ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 16
tháng 01 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 06-ĐA/TU NGÀY 11/12/2020 CỦA TỈNH ỦY LÀO
CAI NĂM 2023 - LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU
ngày 11/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về việc ban hành 18 Đề
án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/TU
ngày 01/12/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về hướng, nhiệm vụ năm 2023;
Căn cứ Đề án số 06-ĐA/TU ngày
11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo
dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 31-CT/TU ngày
18/10/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
đảng đối với công tác phổ cập giáo dục mầm non giai đoạn 2022-2025;
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số
100/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án số
06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao
chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào
Cai, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2023
đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Kế hoạch số
100/KH-UBND ngày 08/3/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Đề án số
06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao
chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào
Cai, giai đoạn 2021-2025, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo năm 2023.
- Triển khai có hiệu quả các mục
tiêu Đề án; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm
vụ triển khai, tổ chức thực hiện Đề án.
- Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc
tế, xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo.
2. Yêu cầu
- Ngành Giáo dục và Đào tạo,
các cấp, các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai, thực hiện
Đề án theo chức năng nhiệm vụ được phân công; theo kế hoạch cả giai đoạn và từng
năm; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.
- Việc thực hiện kế hoạch cần
có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai
trên địa bàn. Chú trọng huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân,
các doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của đề án.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể
có liên quan nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án để phối hợp
chặt chẽ trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện.
- Thực hiện nghiêm túc các quy
định về báo cáo, sơ kết.
II. NỘI DUNG
1. Một số
chỉ tiêu chính phấn đấu năm 2023
- Có ít nhất 32% trẻ nhà trẻ,
98% trẻ mẫu giáo được huy động ra lớp, trong đó riêng 5 tuổi đạt 99,9%.
- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào
lớp 1 đạt 99,9%, trẻ từ 6-14 tuổi đạt 99,7%; Có ít nhất 70% trở lên học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở (THCS) học lên trung học phổ thông (THPT) và Giáo dục
thường xuyên, số còn lại học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), học nghề và tham
gia lao động. Duy trì, củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
(PCGD) ở 100% xã, phường, thị trấn; có từ 66 xã và 02 huyện, thành phố được
công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4, lũy kế đến hết năm 2023 là 111
xã; tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS từng xã đạt
từ 90% trở lên.
- Duy trì 100% xã có trung tâm
học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả. Có từ 70,5% trở lên học sinh khuyết tật
được tham gia giáo dục hòa nhập ở các cấp học.
- Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục
sau khi biết chữ cho ít nhất 1.155 người, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi
từ 15-60 lên 95%.
- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo được làm
quen với ngoại ngữ, tin học ít nhất 35%; tỷ lệ học sinh phổ thông từ lớp 3 trẻ
lên được học ngoại ngữ, tin học 100%. Số trường phổ thông dạy tiếng Anh 10 năm
trung bình toàn tỉnh đạt 97%, trong đó: Tiểu học 93%, THCS 100%, THPT 100% (hiện
nay, trung bình toàn tỉnh đạt 90,63%, trong đó: Tiểu học 81,25%. THCS 100%,
THPT 100%).
- Có 83% cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non, phổ thông có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (Mầm non từ 94%,
Tiểu học từ 64%, THCS từ 92%, THPT từ 99,92%), trong đó có từ 14% giáo viên đạt
trên chuẩn về trình độ đào tạo (Mầm non từ 43%, Tiểu học từ 0,46%, THCS từ
1,27%, THPT từ 16,7% trở lên); từ 85% cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ quản lý,
giáo viên được tham gia bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
tiếp tục nâng tỷ lệ nhà giáo là nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ và tham gia
nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Xây dựng, công nhận mới ít nhất
08 trường chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn toàn tỉnh lên 406/602 trường
(trừ 10 Trung tâm GDNN-GDTX), đạt 67,2%. Xây dựng đề án có ít nhất 12 trường trọng
điểm chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục trường quốc tế.
- Đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối
thiểu theo quy định tại các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhiệm vụ
2.1.
Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp; phát triển quy mô giáo dục hợp lý
Triển khai thực hiện Kế hoạch số
336/KH-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh tiếp tục rà soát, sắp xếp trường, lớp
đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2022-2030 (tích hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh
giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050); khuyến khích phát triển các cơ sở
giáo dục ngoài công lập.
Thực hiện quy hoạch mặt bằng tổng
thể các trường học các cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT).
Tiếp tục quyết liệt thực hiện
rà soát, sắp xếp các điểm trường, trong đó, xóa, giảm điểm trường; giảm học
sinh điểm trường lẻ, tăng học sinh, học sinh/lớp trường chính, tạo điều kiện tốt
nhất cho học sinh đi học, nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng đảm bảo nguyên tắc:
Đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt tối thiểu cho học sinh (đủ phòng học, chỗ
ăn, ở..); đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Năm học 2023-2024, toàn tỉnh có
612 cơ sở giáo dục với 233.646 trẻ em, học sinh. Cụ thể:
a) Giáo dục mầm non: Tổng
số 197 trường mầm non (15 trường mầm non tư thục) với 57.024 trẻ em. Khuyến
khích phát triển cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở khu vực phát triển trên cơ sở
đảm bảo chất lượng.
b) Giáo dục phổ thông (Tiểu
học, THCS, THPT): Tổng số 182 trường tiểu học (02 trường MN&TH), 86.553
học sinh, 187 trường THCS (92 trường THCS, 53 trường PTDTBT THCS, 20 trường
TH&THCS, 22 trường PTDTBT TH&THCS), 63.099 học sinh; 36 trường THPT (08
trường phổ thông DTNT THCS&THPT, 01 trường THCS&THPT), 23.780 học sinh.
Toàn tỉnh có 133 trường phổ thông dân tộc bán trú (58 trường Tiểu học; 53 trường
THCS; 22 trường TH&THPT) ); có 169.863 học sinh, tăng 4.849 học sinh so với
năm học 2022-2023, trong đó riêng THPT tăng khoảng 1.109 học sinh.
c) Giáo dục thường xuyên:
- Tổng số 10 trung tâm (Trung
tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh và 09 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện), có khoảng
3.200 học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (chưa tính học
nghề). Có trên 50 trung tâm ngoại ngữ, tin học (ngoài công lập) với khoảng
16.000 học viên; 03 trung tâm giáo dục hòa nhập (ngoài công lập), 6 trung tâm
giáo dục kĩ năng sống (ngoài công lập).
- Duy trì 100% trung tâm học tập
cộng đồng tại các xã, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; 70,5% người khuyết
tật, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia giáo dục hoà nhập.
2.2.
Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo
Xây dựng và triển khai Đề án
phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV)
giai đoạn 2021-2025 trong năm 2023.
Tiếp tục rà soát chất lượng, hiệu
quả công tác của đội ngũ CBQL, GV; từ đó, bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ GV
các cấp học theo hướng đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, từng bước chuẩn
hóa về trình độ đào tạo và yêu cầu cao hơn về năng lực chuyên môn (về trình độ
thạc sĩ, Tiến sĩ; tham gia cốt cán cấp huyện/cấp tỉnh; là GV, GV chủ nhiệm giỏi;
tham gia đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo;...).
Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện; chú trọng hoạt động tự bồi
dưỡng; linh hoạt, sáng tạo trong phương thức bồi dưỡng về tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, trách nhiệm với nghề, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; … cho đội
ngũ CBQL, GV. Thực hiện hiệu quả các chế độ chính sách liên quan đến đội ngũ;
tiếp tục xây dựng và thu hút đội ngũ nhà giáo có năng lực chuyên môn, có khả
năng thích ứng, có tư duy hội nhập vào làm việc trong Ngành.
