ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2144/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 21 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP, BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ,
THÀNH PHỐ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, DẠY NGHỀ, HƯỚNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày
25/11/2009;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề
nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số
55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số
48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số
57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định về Điều lệ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Thông tư liên
tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung
tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Kết luận số 80-KL/TU
ngày 03/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc sáp nhập các đơn vị
sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng
nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 246/TTr-SNV ngày 25 tháng 5 năm 2017 và Giám đốc Sở Tư pháp
tại Văn bản số 221/BCTĐ-STP ngày 09/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án đổi tên, sáp
nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường
xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp.
Điều 2.
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, các đơn vị có liên quan căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Đề án Đổi
tên, sáp nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp để thực hiện đảm bảo chất lượng,
đúng tiến độ. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan
triển khai, thực hiện Đề án.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh
và Xã hội; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|
ĐỀ ÁN
ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP, BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH
PHỐ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, DẠY NGHỀ, HƯỚNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2144/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Sự
cần thiết đổi tên, sáp nhập các Trung tâm
Công tác giáo dục thường
xuyên và dạy nghề trên địa bàn cấp huyện hiện nay đang giữ một vị trí quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, nâng cao trình độ dân trí của người
dân và đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm gần đây số lượng học sinh, người lao động tham gia học tập, đào
tạo nghề của các địa phương ngày càng được nâng cao về số lượng và trình độ tay
nghề. Cùng với đó công tác giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề cho người lao
động tại các trung tâm công lập cấp huyện, các trường trung cấp nghề luôn được
các cấp, các ngành quan tâm, xem đây là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng
của địa phương, đơn vị.
Về cơ bản, các trung tâm,
các trường trung cấp nghề từ khi được thành lập đến nay đã thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT
ngày 02/02/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên và Quyết định số
13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về việc ban hành quy chế mẫu của các trung tâm dạy nghề; Quyết định số
52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành điều lệ mẫu trường trung cấp nghề và các quy định hiện hành của pháp luật
có liên quan.
Tuy nhiên, qua rà soát, đánh
giá về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên
và dạy nghề trên địa bàn cấp huyện, đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: Hệ
thống cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các trung tâm chưa thống nhất, tồn tại
nhiều mô hình; nhiều đầu mối tổ chức giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phân tán
nguồn lực, nơi thừa, nơi thiếu; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
dàn trải, gây tốn kém, lãng phí; chưa huy động được số lượng học viên tham gia
đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chưa kiện toàn được tổ chức
bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên...
Xuất phát từ thực trạng tổ
chức, hoạt động và những tồn tại, hạn chế nêu trên; để đảm bảo phù hợp với quy
hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp của tỉnh, đáp ứng
nhu cầu đào tạo nghề nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường
xuyên trên địa bàn cấp huyện; tăng cường năng lực đào tạo nghề nghiệp, giáo dục
thường xuyên và hướng nghiệp; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật
chất kỹ thuật của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, đảm bảo việc thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp được thuận
lợi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, học
suốt đời của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập, thì việc đổi tên, sáp
nhập và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số
39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, nhằm đảm bảo các mô hình thống nhất,
tinh gọn đầu mối trong hoạt động giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và đào tạo
nghề là phù hợp và rất cần thiết.
2. Các
căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày
25/11/2009;
- Căn cứ Luật Giáo dục nghề
nghiệp ngày 27/11/2014;
- Căn cứ Nghị định số
55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Nghị định số
48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Giáo dục nghề nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số
143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số
57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định về điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Căn cứ Thông tư liên tịch
số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập trung tâm
dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Căn cứ Kết luận số
80-KL/TU ngày 03/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc sáp nhập
các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy
nghề, hướng nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Phần
II
NỘI DUNG ĐỔI
TÊN, SÁP NHẬP, BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC
THUỘC UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN, DẠY NGHỀ, HƯỚNG NGHIỆP
I. CÁC
TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP VÀ BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Các trường hợp đổi tên
và bổ sung chức năng, nhiệm vụ
Đối với 07 huyện: Quan Sơn,
Bá Thước, Lang Chánh, Hà Trung, Hoằng Hóa, Như Thanh và thành phố Sầm Sơn hiện
có trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề; đối với 03 huyện Quan Hóa, Ngọc
Lặc, Tĩnh Gia chỉ có trung tâm giáo dục thường xuyên, không có đơn vị hoạt động
dạy nghề công lập trực thuộc UBND cấp huyện.
a) Thực hiện đổi tên trung
tâm của 10 huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
đồng thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các trung tâm để đảm bảo mỗi trung
tâm có đủ 3 chức năng: Đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
b) Nguyên tắc thực hiện
- Giữ nguyên trạng về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng, tài chính, tài sản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan.
