ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 150/KH-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 10
tháng 8 năm 2018
|
KẾ
HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 490/QĐ-TTG
NGÀY 07/5/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT
SẢN PHẨM” GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích.
Cụ thể hóa mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” để triển khai thực hiện
thành công, có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh.
Thông qua Kế hoạch
xác lập Đề cương Đề án; khởi động, tuyên truyền và truyền thông về Chương trình
“Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Chương trình OCOP-TH)
đến tất cả các cấp, các ngành, các chủ thể kinh tế và nhân dân.
Định hướng cho các
thành phần kinh tế, các tổ chức sản xuất, hộ gia đình, cộng đồng dân cư lựa
chọn sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế, có thương
hiệu của địa phương và phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn. Hình thành, xây
dựng tổ chức bộ máy quản lý điều hành Chương trình OCOP- TH từ tỉnh đến huyện,
xã.
Phân công trách nhiệm
cụ thể cho các sở, ngành, các địa phương triển khai Chương trình OCOP-TH trên
địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu.
Bám sát quan điểm,
mục tiêu của Chương trình theo Quyết định số 490/QĐ- TTg ngày 07/5/2018 của Thủ
tướng Chính phủ và điều kiện thực tế của tỉnh, xác định rõ nội dung và nhiệm vụ
trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình.
Các cấp, các ngành,
các địa phương phải coi đây là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm
thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, là giải
pháp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Các Sở, ban, ngành,
đoàn thể, địa phương bổ sung nội dung, nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP-TH
vào chương trình công tác trọng tâm giai đoạn 2018-2020 của đơn vị để tập trung
lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình.
Các cấp, các ngành,
các địa phương và các tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện, nghiên cứu đề
xuất phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức Hội nghị
cấp tỉnh công bố kế hoạch triển khai và khởi động Chương trình.
- Giới thiệu nội dung
Chương trình “Mỗi xã, một sản phẩm”;
- Giới thiệu nguồn
gốc, xuất xứ và nội dung Chương trình “Mỗi xã, một sản phẩm”, xu hướng phát
triển, sự thành công và các bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam;
- Triển khai các nội
dung Chương trình OCOP-TH (sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt).
2. Xây dựng và hoàn
thiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020, định
hướng đến năm 2030.
2.1. Xây dựng và hoàn
thiện đề cương đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020,
định hướng đến năm 2030.
- Thời gian: Tháng
08/2018.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Nội dung: Trên cơ
sở Đề cương Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định
hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05
tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và địều kiện thực tế của tỉnh, cụ
thể hóa, xác lập Đề cương đề án Chương trình OCOP- TH, giai đoạn 2018-2020,
định hướng đến năm 2030.
(Có
đề cương chi tiết kèm theo).
2.2. Đánh giá thực
trạng sản phẩm hàng hóa chủ lực, có lợi thế, các chủ thể kinh tế có tiềm năng
thực hiện Chương trình OCOP-TH.
- Thời gian: Tháng
8-9/2018.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: Sở Công thương, UBND cấp huyện, đơn vị tư vấn.
- Nội dung:
+ Bước 1: Thu thập
các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các Chương trình, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn của Trung ương, địa phương liên
quan đến Chương trình.
+ Bước 2: Tổ chức
khảo sát đánh giá thực trạng sản phẩm hàng hóa chủ lực, có lợi thế của các chủ
thể kinh tế tại cấp huyện.
+ Bước 3: Tổ chức
khảo sát thực tế các chủ thể kinh tế có tiềm năng tham gia Chương trình
OCOP-TH.
2.3. Xây dựng dự thảo
Đề án.
- Thời gian: tháng
9-10/2018.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: các Sở, Ngành liên quan, các địa phương, đơn vị tư vấn.
- Nội dung: Xây dựng
và hoàn thiện dự thảo Đề án.
2.4. Tổ chức lấy ý
kiến đóng góp và hoàn thiện Đề án.
- Thời gian: tháng
10/2018.
