Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 100/KH-UBND 2021 thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU tỉnh Lào Cai

Số hiệu: 100/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 08/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Lào Cai, ngày 08 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 06-ĐA/TU NGÀY 11/12/2020 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI VỀ ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN - NGUỒN NHÂN LỰC - KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về việc ban hành 18 Đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Triển khai Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai hiệu quả các mục tiêu của Đề án; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện Đề án.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ.

- Hoàn thành và phấn đấu vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Yêu cầu

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án theo chức năng nhiệm vụ và phân công; đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện Đề án cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương cùng với sự đầu tư của Nhà nước; chú trọng huy động nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án để phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện Đề án.

- Thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo và công tác sơ kết, tổng kết.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Một số chỉ tiêu chính phấn đấu đến năm 2025:

1.1. Giáo dục và Đào tạo:

(1) Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục (PCGD) và xóa mù chữ (XMC) ở 100% xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp đạt từ 99,8% trở lên; trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9% trở lên, trẻ em từ 6-14 tuổi đạt 99,8% trở lên; có ít nhất 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) học lên trung học phổ thông (THPT) và giáo dục thường xuyên (GDTX), trong đó từ 10-15% học GDTX và học nghề, số còn lại đi học trung học chuyên nghiệp (THCN), học nghề và tham gia lao động; 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục phổ thông và tương đương; 72% trường học đạt chuẩn quốc gia; 12% trường chất lượng cao, 01 cơ sở giáo dục quốc tế.

(2) 100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học Tin học, Ngoại ngữ; trên 90% giáo viên ngoại ngữ được bồi dưỡng đạt chuẩn theo yêu cầu của cấp học; 100% cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý điều hành, dạy và học; tổ chức dạy học trực tuyến; triển khai giáo dục STEM tại 100% trường phổ thông; xây dựng mô hình giáo dục STEM tại 20 trường phổ thông, trong đó có 09 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT).

(3) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng; 100% cán bộ quản lý và trên 90% giáo viên các cơ sở giáo dục có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (trong đó: Mầm non trên 95%; Tiểu học trên 85%; THCS trên 96% và THPT, GDTX, GDNN 100%) theo quy định tại Luật Giáo dục ngày 14/6/2019.

(4) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học, đến năm 2025: 95% trường Mầm non, Tiểu học, THCS, 100% trường THPT có phòng học kiên cố và bán kiên cố; 100% trường Tiểu học, THCS và THPT có đủ phòng học bộ môn, 100% cơ sở giáo dục có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, các cơ sở giáo dục mầm non có đủ đồ dùng, đồ chơi; 100% cơ sở giáo dục có đủ thiết bị dạy Tin học, Ngoại ngữ.

1.2. Giáo dục nghề nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

(1) Giai đoạn 2021-2025, tập trung đào tạo mới, đào tạo nâng cao cho khoảng 58.000 lao động, trong đó tập trung đào tạo các ngành nghề yêu cầu trình độ cao, kỹ thuật công nghệ cao (cao đẳng: 6.450 người; trung cấp: 16.570 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 34.980 người). Tỷ lệ nhân lực trong các ngành đến năm 2025: lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 55,3%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 18,67%; lĩnh vực du lịch - dịch vụ chiếm khoảng 26,03%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đến năm 2025 đạt trên 70%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt trên 32%.

(2) Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) và hội nhập quốc tế; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh và những ngành nghề thiếu nhân lực; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đào tạo gắn với sử dụng lao động và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cao. Giai đoạn 2021-2025 tập trung đào tạo khoảng 2.000 người, trong đó: Tiến sĩ 50 (ngành giáo dục 17; Y tế 03; Trường Cao đẳng Lào Cai 10; các sở, ngành: 03; các huyện 04; trường quốc tế 03; Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh 10); Thạc sĩ 660 (ngành giáo dục 400); Chuyên khoa 200; tuyển chọn người xuất sắc đi học đại học: 350; học nghề: 740, trong đó: khu vực công là 1.150 người (Tiến sĩ 50; Chuyên khoa II 60; Thạc sĩ 510; Chuyên khoa I 150; Đại học 360; Nghề 60); khu vực tư: 850 người (Thạc sĩ 10, Đại học 110, Nghề 730).

1.3. Khoa học - Công nghệ:

(1) Thực hiện 105 đề tài, dự án, trong đó có 50 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; 50 dự án thuộc chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; 05 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi.

(2) Hình thành 02 cơ sở ươm tạo công nghệ, 05 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; xây dựng sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến; đầu tư và xây dựng trại thực nghiệm vùng cao tại Sa Pa. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 10 sản phẩm; hỗ trợ khai thác, phát triển và thương mại hóa 03 tài sản trí tuệ.

(3) Thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; đánh giá trình độ công nghệ 50 doanh nghiệp và hỗ trợ về công nghệ cho 10 doanh nghiệp.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp; phát triển quy mô giáo dục hợp lý: xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới trường, lớp; cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tích hợp trong quy hoạch tỉnh Lào Cai) gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

a) Giáo dục Mầm non: đến năm 2025, có 195 trường mầm non (trong đó có 15 trường Mầm non tư thục). Khuyến khích phát triển giáo dục mầm non tư thục ở khu vực phát triển. Có khoảng 68.500 trẻ, tăng 7.800 trẻ so với năm 2020 (khoảng gần 10.000 trẻ ngoài công lập); có ít nhất 30% trẻ mẫu giáo làm quen với ngoại ngữ và 60% trẻ mẫu giáo làm quen với tin học...

b) Giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT): đến năm 2025, có 185 trường Tiểu học, 148 trường THCS, 27 trường THPT; 55 trường liên cấp (trong đó có 08 trường PTDTNT THCS & THPT, 01 trường THCS&THPT); 140 trường PTDT bán trú. Toàn tỉnh có khoảng 182.500 học sinh (khoảng 3.000 học sinh ngoài công lập), tăng khoảng 24.800 học sinh so với năm 2020.

c) Giáo dục thường xuyên: đến năm 2025, có 10 trung tâm công lập (01 Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh, 09 Trung tâm GNNN-GDTX cấp huyện), có khoảng 11.000 học viên (chưa tính học nghề), trong đó học chương trình GDTX cấp THPT có 4.100 học viên.

2.1.2. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giai đoạn 2021-2025.

