây dược liệu phát triển sẽ tạo việc
làm thường xuyên cho các lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động nông
nhàn. Dự kiến thu hút tới khoảng 1.000 lao động tham gia vào các khâu sản xuất
cây dược liệu như: trồng trọt, sơ chế, chế biến...Đây là lực lượng lao động rất
lớn tại vùng nông thôn sẽ có thêm việc làm và mức thu nhập ngày càng được nâng
cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân tại các vùng quy hoạch.
2.2. Hiệu quả môi trường:
a) Bảo tồn và phát triển cây dược liệu làm giảm áp
lực khai thác từ rừng tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn
hệ sinh thái, bảo tồn loài, nhất là các loài cây dược liệu đặc hữu, quý, hiếm của
tỉnh Đồng Nai.
b) Đa phần cây dược liệu có thời gian sinh trưởng
dài hơn so với cây ngô và lúa, do đó việc trồng cây dược liệu giúp tăng độ che
phủ đất, giảm thiểu hiện tượng xói mòn. Nhiều loại cây dược liệu sống dưới tán
rừng giúp cho tăng độ ẩm đất, tăng độ màu mỡ và giữ nước cho đất, đây là yếu tố
rất quan trọng giúp cải thiện môi trường sinh thái.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên
quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng, thẩm định các dự án ưu tiên trình
UBND tỉnh phê duyệt và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch
hàng năm thực hiện Kế hoạch, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, thẩm định, trình
UBND tỉnh phê duyệt.
b) Chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan, các
huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo tồn, khai thác và trồng
cây dược liệu.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành và các
đơn vị có liên quan trong việc định kỳ điều tra, thu thập thông tin về tình
hình khai thác, kinh doanh, sử dụng dược liệu và vị thuốc từ dược liệu cả trong
và ngoài hệ thống khám chữa bệnh bằng bảo hiểm xã hội để có những số liệu cập
nhật và đầy đủ định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh.
d) Thẩm định vùng bảo tồn, khai thác và trồng dược
liệu.
đ) Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát triển dược liệu; chủ trì phối hợp các Sở,
ngành, địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển dược liệu
theo phân cấp ngân sách của UBND tỉnh.
e) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở,
ngành liên quan trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới; tham mưu
cho UBND tỉnh hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, đào
tạo, chuyển giao khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước về nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ và đầu từ
trong công tác tác bảo tồn và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.
g) Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra,
quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành phụ trách trong các hoạt động khai thác,
bảo tồn và phát triển dược liệu.
h) Thực hiện chế độ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thường trực Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về khoa học công nghệ, ứng dụng vào công tác
bảo tồn và phát triển dược liệu; hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn
địa lý; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đưa
cây cây thuốc/cây dược liệu vào đối tượng thuộc kế hoạch khung nhiệm vụ Khoa học
và Công nghệ quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2025 - 2035.
c) Chủ trì, phối hợp với các Vườn Quốc gia, Khu Bảo
tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, Hội đông y xây dựng các vườn bảo tồn chuyển vị
(ex situ) ở quy mô khác nhau để bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các nguồn gen cây
thuốc đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng
CSDL phục vụ truy xuất nguồn gốc, trao đổi, cập nhật thông tin liên ngành, liên
nhà trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ dược liệu.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
a) Định kỳ báo cáo đánh giá về diện tích, sản lượng
và giá trị các nhóm cây trồng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế,
các địa phương và đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại
của các dự án trồng cây dược liệu được triển khai thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Khoa học Công nghệ, địa phương trong việc đề xuất thực hiện các đề tài, dự án,
chương trình liên quan đến cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Hỗ trợ, hướng dẫn triển khai kỹ thuật khai thác,
nhân giống, trồng, chăm sóc và sơ chế dược liệu sau khi được chuyển giao các
quy trình kỹ thuật. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ trưng
bày và giới thiệu sản phẩm dược liệu đã được thương mại hóa theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, góp phần tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm dược liệu.
d) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong
công tác quản lý hoạt động khai thác cây thuốc tự nhiên, đặc biệt là những cây
thuốc khai thác với khối lượng lớn. Quản lý bảo vệ rừng chặt chẽ, có hiệu quả
và tránh bị tác động.