- Nội dung: Hoàn
thiện Đề án theo ý kiến tham gia góp ý của các Sở, Ban, Ngành, các địa phương.
Xin ý kiến thông qua Thường vụ Tỉnh ủy, UBND về dự thảo Đề án, để hoàn thiện
trước khi phê duyệt.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức
thực hiện.
2.5. Trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án.
- Thời gian: Trước
10/11/2018.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
3. Hình thành, xây
dựng hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” từ tỉnh đến
huyện, xã.
3.1. Hình thành Ban
Điều hành Chương trình từ tỉnh đến huyện, xã, ban hành Quy chế hoạt động:
- Cấp tỉnh: Đề nghị
bổ sung, phân công nhiệm vụ Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020 đã được thành lập theo Quyết định số 1149-QĐ/TU ngày 29/11/2017
của Tỉnh ủy. Bổ sung Quy chế hoạt động, tăng cường bộ phận giúp việc Ban chỉ
đạo Chương trình.
- Cấp huyện: Thành
lập Ban Điều hành cấp huyện (hoặc bổ sung nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia cấp huyện). Bố trí cán bộ chuyên trách cấp huyện, Phụ trách
chương trình mục tiêu Quốc gia cấp huyện, ban hành quy chế hoạt động của Chương
trình mục tiêu Quốc gia cấp huyện.
- Cấp xã: Bổ sung
nhiệm vụ cho Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã, phân công cán
bộ nông - lâm nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên
địa bàn.
- Thời gian: Tháng
9/2018.
3.2 Thành lập Hội
đồng tư vấn, Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm từ tỉnh đến huyện.
- Thành lập Hội đồng
tư vấn, Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện tại mỗi kỳ
đánh giá thường niên, do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3.3. Triển khai tập
huấn cho cán bộ được lựa chọn vào hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình
- Thời gian: Trong
quý IV/2018.
- Nội dung: Thực hiện
theo phụ lục III khung đào tạo cán bộ quản lý Chương trình OCOP ban hành kèm
theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng: Cán bộ
quản lý triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Tổ chức thực hiện
các hoạt động tuyên truyền về Chương trình
- Thời gian: Xuyên
suốt Chương trình.
- Nội dung: Tuyên truyền
về sự cần thiết, các nguyên tắc triển khai của Chương trình, nội dung, hỗ trợ
của nhà nước, các mô hình phát triển sản phẩm điển hình và đặc biệt là đề xuất
ý tưởng sản phẩm, từ đó khởi đầu chu trình thực hiện Chương trình ra cộng đồng.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Cổng Thông tin điện tử tỉnh,
các Sở, Ngành liên quan, các địa phương. Tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, hằng tuần, hàng tháng mở chuyên mục “Mỗi xã một sản phẩm” trên các Đài
Truyền thanh, Truyền hình, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống có ít nhất 01
bài tuyên truyền về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
5. Triển khai phát
triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, có lợi thế của Thanh Hóa.
5.1. Tổ chức đăng ký
sản phẩm.
- Thời gian: Trong
quý I/2019.
- Nội dung: Tổ chức
hội nghị cấp huyện, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh (gọi tắt
là hộ sản xuất) đăng ký sản phẩm.
- Đơn vị thực hiện:
Ban Điều hành Chương trình cấp huyện, đơn vị tư vấn.
5.2. Tổ chức lựa chọn
ý tưởng sản phẩm
- Thời gian: Trong quý
I-II/2019.
- Nội dung: Đánh giá
và lựa chọn các ý tưởng sản phẩm khả thi, đầy đủ thông tin để triển khai hỗ trợ
thực hiện.
- Đơn vị thực hiện:
Ban Điều hành Chương trình cấp huyện, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn
mới tỉnh, đơn vị tư vấn.
5.3. Tập huấn cho
cộng đồng về xây dựng ý tưởng kinh doanh phát triển sản phẩm (Phương án kinh
doanh)
- Thời gian: Trong
quý II/2019.