- Đến năm 2025, có đủ CBQL, giáo viên, nhân viên; 100% CBQL và trên 90% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn đạt từ 50% với cấp Mầm non; 0,5% với Tiểu học; 1,7% với THCS; 28% với THPT và GDTX; dự kiến toàn tỉnh có 19.200 người, tăng khoảng 750 người so với năm học 2020-2021.

- 80% giáo viên trong nguồn quy hoạch CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 80% cơ sở giáo dục có tổ chức cơ sở đảng; tỷ lệ đảng viên đạt 55%; 100% CBQL, giáo viên phổ thông được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới; 100% CBQL cấp phòng và 40% công chức, viên chức trong diện quy hoạch CBQL cấp phòng được bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng.

- 90% CBQL, giáo viên trở lên đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản, trong đó 30% số CBQL, giáo viên đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, chú trọng tự bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, yêu nghề và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng và thu hút giáo viên giỏi có năng lực hội nhập, giáo viên, người địa phương.

2.1.3. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới:

- Chủ động, tích cực triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; biên soạn và triển khai tài liệu giáo dục địa phương thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, liên thông, thống nhất giữa các môn học, cấp học.

- Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về công tác quản lý giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chú trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh. Nâng cao chất lượng dạy học môn tin học, ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục.

- Đánh giá, tổng kết và nhân rộng các mô hình trường học, mô hình tổ chức hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, mô hình quản lý giáo dục hiệu quả của giáo dục Lào Cai.

- Nâng cao tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia (CSVC, đội ngũ, chất lượng giáo dục...), ban hành tiêu chí trường chất lượng cao; xây dựng trường đạt tiêu chuẩn quốc tế; triển khai hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ, Đề án phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2.1.4. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng đặc biệt khó khăn:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú giai đoạn 2021-2025.

- Củng cố, phát triển hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú. Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các trường này đảm bảo đủ các điều kiện hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đến năm 2025, 100% trường PTDT nội trú, 45% trường PTDT bán trú đạt trường chuẩn quốc gia; 15% số học sinh DTTS cấp THCS và THPT được học trong trường PTDT nội trú; 45% số học sinh DTTS trở lên cấp tiểu học và cấp THCS được học tại trường PTDT bán trú; có từ 85% trở lên học sinh đỗ đại học và cao đẳng; học sinh được tư vấn, định hướng chọn đúng nghề theo năng lực bản thân.

- Chuẩn hóa giáo dục vùng cao; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em; tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em 5 tuổi người DTTS; chuẩn bị các điều kiện cho trẻ em trước khi vào lớp 1; xây dựng và nhân rộng mô hình đặc thù trong trường nội trú, bán trú gắn với hướng nghiệp và dạy nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường PTDT nội trú, PTDT bán trú; đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh DTTS; đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng DTTS. Chú trọng giáo dục đoàn kết các dân tộc, văn hóa các dân tộc cho học sinh; thực hiện các hoạt động giáo dục đặc thù.

2.1.5. Duy trì, nâng cao chất lượng PCGD, XMC; giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh; xây dựng xã hội học tập:

- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận thức về trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT; giúp các bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc là yêu cầu trong quá trình đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực xã hội.

- Duy trì, nâng cao chất lượng PCGD, nhất là PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiến tới PCGD mầm non cho trẻ em 4 tuổi; PCGD ở 100% xã, phường, thị trấn, 100% huyện, thị xã, thành phố.

- Thực hiện hướng nghiệp, phân luồng sau THCS; XMC mức độ 1, mức độ 2 khoảng 5.000 người trong độ tuổi từ 15-60; nâng tỷ lệ người biết chữ lên 95%; đào tạo nghề cho người lao động, trong đó người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 đạt tỷ lệ 30% (triển khai Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 19/8/2019).

- Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đối với các huyện 30a, các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đối với các huyện 30a, các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%, trong đó từ 10-15% học GDTX và học nghề.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập suốt đời cho người lớn; phấn đấu mỗi cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học tập và gia đình học tập.

2.1.6. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục:

- Thực hiện quy định, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, coi trọng chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân định rõ công tác quản lý nhà nước với quản trị cơ sở giáo dục, đào tạo; đặc biệt chú trọng công tác quản trị nội bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Xây dựng quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Tăng cường hội nhập, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chủ động, tích cực áp dụng phương pháp quản lý giáo dục hiện đại. Xây dựng cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giỏi, chất lượng cao.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng và đoàn thể, nhân dân đối với hoạt động giáo dục. Ngăn chặn, xử lý kịp thời những tiêu cực, hạn chế trong giáo dục; đảm bảo thực chất, công bằng trong kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

2.1.7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT; nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ:

a) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án ứng dụng CNTT, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, giai đoạn 2021-2025.

- Hoàn thiện, phát triển hệ thống thông tin tổng thể và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục của tỉnh; xây dựng môi trường học tập, học trực tuyến, thi trực tuyến.

- Từng bước đầu tư hạ tầng CNTT để đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý, dạy và học, đặc biệt việc dạy học trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đến năm 2025, có 49% trường phổ thông trở lên ứng dụng CNTT đạt mức cơ bản (trong đó 09 trường đạt mức nâng cao); 70% trường mầm non có trẻ em được tiếp cận với tin học. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng số vào 100% trường THCS, THPT ở vùng thuận lợi; 100% trường phổ thông có đủ phòng học tin học. Xây dựng 15 lớp học thông minh ở các trường phổ thông, 09 trường điển hình về giáo dục STEM; đồng thời, triển khai giáo dục STEM tại 100% trường phổ thông.

b) Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.

- Rà soát, đánh giá, xếp loại, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên để đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên cùng học ngoại ngữ. Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Xây dựng mô hình dạy học tiếng Anh trực tuyến; đa dạng hóa hình thức kết nối với giáo viên bản ngữ để nâng cao kỹ năng nghe, nói.

- Đến năm 2025, có 80/193 trường mầm non làm quen với ngoại ngữ; 100% trường tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), THCS và THPT học tiếng Anh hệ 10 năm. Học Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh: 10 trường THPT, 10 trường THCS, 20 trường Tiểu học. Xây dựng 59 trường điển hình về dạy ngoại ngữ. Đào tạo 233 giáo viên, bồi dưỡng để ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn năng lực cấp học. 70% học sinh đạt chuẩn năng lực theo cấp học; các phường ở thành phố, thị trấn huyện và một số vùng phát triển đạt từ 90% trở lên. Chất lượng đại trà ở tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc; học sinh giỏi ngang bằng các tỉnh vùng Trung du. Duy trì quy mô dạy và học tiếng Trung Quốc ở các cấp học. Khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, người lao động.

