ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2634/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 29
tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU
TỪ ĐẤT LÀNH”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày
19/6/2017;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày
29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày
19/6/2009; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 65/2023/NĐ-CP
ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Căn cứ Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN
ngày 30/11/2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết một số điều của
Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày
23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan
đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công
nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công
Thương tỉnh Lâm Đồng tại Văn bản số 3255/ SCT-QLTM ngày 26/12/2023.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và thay thế Quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày
02/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công
Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và các huyện:
Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ
chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Hiệp
|
QUY
CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH
KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy chế này quy định về việc quản
lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” nhằm
đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu chứng nhận này trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều
2.
Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết
tinh kỳ diệu từ đất lành” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trong nước.
2. Nhãn hiệu
chứng nhận “Đà
Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được sử dụng cho các sản phẩm
rau, quả, hoa, cà phê Arabica, chè, Atisô, nấm và du lịch canh nông được sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
3. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản
lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng
sản phẩm rau, quả, hoa, cà phê Arabica, chè, Atisô,
nấm và du lịch canh nông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có
nghĩa như sau:
1. Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là
địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và một
phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã: Mê Linh, Đông Thanh, Gia
Lâm, Nam Hà) theo ranh giới quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số
704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nhãn hiệu chứng
nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” là nhãn hiệu chứng nhận áp dụng
cho sản phẩm quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế này.
3. Giấy chứng nhận
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp cho tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm quy định tại khoản 2, Điều 2 đáp ứng các
điều kiện theo quy định tại Quy chế này.
4. Tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm trong Quy chế này là các
doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, người tiêu dùng sản phẩm, người sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận.
Điều 4. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng
nhận
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”;
thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận theo quy định
của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt
- kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Điều
5.
Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký của
nhãn hiệu chứng nhận
Biểu trưng (logo) và danh mục sản phẩm
đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được quy
định tại Phụ lục I Quy chế này.
Điều 6. Khu
vực địa lý mang Nhãn hiệu chứng nhận
Khu vực địa lý mang nhãn hiệu
chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được thể hiện trong bản đồ
khu vực địa lý quy định tại Phụ lục II của Quy chế này.
Điều 7. Sản
phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng
nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đáp ứng các tiêu chí về vị trí,
chất lượng được quy định tại Phụ lục II, III và IV Quy chế này.
Điều 8. Các
đặc tính chất lượng
Các đặc tính về chất lượng của
sản phẩm rau, quả, hoa, cà phê Arabica, chè, Atisô, nấm và du lịch canh nông
mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được quy định
tại Phụ lục III, IV Quy chế này.
Điều 9. Phương
pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm để đánh
giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu chứng nhận;
do cơ quan quản lý nhãn hiệu thực hiện.
2. Phương pháp đánh giá đặc tính chất lượng: Các tiêu chí chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu
chứng nhận phải được đánh giá theo phương pháp quy định tại Phụ lục III, IV Quy
chế này.
Chương
II
CẤP,
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Giấy
chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” gồm các nội dung sau:
- Tên và
địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận.
- Điện
thoại, fax, email, website
(nếu có).
- Danh
mục loại sản phẩm được cấp giấy chứng nhận.
- Mẫu
nhãn hiệu chứng nhận sản
phẩm.
- Quyền
lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận.
- Họ tên,
chữ ký của đại diện và dấu của cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà
Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được làm thành 01 bản chính giao cho đơn vị
sử dụng. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận mở sổ theo dõi cấp và thu hồi giấy chứng nhận. Trường hợp có yêu cầu cấp bản sao giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp tối đa không quá 10
bản.
3. Giấy
chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ
đất lành” có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.
Điều 11. Điều
kiện được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp
giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu
từ đất lành” phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ liên quan đến các sản phẩm: rau, quả, hoa, cà phê Arabica,
chè, Atisô, nấm và du lịch canh nông trong vùng sản xuất, kinh doanh quy định
tại Điều 6 Quy chế này.
2. Đảm bảo quy định về tiêu chí chất lượng
cho từng sản phẩm theo quy định tại Phụ lục III và IV Quy chế này.
3. Tuân thủ các quy trình sản xuất, cung cấp
dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm có đặc tính, chất lượng theo quy định.
4. Cam kết tuân thủ đầy đủ các nội dung về sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tại Phụ lục VI
Quy chế này.
Điều 12. Sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận
Các tổ chức,
cá nhân được cấp giấy chứng
nhận sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận như sau:
1. Được sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch,
phương tiện quảng cáo.
2. Phải sử dụng đúng
và chính xác dấu hiệu của nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh
logo.
3. Chỉ sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng
nhận sử dụng.
4. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với
nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân, nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
5. Tổ chức, cá nhân không được tự ý chuyển giao
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả giữa các
đơn vị thành viên thuộc tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
Điều
13. Quản lý việc sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận
1. Cơ quan quản lý nhãn hiệu
chứng nhận chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực
hiện kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân được cấp giấy
chứng nhận để nhằm duy trì và đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của
sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt -
kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
2. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận quyết định việc đình chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với
tổ chức, cá nhân không
đáp ứng điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 11 Quy chế này.
3. Cơ quan quản lý nhãn hiệu
chứng nhận
có quyền đề nghị các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát
hiện các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt -
kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Điều
14. Kiểm soát chất lượng
sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Hàng năm, cơ
quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cùng tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy
mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận để đánh giá chất lượng sản phẩm; khoản phí
đánh giá chất lượng do tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu nộp theo quy
định.
2. Trường hợp có dấu hiệu nghi
ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận; cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có quyền kiểm tra
đột xuất, đánh giá chất lượng của
sản phẩm.
Điều
15. Chi phí chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
1.
Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất
lành” phải nộp chi phí cấp giấy chứng nhận, duy trì thường
niên, đánh giá chất lượng mẫu để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra chất lượng
định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của cơ quan
có thẩm quyền.
2.
Phí cấp giấy chứng nhận và chi phí duy trì nhãn hiệu thường niên thực hiện theo
quy định hiện hành của pháp luật nhà nước về phí và lệ phí.
Chương
III
QUYỀN LỢI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG
NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 16. Quyền
lợi khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận đều bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn
hiệu chứng nhận.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho
loại sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất,
kinh doanh.
b) Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các
lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận.
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp
pháp nhãn hiệu chứng nhận nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Điều 17. Giải
quyết tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận
1. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận giải
quyết tranh chấp xảy ra trong nội bộ các tổ chức, cá nhân được cấp sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận và tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân được cấp và không được
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận chủ
động giải quyết tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận với các tổ
chức, cá nhân; trường hợp không thống nhất sẽ do UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định.
Điều 18. Điều
khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh đến cơ quan
quản lý nhãn hiệu chứng nhận để báo cáo đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét,
điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ
LỤC I
Nhóm 29: Rau (rau ăn
lá, rau ăn quả, rau ăn củ) được bảo quản phơi khô hoặc nấu chín; quả được bảo
quản, phơi khô hoặc nấu chín; nấm được bảo quản.
Nhóm 30: Cà phê
Arabica; chè; trà từ Atisô.
Nhóm 31: Rau tươi
(rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ); quả tươi; hoa tươi; nấm tươi.
Nhóm 39: Du lịch canh
nông.
A. BẢNG TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM RAU,
QUẢ, HOA, CÀ PHÊ ARABICA, CHÈ, ATISÔ, NẤM
I. Tiêu chí đối với sản phẩm rau
1. Tiêu chí chất lượng đối với: Rau tươi
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về kích thước,
hình thái màu sắc;
- Màu sắc đặc trưng, đúng thời điểm thu hoạch
theo mục đích sử dụng.
2. Tiêu chí chất lượng đối với: Rau đã qua bảo
quản, chế biến
Sản phẩm phải có màu, hương, mùi vị đặc trưng
của sản phẩm.
II. Tiêu chí đối với sản phẩm dâu tây
1. Tiêu chí đối với quả dâu tây tươi
- Nguyên vẹn, sạch, không chứa tạp chất;
- Tươi; mùi vị đặc trưng của từng giống;
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về kích thước,
hình thái màu sắc.
2. Tiêu chí các sản phẩm từ dâu tây chế biến
Sản phẩm phải có màu, hương, mùi vị đặc trưng
của sản phẩm.
III. Tiêu chí sản phẩm đối với quả hồng
1. Tiêu
chí chất lượng đối với quả hồng tươi
- Quả nguyên vẹn, có đài hoa đi kèm;
- Tươi, mùi vị đặc trưng của từng giống;
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về kích thước,
hình thái màu sắc.
2. Tiêu chí đối với các sản phẩm
từ quả Hồng chế biến
- Mềm, dẻo, ngon, không bị chai cứng;
- Màu sắc theo đặc trưng của từng giống;
- Sản phẩm có độ đồng đều màu sắc.
IV. Tiêu chí sản phẩm đối với hoa
1. Tiêu chí chất lượng đối với hoa cắt cành
- Hình dạng đặc trưng của giống;
- Thu hoạch
đúng độ nở;
- Cành hoa thẳng, cứng cáp, đồng nhất, cân đối
giữa kích thước và đường kính hoa.
