THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 32/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày
05 tháng 8 năm 2020
|
CHỈ THỊ
Về việc Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh
Công nghiệp quốc phòng (2008 - 2020)
Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng số
02/2008/UBTVQH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII thông qua ngày 26 tháng 01 năm 2008 và Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 05 tháng 02 năm 2008; được sửa đổi, bổ
sung tại Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 và hiện nay là
Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại
Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Văn phòng Quốc hội.
Qua 12 năm triển khai thực hiện
Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh), Công nghiệp quốc
phòng (CNQP) nước ta đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng: Cơ bản
hoàn thiện về tổ chức hoạt động CNQP từ cơ quan quản lý nhà nước đến các cơ sở
CNQP nòng cốt và động viên; tổ chức lực lượng CNQP đã từng bước được củng cố
theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, gắn nghiên cứu thiết kế với sản xuất, sản
xuất với sửa chữa; năng lực của CNQP đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, đáp ứng được một phần quan trọng về nhu cầu trang bị mới và sửa chữa,
bảo đảm kỹ thuật vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) cho Quân đội, góp phần nâng
cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia; CNQP được xây dựng và phát triển, từng
bước trở thành một bộ phận quan trọng của công nghiệp quốc gia, đóng góp cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sau
12 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:
Từ khi Pháp lệnh
có hiệu lực thi hành đến nay Đảng đã có nhiều chủ trương, đường lối mới về xây
dựng và phát triển CNQP như: Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của
Bộ Chính trị (Khóa IX) về xây dựng và phát triển CNQP đến năm 2010, Nghị quyết
số 06-NQ/TW ngày 16 tháng 7 năm 2011 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về xây dựng và
phát triển CNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo; trong đó, có nhiều quan điểm,
chủ trương mới chưa được thể chế hóa đầy đủ trong Pháp lệnh.
Tiềm lực CNQP
trong sản xuất VKTBKT quân sự hiện đại góp phần xây dựng Quân đội tiến lên hiện
đại còn hạn chế; số lượng cơ sở CNQP nòng cốt tuy nhiều nhưng chưa bố trí phù hợp
tại các vùng miền, mức độ quy tụ còn mỏng; quy hoạch thế bố trí cơ sở CNQP tại
các địa bàn miền Trung và phía Nam chưa được chuyển biến theo yêu cầu quân sự,
quốc phòng; thủ tục cấp phép, điều kiện tham gia hoạt động CNQP cho các tổ chức,
doanh nghiệp có nhiều bất cập, chưa thu hút được các tập đoàn lớn và các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài; các cơ sở công nghiệp động viên được lựa chọn còn
ít so với số lượng thực tế doanh nghiệp công nghiệp trên toàn quốc, chưa đánh
giá hết tiềm năng công nghiệp của quốc gia, từng vùng, từng địa phương phục vụ
cho nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP nhằm góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Một số quy định
tại Pháp lệnh có những điểm bất cập, chưa phù hợp và thống nhất với Hiến pháp
năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân liên quan đến quốc phòng, an ninh;
Luật Quốc phòng năm 2018 và Luật Công an nhân dân năm 2018 về nội dung CNQP, an
ninh; Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quản lý, cung cấp thông tin doanh nghiệp;
Luật Đầu tư công năm 2019 về sử dụng và quản lý vốn đầu tư công; Luật Ngân sách
nhà nước năm 2015 về lập, chấp hành ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ; Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 quy định liên quan đến đăng ký, sử dụng,
chuyển giao thông tin, tài liệu, sáng chế; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân và viên chức quốc phòng năm 2016 quy định tuyển dụng, tuyển chọn, chế độ
chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc
phòng...
Thực tế hoạt động
CNQP đòi hỏi cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,
chính sách về xây dựng, phát triển CNQP đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
hiện nay và những năm tiếp theo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước theo định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Từ những vấn đề
trên, để triển khai nhiệm vụ tổng kết thực hiện Pháp lệnh, làm cơ sở đề xuất
xây dựng Dự án Luật CNQP, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng
trong phạm vi toàn quốc (2008 - 2020).
2. Nội dung tổng kết
Đánh giá những
kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Pháp lệnh; đề
xuất chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của CNQP trong tình
hình mới; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về CNQP; tiến hành khen thưởng
các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Pháp lệnh.
3. Yêu cầu
a) Đánh
giá đầy đủ, khách quan, toàn diện về những kết quả đạt được; những hạn chế, bất
cập và chồng chéo; làm rõ lý do, nguyên nhân trong quá trình thi hành Pháp lệnh.
b) Tổ chức
tổng kết đúng kế hoạch, triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí.