- Nội dung: Thực hiện
theo phụ lục III khung đào tạo quản trị sản xuất - kinh doanh cho các nhà quản
lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP ban hành kèm
theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng đào tạo:
lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất...
tham gia Chương trình OCOP.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh, đơn vị tư vấn.
5.4. Triển khai kế
hoạch sản xuất kinh doanh phát triển sản phẩm
- Thời gian: Trong
quý II/2019.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh, đơn vị tư vấn.
- Nội dung: Lựa chọn
sản phẩm lợi thế để xây dựng, triển khai các dự án sản xuất phù hợp với thực tế
và điều kiện KT-XH của từng địa phương theo 6 nhóm sản phẩm sau:
a) Nhóm sản phẩm Thực
phẩm.
b) Nhóm sản phẩm Đồ
uống.
c) Nhóm sản phẩm Thảo
dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
d) Nhóm sản phẩm Vải
và may mặc.
đ) Nhóm sản phẩm Lưu
niệm - nội thất - trang trí.
e) Nhóm sản phẩm Dịch
vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP-TH.
6. Đề xuất ban hành
các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm
- Thời gian: Trong
quý II/2019.
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh, đơn vị tư vấn.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: các Sở, Ngành liên quan, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP-TH.
- Nội dung: Ban hành
cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ các lĩnh vực:
+ Phát triển vùng
nguyên liệu;
+ Chính sách đầu tư
hạ tầng phát triển sản xuất (các khu vực sản xuất tập trung);
+ Hỗ trợ lãi suất tín
dụng;
+ Hỗ trợ ứng dụng
khoa học, công nghệ;
+ Hỗ trợ đào tạo nhân
lực (cho đội ngũ giám đốc, nhân viên kinh doanh, kế toán trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có phương án kinh doanh
được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
7. Xúc tiến thương
mại, quảng bá sản phẩm
- Thời gian: Tổ chức
hàng năm, bắt đầu từ quý III/2019
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch
Thanh Hóa.
- Nội dung:
+ Tập trung quảng bá,
tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến
thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3÷5 sao.
+ Tổ chức thường niên
các kỳ xúc tiến thương mại cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhất là tổ chức các hội
chợ, triển lãm sản phẩm OCOP.
+ Chú trọng phát
triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, bán sản phẩm OCOP-TH.
+ Xây dựng hệ thống
trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP-TH tại các khu vực đông dân cư, khu
vực phát triển du lịch, bán sản phẩm OCOP-TH tại các trung tâm thương mại.
8. Hợp tác quốc tế và
học tập kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP
- Thời gian: Quý
III/2019
- Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Đơn vị phối hợp
thực hiện: các Sở Công thương; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và PTNT; Kế
hoạch và Đầu tư; Tài chính, Trung tâm xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch
Thanh Hóa.
- Nội dung:
+ Tăng cường hợp tác
với các quốc gia đã, đang triển khai Chương trình OVOP, OTOP, OCOP trên thế
giới, nhằm học hỏi và đưa sản phẩm OCOP-TH xuất khẩu và tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
+ Tổ chức các chuyến
tham quan học tập Chương trình của Thái Lan, Nhật Bản và các quốc gia thích hợp
(ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành, cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã trong Chương
trình OCOP).
+ Tham gia giao lưu
thương mại sản phẩm giữa các quốc gia thông qua tham gia các sự kiện triển lãm,
hội chợ OCOP Việt Nam và quốc tế.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Nguồn vốn thực hiện
Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn các doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư,
quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài
trợ của các tổ chức quốc tế…
- Ngoài ra, nguồn
ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ,
nguồn khuyến công, khuyến nông và các nguồn vốn lồng ghép khác của Trung ương
và địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Điều
phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh.
Là cơ quan chủ trì,
phối hợp với các cơ quan có liên quan điều phối tham mưu triển khai thực hiện
Chương trình OCOP, có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Trưởng
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, UBND tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch, Đề án;
- Tham mưu cho UBND
tỉnh ban hành tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP-TH, cơ chế
chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm Chương trình OCOP-TH.