Cụ thể: Tập trung đào tạo nâng
chuẩn/trên chuẩn về trình độ chuyên môn cho 500 CBQL, giáo viên mầm non, phổ
thông; đào tạo trình độ đại học văn bằng 2 đối với 65 giáo viên cho các môn học
thiếu nguồn tuyển; đào tạo trình độ sau đại học đối với 60 CBQL, GV mầm non, phổ
thông; đào tạo trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên cho 200 CBQL, GV
trong nguồn quy hoạch CBQL giáo dục. Bồi dưỡng cho 600 giáo viên thực hiện các
môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bồi dưỡng tiêu chuẩn chức
danh lãnh đạo quản lý cho viên chức thuộc nguồn quy hoạch của các cơ sở giáo dục
theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; bồi dưỡng cho
100% cốt cán các cấp học về nhiệm vụ trọng tâm trong năm học để thực hiện đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; bồi dưỡng cho 100% CBQL, GV mầm non,
phổ thông kiến thức xã hội, kỹ năng nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm theo mục tiêu
đổi mới đặt ra của cấp học. Hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với 20 người. Tăng tỷ
lệ đảng viên trong các cơ sở giáo dục lên 59% (tăng 1% so với thời điểm tháng
12 năm 2022).
Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực sư
phạm các cấp học cho các năm tiếp theo: Tiếp tục tuyên truyền, hướng nghiệp cho
học sinh thi vào các trường Sư phạm; thực hiện tốt công tác đào tạo cử tuyển
ngành sư phạm để đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả kế
hoạch đào tạo giáo viên tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2026, theo Nghị định số
116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ (Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày
8/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai).
2.3. Đổi
mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; kiểm định
giáo dục; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới
Chủ động, tích cực triển khai
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết
định số 1677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2018-2025.
Thực hiện Kế hoạch số
233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai Chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Chủ động, tích cực triển khai
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; biên soạn và triển khai tài liệu
giáo dục địa phương lớp 4, lớp 8 và lớp 11, chuẩn bị biên soạn, thẩm định lớp 9
và lớp 12; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo tính khoa học,
thực tiễn, liên thông, thống nhất giữa các môn học, cấp học.
Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về
công tác quản lý giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chú
trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp
luật và ý thức công dân; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của
học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học môn tin học, ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục.
Đánh giá, tổng kết và nhân rộng
các mô hình trường học, mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới phương
pháp giáo dục, mô hình quản lý giáo dục hiệu quả của giáo dục Lào Cai.
Nâng cao tiêu chí trường học đạt
chuẩn quốc gia (cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng giáo dục...), xây dựng trường
chất lượng cao, trường quốc tế; triển khai hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ;
Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội
trú, bán trú. Xây dựng phát triển Trường THPT Chuyên trở thành trường trọng điểm,
hình mẫu các trường THPT Chuyên của khu vực, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.4.
Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi
Phát triển, nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú thực hiện Nghị
quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị
về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Triển khai thực hiện Đề án phát
triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn
2021-2025.
Có từ 55% trường PTDT nội trú,
60% trường PTDT bán trú đạt trường chuẩn quốc gia; 15% học sinh dân tộc thiểu số
(DTTS) cấp THCS và THPT được học trong trường PTDT nội trú và trường THPT
Chuyên; 45% số học sinh DTTS trở lên cấp tiểu học và cấp THCS được học tại trường
PTDT bán trú.
Chuẩn hóa giáo dục vùng cao;
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ
em 5 tuổi người dân tộc thiểu số; chuẩn bị các điều kiện cho trẻ em trước khi
vào lớp 1; xây dựng và nhân rộng mô hình đặc thù trong trường nội trú, bán trú
gắn với hướng nghiệp và dạy nghề.
Đổi mới phương pháp dạy học phù
hợp với học sinh dân tộc thiểu số; đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng
dân tộc. Chú trọng giáo dục đoàn kết các dân tộc, văn hóa các dân tộc cho học
sinh; thực hiện các hoạt động giáo dục đặc thù.
