Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1305/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 08/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động

Ngày 08/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động

Theo đó, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 đơn cử như sau:

(1) Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động

- Lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế.

- Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam.

- Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động.

Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp.

- Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất, kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và cộng đồng.

(2) Phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

- Phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm.

- Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động;

Chú trọng tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

Xem chi tiết tại Quyết định 1305/QĐ-TTg ngày 08/11/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1305/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030” với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

b) Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

c) Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.

d) Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo tăng trung bình 15%/năm đến năm 2025 và tăng trung bình 20%/năm đến năm 2030.

đ) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030.

e) Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030.

g) Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo nền tảng ổn định, bền vững cho tăng năng suất lao động.

a) Củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Nghiên cứu các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

b) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế.

c) Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

d) Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong các lĩnh vực then chốt, các ngành trọng điểm nhằm tạo nền tảng ổn định, bền vững. Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động

a) Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo hướng bền vững và có lợi thế cạnh tranh; hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động kinh tế, lĩnh vực mới, mô hình sản xuất kinh doanh mới.

c) Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước.

d) Hoàn thiện chính sách xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ.

đ) Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

3. Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động

a) Lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế.

b) Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam.

c) Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp.

d) Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất, kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và cộng đồng.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại, linh hoạt và hội nhập sâu rộng hơn; hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động; kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù.

b) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo, coi người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số. Gắn kết chặt chẽ giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

c) Nghiên cứu, ban hành chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình giáo dục và đào tạo mới dựa trên nền tảng và công nghệ số; xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuyên gia, nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật; huy động sự tham gia và phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cho chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.

d) Nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực cải thiện năng suất lao động ở khu vực công.

5. Phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

a) Chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

b) Phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp.

c) Xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm.

d) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động; chú trọng tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

6. Thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành

a) Phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng.

b) Hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

c) Hoàn thiện thể chế phát triển công nghiệp, xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Rà soát cơ cấu không gian phát triển công nghiệp; hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

d) Thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên; nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế; hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại một số thành phố lớn.

đ) Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ các nguồn gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện tốt công tác điều phối kinh tế vĩ mô, kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, chính sách phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 ban hành tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp ban hành tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

d) Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

đ) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, đề xuất sáng kiến triển khai thúc đẩy năng suất lao động trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương; nghiên cứu thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

e) Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2025.

g) Chủ trì nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và có giá trị gia tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và phát triển các nguồn năng lượng mới như hydrogen xanh.

h) Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp ban hành tại Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021; nghiên cứu cơ chế, chính sách hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại các đô thị có tiềm năng.

i) Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo.

k) Chủ trì thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động quốc gia trong bối cảnh mới.

l) Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động cấp quốc gia, cấp vùng, cấp ngành.

m) Tổng hợp tình hình thực hiện, lồng ghép vào các báo cáo tình hình kinh tế-xã hội hàng năm; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chương trình sau 05 năm thực hiện (năm 2027) và tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối giai đoạn.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội ban hành tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2023.

b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp ban hành tại Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phê duyệt tại Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021; Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021.

c) Chủ trì rà soát, sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hình thành các trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao với quy mô đào tạo lớn, ngành, nghề, chất lượng vượt trội, có tính chất dẫn dắt trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số. Rà soát, chuẩn hóa bằng cấp đào tạo nghề theo chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và quốc tế, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được với thị trường lao động trong nước và quốc tế.

đ) Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức giáo dục nghề nghiệp toàn cầu đầu tư vào Việt Nam; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết, hợp tác với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề, đẩy mạnh mô hình “trường học trong doanh nghiệp”.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án tăng cường đầu tư hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại.

b) Đẩy nhanh lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022.

d) Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích hình thức giáo dục trực tuyến, thí điểm các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số, phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung; công nhận giá trị của các chứng chỉ học để phát triển thị trường lao động đáp ứng nhu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

đ) Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất nâng cao năng suất lao động đáp ứng yêu cầu xã hội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới năng suất và đổi mới sáng tạo nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo.

b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch nâng cao năng suất tổng thể dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Đề án về giải pháp khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động.

c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các chính sách thu hút nhân tài, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

d) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quá trình sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam.