2. Tiêu chí chất lượng đối với hoa chậu
Cành hoa thẳng, cứng, hình dạng đặc trưng
của giống.
V. Tiêu chí sản phẩm đối với cà phê Arabica
(cà phê hạt và rang xay)
- Hạt cà phê đồng đều, có màu sắc, mùi vị đặc trưng
của cà phê Arabica;
- Tỷ lệ Cafein trong cà phê bột phải ≥ 1%;
VI. Tiêu chí sản phẩm đối với chè (trà) Ô
long
- Viên xoăn chặt, chắc, đồng
đều, sạch;
- Màu nước: Màu xanh, trong
sáng, sánh, không cặn;
- Mùi: Thơm mạnh, ngào ngạt,
bền hương, hài hòa;
- Vị: theo đặc trưng của
từng giống;
-
Catechin tổng số, % khối lượng chất khô tối thiểu: 7%;
- Độ ẩm, % khối lượng tối đa: 7%.
VII. Tiêu chí sản phẩm đối với Atisô
1. Tiêu
chí chất lượng đối với Atisô tươi
- Nguyên vẹn, tươi, theo đặc trưng của giống;
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về kích thước,
hình thái màu sắc.
2. Tiêu chí chất lượng các sản
phẩm từ Atisô
- Được chế biến 100% từ atisô;
- Có mùi thơm, ngon đặc trưng;
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về
hình thái màu sắc.
3. Trà Atisô
- Nguyên liệu phải được sấy ở
nhiệt độ thích hợp tùy theo công nghệ;
- Có mùi thơm, ngon đặc trưng.
VIII. Tiêu chí sản phẩm đối với nấm linh chi
1. Tiêu chí
chất lượng: (Áp dụng cho cả sản phẩm tươi và khô)
- Theo đặc trưng của giống;
- Nấm thu hoạch đúng tuổi;
- Có mùi thơm đặc trưng dễ chịu;
- Sản phẩm phải có độ đồng đều về kích thước,
hình thái màu sắc.
- Riêng đối với sản phẩm nấm linh chi sấy:
đạt độ ẩm từ 10 - 15%.
IX. Tiêu chí sản phẩm đối với nấm đông trùng
hạ thảo
1. Tiêu chí chất lượng: (Áp
dụng cho cả sản phẩm tươi và khô)
- Nguyên vẹn;
- Nấm có màu cam đậm theo đặc trưng của
giống;
- Các sản phẩm nấm có chứa hoạt chất Adenosine
và Cordycepin;
- Riêng đối với các sản phẩm nấm đông trùng
hạ thảo sấy: Độ ẩm sau khi sấy không quá 7%.
B. TIÊU CHÍ BAO GÓI
Sản phẩm được bao gói, ghi nhãn
C. TIÊU CHÍ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Đáp ứng các yêu cầu an toàn vệ sinh thực
phẩm.
D. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẤP CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”
1. Đối với sản phẩm hoa
STT
|
Tiêu chí
|
Yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Địa điểm sản xuất phải thuộc vùng chứng
nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
2
|
Có Bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
|
Đạt
|
|
3
|
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất
lượng
|
Đạt
|
|
4
|
Tiêu chí về bao gói, ghi nhãn
|
Đạt
|
|
5
|
Đối với cơ sở thu gom, sơ chế, đóng gói:
Phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm được sản xuất
thuộc vùng chứng nhận nhãn hiệu (hợp đồng, cam kết,…).
|
Đạt
|
|
Ghi chú: cơ sở đáp ứng điều kiện để được cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phải
đạt 100% các tiêu chí nêu trên.
2. Đối với sản phẩm rau, quả hồng, dâu tây,
cà phê Arabica, chè (trà) Ô long, Atisô, nấm linh chi
2.1. Đối với cơ sở sản xuất ban đầu
STT
|
Tiêu chí
|
Yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Địa điểm sản xuất phải thuộc vùng chứng
nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
2
|
Có bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
|
Đạt
|
|
3
|
Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm hoặc chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các
chứng nhận khác tương đương.
|
Đạt
|
|
4
|
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất
lượng
|
Đạt
|
|
5
|
Tiêu chí về bao gói, ghi nhãn
|
Đạt
|
|
Ghi chú: cơ sở đáp ứng điều kiện để được cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phải
đạt 100% các tiêu chí nêu trên.