4. Phương pháp và thời gian tổng kết
a) Khối
các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp ngoài Quân đội
- UBND tỉnh,
thành phố thực hiện tổng kết Pháp lệnh có tổ chức hội nghị tổng kết gồm 04 đầu
mối: Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đồng Nai.
Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh, thành phố lập kế hoạch, tham mưu và đề xuất cho UBND tỉnh, thành
phố tổ chức Hội nghị tổng kết Pháp lệnh. Thời gian hoàn thành hội nghị tổng kết
và báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục CNQP) trước ngày 15 tháng 10 năm
2020.
- Các bộ,
ngành, địa phương và doanh nghiệp ngoài Quân đội xây dựng báo cáo tổng kết Pháp
lệnh (không tổ chức hội nghị), gồm 22 tổ chức sau:
+ Các Bộ
(06): Công an; Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ;
Tài nguyên và Môi trường.
+ Các UBND tỉnh,
thành phố (12): Thành phố Hồ Chí Minh; Tuyên Quang; Phú Thọ; Cao Bằng; Yên Bái;
Hải Phòng; Ninh Bình; Thanh Hóa; Khánh Hòa; Quảng Ngãi; Cần Thơ; Bà Rịa - Vũng
Tàu.
+ Các Doanh
nghiệp (04): Tập đoàn Công nghiệp hóa chất; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng
sản; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy.
Thời gian gửi
báo cáo tổng kết về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục CNQP) trước ngày 15 tháng 9 năm
2020.
b) Các
cơ quan, đơn vị Quân đội
Tổng kết Pháp
lệnh ở 32 cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
- Các cơ
quan, đơn vị thực hiện tổng kết Pháp lệnh có tổ chức hội nghị gồm 06 đầu mối:
Các Bộ Tư lệnh (04): Phòng không - Không quân; Hải quân; Quân khu 3, 7; Học viện
Kỹ thuật Quân sự; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Thời gian hoàn
thành hội nghị tổng kết và báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục CNQP) trước
ngày 15 tháng 10 năm 2020.
- Các cơ quan,
đơn vị thực hiện gửi báo cáo tổng kết Pháp lệnh (không tổ chức hội nghị), gồm
26 đầu mối sau:
Các Tổng cục
(03): CNQP; Kỹ thuật; Hậu cần. Các Bộ Tư lệnh (13): Quân khu 1, 2, 4, 5, 9; Quân
đoàn 1, 2, 3, 4; Bộ đội Biên phòng; Thông tin - Liên lạc; Hóa học; Công binh.
Các Tổng Công ty (02): Kinh tế kỹ thuật CNQP (Gaet); Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn
Xuân (Vaxuco). Các Cục (06): Đối ngoại; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học quân sự;
Tài chính; Quân lực/BTTM; Tác chiến/BTTM. Ban Cơ yếu Chính phủ, Viện Khoa học -
Công nghệ Quân sự.
Thời gian gửi
báo cáo tổng kết Pháp lệnh về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục CNQP) trước ngày 15
tháng 9 năm 2020.
c) Bộ Quốc
phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tổng kết do Bộ trưởng chủ trì, hoàn
thành tổng kết trong quý IV năm 2020.
5. Ngân sách bảo đảm tổng kết
- Các địa
phương: Sử dụng ngân sách địa phương.
- Các đơn vị
Quân đội: Sử dụng ngân sách quốc phòng và nhiệm vụ tổng kết Pháp lệnh.
6. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Quốc
phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo tổng kết Pháp lệnh; xây dựng kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện
Chỉ thị; tổ chức tổng kết đạt hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm. Tổng hợp các kiến
nghị, đề xuất và giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12
năm 2020.
b) Các bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn nhà nước liên quan tiến
hành tổng kết thực hiện Pháp lệnh trên phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm, lĩnh vực
quản lý theo Chỉ thị và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
c) Tổng
cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng
Trung ương hướng dẫn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong thực hiện Pháp lệnh.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo
cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Kinh tế trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn: CN hóa chất VN; Dầu khí QG;
Than – Khoáng sản; Viettel;
- TCT CN tàu thủy VN;
- TCCT, TCHC, TCKT, TCCNQP; Ban Cơ yếu CP;
- Quân khu: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9; Quân đoàn: 1, 2, 3, 4;
- BTL: BĐBP, PK – KQ, Hải quân, Thông tin liên lạc, Công binh, Hóa học, TĐ Hà
Nội;
- Các Cục: Đối ngoại; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; KHQS; Quân lực/BTTM; Tác
chiến/BTTM;
- Viện Khoa học – Công nghệ Quân sự;
- TCT: XNK Tổng hợp Vạn Xuân, KTKT CNQP,
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT,
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, NC (2)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|