đ) Chủ trì xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

b) Chủ trì nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ tự động hóa để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, tuần hoàn, hiệu quả và bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

c) Nghiên cứu, triển khai các mô hình kinh tế nông nghiệp, các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần gắn kết phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

d) Thực hiện hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025. Đẩy nhanh thực hiện các Đề án đột phá, giải pháp ưu tiên tại Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2022.

6. Bộ Công Thương

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn hướng đến nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao.

b) Chủ trì xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, trình Quốc hội trong năm 2024.

c) Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023.

d) Chủ trì nghiên cứu, rà soát cơ cấu không gian phát triển công nghiệp; hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp nội địa.

đ) Hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại các lĩnh vực thương mại điện tử, logistics dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nghiên cứu, ban hành và triển khai cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao để thúc đẩy hình thành một số trung tâm logistics tầm cỡ khu vực và quốc tế.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022; ưu tiên phát triển dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến, phát triển các nền tảng và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội trong năm 2024. Chủ trì xây dựng và triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát các nội dung chuyển đổi số, các giải pháp cụ thể ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số. Phấn đấu nâng tỷ lệ hoạt động trực tuyến chiếm tối thiểu 50% các hoạt động trong mỗi cơ quan, tổ chức.

d) Hướng dẫn chuẩn kỹ năng số cho người lao động và tổ chức triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho người lao động.

8. Bộ Tài chính

a) Tiếp tục rà soát, sửa đổi các chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ đầu tư; nghiên cứu xây dựng, đề xuất và triển khai các chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ ưu tiên.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Chương trình theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

9. Bộ Nội vụ

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý công chức ở khu vực công, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập để góp phần tạo động lực tăng năng suất lao động.

10. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp

Chủ động nghiên cứu, đề xuất các nội dung phù hợp để góp phần tạo phong trào và văn hóa tăng năng suất lao động thực chất, bền vững, gắn với các dự án kinh tế - xã hội lớn có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, hướng tới tạo tác động lan tỏa về năng suất lao động đối với các ngành, địa phương.

11. Các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

a) Lồng ghép, triển khai các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với các chương trình, đề án, dự án khác thuộc chức năng, nhiệm vụ để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực phụ trách.

b) Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng quản lý nhà nước được phân công nhằm tăng năng suất lao động thông qua tiếp cận và ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ưu tiên nghiên cứu rà soát và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

c) Bố trí kinh phí, huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

d) Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động để chia sẻ thực tiễn tốt, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách tăng năng suất lao động, để có giải pháp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Lồng ghép, triển khai các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với các chương trình, đề án, dự án khác thuộc thẩm quyền quản lý để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện.

b) Chủ động bố trí kinh phí, huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động hàng năm theo quy định của pháp luật.

c) Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất ở địa phương. Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn sáng kiến chuyển đổi số trên địa bàn, phối hợp với các bộ, ngành để triển khai.

d) Chủ động tiếp cận và ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm thúc đẩy năng suất lao động; xác định các ngành, nhóm ngành ưu tiên thúc đẩy năng suất lao động ở địa phương, gắn với phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng để có giải pháp phù hợp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (2b). Sơn.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1305/QD-TTg

Hanoi, November 08, 2023

 

DECISION

APPROVING NATIONAL PROGRAM FOR INCREASING LABOR PRODUCTIVITY BY 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2022/ND-CP dated June 18, 2022 promulgating working regulations of the Government;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 08, 2022 on main tasks and solutions for the implementation of the socio-economic development plan and the state budget estimate in 2022;

At the request of the Minister of Planning and Investment.

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. OBJECTIVES

1. General objectives

By 2030, labor productivity is expected to become an important driving force for rapid and sustainable growth, effectively taking advantage of opportunities from the fourth industrial revolution. Improving the quality of market economy institutions; increasing the quality of human resources; promoting regional linkage; developing science, technology, innovation and digital transformation are treated as key pillars.