2.5.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; giáo dục hướng nghiệp
và phân luồng học sinh; xây dựng xã hội học tập
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề
án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ
thông giai đoạn 2019-2025; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà
trường để các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận thức về trách nhiệm
và tầm quan trọng của việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT; đồng thời,
giúp các bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập
và cơ hội học tập, làm việc là yêu cầu trong quá trình đảm bảo cơ cấu hợp lý
nguồn nhân lực xã hội.
Duy trì, nâng cao chất lượng
PCGD, nhất là PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, xây dựng và triển khai thực hiện phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi; PCGD ở 100% xã, phường, thị trấn, 100%
cấp huyện.
Thực hiện hướng nghiệp, phân luồng
sau THCS; nâng cao chất lượng xóa mù chữ, tỷ lệ người biết chữ từ 95% trở lên;
đào tạo nghề cho người lao động, trong đó người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35
đạt tỷ lệ 30%.
Phấn đấu 100% trường THCS và
THPT có triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
đạt ít nhất 80%.
Tuyên truyền, vận động và tổ chức
thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập suốt đời cho người lớn; phấn đấu mỗi cán bộ,
đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học
tập và gia đình học tập.
2.6. Đổi
mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất;
tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, người đứng đầu
cơ sở giáo dục
Thực hiện quy định, trách nhiệm
quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ; đổi
mới mạnh mẽ công tác quản lý, coi trọng chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý
chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính.
Đẩy mạnh cải cách hành chính;
tăng cường phân cấp, phân định rõ công tác quản lý nhà nước với quản trị các cơ
sở giáo dục, đào tạo; đặc biệt chú trọng công tác quản trị nội bộ, phát huy vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, địa
phương.
Xây dựng quy định về quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế,
tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Tăng
cường hội nhập, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chủ động, tích cực áp dụng phương
pháp quản lý giáo dục hiện đại. Xây dựng cơ chế tuyển chọn CBQL, giáo viên, giảng
viên giỏi, chất lượng cao.
Tăng cường hoạt động kiểm tra,
thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng và đoàn thể nhân dân đối với hoạt động
giáo dục. Ngăn chặn, xử lý kịp thời những tiêu cực, hạn chế trong giáo dục; đảm
bảo thực chất, công bằng trong kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân.
2.7. Đẩy
mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục; nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ
a) Đẩy mạnh chuyển đổi số
ngành giáo dục
Triển khai thực hiện Kế hoạch số
354/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh chuyển đổi số trong ngành
giáo dục và đào tạo Lào Cai giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Triển khai thực hiện Đề án “Ứng
dụng CNTT, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, giai đoạn 2021-2025”.
Xây dựng phương án thống nhất số
hóa cơ sở dữ liệu; phát triển hệ thống quản lý và các ứng dụng công nghệ thông
tin; hoàn thiện cơ chế quản lý, cập nhật, khai thác, chia sẻ dữ liệu và thông
tin quản lý giáo dục toàn ngành, đồng bộ, kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu
dùng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quốc gia.
Hoàn thiện, phát triển hệ thống
thông tin tổng thể và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh; xây dựng
môi trường học tập, học trực tuyến, thi trực tuyến.
Từng bước đầu tư hạ tầng CNTT để
đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý, dạy và học, đặc biệt việc dạy học trực tuyến
trong điều kiện dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
các cơ sở giáo dục; đưa nội dung giáo dục kỹ năng số vào 100% trường THCS, THPT
vùng thuận lợi; đầu tư tối thiểu 50 phòng học Tin học cho các trường phổ thông.
Xây dựng lớp học thông minh ở các trường phổ thông, trường điển hình về giáo dục
STEM. Triển khai giáo dục STEM tại các trường phổ thông.
b) Nâng cao chất lượng dạy,
học ngoại ngữ
Triển khai Đề án “Nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và GDTX
giai đoạn 2021-2025”.