- Đối với trung tâm có từ 02
địa điểm đặt trụ sở trở lên, hoặc sử dụng chung diện tích đất với đơn vị khác,
yêu cầu trong phương án của UBND cấp huyện cần xác định rõ việc xử lý các vấn về
sử dụng đất đai, trụ sở chính làm việc, nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi
cho tổ chức, hoạt động của trung tâm sau khi đổi tên; phần diện tích đất, trụ sở
làm việc còn lại được UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí sử dụng phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương.
2. Các trường hợp sáp nhập
và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ
Đối với 10 huyện Cẩm Thủy, Hậu
Lộc, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Nông Cống, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thường Xuân
và Mường Lát, hiện có 02 trung tâm: Trung tâm dạy nghề và Trung tâm Giáo dục
thường xuyên; đối với huyện Thọ Xuân có 02 trung tâm: Trung tâm Dạy nghề và
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp.
a) Thực hiện sáp nhập 02
Trung tâm trên địa bàn 11 huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên; đồng thời kiện toàn chức năng, nhiệm vụ cho các trung tâm để đảm
bảo mỗi trung tâm có đủ 3 chức năng: đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên
và hướng nghiệp.
b) Nguyên tắc thực hiện
- Chuyển giao nguyên trạng về
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động hợp đồng,
tài chính, tài sản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan của trung tâm dạy nghề,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp về
cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
- Thực hiện sáp nhập, bàn
giao và tiếp nhận phải theo đúng quy định hiện hành; đảm bảo các hoạt động giáo
dục của trung tâm, không gây gián đoạn quá trình học tập của người học; thực hiện
đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, lao
động, người học theo đúng các quy định.
- Về sử dụng đất đai, địa điểm,
trụ sở: Sau khi sáp nhập, các trung tâm có 02 địa điểm đặt trụ sở lên, hoặc sử
dụng chung diện tích đất với đơn vị khác, yêu cầu trong phương án nói rõ việc xử
lý các vấn về sử dụng đất đai, trụ sở chính làm việc của trung tâm sau khi sáp
nhập; phần diện tích đất, trụ sở làm việc còn lại được UBND các huyện, thị xã,
thành phố bố trí sử dụng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Đối với 06 huyện, thị
xã, thành phố: Thạch Thành, Yên Định, Quảng Xương, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn và
thành phố Thanh Hóa, vừa có trung tâm giáo dục thường xuyên, vừa có trường
trung cấp nghề
- Giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các sở,
ngành, đơn vị có liên quan thực hiện việc đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động
của các trung tâm, trường trung cấp nghề, trên cơ sở đó tham mưu cho Chủ tịch
UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến về việc báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ cho ý kiến
chỉ đạo về việc sáp nhập đối với trung tâm giáo dục thường xuyên và trường
trung cấp nghề nói trên, để bảo đảm mỗi huyện chỉ có một đầu mối tổ chức thực
hiện đủ 03 chức năng: đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
- Sau khi có ý kiến chỉ đạo
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và cấp
có thẩm quyền; giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Sở Giáo dục và Đào tạo, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp
xếp đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc 06 huyện, thành phố nói trên, hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề - giáo dục thường xuyên.
4. Hiệu quả sau khi đổi
tên, sáp nhập và bổ sung chức năng, nhiệm vụ
- Khi sáp nhập sẽ giảm được
các đầu mối, tinh gọn về tổ chức bộ máy; tập trung được đội ngũ cán bộ,
giáo viên có trình độ chuyên môn, đảm bảo được công tác tuyển sinh; chức năng,
nhiệm vụ không bị chồng chéo, giảm nguồn ngân sách của nhà nước khi phải đầu tư
dàn trải.
- Khắc phục những hạn chế, tồn
tại, bất cập đối với từng loại hình trung tâm, các trường trung cấp nghề khi hoạt
động riêng lẻ, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề thống nhất, tạo được sự chuyển biến
mạnh mẽ và có hiệu quả trong việc tận dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đội ngũ giáo viên của các trung tâm, trường trung cấp nghề trong lĩnh vực đào tạo
nghề cũng như giáo dục thường xuyên.
- Công tác phân luồng học
sinh tốt nghiệp sau trung học cơ sở theo một hướng không bị phân tán; thực hiện
đồng bộ việc dạy bổ trợ văn hóa cho học viên tham gia học nghề; giữ vững sự ổn
định và tiếp tục phát triển quy mô đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, từng
bước củng cố, nâng dần chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao về chất lượng
nguồn nhân lực ở địa phương.
