ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2922/QĐ-UBND
|
Quảng Bình, ngày
02 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG
BÌNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số:
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số:
55/2008/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về quy định nội
dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực
công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số:
952/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ Biên bản thẩm định
ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển công nghiệp
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Xét Tờ trình số: 489/TT-SCT
ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Sở Công Thương về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch
phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển
1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tập
trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, trở thành ngành trọng điểm, tạo
động lực phát triển của nền kinh tế. Ưu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp
có thế mạnh trở thành ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, như sản xuất vật liệu
xây dựng, xi măng, điện, chế biến nông, lâm, thủy sản... Chú trọng phát triển
các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu, thu hút nhiều lao động. Sớm tạo sự liên kết vùng kinh tế động lực khu vực
Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. Từng bước xây dựng, phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ phục vụ các nhà máy xi măng, Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và các dự án
quan trọng khác.
1.2. Mục tiêu phát triển
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển công nghiệp với tốc
độ cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20 - 21%/năm. Trong đó:
Giai đoạn 2011 - 2015 tăng 21 - 22%, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 19 - 20%. Phấn
đấu đến năm 2015 công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực
thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH -
HĐH, đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững, cơ bản trở thành tỉnh phát
triển vào năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất
công nghiệp toàn ngành đến năm 2015 là 9.500 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân
hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 21 - 22%; đến năm 2020 là 25.000 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 19 - 20%. Tỷ trọng giá trị
công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh đến năm 2015 đạt 43%, đến năm 2020 đạt
khoảng 45%;
- Phấn đấu hoàn thành xây dựng
đưa vào hoạt động dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch; đưa từ 4 đến 5 dự án
sản xuất công nghiệp hiện đại có quy mô lớn, mức đóng góp ngân sách cao vào sản
xuất …Đồng thời, xúc tiến triển khai xây dựng từ 3 đến 4 dự án lớn để tạo tiền
đề cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo.
2. Định hướng phát triển các
chuyên ngành công nghiệp
2.1. Ngành công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản
- Đẩy nhanh công tác điều tra
khảo sát, thăm dò và phân tích khoáng sản để xác định quy mô, hàm lượng, chất
lượng cụ thể của từng loại, làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác, chế biến;
tập trung kêu gọi đầu tư các dự án khai thác và chế biến khoáng sản có tiềm
năng của tỉnh. Ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm
môi trường.
2.2. Công nghiệp cơ bản
2.2.1 Ngành cơ khí, điện tử
- Đổi mới công nghệ thiết bị,
nâng cấp các cơ sở hiện có, đầu tư mới một số cơ sở chủ lực có trang thiết bị
hiện đại để nâng cao năng lực, đủ khả năng sản xuất các thiết bị phục vụ canh
tác, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp trong tỉnh.
- Ưu tiên đầu tư phát triển sản
xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí, khuyến khích phát triển
các cơ sở cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu nông lâm, ngư nghiệp.
2.2.2. Ngành luyện kim
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển
ngành luyện kim Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
đến năm 2020. Xây dựng các nhà máy luyện kim có công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên và đảm bảo môi trường. Các nhà máy sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2.3. Ngành hóa chất
Khai thác tốt công suất của các
cơ sở hiện có, chú trọng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ưu
tiên phát triển các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, đa dạng hóa các loại
phân bón như: Vi sinh, NPK; thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại đối với môi trường
và con người; đẩy mạnh sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, sản phẩm hóa chất ứng
dụng ...
2.3. Công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản
Tập trung phát triển công nghiệp
chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ nhu cầu nhân dân, khách du lịch và xuất khẩu
với nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, ưu tiên các dự án sản xuất gắn với
phát triển bền vững nguồn nhiên liệu, đảm bảo môi trường sinh thái.
Khôi phục mở rộng, duy trì và
phát triển các ngành chế biến truyền thống tại địa phương theo nguyên tắc sơ chế
tại chỗ, tinh chế tập trung; ưu tiên sản xuất hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu
khách du lịch;
Phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản trên cơ sở kết hợp tốt với vấn đề xử lý nguồn chất thải ra
môi trường để đảm bảo phát triển ngành được bền vững.