2. Specific objectives

a) The average labor productivity growth is set to reach over 6.5%/year; the labor productivity in the manufacturing and processing industry is to grow 6.5-7%/year and that in the agriculture, forestry, and fisheries industry and the services industry 7-7.5%.

b) The labor productivity growth rates in key economic regions and 05 central-affiliated cities will be higher than Vietnam’s average labor productivity growth rate during the 2023-30 period.

c) Vietnam strives to be in the top 03 ASEAN countries in terms of labor productivity growth by 2030.

d) The rate of businesses involved in innovation activities is projected to be increased by an average of 15%/year by 2025 and average of 20%/year until 2030.

dd) The rate of trained workers with degrees and certificates will reach 30% by 2025 and 35 - 40% by 2030.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) The contribution of science, technology and innovation to the growth will be increased, in which the contribution of total factor productivity (TFP) will be around 45% of GDP by 2025 and around 50% of GDP by 2030.

II. PRIMARY TASKS AND SOLUTIONS

1. Maintain macroeconomic stability, promote economic restructuring associated with innovating growth models by way of science, technology, knowledge, innovation and high quality human resources to create a stable and sustainable foundation for increased labor productivity.

a) Consolidate and stabilize the macro-economy, control inflation, promote growth, sustain major balances of the economy with a view to quick recovery and sustainable development. Work towards solutions for improving the business and investment environment, improve the quality, efficiency and competitiveness of the economy.

b) Promote economic restructuring, innovate growth models, enhance the application of science and technology, promote digital transformation, develop the digital economy, improve the competitiveness and resilience of the economy.

c) Continue to promote industrialization and modernization by way of science, technology, innovation and technological achievements of the Fourth Industrial Revolution. Develop prioritized service industries, improve competitiveness and service quality according to international standards and practices.

d) Prioritize the development of high quality human resources to facilitate the industrialization and modernization of the country, especially in key industries and sectors to build a stable and sustainable foundation. Take advantage of technological advances to promote innovation and digital transformation in education and training to improve the quality of human resources.

2. Complete the legal framework, create a favorable environment to facilitate the innovation and development by enterprises; mobilize and effectively use all resources, both internal and external, to improve labor productivity.

a) Build a startup and innovation ecosystem in a sustainable and competitive manner; perfect institutions to promote entrepreneurship and innovation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Increase the attraction of foreign investment in industries with high added value; promote global production and supply chain linkages and connections; transfer of technology and exchange of management skills between foreign-invested enterprises and domestic enterprises.

d) Complete the policy on private sector involvement in scientific research, technology development and innovation activities; promote the policy to commercialize the results of technology research, development and innovation.

dd) Promote the investment and improve the efficiency in investment in education, training, vocational education and training, scientific research and application and technology transfer; careers guidance, entrepreneurship and innovation.

3. Encourage initiatives for labor productivity improvement

a) Select a number of industries and localities to pilot the Program for increasing labor productivity, thereby expanding it to the entire economy.

b) Conduct a study and propose the establishment of a National Productivity Committee by way of learning by international experience and ensuring compatibility with Vietnam's practical conditions.

c) Hold policy dialogues on and share experience in labor productivity improvement. Regularly hold discussion and dialogues with business communities, investors and employees about requirements and barriers to the increase in labor productivity, thus proposing appropriate solutions.

d) Design communications program to disseminate information about productivity improvement and relevant experience in productivity improvement at national, local, corporate and public levels.

4. Consistently implement measures to improve the quality of education, training and human resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Boost the efficiency in state management of education, training, vocational education and training; accelerate digital transformation and modernization of infrastructure and equipment, and innovation of training programs and methods; improve quality and open up opportunities for access to education and training, treat learners and teachers as the center of the digital transformation process. Closely associate education, training and vocational education and training with enterprises and labor market.

c) Conduct studies and promulgate policies to promote innovation activities and new education and training models based on digital platforms and technology; develop and execute programs to provide training for experts, high quality human resources and technical workers; mobilize the participation and develop a network of overseas Vietnamese consultants and experts for digital transformation in education and training.

d) Studying mechanisms and policies to generate motivation for increasing labor productivity in the public sector.