- Tăng cơ hội học văn hóa, học
nghề của người lao động tại địa phương, từng bước thực hiện phổ cập THCS, THPT
và đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu đa dạng của người học và thị trường lao động, tạo
việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu chuyển dịch
cơ cấu lao động, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang lao động
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Giảm được chi phí đi lại,
ăn ở, sinh hoạt trong thời gian học giáo dục thường xuyên và học nghề của học viên,
từ đó sẽ thu hút được nhiều học viên, lao động của địa phương tham gia học tập
và học nghề tại trung tâm.
- Tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế của địa phương
tham gia ký kết hợp đồng đào tạo nghề, tuyển chọn lao động tại địa phương có
tay nghề phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời
tạo điều kiện cho người lao động nhất là lao động thuộc các đối tượng chính
sách xã hội, lao động là người dân sống ở các vùng biên giới, vùng có điều kiện
kinh tế, xã hội khó khăn góp phần tự tạo việc làm, giải quyết việc làm tại chỗ,
nâng quỹ thời gian sử dụng lao động nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo - việc làm của tỉnh.
II. TÊN GỌI,
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN SAU
KHI ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP, BỔ SUNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Tên gọi
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên + tên đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Địa vị pháp lý
a) Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND cấp
huyện; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
b) Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề
nghiệp, Luật Giáo dục và Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV
ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Nội vụ.
c) Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND cấp
huyện; chịu sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện có trụ sở đặt trên địa bàn hành chính
huyện, thị xã, thành phố.
III. NHIỆM
VỤ CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Tổ chức đào tạo nhân lực
trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề
nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp;
bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho
lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ
sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2. Tổ chức thực hiện các
chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục
sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống
giáo dục quốc dân.
3. Tổ chức xây dựng và thực
hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối
với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công
nghệ.
4. Xây dựng kế hoạch tuyển
sinh, tổ chức tuyển sinh.
5. Quản lý đội ngũ viên chức,
giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lao động sản xuất
và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
7. Nghiên cứu ứng dụng các đề
tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử
nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
8. Tổ chức các hoạt động dạy
và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
9. Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn
việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ
thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
10. Phối hợp với các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp,
giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực
hành, thực tập tại doanh nghiệp.
11. Thực hiện dân chủ, công
khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường
xuyên và hướng nghiệp.
12. Quản lý, sử dụng đất
đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
13. Tạo điều kiện hoặc tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
14. Thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ và đột xuất theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật.
IV. QUYỀN
HẠN CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Được chủ động xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển
giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
2. Được tổ chức đào tạo theo
quy định của pháp luật.
3. Được liên doanh, liên kết
hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá
nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định
của pháp luật.
4. Được huy động, nhận tài
trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện
các hoạt động đào tạo.
5. Được tổ chức sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được sử dụng nguồn thu từ
hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các
hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
7. Được thực hiện các quyền
tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
V. CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện có cơ cấu tổ chức, gồm:
1. Giám đốc và không quá 02
Phó giám đốc.
a) Giám đốc trung tâm là người
trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm
trước UBND huyện về mọi hoạt động của Trung tâm.
b) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế
độ khác của Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh.
2. Các Tổ chuyên môn, nghiệp
vụ:
a) Tổ Giáo vụ;
b) Tổ Hành chính - Tổng hợp;
c) Tổ Đào tạo nghề - Hướng
nghiệp;
d) Tổ Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong quy chế tổ chức, hoạt
động của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc trung tâm
quyết định thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc.
3. Các tổ sản xuất, dịch vụ,
phục vụ đào tạo
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND cấp huyện được thành lập các tổ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức được cấp có thẩm quyền quy định,
giám đốc trung tâm quyết định thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
phục vụ đào tạo của trung tâm.
VI. SỐ LƯỢNG
NGƯỜI LÀM VIỆC, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ LAO ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ
NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Số lượng người làm việc,
giáo viên, nhân viên của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
nằm trong tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trực
thuộc UBND cấp huyện được UBND tỉnh quyết định giao hằng năm.
Trước mắt, năm 2017 - 2018,
số lượng người làm việc của các trung tâm là số lượng người làm việc của các
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề,
trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trường trung cấp
nghề được đổi tên, sáp nhập thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên.
2. Giám đốc trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trực thuộc UBND cấp huyện, căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày
08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công
lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ, để xây dựng đề án xác
định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người
làm việc cần có của trung tâm, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện tổng hợp, gửi Sở
Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Ngoài ra, theo yêu cầu khối
lượng công việc, vị trí việc làm; căn cứ Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Chính phủ quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, xác định
số lượng lao động hợp đồng làm giáo viên, nhân viên cần có so với số lượng người
làm việc còn thiếu và chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo được giao theo quy định, báo
cáo Chủ tịch UBND cấp huyện tổng hợp, gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt, để thực hiện.