2.1.8. Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; đảm bảo đủ kinh cho giáo dục, đào tạo:

- Tập trung nguồn lực đầu tư CSVC trường, lớp học, ưu tiên đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (tăng thêm 40 trường); đảm bảo thiết bị dạy học; kiên cố hóa phòng học, cơ bản đủ phòng học bộ môn; nhà đa chức năng...

- Đến năm 2025, tỉnh Lào Cai hoàn thành mục tiêu xóa phòng học xuống cấp. Đầu tư xây dựng trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng, trường THPT dân tộc nội trú tỉnh theo hướng hiện đại, chất lượng cao; quy hoạch, đầu tư Trường THPT Chuyên; xây dựng 12 trường chất lượng cao, 01 trường quốc tế; đảm bảo đủ thiết bị dạy học, từng bước đầu tư các thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ sở giáo dục tư thục.

- Đảm bảo đủ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; biên soạn tài liệu địa phương; CSVC, thiết bị dạy học phục vụ tốt việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện có; rà soát, điều chỉnh các chính sách đã ban hành; ban hành mới các chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục.

2.1.9. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động giáo dục.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục hay trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài.

- Chủ động, tích cực trong nghiên cứu, giao lưu, hợp tác; thúc đẩy hội nhập, tiếp thu phương pháp, công nghệ, mô hình giáo dục khoa học, tiên tiến phù hợp để ứng dụng vào quản lý, điều hành, ứng dụng khoa học và công nghệ trong dạy học, hoạt động giáo dục; đồng thời, đẩy mạnh liên kết đào tạo, thu hút, tiếp nhận giáo viên người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

- Thành lập trường phổ thông quốc tế tại thành phố Lào Cai.

2.2. Giáo dục nghề nghiệp - phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, trong đó:

2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp; phát triển quy mô giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực:

- Xây dựng và triển khai quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tích hợp trong quy hoạch tỉnh Lào Cai) gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, quy mô, cơ cấu hợp lý. Khuyến khích thành lập mới 2-3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng PCGD; đẩy mạnh hướng nghiệp, nâng cao nhận thức cho học sinh; thực hiện hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh phổ thông.

- Tổ chức đào tạo tại tỉnh và liên kết các trường trung ương đào tạo theo chỉ tiêu số lượng, ngành nghề cần đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hằng năm, chọn cử những học sinh giỏi, cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc đi đào tạo ở nước ngoài.

- Đến năm 2025, có 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp; 10 trung tâm GDNN; 03 cơ sở có hoạt động GDNN; khoảng 50 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 10.000 học viên.

2.2.2. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo:

- Đến năm 2025, có đủ CBQL, giáo viên, giảng viên, nhân viên; 28% CBQL và giảng viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.

- 15 CBQL, giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai trong nguồn quy hoạch CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; có 34 CBQL các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bồi dưỡng nghiệp vụ; 100% CBQL cấp phòng và 40% công chức, viên chức trong diện quy hoạch CBQL cấp phòng được bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng.

- 100% CBQL, giáo viên trở lên đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản, trong đó 30% số CBQL, giáo viên đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, chú trọng tự bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, yêu nghề và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng và thu hút giảng viên giỏi có năng lực hội nhập, giảng viên người địa phương.

2.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; kiểm định giáo dục; biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo các ngành nghề:

- Biên soạn chương trình, giáo dục dạy nghề đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về công tác quản lý giáo dục, đào tạo, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Chú trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của sinh viên, học viên.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công khai, cam kết chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của từng cấp học, chương trình và chuyên ngành đào tạo.

- Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là cơ sở ngoài công lập, các chương trình đào tạo không chính quy, có yếu tố hợp tác quốc tế. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia tại Trường Cao đẳng Lào Cai.

2.2.4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục:

- Thực hiện quy định, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, coi trọng chất lượng, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính.

- Chuyển dịch cơ cấu đào tạo các trường chuyên nghiệp theo hướng phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân định rõ công tác quản lý nhà nước với quản trị các cơ sở giáo dục, đào tạo; đặc biệt chú trọng công tác quản trị nội bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và địa phương.

- Xây dựng quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Tăng cường hội nhập, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chủ động, tích cực áp dụng phương pháp quản lý giáo dục hiện đại. Xây dựng cơ chế tuyển chọn CBQL, giáo viên, giảng viên giỏi, chất lượng cao.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng và đoàn thể, nhân dân đối với hoạt động giáo dục. Ngăn chặn, xử lý kịp thời những tiêu cực, hạn chế trong giáo dục; đảm bảo thực chất, công bằng trong kiểm tra, đánh giá xếp loại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

2.2.5. Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học; đảm bảo kinh phí đào tạo:

- Đầu tư CSVC cho 05 trung tâm, gồm: Trung tâm GDNN-GDTX các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai và Trung tâm KTTH- HNDN & GDTX tỉnh. Tập trung đầu tư có trọng tâm, đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cho 07 nghề theo cấp trình độ chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế cho Trường Cao đẳng Lào Cai. Phấn đấu đến năm 2022, nghề Điện công nghiệp có thiết bị đào tạo đạt cấp độ quốc tế; nghề Công nghệ ô tô, Du lịch đạt cấp độ khu vực ASEAN.

- Đảm bảo đủ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên; biên soạn tài liệu địa phương. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện có; rà soát, điều chỉnh các chính sách đã ban hành; ban hành mới các chính sách để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

2.2.6. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, giải quyết việc làm sau đào tạo:

- Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đảm bảo người lao động sau học nghề có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ nghề nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cho xã hội; đảm bảo tối thiểu 80% lao động có việc làm sau đào tạo vào năm 2021 và 85% vào năm 2025.

- Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù đáp ứng yêu cầu đưa lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nhằm phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh công tác cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia việc làm, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành Đại học, mở rộng hợp tác quốc tế; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên ở Lào Cai.

2.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế, liên kết đào tạo với nước ngoài và hoạt động tư vấn du học. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, đào tạo đẩy mạnh hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các cơ sở giáo dục hay trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước. Xây dựng cơ chế liên kết dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp: tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh hướng tới đào tạo theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng đào tạo với cơ sở dạy nghề, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước.