2.4. Công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện
công nghệ, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy, cơ
sở sản xuất hiện có. Cải tạo, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng
sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay, đảm bảo công nghệ phù hợp và hạn chế ô
nhiễm môi trường, phấn đấu đưa công suất sản xuất xi măng đến năm 2020 đạt 15
triệu tấn.
- Đẩy mạnh sản xuất vật liệu
xây dựng cao cấp, trang trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm vật liệu mới sử dụng các nguồn
nguyên liệu sẵn có của tỉnh như: Đá vôi, cát trắng, cao lanh…Đầu tư xây dựng mới
các cơ sở sản xuất gạch không nung chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu thị trường;
- Khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và
nhân lực. Phát triển sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan
thiên nhiên, các khu di tích văn hóa, lịch sử và đảm bảo an ninh quốc phòng.
2.5. Công nghiệp điện, nước
2.5.1. Công nghiệp điện
Đến năm 2015, điện thương phẩm
đạt 1.238 triệu kwh, bình quân đầu người 1.338 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 23,8 %/năm; đến năm 2020, điện thương phẩm
đạt 2.511 triệu kwh, bình quân đầu người 2.575 kwh/năm, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 15,2 %/năm (theo Quyết định số
2319/QĐ-BCT ngày 01 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch
phát triển điện lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm
2020).
2.5.2. Công nghiệp nước
Phát huy có hiệu quả các dự án
cấp nước sinh hoạt tại thành phố Đồng Hới và các thị trấn trung tâm huyện. Tiếp
tục triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã trên địa
bàn.
2.6. Công nghiệp dệt may, da
giày
2.6.1. Công nghiệp dệt may: Tập
trung phát triển ngành may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và gia công
xuất khẩu. Đối với công nghiệp dệt đầu tư phát triển khi có điều kiện. Khuyến
khích phát triển các cơ sở may mặc tư nhân quy mô nhỏ và vừa trong địa bàn nông
thôn phù hợp với khả năng nguồn vốn, đồng thời giải quyết lao động tại chỗ cho
dân cư.
2.6.2. Công nghiệp da giầy:
Phát triển các cơ sở đóng giày tư nhân hiện có và tăng dần quy mô sản xuất. Tổ
chức tốt việc thu gom và bảo quản da trâu bò, cung cấp cho các cơ sở thuộc da
các tỉnh lân cận. Xúc tiến tìm đối tác đầu tư xây dựng ít nhất 01 nhà máy giày
da xuất khẩu tại KCN Tây Bắc Đồng Hới. Tích cực tìm kiếm sự liên kết với các
công ty lớn để trở thành thành viên vệ tinh nhằm thu hút sự giúp đỡ về kỹ thuật,
mẫu mã và về tiêu thụ sản phẩm.
(Chi tiết mục tiêu phát triển
và các dự án đầu tư xem tại Phụ lục 01, 02)
3. Định hướng phát triển các
khu, cụm công nghiệp
- Quy hoạch chi tiết và đầu tư
xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo những điểm tựa và đòn bẩy
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ
tầng đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ,
thu hút các nguồn lực đầu tư, khoa học công nghệ và phát triển sản xuất, gắn sản
xuất với thị trường, vùng nguyên liệu và lao động tại chỗ.
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có: 8
KCN với diện tích khoảng 2.061 ha; 62 cụm công nghiệp, diện tích 904 ha được
phân bố trên các địa bàn huyện, thành phố.
4. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, dự kiến khoảng
103.128 tỷ đồng. Trong đó: Vốn thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp 101.448
tỷ đồng, các dự án công nghiệp nông thôn là 280 tỷ đồng, vốn xây dựng hạ tầng
các khu kinh tế, khu công nghiệp 1.400 tỷ đồng.