Rà soát, đánh giá, xếp loại,
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên
để đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại
ngữ, phát động phong trào giáo viên cùng học ngoại ngữ; tăng cường dạy và học
ngoại ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Xây dựng mô hình dạy học tiếng
Anh trực tuyến; kết nối với giáo viên bản ngữ để nâng cao kỹ năng cao kỹ năng
Nghe - Nói. Khuyến khích kết nghĩa với các trường quốc tế trong và ngoài nước để
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Đẩy mạnh việc triển khai chương
trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học, bao gồm dạy nối tiếp chương trình và khảo
sát các lớp đầu cấp trên cơ sở đủ điều kiện để mở rộng quy mô trường, lớp; tiếp
tục nhân rộng mô hình trường điển hình về dạy - học ngoại ngữ; dạy tiếng Trung
Quốc và một số ngoại ngữ khác tại một số cơ sở giáo dục, trung tâm có điều kiện.
Tổ chức bồi dưỡng nâng chuẩn
năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu cấp học trong nước cho 100 giáo viên tiếng Anh
chưa đạt chuẩn; Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong nước
cho 100 giáo viên tiếng Anh; Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ chuyên sâu
cho giáo giáo viên tiếng Anh ở nước ngoài cho 30 giáo viên; Bồi dưỡng nâng cao
phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài cho 10 giáo viên; Bồi dưỡng
tiếng Anh cho giáo viên dạy môn khoa học khác ở trong nước cho 100 giáo viên; Bồi
dưỡng tiếng Anh cho giáo viên dạy môn khoa học khác ở nước ngoài cho 20 giáo
viên; Các bồi dưỡng khác gồm 10 cuộc (bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu đổi mới
SGK/phương pháp/khảo thí/ kỹ thuật viên khảo thí cho giáo viên) do chuyên gia
trong nước và quốc tế bồi dưỡng).
2.8.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn
hóa, hiện đại hóa; đảm bảo nguồn kinh phí cho giáo dục, đào tạo
Tập trung các nguồn lực đầu tư
cơ sở vật chất trường, lớp học để thực hiện Đề án, thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non 4 tuổi và chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm 2023, tập trung ưu tiên
đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị dạy học lớp 4, lớp 8 và lớp 11, thiết bị dạy
học ngoại ngữ, tin học, gồm:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng
phòng học, phòng học bộ môn, các công trình phụ trợ theo kế hoạch; mở rộng khu
tăng gia sản xuất, hoạt động văn hóa, thể thao; đồng thời, tiếp tục rà soát, mở
rộng quỹ đất cho các cơ sở giáo dục.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia gắn với Chương trình xây dựng nông thôn
mới: xây dựng 125 phòng học, 160 phòng học bộ môn; nhà vệ sinh, nhà để xe, 12
nhà đa năng; 60 các công trình phụ trợ khác...
Đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu
cho cấp học mầm non và thiết bị dạy học giáo dục phổ thông lớp 4, lớp 8, lớp 11
theo Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022 của UBND tỉnh.
Đầu tư phát triển hạ tầng thực
hiện chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý; hệ thống cơ sở hạ tầng
phòng học trực tuyến; xây dựng CSDL tập trung ngành giáo dục, xây dựng cổng
thông tin điện tử liên thông các cơ sở giáo dục.
Đảm bảo kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên theo chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; biên
soạn tài liệu địa phương; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ tốt việc triển
khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính
sách hiện có; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách.
2.9. Đẩy
mạnh xã hội hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa,
huy động nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động giáo dục.
Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hội nhập
quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục hoặc Trung tâm nghiên cứu
ở nước ngoài.
Chủ động, tích cực trong nghiên
cứu, giao lưu, hợp tác; thúc đẩy hội nhập, tiếp thu phương pháp, công nghệ, mô
hình giáo dục khoa học, tiên tiến phù hợp để ứng dụng vào quản lý, điều hành, ứng
dụng khoa học và công nghệ trong dạy học, hoạt động giáo dục; đồng thời, đẩy mạnh
liên kết đào tạo, thu hút, tiếp nhận giáo viên người nước ngoài giảng dạy tại
các cơ sở giáo dục.
Tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các cơ sở giáo dục, trung tâm ngoài công lập, trường Tiểu học -
THCS và THPT quốc tế Canada.
3. Giải
pháp thực hiện
3.1.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp
Tiếp tục quán triệt sâu sắc
quan điểm của Đảng: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển,
phải được ưu tiên đi trước. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và phải được
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để đổi mới,
phát triển giáo dục, đào tạo.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
và quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp sự nghiệp giáo dục. Nâng cao nhận
thức và hành động, đề ra chủ trương đúng, trúng, ưu tiên nguồn lực đầu tư,
chính sách cho sự nghiệp giáo dục.
Đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách
mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật và ý
thức công dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học
sinh, Hội Khuyến học...
3.2. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền thực hiện đề án 06 của Tỉnh ủy
và đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
Nâng cao nhận thức trách nhiệm
của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về mục đích, tầm quan trọng của
việc thực hiện đề án để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
Phối hợp và phân công trách nhiệm,
thực hiện lồng ghép các hình thức, phương tiện thông tin - truyền thông về việc
thực hiện đề án giữa ngành GD&ĐT với các ngành, các cấp chính quyền, nhà
trường và các tổ chức xã hội trên địa bàn.
3.3. Đổi
mới công tác quản lý, nâng cao vai trò tham mưu của ngành Giáo dục và Đào tạo
Quán triệt sâu sắc các chủ
trương, nhiệm vụ và giải pháp triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng;
tăng cường phản biện xã hội để kịp thời tham mưu điều chỉnh chính sách, quản
lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, thực hiện của các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục thực hiện phương châm
chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt sâu sắc, cụ thể, hướng về cơ sở; xác định rõ nhiệm
vụ trọng tâm để tập trung thực hiện; tăng cường kỷ cương, nền nếp thực hiện dân
chủ hoá, công khai hoá trong các cơ sở giáo dục.
Xác định trách nhiệm, vai trò
người đứng đầu ngành Giáo dục của tỉnh, từng huyện, thị xã, thành phố và các cơ
sở giáo dục gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ; chủ động tham mưu, đề xuất với
cấp ủy, chính quyền các cấp.
Phát huy vai trò nòng cốt chủ động,
tích cực của ngành Giáo dục trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các
cấp; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội trong tổ chức thực
hiện.
3.4.
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên
Thực hiện hiệu quả các Đề án
“Phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn
2021-2025”, “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050” trong toàn Ngành.
Gắn công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành; tiếp tục đặt ra
những yêu cầu cao hơn về nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội, khả năng thích ứng;
quan tâm thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại; chú trọng hoạt động tự bồi dưỡng
và thường xuyên bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, sự tâm
huyết, gắn bó với nghề, thái độ phục vụ nhân dân; … đối với đội ngũ CBQL, GV.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho đội ngũ nhà giáo tham gia, tổ chức các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc
tế; từ đó, đào tạo, bồi dưỡng được những CBQL, GV giỏi.
Tiếp tục thực hiện tinh giản
biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số
113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của
Chính phủ đối với những nhà giáo có trình độ, năng lực, sức khoẻ hạn chế và
không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
3.5.
Huy động mọi nguồn lực, xây dựng các cơ chế chính sách
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục;
thực hiện tốt cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, xã hội đầu tư giáo dục và
đào tạo; thu hút các nguồn lực quốc tế thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.
Chủ động, tích cực hội nhập; đẩy
mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục; tập trung
đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tăng cường các điều kiện đảm bảo
chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận các chuẩn tiên tiến quốc tế. Triển khai
hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thực hiện tốt việc lồng ghép
các chính sách phát triển kinh tế,văn hóa và xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả các chính sách của trung ương và địa phương đã ban hành thời gian qua.
3.6.
Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Xây dựng kế hoạch và có giải
pháp đột phá hiệu quả trong hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng hợp tác, hội
nhập quốc tế về giáo dục.