4. Việc tuyển dụng, tiếp nhận,
bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, lao động và xác định vị
trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, số lượng người làm việc của
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, thực hiện theo quy định
của pháp luật hiện hành có liên quan và quy định phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
VII. HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Nội dung hoạt động đào tạo
nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng thực hiện theo quy định của Luật
Giáo dục nghề nghiệp và điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Nội dung hoạt động giáo dục
thường xuyên thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02
tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nội dung hoạt động giáo dục
hướng nghiệp thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VIII.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục
và Đào tạo và cơ quan liên quan xây dựng phương án đổi tên, sáp nhập, các trung
tâm công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm
2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp
công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP).
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm
thẩm định việc đổi tên, sáp nhập các Trung tâm công lập cấp huyện thành Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo thời hạn quy định tại khoản
1, Điều 16, Nghị định số 55/2012/NĐ-CP.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đổi
tên, sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số
55/2012/NĐ-CP.
IX. LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔI TÊN, SÁP NHẬP
Sau khi Đề án được phê duyệt,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Phương án đổi tên, sáp nhập
và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các trung tâm công lập cấp huyện cho Trung
tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trực thuộc huyện (xong trước
ngày 10/7/2017), trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức triển khai Quyết định
của UBND tỉnh (xong trước ngày 15/8/2017, để đảm bảo cho việc bố trí kinh phí
hoạt động thường xuyên của các đơn vị tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh và công tác tuyển sinh năm học 2017 - 2018.
Phần
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau khi Đề án đổi tên, sáp
nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND
các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy
nghề, hướng nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, các sở, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm:
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các
ngành có liên quan, thẩm định Phương án đổi tên, sáp nhập và bổ sung chức năng,
nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã,
thành phố hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề và hướng
nghiệp của từng huyện, thị xã, thành phố, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để
thực hiện. Thời gian thực hiện xong trước ngày 20/7/2017.
b) Phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn UBND huyện, thị xã,
thành phố xác định về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và số lượng người làm việc
bố trí cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc
UBND cấp huyện.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn UBND huyện,
thị xã, thành phố thực hiện việc chuyển giao tài chính, tài sản của Trung tâm
Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề, Trung tâm dạy
nghề, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và Trường trung cấp nghề cho
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; thẩm định dự toán kinh
phí, tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên
của trung tâm.
3. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
a) Chịu trách nhiệm quản lý
Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo
dục thường xuyên; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố sắp xếp, bố trí học
sinh học nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp của
các trung tâm.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chịu trách nhiệm quản lý
Nhà nước về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp đối với Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục thường xuyên của
các trung tâm.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Hướng dẫn theo dõi các
trung tâm tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất.
b) Tham mưu với UBND tỉnh:
Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư hoặc lập dự án đầu tư xây dựng bổ sung của
các trung tâm, sau khi đổi tên, sáp nhập.
6. UBND cấp huyện
a) Căn cứ Đề án này, xây dựng
Phương án đổi tên, sáp nhập và bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề và hướng nghiệp, trực thuộc huyện và
có Tờ trình, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện (qua Sở Nội vụ thẩm
định). Thời gian thực hiện xong trước ngày 10/7/2017
b) Tổ chức triển khai Quyết
định của UBND tỉnh về việc đổi tên, sáp nhập các trung tâm công lập về giáo dục
thường xuyên, dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên. Thời gian thực hiện xong trước ngày 15/8/2017.
7. Giám đốc trung tâm
giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, trung tâm dạy
nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp cấp huyện và Hiệu trưởng trường trung cấp nghề
Tổ chức kiểm kê tài sản, tài
chính, thống kê nhân sự, kể từ khi phê duyệt phương án; trên cơ sở đó tiến hành
chuyển giao cán bộ, giáo viên, viên chức, lao động, người học; tài sản, tài
chính cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo trình tự,
thủ tục quy định.
8. Trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên
- Sau khi trung tâm được
thành lập, phải triển khai thực hiện ngay việc kiện toàn tổ chức bộ máy theo Đề
án được ban hành; xây dựng quy chế hoạt động của trung tâm trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Ban hành quy chế quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm theo
quy định.
- Tham mưu với các ngành có
liên quan để điều chỉnh dự án hoặc lập dự án bổ sung, đảm bảo triển khai hoạt động
giáo dục thường xuyên, dạy nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Triển khai thực hiện đầy đủ
các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên đảm bảo theo quy định hiện hành của pháp luật./.