2.3. Khoa học và công nghệ:

2.3.1. Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, trong đó:

a) Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: trọng tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đặc biệt công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện môi trường, liên kết sản xuất gắn với chế biến, bảo quản các mặt hàng nông - lâm - chăn nuôi, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong nông, lâm, thủy sản với các nhóm chủ yếu các sản phẩm về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi...; sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

b) Về văn hóa xã hội: nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, truyền thống, văn hóa các dân tộc; bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể; nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch bền vững, đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu du lịch Lào Cai, xây dựng nền tảng du lịch thông minh.

c) Về công nghệ thông tin và truyền thông: ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tiếp tục vận hành hoàn chỉnh chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và phát triển thương mại điện tử theo hướng chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ GPS/GIS trong quản lý nhà nước và dịch vụ; công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn.

d) Về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường: tập trung nghiên cứu, đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và mang lại hiệu quả. Nghiên cứu, nhận dạng bản chất, nguyên nhân và tác động của thiên tai, quá trình biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất thực hiện các giải pháp hạn chế, phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường về các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt.

e) Về giáo dục và đào tạo: nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh; giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ khoa học của tỉnh, tạo điều kiện phát huy đầy đủ sức lực, trí tuệ, tài năng…. đội ngũ trí thức.

f) Về y tế: nghiên cứu, ứng công nghệ cao trong lĩnh vực, làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chuẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người, như: mổ nội soi, trị liệu tế bào gốc, ghép tạng, kỹ thuật sinh học phân tử… làm chủ được các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Chú trọng nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu của tỉnh; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực y dược với các nhóm chủ yếu các sản phẩm về giống dược liệu, hoạt chất từ dược liệu, sản xuất và bảo quản dược liệu; các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.3.2. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án đầu tư và xây dựng trại thực nghiệm vùng cao tại Sa Pa để làm nơi tiếp nhận những công nghệ sản xuất tiên tiến - công nghệ cao tiến hành thực nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh; sản xuất một số (giống rau ôn đới, giống dược liệu), sản xuất hoa công nghệ cao; làm cơ sở chuyển giao và huấn luyện kỹ năng thực hành các kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án sàn giao dịch điện tử về công nghệ và thiết bị trực tuyến, hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, có vai trò trung gian giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật; gắn kết việc nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

2.3.3. Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ:

Hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng, đặc hữu mang địa danh của tỉnh. Hỗ trợ khai thác và áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp vào thực tiễn. Hỗ trợ khai thác phát triển và thương mại hóa tài sản trí tuệ đã được bảo hộ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp luật và đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ.

2.3.4. Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp:

a) Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án thành lập trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai (nghiên cứu phối hợp với Đại học Thái Nguyên thành lập Trung tâm nêu trên đặt tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh, sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và nguồn nhân lực quản lý kiêm nhiệm), cụ thể:

- Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp; tổ chức sự kiện, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

- Tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung; hỗ trợ cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ tổ chức thúc đẩy kinh doanh và kết nối mạng lưới khởi nghiệp trong nước và khu vực.

- Thúc đẩy liên kết với các nhà đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư khởi nghiệp trong nước và quốc tế để thu hút và huy động nguồn lực để hỗ trợ cho sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh.

- Hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học có sự tham gia của sinh viên của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, của các doanh nghiệp sản xuất để thành lập từ 02 cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

b) Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai:

- Tổ chức đánh giá trình độ, năng lực công nghệ cho 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu tại khu công nghiệp Tằng Loỏng: tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất; phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo các mức căn cứ trên tổng số điểm các thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đạt được và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ công nghệ cho 10 doanh nghiệp: sau khi tổ chức đánh giá trình độ và năng lực công nghệ, sẽ lựa chọn xác định phân loại các nhóm doanh nghiệp, nhóm ngành sản xuất, hướng dẫn xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao mức độ an toàn trong sản xuất, thân thiện với môi trường...

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, phải được ưu tiên đi trước; khoa học kỹ thuật là then chốt. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và phải được phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp sự nghiệp giáo dục - giáo dục nghề nghiệp - khoa học công nghệ. Nâng cao nhận thức và hành động, đề ra chủ trương đúng, trúng, ưu tiên nguồn lực đầu tư, chính sách cho sự nghiệp giáo dục - giáo dục nghề nghiệp - khoa học công nghệ.

- Đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học...

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận thực hiện đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh tuyên truyền đến từng tổ chức và người sản xuất nhằm ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến vào thực tiễn phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

3.2. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao vai trò tham mưu của các ngành Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ:

- Tăng cường kỷ cương, nền nếp thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá trong các cơ sở giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

- Xác định trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện và các cơ sở giáo dục - đào tạo, Trung tâm Kiểm định và kiểm nghiệm hàng hóa, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Phát huy vai trò nòng cốt chủ động, tích cực của ngành trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội trong tổ chức thực hiện.

3.3. Nâng cao chất lượng CBQL, giáo viên, giảng viên, cán bộ khoa học:

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ khoa học tâm huyết, trách nhiệm. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng.

- Có cơ chế chính sách phù hợp để sử dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; thu hút cán bộ trẻ, các chuyên gia giỏi đến công tác tại tỉnh Lào Cai.

- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế gắn với đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên, giảng viên, cán bộ khoa học giỏi.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sỹ, giáo viên thực hành có tay nghề cao; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.

3.4. Huy động mọi nguồn lực, xây dựng các cơ chế chính sách:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; thực hiện tốt cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ; thu hút các nguồn lực quốc tế thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập; đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận các chuẩn tiên tiến quốc tế. Triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Thực hiện tốt việc lồng ghép các chính sách phát triển khoa học và công nghệ với các chính sách phát triển kinh tế,văn hóa và xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách địa phương đã ban hành thời gian qua. Đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách mới.

- Thực hiện tự chủ toàn diện; chuyển đổi các cơ sở đào tạo công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; từng bước chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính, tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ sở đào tạo công lập đào tạo những ngành, nghề có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.