đ) Thường xuyên theo dõi tình hình triển khai thực
hiện nhiệm vụ của ngành và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
e) Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành, đơn
vị có liên quan định kỳ thu thập thông tin về tình hình sản xuất, khai thác cây
thuốc tự nhiên để định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh
Đồng Nai.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành, đơn
vị có liên quan, tham vấn cho UBND tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ trong việc xây dựng
địa điểm thực hiện các đề tài, dự án, chương trình liên quan đến cây thuốc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất phục vụ bảo tồn và phát triển sản xuất cây dược liệu; tham mưu đề xuất
các thủ tục liên quan về giao đất, thuê đất, chuyển nhượng đất, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, hướng dẫn quy định về môi trường của các
khu, vùng nuôi trồng cây dược liệu.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành thẩm định,
trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển
dược liệu; tham mưu cho UBND tỉnh cân đối các nguồn lực đầu tư cho bảo tồn và
phát triển dược liệu của tỉnh; xây dựng các giải pháp huy động, bố trí lồng
ghép các nguồn vốn cho bảo tồn và phát triển dược liệu; phối hợp với các Sở,
Ban, ngành thực hiện chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển dược liệu.
6. Sở Tài chính:
a) Hàng năm, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có
liên quan tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước và phân cấp hiện hành.
b) Hướng dẫn các đơn vị liên quan trình tự, thủ tục
đảm bảo đúng quy định hiện hành
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước trong thực hiện đề tài, đề án.
7. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai:
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ban, ngành, địa
phương tuyên truyền nhận thức của người dân, doanh nghiệp về bảo tồn và phát
triển dược liệu. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ dược liệu
và sản phẩm từ dược liệu của tỉnh.
8. Sở Công Thương:
Chủ trì nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát triển
thị trường tiêu thụ dược liệu, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương
mại nhằm tiêu thụ và quảng bá dược liệu và sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh,
thực hiện các dự án khuyến công liên quan.
9. UBND các huyện, thành phố:
a) Phối hợp triển khai các đề tài dự án trồng, sản
xuất cây dược liệu. Kiểm tra, báo cáo tình hình triển khai các dự án bảo tồn và
phát triển cây thuốc trên địa bàn huyện.
b) Quản lý các hoạt động khai thác cây thuốc tự
nhiên, đặc biệt là những cây thuốc khai thác với số lượng lớn.
c) Quy hoạch chi tiết các vùng bảo tồn, khai thác
và trồng dược liệu; xây dựng kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giải phóng mặt bằng,
giao đất.
d) Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Kế hoạch
trên địa bàn huyện, thành phố, kế hoạch cụ thể cho các hoạt động vùng bảo tồn,
khai thác và trồng cây dược liệu, dự kiến bố trí nguồn kinh phí, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt, phân công tổ chức thực hiện.
d) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn
thực hiện các hoạt động với các vùng bảo tồn và trồng cây dược liệu; phối hợp
thẩm định vùng bảo tồn, khai thác, trồng cây dược liệu.
e) Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển dược liệu; chủ trì, phối
hợp các Sở, ngành thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện bảo tồn và phát triển
dược liệu theo phân cấp ngân sách.
g) Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra, quản lý nhà nước lĩnh vực ngành phụ trách trong vùng bảo tồn, khai thác và
trồng cây dược liệu trên địa bàn quản lý; thực hiện chế độ báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn thông qua cơ quan thường trực
(Sở Y tế)
10. Tổ chức khoa học, công nghệ:
a) Xây dựng đề xuất các đề tài, dự án nghiên cứu
khoa học thuộc lĩnh vực dược liệu, xây dựng thuyết minh và phương án thực hiện
các nhiệm vụ khoa học.
b) Chuyển giao các quy trình, kỹ thuật tương ứng đối
với các đơn vị quản lý của tỉnh Đồng Nai làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch.
c) Tham mưu thực hiện giải pháp về công nghệ, máy
móc, thiết bị, dịch vụ phát triển sản xuất dược liệu.