- Hướng dẫn cấp huyện
xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi
xã một sản phẩm theo Đề án OCOP của tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng,
tham quan học tập theo Chương trình OCOP;
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Công thương, Sở Khoa họa và Công nghệ, các sở, ngành có liên quan hướng
dẫn cấp huyện đánh giá, lựa chọn sản phẩm Chương trình OCOP cấp huyện; tham mưu
cho UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP toàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, xây dựng,
trình duyệt và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư,
thương mại sản phẩm Chương trình OCOP-TH; tổ chức các hội chợ triển lãm sản
phẩm Chương trình OCOP-TH hàng năm.
- Đôn đốc, theo dõi,
kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên toàn
tỉnh;
- Chủ trì phối hợp
với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn và tổng hợp dự kiến nhu cầu kinh phí
thực hiện Chương trình OCOP từ nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các
Chương trình mục tiêu quốc gia 2016-2020, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ
tịch UBND tỉnh xem xét quyết định;
- Chủ trì tham mưu sơ
kết thực hiện Chương trình hàng năm, tổng kết giai đoạn; đề xuất Chương trình OCOP
cho các giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Tổ chức chức thực
hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và giúp đở các địa phương thực hiện các chính
sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh; kịp thời tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất
thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng các sản phẩm trong Chương trình
OCOP-TH.
- Chủ trì lồng ghép
các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương
trình (từ khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất, khuyến nông, chuyển giao công
nghệ...).
- Phối hợp với Văn
phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản
phẩm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Chủ trì lồng ghép các
nội dung của Chương trình OCOP-TH vào Quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm;
vận động, thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để thực hiện Chương
trình; phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách và phân bổ vốn ngân sách
thực hiện Chương trình theo qui định.
4. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND
cấp huyện cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung,
nhiệm vụ của Chương trình OCOP-TH theo qui định;
Hỗ trợ các tổ chức
kinh tế hình thành trong Chương trình OCOP-TH về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài
chính; hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực
trong triển khai thực hiện Chương trình.
5. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương
mại tổ chức các hội chợ, hội thi để góp phần quảng bá và tiêu thụ sản phẩm
thuộc Chương trình OCOP-TH.
- Phối hợp với Văn phòng
Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản
phẩm.
- Lồng ghép các hoạt
động của ngành gắn với việc thực hiện Chương trình OCOP-TH trên phạm vi toàn
tỉnh (hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ kiến thức kinh doanh, hỗ trợ thiết kế bao
bì sản phẩm).
6. Sở Khoa học và
Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển
sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP-TH. Bố trí sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm hỗ trợ các tổ chức kinh tế nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm.
- Hướng dẫn các địa
phương, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xây dựng, quản lý nhãn hiệu, mẫu mã
bao bì sản phẩm hàng hóa, đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm.
- Chủ trì lồng ghép
các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương
trình OCOP-TH.
- Phối hợp với Văn
phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng
sản phẩm.
7. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực phẩm
thuộc thẩm quyền quản lý của ngành thực hiện các quy định liên quan đến an toàn
thực phẩm; hướng dẫn đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện quản lý các
sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
- Chủ trì lồng ghép
các hoạt động của Ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương
trình OCOP-TH.
- Phối hợp với Văn
phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng
sản phẩm.
8. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
- Chủ trì nghiên cứu
phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn
trên cơ sở phát huy thế mạnh các danh lam thắng cảnh, các lễ hội trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Chủ trì lồng ghép
các hoạt động của Ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương
trình OCOP-TH.
- Phối hợp với Văn
phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng
sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ du lịch.
9. Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội
- Chủ trì quản lý
định hướng, tổ chức đào tạo các ngành nghề liên quan đến Đề án nâng cao chất
lượng nguồn nhận lực trong tỉnh để phục vụ nâng cao hiệu quả của Chương trình
OCOP-TH.
- Chủ trì lồng ghép
các hoạt động của Ngành với việc tư vấn phát triển các tổ chức kinh tế tham gia
Chương trình.