3.5. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế:

- Tăng cường liên kết với các cơ quan khoa học và công nghệ của trung ương và các tỉnh; đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai và phối hợp với Đại học Thái Nguyên xây dựng Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh trở thành cơ sở giáo dục chất lượng cao, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chất lượng cao với các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, khu vực và một số nước.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực: khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo có chất lượng cao; tăng cường hợp tác quốc tế, chọn cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và mời chuyên gia, giảng viên giỏi quốc tế đến làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Lào Cai. Bồi dưỡng trực tuyến giáo viên với một số chuyên gia các nước phát triển khu vực; hằng năm thu hút nhiều tình nguyện viên quốc tế đến Lào Cai.

3.6. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giáo dục đặc thù để nâng cao chất lượng giáo dục:

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình giáo dục gắn với triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao.

- Xây dựng mô hình trường PTDT bán trú, trường có học sinh bán trú điển hình tiên tiến ở mỗi cấp học; trường học thông minh, giáo dục STEM.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.

- Tổng kết, đánh giá các mô hình giáo dục, mô hình quản lý giáo dục hiệu quả để nhân rộng toàn tỉnh. Nghiên cứu xây dựng các mô hình giáo dục đặc thù mới phù hợp với giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về khoa học và công nghệ, phối hợp giữa các ngành trong thực thi chính sách phát triển khoa học và công nghệ, mở rộng liên kết và hợp tác về khoa học và công nghệ.

3.7. Nâng cao chất lượng GDNN, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong GDNN.

- Chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở GDNN sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; gắn đào tạo GDNN với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của từng lĩnh vực, của từng địa phương, của các doanh nghiệp và với nhu cầu việc làm của người lao động; xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục trong quá trình đào tạo lao động để sản phẩm sau đào tạo đáp ứng và thích nghi ngay với môi trường làm việc của doanh nghiệp.

- Phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhận thức đúng về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để luôn đảm bảo được vị trí trên thị trường lao động; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc lựa chọn, chọn cử người học, người lao động có tay nghề đi bồi dưỡng nâng cao tại các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp chất lượng cao trong và ngoài nước.

- Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống CSVC, trang thiết bị và CNTT đáp ứng được yêu cầu về chương trình đào tạo, phù hợp, tương thích với chương trình đào tạo và tương thích với các công nghệ trong sản xuất, đặc biệt đối với 07 nghề trọng điểm đã được phê duyệt đầu tư. Để đáp ứng những yêu cầu này, các cơ sở GDNN cần tích cực gắn kết với doanh nghiệp, đào tạo một phần tại cơ sở GDNN và rèn luyện kỹ năng sản xuất tại doanh nghiệp để người học có thể hoàn thiện được những kỹ năng nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.

- Đẩy mạnh việc thu hút, đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao đã làm việc tại doanh nghiệp về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trở thành nhà giáo GDNN; Tăng cường đào tạo tiếng Anh cho các nhà giáo dạy các chương trình ASEAN, quốc tế. Huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên bằng hình thức tiếp nhận họ đến thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành nghề, tiếp cận công nghệ mới.... Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý GDNN chuyên nghiệp.

- Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu làm việc và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động. Thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đến các cơ sở GDNN, người lao động biết đăng ký học nghề và lựa chọn đăng ký làm việc.

- Tăng cường trách nhiệm các doanh nghiệp về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và phối hợp tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu tuyển dụng lao động, theo số lượng và cơ cấu ngành nghề sử dụng lao động ngắn hạn và dài hạn..

3.8. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội:

Thực hiện tự chủ toàn diện; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở GDNN công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp; kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính, tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ sở GDNN công lập đào tạo những ngành, nghề có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.

3.9. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh:

- Các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, người lao động theo từng năm, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đáp ứng thời kỳ công nghiệp 4.0.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, người lao động theo từng năm và giai đoạn 5 năm. Công tác tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng theo vị trí việc làm; các cơ sở đào tạo, các đơn vị được giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm phải đánh giá chất lượng đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo.

III. NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 3.140 tỷ đồng (trong đó: phát triển giáo dục 1.973 tỷ đồng; nguồn nhân lực 874 tỷ đồng; khoa học và công nghệ 293 tỷ đồng).

2. Nguồn vốn:

- Vốn ngân sách: 2.581 tỷ đồng.

- Vốn nhân dân đóng góp: 301 tỷ đồng.

- Vốn khác: 258 tỷ đồng.

3. Phân kỳ thực hiện theo từng năm

- Năm 2021: 638 tỷ đồng.

- Năm 2022: 796 tỷ đồng.

- Năm 2023: 694 tỷ đồng.

- Năm 2024: 560 tỷ đồng.

- Năm 2025: 451 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ quan chủ trì: Về giáo dục toàn diện (Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì); về nguồn nhân lực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì); về khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì) triển khai thực hiện.

- Cơ quan chủ trì (theo lĩnh vực) xây dựng kế hoạch hằng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất, tham mưu cho tỉnh các cơ chế, chính sách; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án.

- Tổng hợp kết quả thực hiện 06 tháng và hằng năm, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp chung kết quả thực hiện Đề án).

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ cân đối đảm bảo các nguồn lực thực hiện mục tiêu của Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng lồng ghép và phân bổ các nguồn vốn đầu tư (nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh; vốn sự nghiệp; Chương trình mục tiêu; 30a; vốn ODA; nguồn thu sử dụng đất, vượt thu của các huyện, thị xã, thành phố; vốn đóng góp hỗ trợ của các doanh nghiệp, hỗ trợ của các ngân hàng thương mại...) đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đảm bảo quy định, phù hợp với quy mô đầu tư xây dựng các công trình theo kế hoạch phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính:

- Bố trí kế hoạch ngân sách chi đầu tư, chi thường xuyên và chi ngoài định mức đảm bảo thực hiện kế hoạch của Đề án.

- Phối hợp với các ngành chức năng bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đảm bảo thực hiện mục tiêu, tiến độ của kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; tăng cường kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết về tài chính để đạt được các mục tiêu của Đề án.

- Hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố công tác quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn kiểm tra các chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện việc chấp hành chế độ chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Đề án.

4. Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng:

- Tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch, xác định quỹ đất cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt các trường học phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các công trình xây dựng.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quy hoạch đất xây dựng cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Đề án.

6. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch biên chế hằng năm đảm bảo theo định mức, có chiến lược bố trí đủ giáo viên dạy các môn chuyên biệt, như: tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành có liên quan thẩm định chỉ tiêu biên chế cho giáo dục, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế phối hợp đào tạo, quản lý, sử dụng nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; Vận động sinh viên, học viên về tỉnh công tác.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Đề án.