11. Tổ chức đoàn thể, các đơn vị có liên quan:
a) Hội Nông dân, Mặt trận và các Đoàn thể: đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nông dân tham gia bảo tồn,
khai thác và nuôi trồng dược liệu theo đúng quy định; phát động các phong trào
thi đua, khuyến khích phát triển sản phẩm, nhân rộng điển hình tiên tiến trong
quản lý, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong công tác phát triển dược liệu.
b) Ban Dân tộc: phối hợp với Sở Y tế theo dõi, tổng
hợp, tham mưu các dự án phát triển cây dược liệu thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025.
12. Các nhà đầu tư trồng cây dược liệu:
a) Thực hiện khai thác, trồng cây dược liệu theo
đúng quy hoạch, theo GACP-WHO, FairWild; đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị
dược liệu.
b) Đảm bảo kinh phí đối ứng để thực hiện các mô
hình sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung Kế hoạch được phê
duyệt; liên hệ với các Nhà quản lý tại các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện/thành
phố để được tạo điều kiện hướng dẫn thực hiện theo quy định. Đồng thời hợp tác
với Nhà khoa học để được tư vấn về đối tượng và chuyển giao quy trình, kỹ thuật
nuôi trồng, sản xuất dược liệu; hợp tác với người dân để triển khai các hoạt động
phát triển dược liệu ở địa phương.
d) Khi thực hiện dự án cần thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất phải đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong năm thực hiện gửi về
UBND cấp huyện nơi có đất và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp vào kế hoạch
sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm căn cứ thực hiện.
13. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch:
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án này và chức
năng nhiệm vụ có liên quan, các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả Đề án; định kỳ hàng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý) và báo cáo
năm (trước ngày 15 tháng 12); định kỳ giai đoạn 2025, 2030, 2035 gửi về Sở Y tế
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
(Tài)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|
PHỤ LỤC 1
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN Ở TỈNH
ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
Họ thực vật
|
Thuộc danh lục
bảo tồn
|
Địa điểm bảo tồn
in situ
|
Địa điểm bảo tồn
ex situ
|
SĐVN 2007
|
DL ĐCTVN 2019
|
NĐ 84/2021
|
KBT TN -VH Đồng
Nai
|
VQG Cát Tiên 1
|
Rừng phòng hộ
Tân Phú
|
KBT TN- VH Đồng
Nai
|
VQG Cát Tiên
|
Rừng phòng hộ
Tân Phú
|
|
I. POLYPODIOPHYTA - NGHÀNH DƯƠNG XỈ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tắc kè đá (tên gọi khác là Tắc kè đá Bon)
|
Drynaria bonii H. Christ
|
Polypodiaceae
|
VU
|
EN A1c,d
|
IIA
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
II. PINOPHYTA - NGHÀNH THÔNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Thiên tuế xiêm
|
Cycas siamensis Miq.
|
Cycadaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
|
III. MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. LILIOPSIDA - LỚP MỘT LÁ MẦM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Huệ đá
|
Peliosanthes teta Andrews subsp. humilis
(Andr.) Jessop
|
Asparagaceae
|
vu A1c,d
|
VU B2a,b(ii,iii,
iv)
|
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
4
|
Nần nghệ
|
Dioscorea colletii Hook. f.
|
Dioscoreaceae
|
EN A1a,b,c,d
|
VU B2a,b(ii,iii,
iv)
|
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
5
|
Một lá
|
Nervilia spp.