2.2. Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản
STT
|
Tiêu chí
|
Yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Địa điểm sản xuất phải thuộc vùng chứng
nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
2
|
Có bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
|
Đạt
|
|
3
|
Vùng nguyên liệu phục vụ sơ chế, chế biến,
bảo quản phải nằm trong vùng được chứng nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
4
|
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất
lượng
|
Đạt
|
|
5
|
Tiêu chí về bao gói, ghi nhãn
|
Đạt
|
|
6
|
Phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ các trường hợp quy định tại
Điều 12, Chương V, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
|
Đạt
|
|
7
|
Phải có bản tự công bố chất lượng sản phẩm
theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Chương II, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 của Chính phủ.
|
Đạt
|
|
Ghi chú: cơ sở đáp ứng điều kiện để được cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phải
đạt 100% các tiêu chí nêu trên.
3. Đối với sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo
3.1. Đối với cơ sở sản xuất ban đầu
STT
|
Tiêu chí
|
Yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Địa điểm sản xuất phải thuộc vùng chứng
nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
2
|
Có bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
|
Đạt
|
|
3
|
Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm hoặc chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các
chứng nhận khác tương đương.
|
Đạt
|
|
4
|
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất
lượng
|
Đạt
|
|
5
|
Tiêu chí về bao gói, ghi nhãn
|
Đạt
|
|
6
|
Có kết quả phân tích đối với hoạt chất Adenosine
và Cordycepin
|
Đạt
|
|
Ghi chú: cơ sở đáp ứng điều kiện để được cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phải
đạt 100% các tiêu chí nêu trên.
3.2. Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản
STT
|
Tiêu chí
|
Yêu cầu
|
Kết quả
|
1
|
Địa điểm sản xuất phải thuộc vùng chứng
nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
2
|
Có bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận
|
Đạt
|
|
3
|
Vùng nguyên liệu phục vụ sơ chế, chế biến,
bảo quản phải nằm trong vùng được chứng nhận nhãn hiệu
|
Đạt
|
|
4
|
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất
lượng
|
Đạt
|
|
5
|
Tiêu chí về bao gói, ghi nhãn
|
Đạt
|
|
6
|
Phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ các trường hợp quy định tại
Điều 12, Chương V, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
|
Đạt
|
|
7
|
Phải có bản tự công bố chất lượng sản phẩm
theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Chương II, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 của Chính phủ.
|
Đạt
|
|
8
|
Có kết quả phân tích đối với hoạt chất Adenosine
và Cordycepin
|
Đạt
|
|
Ghi chú: cơ sở đáp ứng điều kiện để được cấp
quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” phải
đạt 100% các tiêu chí nêu trên.
PHỤC LỤC IV
I. Tiêu chí
đánh giá công nhận du lịch canh nông
- Có hoạt động nông
nghiệp và sản phẩm thuộc nhóm nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu
từ đất lành”.
- Đạt các tiêu chí
công nhận điểm du lịch theo Điều 23 Luật Du lịch, Điều 11 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP
ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
II. Phương
pháp đánh giá công nhận du lịch canh nông
Thực hiện
theo Điều 24 Luật
Du lịch.
PHỤ
LỤC V:
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP
MỚI (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH
KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”
Kính gửi: ……………………………………………
Tên (đơn vị, cá nhân) đề
nghị:…............................................................................
Địa chỉ: …………………………………………………………………………...
Điện thoại:…………………….. Fax:……………………..…………………...
Email: ……………………………………………………………………………
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh
doanh (nếu có): ……………………..
…………………………………………………………………………………………..
Sau khi nghiên cứu các quy định về quản lý,
sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, liên hệ
với điều kiện cụ thể của đơn vị, chúng tôi đăng ký được cấp Giấy chứng nhận sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”:
Lý do cấp:………………………………………………………………………...
Loại sản phẩm đề nghị cấp:………………………………………………………
Quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị:………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Địa điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị: ………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi cam đoan những thông
tin đăng ký trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm, đầy đủ
các yêu cầu của Nhà nước quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ
diệu từ đất lành”.
Hồ sơ kèm theo:
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
|
…….…, ngày.....
tháng…..... năm......
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC VI:
BẢN CAM KẾT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
CAM KẾT
VỀ
VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”
Kính gửi: …………………………………….
Tên (đơn vị, cá nhân):……………………………………...………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………
Điện thoại:………………………. Fax:………………………………
Email:……………………………………………………………………..
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh
doanh (nếu có):………………
…………………………………………………………………………….
Nếu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm
ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản
trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”:
1. Sử
dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh
logo.
2. Chỉ sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp giấy
chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với
nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà
Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng
nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các
thành viên thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận.
6. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cơ
quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận việc sử dụng nhãn hiệu của đơn vị.
7. Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định.
8. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy định
này và các quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt
- kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
9. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy
định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu
chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
10. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hoá
mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết trên, chúng
tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước.
|
…………., ngày
tháng năm
Người
cam kết
(ký
tên, đóng dấu)
|