5. Vigorously develop research, development and application of science and technology, innovation and digital transformation

a) Focus on integrating solutions to increase labor productivity into programs, mechanisms and policies to build digital government, digital economy and digital society.

b) Develop the science and technology market, encourage the formation of an innovation ecosystem; carry out extensive digital transformation in each industry, each field, and each enterprise.

c) Build and develop innovation capacity suitable for each stage of development; promote the role of the National Innovation Center, create an enterprise-centered National Innovation System.

d) Develop, provide guidance on, organize and supervise the implementation of solutions using digital technology, digital data, and digital transformation to increase labor productivity; focus on digital transformation for enterprises and assist enterprises in applying digital technology solutions.

6. Promote the restructuring of the economic space and improve the competitiveness of industries

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Complete institutions and policies to restructure the agricultural industry associated with building new rural areas, improving productivity, quality and efficiency of production and business.

c) Improve regulations on industrial development and formulate the Law on Industrial Development. Review the spatial structure for industrial development; complete regulations and policies on developing industrial clusters and strategies to improve competitiveness for domestic industrial enterprises.

d) Effectively implement orientations for development of prioritized service industries; improve competitiveness and service quality according to international standards and practices; form regional and world-class service centers in terms of trade, tourism, finance, and logistics in several large cities.

dd) Complete the system of statistical indicators to monitor and evaluate changes in labor productivity associated with innovation and digital transformation.

III. FUNDING FOR EXECUTION

Funding for execution of the Program is covered by the state budget, enterprise capital, international sponsorship and other legal sources according to the provisions of law.

IV. IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Planning and Investment shall:

a) Preside over and cooperate with ministries and central authorities in properly coordinating the macro-economy and promptly advising the Government and Prime Minister on appropriate solutions and policies to maintain macroeconomic stability, control inflation, promote growth, and maintain major balances of the economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Preside over and cooperate with ministries, central and local authorities in effectively implementing the tasks and solutions mentioned in the Government's Resolution No. 54/NQ-CP dated April 12, 2020 on Action Program to implement the National Assembly’s Resolution on the Plan for Economic Restructuring in the 2021 - 2025 period; Resolution No. 57/NQ-CP dated April 21, 2022 on the tasks and solutions for completing institutions for connection of socio-economic regions.

d) Continue to work towards solutions for improving the business and investment environment, improve the quality, efficiency and competitiveness of the economy; cut and simplify business regulations and administrative procedures, reduce business costs for businesses; develop the private sector into an important driving force of the economy.

dd) Cooperate with ministries, central and local authorities in selecting and proposing initiatives for boosting labor productivity within the scope of management by central and local authorities; consider piloting the Program for increasing labor productivity, thereby expanding it to the entire economy. Assist enterprises in digital transformation and application of digital technology solutions.

e) Consider proposing the establishment of the National Productivity Committee by way of learning by international experience and ensuring the suitability for practical conditions in Vietnam, and submit the proposal to the Prime Minister in 2025.

g) Preside over studying mechanisms and policies to attract domestic and foreign investment projects that use advanced technology, involve modern management, connect global production and supply chains and have added value high, especially those in the field of semiconductor technology and development of new energy sources such as green hydrogen.

h) Effectively implement tasks and solutions set out in the Comprehensive Strategy for Development of Vietnam's Service Sector in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050 promulgated under the Decision No. 531/QD-TTg dated April 01, 2021; study mechanisms and policies to form international financial centers in potential urban areas.

i) Study and perfect policies to develop innovation centers.

k) Preside over holding policy dialogues, conferences and seminars, and share experience in increasing national labor productivity in the new context.