|
Orchidaceae
|
VU B1+ 2b,c,e; EN
A1d+2d
|
EN A1a,c,d
|
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
|
2. MAGNOLIOPSIDA - LỚP HAI LÁ MẦM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Ba gạc lá mỏng
|
Rauvolfia micrantha Hook.f.
|
Apocynaceae
|
VU A1c,d
|
VU B2a,b(iii,iv
,v)
|
|
x
|
|
|
x
|
x
|
|
6
|
Bách bộ lá nhỏ
|
Stemona pierrei Gagnep.
|
Stemonaceae
|
|
VU B2a,c(ii,iii,
iv)
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
7
|
Bổ béo đen (tên gọi khác là Giá đế Đồng Nai)
|
Goniothalamus vietnamensis Ban
|
Annonaceae
|
VU A1a,c,d,
B1+2b,e
|
|
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
|
8
|
Cổ an
|
Arcangelisia flava (L.) Merr.
|
Menispermaceae
|
|
VU B2a,b(ii,iii, iv)
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
9
|
Dây nam hoàng
|
Fibraurea recisa Pierre
|
Menispermaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
|
|
x
|
|
|
10
|
Giáng hương (tên gọi khác là Giáng hương trái to)
|
Pterocarpus macrocarpus Kurz
|
Fabaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
|
11
|
Gõ đỏ
|
Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.
|
Fabaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
|
|
x
|
|
x
|
12
|
Gõ mật
|
Sindora siamensis Teijsm. ex Miq.
|
Fabaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
|
|
x
|
x
|
|
13
|
Hoàng đằng
|
Fibraurea tinctoria Lour.
|
Menispermaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
14
|
Lệ dương
|
Aeginetia indica L.
|
Orobanchaceae
|
VU B1+2b.c
|
VU B2a,b(ii,iii,
iv)
|
|
x
|
|
|
x
|
x
|
|
15
|
Trà hoa vàng Dormoy
|
Camellia dormoyana (Pierre ex Laness.)
Sealy
|
Theaceae
|
|
VU B2a,b(ii,iii,
iv)
|
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
16
|
Trắc dây
|
Dalbergia rimosa Roxb
|
Fabaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
x
|
|
x
|
|
x
|
17
|
Dó bầu (tên gọi khác là Trầm gió)
|
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte;
|
Thymelaeaceae
|
EN A1c,d B1+2b,c,e
|
CR A1a,c,d
|
|
|
|
x
|
x
|
|
x
|
18
|
Vàng đắng
|
Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.
|
Menispermaceae
|
|
|
IIA
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
19
|
Ươi
|
Scaphium macropodum (Miq.) Beumee ex K.
Heyne
|
Malvaceae
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
Kí hiệu x: Đánh dấu địa điểm bảo tồn in situ
và ex situ
PHỤ LỤC 2
DANH LỤC CÂY THUỐC TỰ NHIÊN CÓ TIỀM NĂNG KHAI THÁC TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Cây thuốc
|
Tên khoa học
|
Họ thực vật
|
Bộ phận sử dụng
|
Khối lượng khai
thác (kg/năm)
|
Địa điểm
|
1.
|
Chè dây
|
Ampelopsis cantoniensis (Hook, et Arn)
Planch.
|
Vitaceae
|
Lá, thân cành
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
2.
|
Lạc tiên
|
Passiflora foetida L.
|
Passifloraceae
|
Lá, thân cành
|
5.000
|
Trảng Bom, Định
Quán, Xuân Lộc, Long Khánh
|
3.
|
Thành ngạnh
|
Cratoxylon prumfolium Dyer.
|
Hynericaceae
|
Vỏ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
4.
|
Cốt toái bổ
|
Drynaria bonii Christ; Drynaria
quercifolia (L.) J.Sm.
|
Polvpodiaceae
|
Thân rễ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
5.
|
Thành ngạnh đẹp
|
Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. &
Hook.f. ex Dyer
|
Hypericaceae
|
Vỏ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
6.
|
Chó đẻ răng cưa
|
Phyllanthus urinaria L.
|
Phyllanthaceae
|
Cả cây
|
2.000
|
Long Thành, Cẩm Mỹ,
Tân Phú
|
7.
|
Nhóm loài huyết đằng
|
Spatholobus harmandii Gasnep; Spatholobus
parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze; Callerya cinerea (Benth.)