7. Sở Y tế: Chủ trì xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong trường, lớp mầm non; phổ biến kiến thức và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình.

8. Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh việc tổ chức cử người đi đào tạo ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc tại tỉnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh:

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện kế hoạch của Đề án, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để huy động đóng góp nguồn lực thực hiện kế hoạch Đề án.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về Đổi mới giáo dục phát trên sóng truyền hình ít nhất 01 chuyên đề/tháng.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn.

- Chú trọng công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách cho giáo dục, vận động các tổ chức đoàn thể tham gia phát triển giáo dục và đào tạo - nguồn nhân lực - khoa học và công nghệ.

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên các loại hình trong cơ sở giáo dục theo quy định của Nhà nước.

- Làm chủ đầu tư các công trình theo kế hoạch giao của UBND tỉnh; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng để xây dựng công trình, làm đường đi, sân chơi, hàng rào quanh khu vực trường học, huy động nhân dân tham gia vận chuyển vật liệu…

- Kiểm tra, rà soát các danh mục cần thiết phải đầu tư xây dựng theo Đề án được phê duyệt; tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện quản lý các dự án đầu tư đảm bảo quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiết kiệm chi từ sự nghiệp giáo dục hằng năm để thực hiện mua sắm bổ sung thiết bị dạy học; khuyến khích các thầy, cô giáo tự làm đồ dùng dạy học. Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn xã hội hóa đảm bảo quy định, tiết kiệm và hiệu quả.

- Chỉ đạo việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ dạy và học.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh:

- Tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Tham gia vận động, hỗ trợ nữ CBQL, giáo viên, nhân viên nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

- Đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CBQL, giáo viên, nhân viên; gia đình và học sinh.

Căn cứ nội dung Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: GD&ĐT, LĐTB&XH, KH&CN;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX(1,2,3).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

Biểu 01

CÁC MỤC TIÊU, CHI TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - NGUỒN NHÂN LỰC - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, GIAI ĐOẠN 2020-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Mục tiêu

Ghi chú

NQĐH XVI

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hoàn chỉnh mạng lưới trường, lớp học và quy mô giáo dục hợp lý

Trường

-

614

614

614

614

614

614

 

-

Tổng số trường mầm non

Trường

 

195

195

195

195

195

195

 

-

Tổng số trường TH

Trường

 

185

185

185

185

185

185

 

-

Tổng số trường THCS

Trường

 

188

188

188

188

188

188

 

-

Tổng số trường THPT

Trường

 

36

36

36

36

36

36

 

-

Tổng số trung tâm GDNN-GDTX

Trung tâm

 

10

10

10

10

10

10

 

2

Phát triển hệ thống trường PTDT nội trú, PTDT bán trú

Trường

-

149

149

149

149

149

149

 

-

Tổng số trường PTDT Nội trú

Trường

 

9

9

9

9

9

9

 

-

Tổng số trường PTDT Bán trú

Trường

 

140

140

140

140

140

140

 

3

Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi

%

 

35

31

32

33

34

35

 

-

Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi

%

 

98

98

98

98

98

98

 

-

Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi

%

 

99,9

99,9

99,9

99,9

99,9

99,9

 

-

Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1

%

 

99,9

99,9

99,9

99,9

99,9

99,9

 

-

Tỷ lệ huy động trẻ 6-14 tuổi

%

 

99,7

99,7

99,7

99,7

99,7

99,7

 

-

Huy động học sinh HTCTTH vào học lớp 6

%

 

100

100

100

100

100

100

 

-

Huy động HS tốt nghiệp THCS học lên THPT, học nghề

%

 

80

80

80

80

80

80

 

-

Người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được tham gia giáo dục hòa nhập

%

 

70

70

70

70

70

70

 

4

Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Giáo viên mầm non

%

 

8,5

35,5

40,0

50,0

60

70,0

 

-

Giáo viên tiểu học

%

 

8,5

1,0

2,5

4,5

6,5

8,5

 

-

Giáo viên THCS

%

 

10

1,5

3,5

5,0

7,5

10

 

-

Giáo viên THPT

%

 

35

16

20

27

30

35

 

4.2

Tỷ lệ CBQL đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Mầm non

%

 

100

84,50

85,50

87,50

91,50

95,00

 

-

Tiểu học

%

 

100

3,50

5,50

7,50

8,50

10,00

 

-

THCS

%

 

100

5,00

6,50

8,00

9,50

12,00

 

-

THPT

%

 

100

70,5

80,5

89,5

98,0

100,0

 

5

Tỷ lệ học sinh được học ngoại ngữ, tin học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ trẻ MG được làm quen với ngoại ngữ, tin học

%

 

90

25

35

40

50

90

 

-

Tỷ lệ HS từ lớp 3 trở lên được học ngoại ngữ, tin học

%

 

100

93

95

97

98

100

 

6

Duy trì phổ cập giáo dục MN, TH, THCS và XMC

 

152

152

152

152

152

152

 

7

Tỷ lệ người biết chữ

%

 

95

95

95

95

95

95

 

8

Trung tâm học tập cộng đồng

Trung tâm

 

152

152

152

152

152

152

 

9

Tăng cường đầu tư CSVC, xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Xây dựng phòng học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ trường MN có phòng học kiên cố và bán kiên cố

%

 

95

92

93

95

95

95

 

-

Tỷ lệ trường TH có phòng học kiên cố và bán kiên cố

%

 

100

96

97

98

99

100

 

-

Tỷ lệ trường THCS có phòng học kiên cố và bán kiên cố

%

 

100

97

97,5

98

99

100

 

-

Tỷ lệ trường THPT có phòng học kiên cố và bán kiên cố

%

 

100

98,5

99

99

100

100

 

9.2

Xây dựng phòng học bộ môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ trường TH có phòng học bộ môn

%

 

100

85

90

95

100

100

 

-

Tỷ lệ trường THCS có phòng học bộ môn

%

 

100

65

70

80

90

100

 

-

Tỷ lệ trường THPT có phòng học bộ môn

%

 

100

100

100

100

100

100

 

9.3

Thiết bị dạy học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ trường MN đủ thiết bị dạy học tối thiểu và đồ dùng, đồ chơi ngoài trời

%

 

100

85

90

95

97

100

 

-

Tỷ lệ trường TH có đủ thiết bị dạy học tối thiểu

%

 

100

70

80

90

100

100

 

