Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 01/2021/QĐ-UBND quản lý trong công tác đảm bảo trật tự giao thông tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 01/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Xuân Liêm
Ngày ban hành: 28/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 01/2021/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 01 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;

Căn cứ Luật Đường sắt năm 2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; số 112/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa tại Tờ trình số 5566/TTr-SGTVT ngày 28/12/2020 về việc ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; báo cáo thẩm định số 811/BCTĐ-STP ngày 25/12/2020 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2021 và thay thế Quyết định số 4455/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh ban hành quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Nội vụ, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3-QĐ;
- Ủy ban ATGT Quốc gia; (để b/cáo);
- Bộ Giao thông vận tải; (để b/cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); (để b/cáo);
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; (để b/cáo);
- Ban An toàn giao thông tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

QUY ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2021/QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về trách nhiệm và đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông, cụ thể:

a) Lĩnh vực đường bộ: Công tác quản lý lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; tổ chức, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông; công tác kiểm soát tải trọng, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, người điều khiển phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

b) Lĩnh vực đường sắt: Công tác quản lý hành lang an toàn đường sắt, đường ngang qua đường sắt; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

c) Lĩnh vực đường thủy nội địa: Công tác quản lý hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; công tác đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy; công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, người điều khiển phương tiện; hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; hoạt động vận tải đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

2. Cấp phó của người đứng đầu được giao phụ trách công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

3. Tập thể lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Cơ quan quản lý nhà nước”: là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bao gồm các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được nêu tại Chương II Quy định này.

2. “Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN” gọi chung là UBND cấp huyện.

3. “Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Trưởng ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN” gọi chung là Chủ tịch UBND cấp huyện.

4. “Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn” gọi chung là Chủ tịch UBND cấp xã.

5. “Người đứng đầu” đối với các sở là Giám đốc hoặc người được giao phụ trách; đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã là Chủ tịch hoặc người được giao phụ trách.

6. “Cấp phó của người đứng đầu” là cấp phó được người đứng đầu phân công phụ trách công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông .

7. “Tập thể lãnh đạo” đối với các sở gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc; đối với cấp huyện, cấp xã gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

8. “Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông” gồm tất cả các công việc có liên quan đến đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

9. “Kết cấu hạ tầng giao thông” gồm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

10. “Phương tiện giao thông” gồm phương tiện giao thông đường bộ theo Luật giao thông đường bộ, phương tiện giao thông thủy nội địa theo Luật giao thông đường thủy nội địa.

11. “Hành lang an toàn giao thông” gồm hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn đường sắt; hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền đường thủy nội địa.

12. “Hành vi vi phạm” trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa là hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

13. “Vụ vi phạm” là hành vi vi phạm trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông bị người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm.

14. “Kiến nghị” là việc phản ánh, đề nghị của tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông bang văn bản.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO

Điều 4. Trách nhiệm của Giám đốc Công an tỉnh

1. Chủ trì xây dựng và chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, gồm:

a) Xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông nham kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các lực lượng công an tỉnh, công an cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện;

b) Lập kế hoạch, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm của người, phương tiện tham gia giao thông; phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ; phương tiện quá niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm;

c) Điều tiết giao thông; giải quyết ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông;

d) Phòng, chống đua xe trái phép.

2. Tổng hợp dữ liệu, hồ sơ về tai nạn giao thông, phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông.

3. Kiểm tra, kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; trong đó có xử lý trách nhiệm doanh nghiệp vận tải, khai thác mỏ và đơn vị liên quan vi phạm quy định về vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa, phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn.

4. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và các đơn vị liên quan:

a) Xử lý, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông; lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè; vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ; xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;

b) Xử lý, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông: cấp cứu người bị nạn, giải tỏa ùn tắc; bồi thường thiệt hại về người, phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông.

5. Tham gia cùng Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị liên quan thẩm định, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì thực hiện công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, gồm:

a) Tổ chức thực hiện bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, bảo trì các tuyến quốc lộ, đường tỉnh được giao quản lý; quy hoạch, xây dựng đường gom; đấu nối đường bộ, đường ngang đường sắt; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông;

b) Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy nội địa; quản lý, đăng ký xe máy chuyên dùng, phương tiện thủy nội địa; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, xếp dỡ hàng hóa, phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ; hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông; hoạt động đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

2. Giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

3. Kiểm tra, xử lý và kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan vi phạm quy định bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; vi phạm trong hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, xếp dỡ hàng hóa, phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ; hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông; đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; đào tạo lái xe.

4. Phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; ngăn chặn, xử lý vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn; phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động của cảng, bến, đường thủy nội địa, bến khách ngang sông; xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

5. Tham gia cùng Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị liên quan thẩm định, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Điều 6. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, đường ngang đường sắt, thoát nước, đấu nối, an toàn giao thông.

2. Kiểm tra, xử lý và kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan vi phạm quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 7. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông; quản lý các mỏ khai thác khoáng sản hoạt động theo quy định.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khi cấp phép khai thác khoáng sản yêu cầu doanh nghiệp khai thác khoáng sản không xếp dỡ hàng quá tải trọng, quá khổ lên phương tiện; hoàn trả, sửa chữa hư hỏng các công trình giao thông do quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.

3. Kiểm tra, xử lý và kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan vi phạm quy hoạch sử dụng đất, hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 8. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quy hoạch, xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông phải đảm bảo an toàn công trình giao thông và an toàn giao thông.

2. Thực hiện giải pháp công trình đảm bảo bền vững công trình thủy lợi, đê và công trình giao thông trong trường hợp công trình thủy lợi, đê kết hợp đường giao thông; công trình thủy lợi, đê có hành lang bảo vệ chồng lấn với công trình giao thông.

3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan ngăn chặn, xử lý vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; phương tiện quá tải trọng đi trên đê; khai thác khoáng sản, nạo vét lòng sông ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông.

Điều 9. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

2. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông bang nhiều hình thức; chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền hình trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Điều 10. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan quản lý công tác khám sức khỏe, kiểm tra nồng độ cồn, ma túy, chất kích thích của người lái xe tại các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe; kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe;

2. Báo cáo thống kê các ca cấp cứu về tai nạn giao thông theo quy định.

Điều 11. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài chính

Quản lý nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí kịp thời cho công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, công tác xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Điều 12. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ

Tổng hợp kết quả chấm điểm, đánh giá, xếp loại về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung hàng năm.

Điều 13. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chủ trì thực hiện công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, gồm:

a) Tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, bảo vệ lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, đấu nối vào đường bộ, lối đi tự mở qua đường sắt; bảo trì các tuyến đường được giao quản lý, xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; kiểm soát phương tiện chở quá tải, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép tham gia giao thông, không đăng ký, đăng kiểm; quản lý người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, xếp dỡ hàng hóa, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn.

b) Quản lý, khai thác, sử dụng đất hành lang an toàn giao thông theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng dân cư, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối.

c) Xây dựng và quản lý hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe; bố trí các vị trí trông giữ xe, đậu, đỗ xe tạm thời; quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường, lề đường, vỉa hè không vào mục đích giao thông.

d) Giải quyết theo thẩm quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức thực hiện công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

e) Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; đấu nối vào đường bộ, lối đi tự mở qua đường sắt; ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép lưu hành, không đăng ký, đăng kiểm; vi phạm bốc xếp hàng hóa; vi phạm của người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông và các vi phạm khác về trật tự, an toàn giao thông.

g) Giải quyết, xử lý theo thẩm quyền khi có hồ sơ, biên bản vi phạm trật tự, an toàn giao thông của đơn vị quản lý tuyến đường, thanh tra giao thông, công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp.

2. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan trong công tác lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch và xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan thực hiện công tác báo cáo, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cấp huyện, cấp xã trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Điều 14. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã

1. Thực hiện quản lý lòng, lề đường, vỉa hè, xử lý điểm đen và công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, gồm:

a) Tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật trật tự, an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, bảo vệ lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; đấu nối vào đường bộ, lối đi tự mở qua đường sắt; bảo trì các tuyến đường được giao quản lý, xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; kiểm soát phương tiện chở quá tải, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép tham gia giao thông, không đăng ký, đăng kiểm; quản lý người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, hoạt động của bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn.

b) Quản lý, khai thác, sử dụng đất hành lang an toàn giao thông theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng dân cư, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối; bảo vệ mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bang công trình giao thông; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Quản lý hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe; bố trí các vị trí trông giữ xe, đậu, đỗ xe tạm thời; chấp thuận cho các hộ gia đình sử dụng tạm thời một phần lòng đường, lề đường, vỉa hè phục vụ đám cưới, đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang.

d) Giải quyết theo thẩm quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

e) Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; đấu nối vào đường bộ, lối đi tự mở qua đường sắt; ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; vi phạm bốc xếp hàng hóa; vi phạm của người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông và các vi phạm khác về trật tự, an toàn giao thông.

g) Giải quyết, xử lý theo thẩm quyền khi có hồ sơ, biên bản vi phạm trật tự, an toàn giao thông của đơn vị quản lý tuyến đường, thanh tra giao thông, công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp.

2. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị liên quan trong công tác lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch và xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai; phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép lưu hành, không đăng ký, đăng kiểm.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố và các tổ chức liên quan có các hình thức hoạt động tự quản, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy định pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trên địa bàn.

4. Thực hiện báo cáo, đánh giá xếp loại, mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cấp xã trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 15. Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo

1. Lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao phụ trách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.

2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

3. Nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm cán bộ, đảng viên trong đội ngũ cán bộ thực thi công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

4. Kiểm tra, đôn đốc, xử lý trách nhiệm cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao phụ trách trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Chương III

XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM; ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Điều 16. Xử lý trách nhiệm

Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, chế độ trách nhiệm trong thi hành công vụ đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, cấp có thẩm quyền sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo theo Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong khi thi hành công vụ, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác của Đảng và Nhà nước.

Điều 17. Đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, người đứng đầu và tập thể lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân cấp huyện, cấp xã được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo phương pháp chấm điểm với thang điểm là 100; nội dung, tiêu chí đánh giá, chấm điểm, xếp loại như các Phụ lục 1, 2, 3, 4.

Đối với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo Công an tỉnh và các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài chính, Nội vụ không đánh giá, chấm điểm, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ở quy định này mà được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông được minh chứng kết quả giải quyết bang các văn bản.

2. Điểm thưởng và điểm phạt

a) Điểm thưởng (điểm cộng): Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo có thành tích xuất sắc, nổi bật trong việc tham mưu, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền ghi nhận; mỗi công việc, nhiệm vụ được thưởng không quá 02 điểm, nhưng tổng điểm thưởng không quá 10 điểm.

b) Điểm phạt (điểm trừ): Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo để xảy ra các vi phạm nổi cộm, tai nạn giao thông tăng cao; không thực hiện nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao mà không có lý do hoặc vi phạm pháp luật; mỗi vụ việc trừ không quá 2 điểm; tổng điểm trừ tối đa không quá 10 điểm.

Điều 18. Xếp loại

1. Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ở 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

a) Đạt từ 90 điểm trở lên: Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

b) Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm: Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

c) Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm: Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ.

d) Đạt dưới 50 điểm: Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Cấp phó của người đứng đầu được phân công phụ trách công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ như người đứng đầu.

3. Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ chung cả năm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo không được cao hơn một mức so với mức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của năm.

Điều 19. Tăng, giảm trách nhiệm trong đánh giá, xếp loại

Các trường hợp, tăng giảm trách nhiệm khi chấm điểm, đánh giá, xếp loại công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong các trường hợp cụ thể sau:

1. Trường hợp tăng nặng trách nhiệm

a) Báo cáo sai sự thật về tình hình thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Không thực hiện hoặc thực hiện chậm các biện pháp ngăn chặn, xử lý khi đã có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, dẫn đến xảy ra hậu quả nghiêm trọng mà không có lý do chính đáng.

c) Đã bị xử lý trách nhiệm nhưng lại tái phạm hoặc thiếu trung thực trong báo cáo, tường trình, tiếp thu phê bình, kiểm điểm hoặc cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

2. Trường hợp được giảm trách nhiệm

a) Không thể biết hoặc đã làm hết trách nhiệm và áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật giao thông, ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

b) Do thiên tai, các sự cố bất ngờ khác hoặc trường hợp bất khả kháng mà người đứng đầu đã có biện pháp phòng ngừa.

c) Người đứng đầu được xem xét giảm nhẹ khi đã tự giác nhận hành vi vi phạm, có bản tự kiểm điểm và đã khắc phục hậu quả do vi phạm của mình gây ra, được cấp thẩm quyền chấp nhận.

3. Không xem xét giảm trách nhiệm trong công tác quản lý lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

Điều 20. Quy trình đánh giá, xếp loại

1. Tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại

Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hàng năm trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông kèm theo tài liệu minh chứng; hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo cơ quan chủ trì đánh giá, xếp loại.

2. Cơ quan thẩm định đánh giá, xếp loại

a) Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, cùng với các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh thẩm định công tác chấm điểm, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hàng năm trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Kết quả đánh giá, chấm điểm, xếp loại gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Ban An toàn giao thông cấp huyện đánh giá, chấm điểm, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hàng năm trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thời gian tổ chức đánh giá, xếp loại

Thời gian tổ chức chấm điểm, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông được thực hiện trước thời gian thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với công chức, đảng viên và tập thể lãnh đạo, quản lý, để làm căn cứ đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung hàng năm.