Schot; Callerya reticulata (Benth.) Schot; Callerya cochinchinensis
(Gagnep.) Schot; Bauhinia khasiana Baker
|
Fabaceae
|
Thân
|
3.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
8.
|
Cổ an, Dây hoàng liên
|
Arcangelisia flava (L.) Merr.
|
Menispermaceae
|
Thân
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Xuân Lộc
|
9.
|
Cồn mốc song đính, Rau báo rừng
|
Curculigo disticha Gagnen.
|
Hvpoxidaceae
|
Rễ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú
|
10.
|
Bách bộ
|
Stemona tuberosa Lour.; Stemona pierrei
Gagnep.
|
Stemonaceae
|
Rễ
|
1.000
|
Định Quán, Tân Phú
|
11.
|
Mua sài gòn
|
Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.
|
Melastomataceae
|
Cả cây
|
3.000
|
Long Khánh, Tân
Phú, Vĩnh Cửu
|
12.
|
Nhóm nhân trần
|
Adenosma glutinosa (L.) Druce; Adenosma
indiana (Lour.) Merr.
|
Scrophulariaceae
|
Thân và lá
|
3.000
|
Tân Phú, Định Quán
|
13.
|
Bách bệnh (tên gọi khác: Bá bệnh, Mật nhân)
|
Eurycoma longifolia Jack
|
Sinaraubaceae
|
Rễ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú,
Xuân Lộc
|
14.
|
Gắm
|
Gnetum montanum Markgr.; Gnetum macrostachyum
Hook.f.
|
Gnetaceae
|
Thân
|
1.500
|
Vĩnh Cửu, Xuân Lộc
|
15.
|
Ráy gai
|
Lasia spinosa (L.) Thw.
|
Araceae
|
Củ
|
2.000
|
Tân Phú, Vĩnh Cửu
|
16.
|
Núc nác
|
Oroxylum indicum (L.) Kurz
|
Bignoliaceae
|
Vỏ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu
|
17.
|
Gối hạc
|
Leea rubra Biume
|
Leeaceae
|
Củ
|
1.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú
|
18.
|
Trung quân
|
Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr.
|
Ancistrocladaceae
|
Thân
|
5.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú
|
19.
|
Bổ béo đen (tên gọi khác là Giá đế Đồng Nai)
|
Goniothalamus vietnamensis Bân
|
Anonaceae
|
Rễ và Thân
|
1.000
|
Vĩnh Cửu
|
20.
|
Thiên niên kiện
|
Homalomena occulta (Lour.) Schott; Homalomena
cochinchinensis Engl.
|
Araceae
|
Củ
|
3.000
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú
|
21.
|
Dây đau xương
|
Tinospora sinensis (Lour.) Merr.
|
Menispermaceae
|
Thân
|
2.000
|
Vĩnh Cửu, Xuân Lộc
|
22.
|
Địa liền
|
Kaempferia galanga L.
|
Zingiberaceae
|
Thân rễ
|
2.000
|
Tân Phú
|
23.
|
Câu đằng
|
Uncaria macrophylla Wall, ex Roxb.; Uncaria
lanosa Wall.
|
Rubiaceae
|
Cành mang móc
|
1.500
|
Tân Phú, Vĩnh Cửu
|
24.
|
Thần xạ hương
|
Luvunga scandens (Roxb.)Buch,- Ham.
|
Rutaceae
|
Thân và lá
|
1.500
|
Vĩnh Cửu
|
25
|
Nhàu
|
Morinda citrifolia L.