-

Tỷ lệ trường THCS có đủ thiết bị dạy học tối thiểu

%

 

100

75

85

90

95

100

 

-

Tỷ lệ trường THPT có đủ thiết bị dạy học tối thiểu

%

 

100

90

93

97

99

100

 

9.4

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia

%

68

72

63,9

65,9

67,2

67,4

72,0

 

-

Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia

Trường

-

411

386

398

406

407

435

 

 

Trong đó: + Trường MN

Trường

 

123

115

120

122

122

132

 

 

+ Trường TH

Trường

 

155

153

153

155

155

161

 

 

+ Trường THCS

Trường

 

113

105

110

112

112

122

 

 

+ Trường THPT

Trường

 

20

13

15

17

18

20

 

9.5

Số trường chất lượng cao

Trường

 

3

1

2

3

3

3

 

II

NGUỒN NHÂN LỰC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tuyển mới; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

Người

 

58.000

10.500

11.000

11.500

12.000

13.000

 

1.1

Cao đẳng

Người

 

6.450

950

1150

1250

1450

1650

 

1.2

Trung cấp

Người

 

16.570

2270

2700

3250

3750

4600

 

1.3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 

 

34.980

7280

7150

7000

6800

6750

 

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

 

 

70

66

67

68

69

70

 

3

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ

 

 

32

27

28

29

31

32

 

4

Thạc sỹ, tiến sỹ

 

 

650

120

150

170

100

650

 

III

LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh

Đề tài/dự án

105

105

21

42

63

84

105

 

2

Xây dựng Sàn giao dịch điện tử về công nghệ và thiết bị

Sàn giao dịch

1

1

 

 

 

 

1

 

3

Đầu tư và xây dựng trại thực nghiệm vùng cao tại Sa Pa, với quy mô trên 5 ha

Trại thực nghiệm

Trại thực nghiệm

Trại thực nghiệm

Hoàn thành

Hoàn thành

Hoàn thành

Hoàn thành

Hoàn thành

 

4

Hỗ trợ khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 10 sản phẩm

10 sản phẩm

10

10

2

4

3

1

 

 

-

Phát triển và thương mại hóa 03 tài sản trí tuệ

Tài sản

3

3

 

1

1

1

 

 

5

Thành lập Trung tâm Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai

Trung tâm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hình thành 02 cơ sở ươm tạo công nghệ

Cơ sở

2

2

 

 

 

1

1

 

-

Hình thành 05 doanh nghiệp KH&CN

Doanh nghiệp

5

5

 

 

 

 

 

 

-

Thành lập trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh

Trung tâm

1

1

 

 

 

 

1

 

6

Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đánh giá trình độ công nghệ 50 doanh nghiệp

Doanh nghiệp

50

50

10

10

10

10

10

 

-

Hỗ trợ về công nghệ cho 10 doanh nghiệp

Doanh nghiệp

10

10

2

2

2

2

2

 

 

Biểu 2.1

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐOẠN 2021-2025

(Tổng hợp tất cả các nguồn vốn)

(Kèm theo Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

 

TỔNG SỐ

3.140

638

796

694

560

451

 

1

Giáo dục

1.973

405

545

455

333

235

 

2

Nguồn nhân lực

874

165

187

179

176

168

 

3

Khoa học và Công nghệ

293

68

64

60

52

49

 

 

Biểu 2.2

CHI TIẾT NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐOẠN 2020-2025

(Tổng hợp tất cả các nguồn vốn)

(Kèm theo Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

TT Nội dung

Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

 

TỔNG SỐ

3.140

638

796

694

560

451

 

I

GIÁO DỤC

1.973

405

545

455

333

235

 

1

Đề án: Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2021-2025

201

50

50

40

35

26

 

2

Đề án: Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông, GDTX tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

213

55

55

40

37

26

 

3

Đề án: Ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, giai đoạn 2021-2025

177

40

40

35

35

27

 

4

Đề án: Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn 2021-2025

200

50

50

40

35

25

 

5

Đề án: Phát triển trường Trung học phổ thông chuyên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

41

10

10

10

6

5

 

6

Đề án: Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 (UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án tại Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 19/8/2019)

Kinh phí hằng năm được lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển giáo dục GĐ 2021-2025

 

7

Kế hoạch xây dựng phòng học, phòng học bộ môn đảm bảo dạy học, thực hiện Chương trình giáo dục thông giai đoạn 2021-2025; trường THPT dân tộc nội trú tỉnh và trường PTDT nội trú THCS & THPT Bảo Thắng

909

150

250

250

155

104

 

8

Kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai

232

50

90

40

30

22

 

II

NGUỒN NHÂN LỰC

874

165

187

179

176

168

 

1

Đào tạo nguồn nhân lực

175

25

45

40

35

30

 

2

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo

294

71

67

58

52

47

 

2.1

Đầu tư xây dựng cơ bản (Công lập)

135,0

40,0

35,0

25,0

20,0

15,0

 

2.2

Mua sắm thiết bị (Công lập)

155,0

30,0

31,0

32,0

31,0

31,0

 

2.3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

1,5

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

 

2.4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

2,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

3

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

48,5

9,7

9,7

9,7

9,7

9,7

 

3.1

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

35,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

 

3.2

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

12,0

2,4

2,4

2,4

2,4

2,4

 

3.3

Tổ chức thực hành, thực tập

1,5

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

 

4

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

6,5

1,3

1,3

1,3

1,3

1,3

 

5

Kinh phí đào tạo

350

58

64

70

78

80

 

5.1

Lao động nông thôn

225

37

41

45

51

51

 

-

Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

80

16

16

16

16

16

 

-

Trung cấp

85

13

15

17

20

20

 

-

Cao đẳng

60

8

10

12

15

15

 

5.2

Lao động khác (người học đóng góp)

125

21

23

25

27

29

 

III

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

293

68

64

60

52

49

 

1

Dự án: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh

200

40

40

40

40

40

 

2

Dự án: Xây dựng Sàn giao dịch điện tử về công nghệ và thiết bị

4

1

2

1

1

1

Triển khai từ năm 2021-2025

3

Dự án: Đầu tư và xây dựng trại thực nghiệm vùng cao tại Sa Pa

45

21

13

11

 

 

 

4

Dự án: Hỗ trợ khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ

13

2

5

4

2

0

 

-

Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 10 sản phẩm

9

2

4

3

1

 

 

-

Phát triển và thương mại hóa 03 tài sản trí tuệ; Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về SHTT