- Phối hợp với Văn
phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng
sản phẩm. Đặc biệt là các vấn đề về tổ chức, lao động.
10. Các Sở, Ban,
Ngành liên quan
Trên cơ sở chức năng
nhiệm vụ của ngành, thực hiện lồng ghép các hoạt động để phục vụ việc tổ chức
thực hiện Chương trình OCOP-TH, góp phần sản xuất các sản phẩm truyền thông,
đặc sản của địa phương, nâng cao thu nhập cho các tổ chức kinh tế và người dân
trên địa bàn.
11. Các tổ chức đoàn
thể:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tăng cường các
hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực
hiện Kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động tham gia vào chuỗi giá trị hình
thành trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP-TH.
12. Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
- Tổ chức tuyên
truyền sâu rộng cho các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trên địa bàn
biết, hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
- Ban hành Kế hoạch
thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm và tổ chức thực hiện Kế hoạch đã ban
hành;
- Đưa Chương trình
OCOP-TH vào Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy; kế hoạch, chương
trình công tác chỉ đạo trọng tâm của UBND để triển khai thực hiện thường xuyên
và lâu dài;
- Tùy điều kiện, đặc
điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm,
trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa
phương và phát triển du lịch dịch vụ ở nông thôn;
- Ưu tiên bố trí và
huy động các nguồn vốn hợp pháp để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình
OCOP-TH ở địa phương;
- Hàng năm tổ chức
đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Chương trình
OCOP-TH tỉnh;
- Lập kế hoạch và dự
toán kinh phí thực hiện Chương trình OCOP hàng năm trình thẩm định, phê duyệt
để làm căn cứ thực hiện;
- Thực hiện công tác
phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và báo cáo theo quy
định.
13. UBND cấp xã.
- Tổ chức tuyên
truyền sâu rộng cho nhân dân trên địa bàn biết, hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng
của Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
- Bố trí phân công
cán bộ chuyên trách tham mưu và làm đầu mối triển khai thực hiện Chương trình
mỗi xã một sản phẩm ở cấp xã;
- Đưa Chương trình
OCOP-TH vào Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy; kế hoạch, chương
trình công tác chỉ đạo trọng tâm của UBND cấp xã để triển khai thực hiện lâu
dài và thường xuyên.
- Hướng dẫn các doanh
nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và nhân dân trên địa bàn xã lựa chọn sản phẩm,
xây dựng và triển khai thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm Chương
trình OCOP, phát triển làng nghề, phát triển du lịch cộng đồng;
- Hàng năm, tổng hợp
nhu cầu tập huấn, đào tạo, đề xuất sản phẩm OCOP, dự án và nhu cầu kinh phí
thực hiện trình UBND cấp huyện phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện;
- Thực hiện tốt công
tác tổng hợp báo cáo theo quy định./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Đình Xứng
|
BCĐ CÁC CHƯƠNG
TRÌNH MTQG TỈNH THANH HOÁ
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NTM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
ĐỀ
CƯƠNG
ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH
THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
THÔNG
TIN CHUNG
1.Tên đề án: Chương trình mỗi xã
một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Logo Chương trình1:
2. Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa
3. Cơ quan chủ trì tham mưu: Văn phòng Điều phối
Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh.
4. Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ
chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
5. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018.
7. Sản phẩm giao nộp:
- Thuyết minh Đề án: Chương trình mỗi xã một
sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; số
lượng10 bộ.
- Tóm tắt thuyết minh Đề án: Chương trình mỗi
xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm
2030;số lượng 10 bộ.
- Bản đồ hiện trạng sản phẩm nông nghiệp chủ
lực và sản phẩm lợi thế (theo 06 nhóm sản phẩm) toàn tỉnh; tỉ lệ bản đồ:
1/100.000; số lượng 01 bản;
- Bản đồ định hướng sản phẩm Chương trình “Mỗi
xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030;
tỉ lệ bản đồ: 1/100.000; số lượng 01 bản.