|
Rubiaceae
|
Quả, rễ
|
1.500
|
Vĩnh Cửu, Tân Phú
|
PHỤ LỤC 3
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
TT
|
Tên Việt Nam
|
Đối tượng
|
Nơi trồng
|
Diện tích trồng
(ha)
|
Năng suất (tấn/ha)
|
Sản lượng (tấn/năm)
|
Bộ phận sử dụng
|
Công dụng
|
I
|
Trồng dưới tán rừng
|
1.
|
Bách bệnh (tên gọi khác: Bá bệnh, Mật nhân) - Eurycoma
longifolia Jack
|
1,4
|
Vĩnh Cửu
|
50
|
2
|
100
(sau 5 năm)
|
Rễ khô
|
Thanh nhiệt, lợi
tiểu, lương huyết
|
2.
|
Sa nhân -Amomum longiligulare T. L.Wu., A.
villosum
|
1,2,3
|
Tân Phú, Vĩnh Cửu
|
100
|
1
|
100
(sau 3 năm)
|
Quả khô
|
Chữa trị tiêu chảy,
ăn uống khó tiêu
|
3.
|
Trà hoa vàng - Camellia spp.
|
1
|
Tân Phú, Vĩnh Cửu
|
50
|
0,5
|
25
(sau 3 năm)
|
Lá khô
|
Thanh nhiệt, giải
độc, tốt cho tim mạch,
|
0,1
|
5
(sau 3 năm)
|
Hoa
|
II
|
Trồng tập trung hoặc xen cây công nghiệp, cây
ăn quả
|
4
|
Dó bầu (tên gọi khác là Trầm gió)- Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte
|
Đối tượng có nhu cầu
lớn từ thị trường
|
Tân Phú, Định Quán
|
300
|
2 (Trầm)
|
600
(sau 5 năm)
|
Trầm
|
An thần, điều trị
các bệnh về khớp
|
5
|
Hoài sơn - Dioscorea persimilis Prain et.
Burkill
|
1,2,3,4,5
|
Cẩm Mỹ, Xuân Lộc
|
50
|
4
|
200
|
Rễ củ khô
|
Kém ăn, tiêu chảy lâu
ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
|
6
|
Kim ngân - Lonicera japonica, L. confusa
DC.
|
1,2,3,4
|
Cẩm Mỹ, Xuân Lộc
|
50
|
0,15
|
7,5
|
Nụ hoa khô
|
Ung nhọt, ban sởi,
mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị
|
0,35
|
17,5
|
Thân cành khô
|
7
|
Lá khôi - Ardisia gigantifolia Stapf.
|
1
|
Tân Phú, Định Quán
|
50
|
1,5
|
75 (sau 3 năm)
|
Lá khô
|
Đau dạ dày thể đa
toan, nuốt chua, ợ hơi
|
8
|
Lạc tiên - Passiflora foetida L.
|
1,2,3,4
|
Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ,
Long Thành
|
50
|
1,5
|
75
|
Lá khô
|
Suy nhược thần
kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ
|
9
|
Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker
- Gavvl.
|
1,2,3,4
|
Cẩm Mỹ, Xuân Lộc
|
50
|
2
|
100/ 3 năm
|
Rễ khô
|
Phế nhiệt, do âm
hư, ho khan, ho lao, tân dịch thương tổn, tâm phiền, mất ngủ, tiêu khát, táo
bón
|
10
|
Nhân trần - Adenosma spp.
|
1,2,3,4
|
Tân Phú, Định Quán
|
50
|
4
|
20
|
Cả cây
|
Viêm gan vàng da,
viêm túi mật, tiểu vàng, tiểu đục ít, phụ nữ sau sinh ăn chậm tiêu
|
11
|
Nhàu -Morinda citrifolia L.
|
4
|
Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu
|
20
|
1,5
|
30 (Sau 3 năm)
|
Rễ, trái
|
Đau nhức xương khớp,
huyết áp cao, phụ nữ sau khi sinh yếu mệt; còn dùng với tính chất tăng cường
miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể
|
12
|
Sâm bố chính- Abelmoschus sagittifolius
(Kurz) Merr.