(Chi tiết nhu cầu vốn đầu tư
xem tại Phụ lục 03)
5. Những giải pháp chủ yếu
5.1. Giải pháp về quy hoạch
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020 đã được phê duyệt, thường xuyên tiến hành rà soát bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành
các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khai thác, thăm dò chế biến khoáng sản để
làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tổ chức xây dựng quy hoạch sản
phẩm các ngành công nghiệp trọng yếu trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho việc
quản lý và phát triển ngành, nhóm ngành, các sản phẩm chủ yếu...làm cơ sở để đầu
tư các dự án mới và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa
bàn thành phố. Hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các cụm
công nghiệp và các làng nghề.
5.2. Giải pháp về nguồn vốn
Huy động nguồn vốn của mọi
thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển công nghiệp. Đặc biệt, coi trọng thu
hút nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để tăng nguồn vốn hỗ
trợ có mục tiêu, nguồn vốn ODA, NGO đầu tư các công trình trọng điểm.
Xây dựng kế hoạch vốn ngân sách
hàng năm và dài hạn dành cho đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
cho phát triển kinh tế như: Cảng biển, hệ thống giao thông, các khu kinh tế,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề; hàng năm bố trí nguồn vốn ngân
sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, kêu gọi xúc tiến đầu tư
theo quy hoạch, chương trình được phê duyệt.
Khuyến khích thực hiện đầu tư
các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hình thức BOT, BT. Thu hút mạnh mẽ
các nguồn vốn đầu tư FDI, ưu tiên các dự án có vốn lớn, thu hút nhiều lao động,
tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ, bao tiêu sản phẩm, có công nghệ hiện đại.
5.3 Giải pháp về phát triển hạ
tầng kinh tế:
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế theo hướng đồng bộ, hiện đại làm nền tảng vững chắc cho sự phát
triển công nghiệp.
- Đầu tư và hoàn chỉnh đồng bộ
hệ thống giao thông: Đường quốc lộ, đường ven biển, tỉnh lộ, đường liên huyện,
liên xã. Đưa hệ thống các công trình giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay, cảng
biển vào đúng cấp bậc kỹ thuật quy định. Trước hết ưu tiên đầu tư hoàn thành
các dự án: Cầu và đường về xã Văn Hóa, đường từ Khu Kinh tế Hòn La đến Khu xi
măng tập trung Tiến - Châu -
Văn Hóa, đường tránh Nhà máy Xi
măng Sông Gianh. Ưu tiên triển khai đầu tư cảng Hòn La giai đoạn 2 để nâng công
suất cảng và đảm bảo tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 tấn ra vào cảng làm hàng
và trở thành cảng tổng hợp trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam. Nâng cấp
cảng Gianh và xây dựng các cảng trên sông Gianh phục vụ vận tải cho các nhà máy
xi măng. Đầu tư hệ thống dẫn đường cất hạ cánh tự động và các thiết bị hiện đại,
đồng bộ để có thể đảm bảo cho các máy bay cất cánh, hạ cánh an toàn.
- Phát triển nguồn điện theo
Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm
2025 và Quy hoạch phát triển điện lực Quảng Bình thời kỳ 2011 - 2015 có xét đến
năm 2020 đã được phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phụ tải và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Ưu tiên đầu tư xây dựng mới trạm biến áp 220 KV Ba Đồn, các trạm
biến áp 110 KV ở: Quảng Phú, Khu Kinh tế Hòn La, Nhà máy Xi măng Văn Hóa, Nhà
máy Xi măng Trường Thịnh, Bố Trạch. Cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp
110 KV ở: Ba Đồn, Xi măng Sông Gianh, Lệ Thủy. Tập trung đầu tư phát triển hoàn
thiện mạng lưới điện bao gồm: Xây dựng mới đường dây đến các trạm biến áp 110
KV; đường dây và các trạm biến áp 35 KV; đường dây và các trạm biến áp 22 KV; cải
tạo các trạm biến áp và đường dây sang điện áp 22 KV ở các vùng trọng điểm, các
huyện.
- Phát triển hạ tầng và dịch vụ
viễn thông, internet với tốc độ cao, hiện đại nhằm phục vụ kịp thời cho phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, đáp ứng nhu
cầu thông tin liên lạc.