Phần
thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TRONG TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN PHONG TRÀO “MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM”
I. SỰ CẦN THIẾT
Tỉnh Thanh Hoá nằm ở
vùng Bắc Trung bộ, diện tích tự nhiên 11.129,48 km2, có 27 đơn vị hành
chính cấp huyện, 635 đơn vị hành chính cấp xã, dân số trên 3,7 triệu người
trong đó có khoảng 3,1 triệu người sống ở khu vực nông thôn.
Trong những năm qua
nông nghiệp Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh,
chính trị của tỉnh. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
4,4%/năm, trong đó: nông nghiệp 3,3%/năm, lâm nghiệp 9,8%/năm, thủy sản 6,9%/năm.
Nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi
thế của tỉnh, nâng cao hiệu quả và gắn với nhu cầu thị trường; giá trị trên một
đơn vị diện tích tăng lên; tỷ trọng các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
trong giá trị sản xuất toàn ngành ngày một tăng.
Chương trình xây dựng
nông thôn mới (Chương trình NTM) đã đạt được những kết quả quan trọng, làm thay
đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Qua hơn 7 năm thực hiện, đến 31/12/2017 toàn
tỉnh có 01 huyện, 241 xã và 478 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM (bình
quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã). Phần lớn các địa phương sau khi đã được
công nhận đạt chuẩn NTM vẫn duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, trong
đó tập trung cho phát triển sản xuất, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người
dân, thực hiện tốt công tác vệ sinh, môi trường, duy trì, phát triển các hoạt
động văn hóa ở nông thôn, tạo cho người dân được thụ hưởng nhiều hơn những
thành quả từ xây dựng NTM đem lại.
Toàn tỉnh có 155 làng
nghề với 25 nghề truyền thống, trong đó đã công nhận 23 nghề truyền thống, 20
làng nghề và 47 làng nghề truyền thống; toàn tỉnh đã thành lập được 03 hiệp hội
ngành hàng, có 4 huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn
địa lý cho sản phẩm của địa phương, 10 làng nghề đã được công nhận thương hiệu,
nhãn mác; 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực
nghề thủ công mỹ nghệ. Phát triển làng nghề gắn với du lịch đang là mục tiêu
hướng tới của nhiều địa phương, bước đầu đã hình thành một số điểm du lịch làng
nghề, như: Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, làng nghề mộc Đạt Tài xã Hoằng
Đạt, làng nghề nước mắm Khúc Phụ xã Hoằng Phụ; các làng nghề dệt chiếu cói ở
huyện Nga Sơn; làng nghề bánh gai Tứ Trụ xã Thọ Diên; làng nghề dệt thổ cẩm xã
Cẩm Lương ...
Thanh Hóa là tỉnh có
các sản phẩm đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông
nghiệp có 19 sản phẩm chủ lực; ngoài ra còn có trên 160 sản phẩm, nhóm sản phẩm
khác nhau do các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề và hộ gia đình
trong tỉnh sản xuất, một số sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực
địa phương đã đi vào ca dao, tục ngữ và được nhiều nơi biết đến như: Chiếu Nga
Sơn, tơ Hồng Đô, trống đồng Đông Sơn, nem chua, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ
Trụ, nước mắm Ba Làng ...
Tuy đa dạng, phong
phú về số lượng và chủng loại, song cũng như các địa phương khác trong cả nước,
sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa cũng còn bộc lộ những tồn tại,
hạn chế, như: Chất lượng chưa đáp ứng được các yêu cầu, mẫu mã hạn chế; sức
cạnh tranh yếu; số lượng sản phẩm có thương hiệu ít; thị trường tiêu thụ nội
địa vẫn là chính, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu; một số sản phẩm nông nghiệp
vẫn ở tình trạng “được mùa rớt giá“ ... Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu vẫn
là: Sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ; sản xuất thủ công; thiếu sự liên kết giữa các
“nhà“ với nông dân; thiếu đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ, vốn, nguồn
nhân lực, công tác xúc tiến thương mại; công tác định hướng và phát triển sản
phẩm lợi thế ở một số địa phương còn lúng túng ...