l) Complete the system of statistical indicators to monitor and evaluate changes in labor productivity at the national, regional and industry levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a) Preside over, monitor and expedite the implementation of tasks and solutions for developing a flexible, modern, effective, sustainable and integrated labor market with a view to rapid socio-economic recovery set out in Resolution No. 06/NQ-CP dated January 10, 2023.

b) Continue to effectively implement tasks and solutions mentioned under the Vocational Education and Training Development Strategy in 2021 - 2030 period with a vision to 2045 approved under the Decision No. 2239/QD-TTg dated March 30 December 2021; Digital Transformation Program in vocational and training education sector in 2021 - 2025 period, with orientation to 2030 approved under the Decision No. 2222/QD-TTg dated December 30, 2021.

c) Preside over reviewing and re-arranging vocational education and training institutions to form high-quality schools, schools that function as regional centers, and national centers for high-quality vocational training on large scale with outstanding industry, profession and quality playing a leading role in the vocational education and training system to meet the need for highly skilled human resources for national development in each period.

d) Preside over and cooperate with ministries, local and central authorities in consistently implementing solutions for digital transformation in the vocational education and training sector; develop digital infrastructure, platforms, equipment and learning resources. Review and standardize vocational training qualifications according to national and international vocational skills standards, enabling workers to access the domestic and international labor market.

dd) Study mechanisms and policies to encourage global vocational education and training organizations to invest in Vietnam; prime vocational education institutions to connect and cooperate with enterprises in offering vocational training courses and promoting the application of the “business engagement in education” model.

3. The Ministry of Education and Training shall:

a) Consider proposing the formulation of a Strategy for enhancing investment in educational infrastructure and facilities towards synchronization, standardization and modernity.

b) Accelerate the formulation for the Planning for the network of higher education and pedagogical institutions in period 2021 - 2030 period, with a vision to 2050.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Diversify training methods; encourage online education, pilot advanced teaching and learning models on digital platforms, develop shared digital learning resources; recognize educational certificates to develop the labor market to meet the needs of the Fourth Industrial Revolution.

dd) Promote the linkage between businesses and higher education institutions in training highly qualified human resources; conduct researches and apply research findings to production to improve labor productivity to meet social requirements.

4. The Ministry of Science and Technology shall:

a) Review and propose amendments to legislative documents related to productivity and innovation to remove difficulties and create a favorable environment for businesses, especially small and medium-sized start-ups.

b) Continue to effectively implement the National Program to support businesses in improving productivity and quality of products and goods in 2021 - 2030 period; Comprehensive productivity improvement plan based on science, technology and innovation in 2021 - 2030 period; National strategy for research, development and application of artificial intelligence and scheme for scientific, technological and innovation solutions for improving labor productivity.

c) Preside over studying and developing policies to attract talents, cooperate with large organizations and businesses across the world for research, development and innovation; promote linkage and cooperation in research and technology transfer among research institutes, universities and businesses.

d) Preside over studying and developing policies to encourage research, development and application of new technologies of the Fourth Industrial Revolution to the production and business process in Vietnam.

dd) Preside over formulating and perfecting the policy on private sector involvement in scientific research, technology development and innovation activities; perfect the policy to promote commercialization of results of technology research, development and improvement.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Preside over research into and promote the transfer and application of science, technology and innovation to agricultural development; apply biotechnology, information and communications technology, and automation technology to build smart, safe, circular, efficient and sustainable agriculture, promoting the advantages of tropical agriculture.

c) Research and deploy agricultural economic models, production chains, value chains of categories and products with high economic value, contributing to linking agricultural development and new rural area construction.

d) Effectively implement the Plan to provide agricultural vocational training for rural workers in 2022 - 2025 period. Speed up the implementation of breakthrough schemes and priority solutions in the Strategy for developing agricultural mechanization and processing of agriculture, forestry and fishery products to 2030 approved under the Decision No. 858/QD-TTg dated July 20, 2022.

6. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Continue to improve institutions and policies related to industrial development and conversion from industrial structure to foundation industry, priority industry, and spear-head industry towards a strong national industry with new production capacity, autonomy, high adaptability and resistance.

b) Preside over the formulation of the Industrial Development Law and submit it to the National Assembly in 2024.

c) Effectively implement the Scheme to restructure the Industry and Trade sector by 2030 issued under the Decision No. 165/QD-TTg dated February 28, 2023.

d) Preside over research and review of space for industrial development; complete institutions and policies on developing industrial clusters and strategies for improving competitiveness for domestic industrial enterprises.

dd) Improve institutions and restructure the fields of e-commerce and logistics based on modern technology. Study, promulgate and implement new outstanding and highly internationally competitive mechanisms and policies to promote the formation of several regional and international logistics centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Continue to effectively implement tasks and solutions set out in the National Digital Transformation Program by 2025, orientation to 2030 promulgated under the Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020; National strategy for digital economy and digital society development by 2025, orientation to 2030 promulgated under the Decision No. 411/QD-TTg dated March 31, 2022; prioritize the development of data and online public services, develop platforms and ensure network security and information safety.

b) Preside over and cooperate with ministries and central authorities in formulating the Law on Digital Technology Industry, and submit it to the National Assembly in 2024. Preside over the development and effective implementation of the Digital Technology Industry Development Strategy by 2025, with a vision to 2030.

c) Study, develop, provide guidance on, organize the implementation and supervision of digital transformation-related activities and specific solutions applying digital technology, digital data, and digital transformation. Strive to increase the proportion of online activities by at least 50% of activities in each agency and organization.

d) Provide guidance on digital skill standards for workers and provide training in and improve digital skills for workers.

8. The Ministry of Finance shall:

a) Continue to review and amend tax incentives to support investment; study, formulate, propose and implement tax policies to encourage the development of science, technology and innovation in accordance with the goal of developing and applying new and priority technologies.

b) Preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and relevant ministries and central authorities to provide regular funding for executing the Program according to regulations and within the capacity for balancing the state budget in each period. .

9. The Ministry of Home Affairs shall:

Continue to conduct researches and recommend the innovation of mechanisms for managing officials in the public sector and public employees in public service providers to contribute to generating motivation for increasing labor productivity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Proactively study and propose practical and sustainable activities to contribute to creating a labor productivity raising movement and culture associated with large socio-economic projects with the participation of ministries, central and local authorities, aiming to create a spillover impact of labor productivity on industries and localities.

11. Ministries and agencies affiliated to the Government shall:

a) Integrate and implement the tasks of the National Program for Increasing Labor Productivity by 2030 with other programs, schemes and projects within their jurisdiction to mobilize and make the best use of resources for execution thereof. Study and propose digital transformation solutions in industries and sectors under their management.

b) Intensely perform tasks according to their assigned functions of state management to increase labor productivity by approaching and applying the Fourth Industrial Revolution, give priority to studying, reviewing and relevant legislative documents and request competent authorities to amend them.

c) Provide funding and mobilize legal sources of capital to implement solutions for raising labor productivity according to the provisions of law on state budget and related legal regulations.

d) Regularly hold dialogues and exchange with business communities, investors and workers to share good experience, learn about difficulties and obstacles in the process of building and implementing mechanisms and policies for increasing labor productivity, thereby producing solutions therefor or request competent authorities to consider and promptly resolve them.

12. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

a) Integrate and implement the tasks of the National Program for Increasing Labor Productivity by 2030 with other programs, schemes and projects under their management to mobilize resources for execution thereof.

c) Proactively provide funding and mobilize legal sources of capital to implement solutions for raising labor productivity on annual basis as per regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Proactively approach and apply the Fourth Industrial Revolution to boost labor productivity; determine priority industries and groups of priority industries to promote local labor productivity associated with regional economic development and regional linkages to work out appropriate solutions.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, units and organizations concerned are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1305/QĐ-TTg ngày 08/11/2023 phê duyệt “Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.128

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.135.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!