Xây dựng các kế hoạch để triển
khai, thực hiện đáp ứng yêu đổi mới phù hợp với thực tiễn giáo dục tỉnh Lào
Cai.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh, hướng tới xây dựng trường đại học của tỉnh
là trung tâm đào tạo chất lượng cao, với các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu phát
triển của tỉnh và khu vực.
Tạo nguồn đào tạo nhân lực chất
lượng cao bằng cách tổ chức đào tạo trong tỉnh, tại các trường trung ương, đào
tạo ở nước ngoài.
Chủ động, tích cực hội nhập; đẩy
mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác
quốc tế trong đào tạo nhân lực: khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo có chất
lượng cao tăng cường hợp tác quốc tế, chọn cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước
ngoài và mời chuyên gia, giảng viên giỏi quốc tế đến làm việc, tham gia giảng dạy
và nghiên cứu tại Lào Cai.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung một
số cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh để điều hành, khuyến khích việc huy động
các nguồn lực; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.
3.7.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình giáo dục đặc thù để nâng cao chất lượng giáo
dục
Xây dựng và nhân rộng các mô
hình giáo dục gắn với triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp; thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện; phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xây dựng mô hình trường phổ
thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú điển hình tiên tiến ở mỗi cấp
học; trường học gắn với thực tiễn; trường học thông minh, giáo dục STEM.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo
dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề,
trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng
chất lượng.
Tổng kết, đánh giá các mô hình
giáo dục, mô hình quản lý giáo dục hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh. Nghiên cứu
xây dựng các mô hình giáo dục đặc thù mới phù hợp với giáo dục vùng cao, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề
án đã được dự toán chi tiết theo Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022 kế hoạch
đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu mầm non, phổ thông thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông 2018 và phổ cập giáo dục mầm non 4 tuổi trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2022-2027; Kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 24/10/2022 chuyển đổi số
trong ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm
2030; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/04/2022 của UBND tỉnh duy trì nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thí điểm thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch
đầu tư công giai đoạn 2021-2025; lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu,
chi thường xuyên, xã hội hóa và các nguồn vốn khác.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch này; tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản triển
khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch triển
khai đề án, trong đó có tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các công trình, mua sắm
thiết bị dạy học và nguồn lực đầu tư; chủ trì đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực
hiện kế hoạch.
Phối hợp với các sở, ban, ngành
và các cơ quan có liên quan, xác định số lượng phòng học, thiết bị dạy học ưu
tiên đầu tư, triển khai thực hiện; xây dựng dự toán kinh phí năm 2023, trình
UBND tỉnh phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch, chương trình
tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa, huy
động đóng góp nguồn lực triển khai thực hiện đề án.
Phối hợp với UBND huyện, thị
xã, thành phố và các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đề án rà soát, điều
chỉnh mạng lưới trường, lớp; xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ đất để có đủ phòng học
và các phòng chức năng theo đề án được duyệt; thực hiện công tác phân luồng, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT.
Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách; chỉ đạo thực hiện chế
độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên, nhân viên (mầm non,
tiểu học, THCS và THPT) theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và các đơn vị liên
quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng lồng ghép và phân bổ các nguồn vốn đầu tư theo nhiệm vụ được
giao đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án.
Hướng dẫn UBND huyện, thị xã,
thành phố thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đảm bảo quy định, phù hợp
với quy mô đầu tư xây dựng các công trình theo kế hoạch phê duyệt.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cân
đối và lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp
với khả năng ngân sách; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên
quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đề án và việc thực
hiện các chế độ, chính sách đảm bảo theo quy định của pháp luật.