Ngày 07/5/2018, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã
một sản phẩm, mục tiêu tổng quát là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu
chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần
phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân và thực hiện
hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia
về xã nông thôn mới. Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn,
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; bảo vệ môi trường và bảo tồn những
giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.
Tại hội nghị toàn
quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tổ chức ngày 14/7/2018 tại
Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ -
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016 - 2020, đã phát biểu chỉ đạo: Cũng như Chương trình xây dựng NTM,
Chương trình OCOP là một quá trình thực hiện, có điểm khởi đầu nhưng không có
điểm kết thúc, sau năm 2020 Chính phủ sẽ tổng kết việc thực hiện để tiếp tục
triển khai lâu dài. Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng cho cơ cấu lại
sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới; sản phẩm
OCOP là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc
gia, toàn cầu; chủ thể thực hiện là hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa; nhà nước đóng vai trò hỗ trợ về chính sách. Các Bộ, ngành, địa
phương phải thống nhất tư tưởng, nhận thức, nắm rõ quan điểm định hướng, mục
đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Chương trình, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý,
điều hành thực hiện ở các địa phương.
Xuất phát từ thực
tiễn trên và định hướng của Chính phủ, việc ban hành Đề án Chương trình mỗi xã
một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 là
cần thiết, nhằm triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Quyết định số
490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; thông qua đó cụ thể hóa các
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân
và nông thôn; đồng thời là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành, các địa phương,
đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu
nhập và đời sống nhân dân.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Văn bản của Trung
ương
2. Văn bản của tỉnh
III. KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC NÔNG THÔN THÔNG QUA PHONG TRÀO
“MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM”
1. Kinh nghiệm quốc
tế
1.1. Phong trào Mỗi
làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản.
1.2. Chương trình Mỗi
cộng đồng một sản phẩm (OTOP) của Thái Lan.
2. Kinh nghiệm trong
nước
2.1. Chương trình mỗi
xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Các tỉnh khác .
3. Vận dụng triển
khai ở Thanh Hóa
Phần thứ hai:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Ở MỘT SỐ LĨNH VỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ĐẾN NĂM 2017
I. SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
1. Lĩnh vực trồng
trọt
2. Lĩnh vực chăn nuôi
3. Lĩnh vực thủy sản
4. Lĩnh vực lâm
nghiệp
5. Lĩnh vực diêm
nghiệp
II. PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ
III. PHÁT TRIỂN DU
LỊCH, DỊCH VỤ
IV. CHƯƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
V. PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM THEO CÁC NHÓM
1. Thực phẩm
2. Đồ uống
3. Thảo dược
4. Vải và may mặc
5. Lưu niệm, nội
thất, trang trí
6. Dịch vụ nông thôn,
bán hàng
VI. XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU SẢN PHẨM
VII. THƯƠNG MẠI SẢN
PHẨM, HÀNG HÓA
VIII. CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC TRONG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH
HÓA
1. Điểm mạnh
2. Điểm yếu
3. Cơ hội
4. Thách thức
Phần thứ ba:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM
Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (sau đây gọi tắt là Chương trình OCOP) là chương trình phát triển
kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là
giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông
nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành
phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Nhà nước đóng vai trò
kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy
hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng
dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá
sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp
nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu
chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần
phát triển kinh tế nông thôn.
- Góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu
quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về
xã nông thôn mới.