4

0

1

1

1

0

 

5

Dự án: Thành lập Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai

21

2

3

3

7

6

 

-

Hình thành 02 cơ sở ươm tạo công nghệ

8

 

 

 

4

4

Hỗ trợ đề tài, nghiên cứu hàng năm, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

-

Hình thành 5 doanh nghiệp KH&CN

0

 

 

 

 

 

Hỗ trợ đề tài, nghiên cứu hàng năm, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hình thành doanh nghiệp KH&CN

-

Thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh ( 2021-2025)

13

2

3

3

3

2

Sử dụng hạ tầng sẵn có tại phân viện đại học Thái Nguyên, cải tạo cơ sở hạ tầng khu làm việc, không gian khởi nghiệp, đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụ làm việc .. ; Thực hiện từ năm 2021 đến 2025

6

Dự án: Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

10

2

2

2

2

2

 

-

Đánh giá trình độ công nghệ 50 doanh nghiệp

10

2

2

2

2

2

(Điều tra, khảo sát, họp hội đồng đánh giá, hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ)

-

Hỗ trợ về công nghệ cho 10 doanh nghiệp

 

Biểu 3.1

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐOẠN 2021-2025 (Chia theo nguồn vốn)

(Kèm theo Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Lĩnh vực

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

Tổng số

Vốn đầu tư NSĐP

Vốn Sự nghiệp NSĐP

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

NSTW hỗ trợ có mục tiêu

Vốn ODA

Vốn đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn TPCP

Ngân sách cấp huyện

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

 

TỔNG SỐ

3.140

2.581

425

1.234

188

507

55

20

0

152

0

0

301

258

 

1

Giáo dục

1.973

1.685

267

859

120

232

55

0

0

152

0

0

136

152

 

2

Nguồn nhân lực

874

684

100

221

68

275

0

20

0

 

0

0

165

25

 

3

Khoa học và Công nghệ

293

212

58

154

0

0

0

0

0

 

0

0

0

81

 

 

Biểu 3.2

CHI TIẾT NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2025 (Chia theo nguồn vốn)

(Kèm theo Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Danh mục dự án

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

Tổng số

Vốn đầu tư NSĐP

Vốn Sự nghiệp NSĐP

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

NSTW hỗ trợ có mục tiêu

Vốn ODA

Vốn đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn TPCP

Ngân sách cấp huyện

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

 

TỔNG SỐ

3.140

2.581

425

1.234

188

507

55

20

0

152

0

0

301

258

 

I

GIÁO DỤC

1.973

1.685

267

859

120

232

55

0

0

152

0

0

136

152

 

1

 Đề án: Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2021-2025

201

162

35

62

 

65

 

 

 

 

 

 

30

9

 

2

 Đề án: Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông, GDTX tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

213

113

10

23

30

30

20

 

 

 

 

 

60

40

 

3

 Đề án: Ứng dụng CNTT, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, giai đoạn 2021-2025

177

142

57

65

 

20

 

 

 

 

 

 

15

20

 

4

 Đề án: Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn 2021-2025

200

182

20

42

50

70

 

 

 

 

 

 

8

10

 

5

 Đề án: Phát triển trường Trung học phổ thông chuyên tỉnh Lào Cai giai  đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

41

35

20

15

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

 

6

 Đề án: Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 (UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án tại QĐ 2567/QĐ-UBND ngày 19/8/2019)

Kinh phí thực hiện Đề án được lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025

 

7

Kế hoạch xây dựng phòng học, phòng học bộ môn đảm bảo dạy học, thực hiện Chương trình giáo dục thông giai đoạn 2021-2025; trường THPT dân tộc nội trú tỉnh và trường PTDT nội trú THCS & THPT Bảo Thắng

909

859

125

582

 

 

 

 

 

152

 

 

 

50

 

8

Kế hoạch triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai

232

192

 

70

40

47

35

 

 

 

 

 

20

20

 

II

NGUỒN NHÂN LỰC

874

684

100

221

68

275

0

20

0

0

0

0

165

25

 

1

Đào tạo nguồn nhân

175

110

 

65

45

 

 

 

 

 

 

 

40

25

 

2

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo

293,5

293,5

100,0

75,5

18,0

80,0

0,0

20,0

0,0

 

0,0

0,0

0,0

0,0

 

2.1

Đầu tư XDCB (công lập)

135,0

135,0

100,0

 

5,0

10,0

 

20,0

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Mua sắm thiết bị (công lập)

154,5

154,5

 

75,0

10,0

69,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Trường Cao đẳng Lào Cai

145

145

 

75

 

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

1,5

1,5

 

0,5

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

2,5

2,5

 

 

2,0

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

48,5

48,5

0,0

48,5

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

 

0,0

0,0

0,0

0,0

 

3.1

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

35,0

35,0

 

35,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

12,0

12,0

 

12,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Tổ chức thực hành, thực tập

1,5

1,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

6,5

6,5

 

1,5

5,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Kinh phí đào tạo

350,0

225,0

0,0

30,0

0,0

195,0

0,0

0,0

0,0

 

0,0

0,0

125,0

0,0

 

5.1

Ngân sách NN hỗ trợ (NSTW+NSĐP)

225,0

225,0

 

30,0

 

195,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Xã hội hóa (người học đóng góp)

125,0

0,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

125,0

 

 

III

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

293

212

58

154

0

0

0

0

0

0

0

0

0

81

 

1

Dự án: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh

200

120

 

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80

 

2

Dự án: Xây dựng Sàn giao dịch điện tử về công nghệ và thiết bị

4

4

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án: Đầu tư và xây dựng trại thực nghiệm vùng cao tại Sa Pa

45

45

45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Dự án: Hỗ trợ khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ

13

12

0

12

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

 

4.1

Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho 10 sản phẩm

9

9

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

4.2

Phát triển và thương mại hóa 03 tài sản trí tuệ

4

4

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

5

Dự án: Thành lập Trung tâm Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai

21

21

13

8

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

5.1

Hình thành 02 cơ sở ươm tạo công nghệ

8

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Hình thành 5 doanh nghiệp KH&CN

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh

13

13

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Dự án: Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

10

10

0

10

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

6.1

Đánh giá trình độ công nghệ 50 doanh nghiệp

10

10

 

10

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

6.2

Hỗ trợ về công nghệ cho 10 doanh nghiệp

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 100/KH-UBND ngày 08/03/2021 thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.335

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.167.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!