4. Sở Giao thông vận tải -
Xây dựng
Tham mưu cho UBND tỉnh về quản
lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch, xác định quỹ đất cho
các cơ sở giáo dục, đặc biệt các trường học phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các
công trình xây dựng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các ngành
chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quy hoạch đất xây dựng trường,
lớp học. Chỉ đạo đảm bảo đủ quỹ đất theo Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới
trường, lớp đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo, UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, kiện toàn
các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả,
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương đặc biệt là đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Hướng dẫn xây dựng đề án điều
chỉnh vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc theo quy định và phù hợp
với tình hình thực tế. Bố trí, sử dụng viên chức đảm bảo cơ cấu hợp lý và đúng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Hướng dẫn thực hiện tốt các chế
độ chính sách đối với viên chức; tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách
thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực hiện có của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành có liên quan thẩm định
chỉ tiêu biên chế cho giáo dục trình UBND tỉnh phê duyệt.
7. Sở Y tế:
Chủ trì xây dựng kế hoạch và thực
hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo thực hiện công tác y tế trường học đảm bảo quy định; đẩy mạnh công tác phổ
biến kiến thức và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình.
8. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Phối hợp với các sở, ban ngành
và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác truyền thông về quyền
trẻ em, vận động xã hội để củng cố, duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi và phát triển giáo dục mầm non, bảo vệ quyền trẻ em được học tập.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo, các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT; phối hợp tuyên truyền, huy động số thanh
niên tốt nghiệp THCS chưa vào THPT đi học nghề.
9. Sở Ngoại vụ: Phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh việc tổ chức đưa người đi đào tạo
ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc.
10. Sở Khoa học công nghệ
Chủ trì, tổ chức triển khai và
phối hợp hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề theo chương
trình, kế hoạch, đề án, dự án về đổi mới giáo dục và đào tạo.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo tham gia kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự
án về đổi mới giáo dục, đào tạo.
11. Sở Thông tin và Truyền
thông; Sở Văn hóa, Thể thao; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan
thông tin tuyên truyền
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện kế
hoạch của Đề án, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển
giáo dục và đào tạo.
Tuyên truyền vận động nhân dân,
các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để huy động đóng góp nguồn lực thực
hiện kế hoạch đề án.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về đổi mới giáo
dục và đào tạo phát trên sóng truyền hình tỉnh.
12. Các sở, ngành, cơ quan,
đơn vị khác có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực
hiện nội dung kế hoạch của đề án; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo
vận động học sinh giỏi là người của tỉnh Lào Cai về địa phương công tác.
13. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Xây dựng chương trình, kế hoạch
cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch triển khai thực hiện
đề án để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn; giao cho Phòng Giáo dục và
Đào tạo làm đầu mối thường trực triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch
đề án.
Chú trọng công tác tuyên truyền
về chủ trương, chính sách cho giáo dục, vận động các tổ chức đoàn thể tham gia
phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển
dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đảm bảo số lượng, chất
lượng; thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên các loại hình
cơ sở giáo dục theo quy định của Nhà nước.
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn
có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để xây dựng công trình,
làm đường đi, sân chơi, hàng rào quanh khu vực trường, huy động nhân dân tham
gia vận chuyển vật liệu…
Kiểm tra, rà soát các danh mục
cần thiết phải đầu tư xây dựng theo đề án được phê duyệt; tiếp nhận và sử dụng
vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện quản lý các
dự án đầu tư đảm bảo quy định hiện hành của nhà nước; báo cáo kịp thời, đầy đủ
theo quy định.
Xây dựng kế hoạch, chương trình
tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để
huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục; đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục
tiết kiệm chi từ sự nghiệp giáo dục hằng năm để thực hiện mua sắm bổ sung thiết
bị dạy học. Khuyến khích các thầy, cô giáo tự làm đồ dùng dạy học. Tổ chức quản
lý, sử dụng nguồn xã hội hóa đảm bảo quy định, tiết kiệm và hiệu quả.
Chỉ đạo việc thực hiện lồng
ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu
quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ dạy và học.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Vận động, hỗ trợ nữ CBQL, giáo
viên, nhân viên nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm
lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Đề xuất, tham gia xây dựng, phản
biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nữ CBQL, giáo viên, nhân viên; gia đình và học sinh.
Căn cứ nội dung trên, các sở,
ban, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung
|