|
4, Đối tượng có
nhu cầu lớn từ thị trường
|
Tân Phú, Định
Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu
|
10-20
|
2
|
30
|
Rễ
|
Cơ thể suy nhược,
hư lao. kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày,
tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản
|
13
|
Thiên môn đông - Asparagus cochinchinensis
(Lour.) Merr.
|
1,2,3
|
Tân Phú, Cẩm Mỹ,
Xuân Lộc
|
20
|
2,5
|
50/2 năm
|
Rễ
|
Phế ráo ho khan, đờm
dính, họng khô, miệng khát, ruột ráo táo bón
|
14
|
Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L.
|
4
|
Long Khánh, Long
Thành, Cẩm Mỹ
|
20
|
3
|
60
|
Lá
|
Tiểu tiện bí dắt,
u xơ tuyến tiền liệt, u vú, u tử cung, dạ dày
|
15
|
Xáo tam phân - Paramignya trimera (Oliv.)
Guillaum
|
1,2,3
|
Thống Nhất, Trảng
Bom
|
50
|
6
|
300 (từ năm thứ 2)
|
Thân lá khô
|
Bảo vệ gan và hỗ
trợ điều trị ung thư
|
2
|
100/ 3 năm
|
Rễ khô
|
1. Cây dược liệu thuộc danh mục 100 loại cây có giá
trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 ban hành
kèm theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT 20/8/2019 của Bộ Y tế
2. Cây dược liệu năm trong nhóm dược liệu được sử dụng
nhiều trong khám và chữa trị thuộc khối công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2020-2021
3. Cây dược liệu nằm trong nhóm dược liệu được sử dụng
nhiều trong khám và chữa trị thuộc khối ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2020-2021
4. Cây dược liệu nằm trong nhóm dược liệu được sử dụng
nhiều trong sản xuất thuốc ở Việt Nam (Báo cáo kết quả Đề tài cấp Bộ Y tế “Điều
tra tình hình khai thác và sử dụng dược liệu ở Việt Nam - Viện Dược liệu, 2017)
5. Cây dược liệu trong nhóm dược liệu được sử dụng nhiều
trong các bệnh viện YHCT ở Việt Nam (Báo cáo kết quả Đề tài cấp Bộ Y tế “Điều
tra tình hình khai thác và sử dụng dược liệu ở Việt Nam - Viện Dược liệu, 2017)
*Danh lục cây dược liệu chỉ mang tính chất định
hướng, tùy theo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm mà
số lượng thành phần, quy mô và diện tích trồng có thể thay đổi
PHỤ LỤC 4
KHAI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai)
STT
|
TÊN CHƯƠNG
TRÌNH, DỰ ÁN
|
Thời gian thực
hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Khái toán Tổng
kinh phí (triệu đồng)
|
Nguồn vốn (triệu
đồng)
|
Xã hội hóa
|
Ngân sách Nhà
nước
|
Sự nghiệp
|
Đầu tư
|
I
|
Bảo tồn cây dược liệu tự nhiên
|
1
|
Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và phát triển của
20 loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế, giá trị y học cao trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai
|
2024 - 2027
|
- Báo cáo hiện trạng, sinh trưởng, phát triển các
nguồn gen.