- Thông qua việc phát
triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
hợp lý; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của
nông thôn Thanh Hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2018 -
2020
- Xây dựng hệ thống
quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã;
- Ban hành và áp dụng
chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả
tỉnh;
- Tiêu chuẩn hóa
khoảng 30% số sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có nguồn gốc từ các
địa phương trên địa bàn tỉnh (khoảng 50 sản phẩm); củng cố, hoàn thiện tổ chức
sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;
- Đến năm 2020 có ít
nhất 01 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia2, 10 sản
phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm
OCOP cấp huyện3;
- Triển khai thực
hiện 1 - 2 mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng4;
- Triển khai xây dựng
01Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP5 gắn với quảng bá,
giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện;
- Củng cố, kiện toàn
100% các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP;
- Đẩy mạnh các chương
trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm Chương trình OCOP;
- Đào tạo, tập huấn
kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 300 cán bộ quản lý
nhà nước (cấp tỉnh, huyện)6 thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo
doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương
trình OCOP.
2.2. Định hướng đến
năm 2030
- Tiếp tục củng cố,
phát triển các sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020;
- Có 5 sản phẩm được
xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP
cấp tỉnh, 150 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện;
- Có 05 mô hình làng
văn hóa du lịch cộng đồng;
- Có 2 Trung tâm
thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản
phẩm;
- Hoàn thành ứng dụng
công nghệ 4.0 vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
III. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG, NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Phạm vi
- Phạm vi
không gian: Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên
toàn tỉnh, khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai
phù hợp ở khu vực đô thị;
- Phạm vi
thời gian: Chương trình mỗi xã một sản phẩm được triển khai thực hiện từ năm
2018.
2. Đối
tượng
- Sản
phẩm: Gồm sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có nguồn gốc từ các địa
phương trên địa bàn tỉnh.
- Chủ thể
thực hiện: Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ
hợp tác và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
3. Nguyên
tắc thực hiện
Thực hiện
theo 3 nguyên tắc là: (1) Hành động địa phương hướng đến toàn cầu (nhằm hướng
tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế); (2) Tự lực, tự tin và sáng tạo; (3) Đào tạo
nguồn nhân lực (nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).
Theo sơ
đồ sau:
IV. ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THANH HÓA
1. Sản
phẩm nông nghiệp chủ lực
2. Sản
phẩm lợi thế của các địa phương
2.1. Thực
phẩm
2.2. Đồ
uống
2.3. Thảo
dược
2.4. Vải
và may mặc
2.5. Lưu
niệm, nội thất, trang trí
2.6. Dịch
vụ nông thôn, bán hàng
V. NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THANH HÓA
1. Sơ đồ
chu trình OCOP
2. Nội
dung triển khai thực hiện Chương trình OCOP
2.1. Nội
dung 1: Tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP
2.2. Nội
dung 2: Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm
2.3. Nội
dung 3: Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh
2.4. Nội
dung 4: Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh
2.5. Nội
dung 5: Đánh giá và xếp hạng sản phẩm
2.6. Nội
dung 6: Xúc tiến thương mại
3. Xây
dựng và triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án thành phần
3.1. Các
dự án thành phần cấp tỉnh
3.2. Dự
án cấp huyện
4. Kinh
phí triển khai thực hiện Đề án
4.1. Nhu
cầu kinh phí
Tổng kinh
phí:………… trong đó:
- Giai
đoạn 2018 - 2020
- Giai
đoạn 2021 - 2030
4.2.
Nguồn kinh phí
Phần thứ tư:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THANH HÓA
I. NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
2. Xây dựng
hệ thống quản lý thực hiện
3. Về cơ
chế, chính sách
4. Về
khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
5. Xây
dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện
6. Huy
động nguồn lực
7. Hợp
tác trong nước và quốc tế
II. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Các
sở, ngành, đơn vị
1.1. Văn
phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
1.2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.3. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
1.4. Sở
Tài chính
1.5. Sở
Công Thương
1.6. Sở
Khoa học và Công nghệ
1.7. Sở Y
tế
1.8. Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1.9. Sở
Thông tin và Truyền thông
1.10.
Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
1.11.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa
1.12. Các
sở, ban, ngành có liên quan khác
3. Các tổ
chức chính trị, xã hội
3.1. Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
3.2. Hiệp
hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
3.3. Liên
minh Hợp tác xã tỉnh
4. UBND
các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện)
5. UBND
xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã)
Phần thứ năm:
KẾT LUẬN