- Đầu tư đồng bộ hạ tầng Khu
Kinh tế Hòn La, các khu công nghiệp: Tây Bắc Đồng Hới, Bắc Đồng Hới, Tây Bắc
Quán Hàu, Bang, Cam Liên, Lý Trạch và hạ tầng đô thị Đồng Hới và các đô thị
khác trong toàn tỉnh.
5.4. Giải pháp về đào tạo phát
triển nguồn nhân lực
Huy động mọi thành phần kinh tế
để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đến năm 2020 theo
các nội dung sau:
Tổ chức xây dựng và thực hiện đề
án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015
và giai đoạn tiếp theo đồng bộ, có hiệu quả. Trong đó ưu tiên triển khai các
chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các dự án, doanh nghiệp lớn, như: Xi măng,
Nhiệt điện Quảng Trạch, bột đá cao cấp, may xuất khẩu…
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo
như: Đào tạo tập trung tại các trường, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề...
kèm cặp truyền nghề, dạy nghề tại cơ sở sản xuất để đảm bảo cung cấp đủ nguồn
nhân lực theo yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp;
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các
cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức đào tạo nghề trực tiếp tại cơ sở theo nhu cầu
nhất là những dự án trọng điểm, dự án thu hút nhiều lao động, những địa phương
có đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ phát triển kinh tế;
Ưu tiên và có chính sách thu
hút đối với những người tài, người có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại tỉnh;
có kế hoạch đào tạo, hỗ trợ cán bộ trẻ, có năng lực được đi đào tạo ở các nước
phát triển; tổ chức các đoàn công tác cho cán bộ quản lý, kỹ thuật ra nước
ngoài để giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật các thông tin về thị
trường, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.
5.5. Giải pháp về thị trường
tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường hợp tác, mở rộng thị
trường trong nước và hướng tới thị trường ngoài nước. Hỗ trợ cho các hoạt động
xuất khẩu và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp công nghiệp. Dành mức ưu
đãi cao cho các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao mang
thương hiệu và sản xuất tại Quảng Bình;
Xây dựng thương hiệu sản phẩm
tiêu biểu, doanh nghiệp tiêu biểu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công
nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp trong tỉnh, cùng với việc
tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận
thương mại;
5.6. Giải pháp về khoa học công
nghệ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, từng bước đổi mới công
nghệ phù hợp với năng lực và yêu cầu mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường;
thực hiện sự liên kết giữa nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ mới, từng
bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp đổi
mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, tiên tiến
vào sản xuất; thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ; gắn nghiên cứu các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ với
nhu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; tăng
cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư thích đáng, có hiệu quả
cho hoạt động khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho khoa học công nghệ đi vào
phục vụ sản xuất và đời sống;
5.7. Giải pháp về bảo vệ môi
trường
Tăng cường công tác giáo dục,
tuyên truyền việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41/NQ-TW, Chỉ
thị số 36/CT-TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước". Thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển công
nghiệp; nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, kiểm soát về môi trường các dự án nhất là các dự án có
nguy cơ gây ô nhiễm cao. Ưu tiên phát triển các dự án sản xuất công nghiệp sạch
và tiêu thụ ít năng lượng nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
5.8. Giải pháp về cơ chế chính
sách
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các
thủ tục hành chính theo hướng chuyên nghiệp hóa, cải thiện môi trường đầu tư, từng
bước nâng dần chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến các dự án phát triển công
nghiệp;
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến
khích phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát
triển trong từng thời kỳ và tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh,
thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế;
Khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội ngành nghề trong phát triển công nghiệp.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
- Sở Công Thương là cơ quan đầu
mối chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện Quy
hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo
tình hình thực hiện và các vấn đề phát sinh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan
xây dựng ban hành chương trình, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công
nghiệp; tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp
tỉnh Quảng Bình theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ban, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình cùng với Ủy ban nhân dân
các địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án theo mục tiêu, nội dung của
Quy hoạch.
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố căn cứ nội dung Quy hoạch phối hợp các ban, ngành trong việc lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở:
Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường,
Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
|