- Báo cáo đặc điểm nông sinh học các nguồn gen tại
tự nhiên
|
5.000
|
|
5.000
|
|
2
|
Điều tra phân bố, đánh gái nguồn gen của nhóm cây
thuốc quý hiếm có giá trị cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
2024 - 2027
|
Báo cáo hiện trạng, phân bổ các nguồn gen cây thuốc
có giá trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
3.000
|
|
3.000
|
|
3
|
Định kỳ kiểm kê, đánh giá nguồn gen các loài cây
thuốc thuộc diện bảo tồn, các nguồn gen quý, hiếm, có giá trị kinh tế
|
2025 - 2030
|
Các loài trong danh mục được bảo tồn an toàn về
diện tích, số lượng cá thể và chất lượng
|
1.000
|
|
1.000
|
|
4
|
Dự án Vườn bảo tồn Vườn bảo tồn và phát triển cây
thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (thay đổi
thành dự án “Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đông Nam bộ tại
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai”, quy mô 200 ha và thời gian từ
năm 2024 - 2035 tại Quyết định số 1365/KBT-PBT ngày 11/12/2023)
|
2024 - 2030
|
Vườn bảo tồn cây thuốc với quy mô 100 - 200 ha
|
Theo văn bản số 3969/STC- TCHCSN ngày 16/6/2021, văn
bản số 2987/STC-TCHCSN ngày 31/05/2023, văn bản số 7940/STC- TCHCSN ngày
15/12/2023 về thống nhất phân bổ nguồn kinh phí theo giá trị khái toán và
phân kỳ hàng năm để thực hiện Dự án cho Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai.
|
|
|
|
II
|
Tạo nguồn dược liệu bền vững
|
|
Khai thác bền vững cây dược liệu tự nhiên
|
1
|
Xây dựng Quy trình khai thác bền vững một số loài
cây dược liệu có tiềm năng khai thác và sử dụng ở tỉnh Đồng Nai
|
2025 - 2030
|
Quy trình khai thác bền vững các loài cây thuốc có
giá trị tại tỉnh Đồng Nai
|
3.000
|
|
3.000
|
|
|
Trồng cây dược liệu
|
2
|
- Nghiên cứu xây dựng quỹ nhân giống, trồng và sơ
chế một số loài cây dược liệu theo GACP-WHO tại tỉnh Đồng Nai
|
2024 - 2030
|
Quy trình nhân giống, trồng và sơ chế 10 loài cây
dược liệu theo GACP-WHO được cấp có thẩm quyền ban hành - Đảm bảo đầu ra với
sản phẩm dược liệu
|
10.000
|
|
10.000
|
|
III
|
Phát triển chuỗi giá trị cho cây thuốc
|
1
|
Nghiên cứu tác dụng sinh học, tác dụng dược lý một
số loài cây thuốc có giá trị cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
2024 - 2030
|
- Báo cáo tác động dược lý của một số dược liệu
tiềm năng trong phòng và điều trị bệnh
- Báo cáo tác động của một số nhóm hoạt chất
chính trong một số nhóm cây thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
10.000
|
|
10.000
|
|
2
|
Nghiên cứu thành phần hóa học, định lượng nhóm hoạt
chất chính một số loài cây thuốc có giá trị cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
2024-2035
|
- Báo cáo kết quả phân tích thành phần các nhóm
hoạt chất sinh học, các nhóm hoạt chất sinh học chính trong các đối tượng dược
liệu của tỉnh Đồng Nai
|
5.000
|
|
5.000
|
|
3
|
Dự án Xây dựng, nâng cấp các cơ sở sơ chế, chế biến
dược liệu thu hái tự nhiên và trồng tại chỗ đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị
trường (3 huyện)
|
2024 - 2035
|
Hệ thống sơ chế, chế biến dược liệu gắn với vùng
trồng/khai thác dược liệu đã định hướng
|
|
|
|
|
IV
|
Phát triển sản phẩm từ dược liệu
|
1
|
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ nguồn dược liệu
trồng, dược liệu tự nhiên lợi thế của địa phương hướng tới khách hàng nhằm
nâng cao chuỗi giá trị của cây dược liệu, bảo tồn và phát huy tri thức bản địa
của đồng bào dân tộc thiểu số.
|
2025-2035
|
Phát triển 10 sản phẩm từ các loài đặc trưng và
có lợi thế của tỉnh Đồng Nai.
Sản phẩm từ dược liệu (gắn với chương trình OCOP
(Cao dược liệu, Trà dược liệu, sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ
điều trị bệnh)
- 2025 - 2030: 5 sản phẩm
- 2031 - 2035: 5 sản phẩm
|
20.000
|
|
20.000
|
|