Điều 21. Khen thưởng

Người đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước có thành tích nổi bật trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông như tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý, kéo giảm tai nạn giao thông; xử lý điểm đen, chống ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vi phạm ... được cấp thẩm quyền xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất để đánh giá việc thực hiện và kiến nghị cấp thẩm quyền khen thưởng, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

b) Chủ trì, cùng với các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh đánh giá, chấm điểm, xếp loại, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo quy định này; báo cáo, kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm Giám đốc các sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và tập thể lãnh đạo trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

3. Giám đốc Sở Nội vụ

Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại, các đề xuất về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung hàng năm; tham mưu công tác thi đua khen thưởng trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

4. Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Tổ chức tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này; hàng năm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo theo quy định, báo cáo cấp thẩm quyền và cơ quan thẩm định.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC 1

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN, CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá của người đứng đầu

Cơ quan chủ trì chấm điểm

Phương pháp đánh giá, chấm điểm

1

Kết quả xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông

50

-

Chương trình công tác và các chỉ đạo khác của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

10

+ Đạt từ 100% nhiệm vụ trở lên: được 10 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ: được 7 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ: được 5 điểm

+ Đạt dưới 50% nhiệm vụ: 0 điểm

-

Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; lòng đường, lề đường vỉa hè; hành lang an toàn giao thông; quy hoạch xây dựng đường gom, đấu nối đường bộ, đường ngang đường sắt

15

+ Tốt: được 15 điểm

+ Khá: được 10 điểm

+ Trung bình: được 8 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn; phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; phân luồng giao thông, ùn tắc giao thông

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy nội địa;đăng ký xe máy chuyên dùng, phương tiện thủy nội địa; hoạt động đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

2

Công tác phối hợp

10

-

Tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và các quy định khác liên quan

2

- Phối hợp, giải quyết đúng thời gian, hiệu quả các trường hợp được điểm tối đa.

- Phối hợp, giải quyết quá thời gian quy định mỗi trường hợp trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không phối hợp, giải quyết mỗi trường hợp trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

-

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, bảo trì các tuyến đường ; vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; đấu nối đường bộ, đường ngang đường sắt; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

4

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn; phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy nội địa

2

-

Hoạt động cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa

2

3

Kết quả xử lý vi phạm

20

-

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, bảo trì các tuyến đường được giao quản lý; vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; đấu nối đường bộ, đường ngang đường sắt; xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

10

- Xử lý xong tất cả các vụ vi phạm được điểm tối đa.

- Xử lý quá thời gian quy định mỗi vụ vi phạm trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm mỗi vụ vi phạm trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động vận tải và bốc xếp hàng hóa; hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa

8

-

Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy nội địa; đăng kiểm xe cơ giới đường bộ; đăng ký xe máy chuyên dùng, phương tiện thủy nội địa

2

4

Công tác chỉ đạo điều hành các phòng, ban chuyên môn thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5 điểm

+ Kém: 0 điểm

5

Điểm thưởng, phạt ( cộng, trừ)

10

- Điểm cộng: Người đứng đầu có thành tích xuất sắc, nổi bật trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

- Điểm trừ: Người đứng đầu để xảy ra các vi phạm nổi cộm, tai nạn giao thông tăng cao; không thực hiện nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao mà không có lý do.

10

Ban An toàn giao thông tỉnh đánh giá:

- Điểm cộng: Mỗi công việc, nhiệm vụ được thưởng không quá 02 điểm, nhưng tổng điểm thưởng không quá 10 điểm

- Điểm trừ: Mỗi vụ việc trừ không quá 02 điểm, (bị phê bình bang văn bản của cấp thẩm quyền mỗi lần trừ 1 điểm) nhưng tổng điểm trừ tối đa không quá 10 điểm

Tổng điểm

100

Ghi chú:

- Đạt từ 90 điểm trở lên: Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm: Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm: Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

- Đạt dưới 50 điểm : Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

PHỤ LỤC 2

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN, CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH UBND CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
( Kèm theo Quyết định số / /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá của người đứng đầu

Cơ quan chủ trì chấm điểm

Phương pháp đánh giá

1

Kết quả xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông

35

-

Chương trình công tác và các chỉ đạo khác của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

5

+ Đạt từ 100% nhiệm vụ trở lên: được 5 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ: được 3 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ: được 2 điểm

+ Đạt dưới 50% nhiệm vụ: 0 điểm

-

Tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; lòng đường, lề đường vỉa hè; khai thác, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn giao thông theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước đấu nối; điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Xây dựng và quản lý hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe; bố trí các vị trí trông giữ xe, đậu, đỗ xe tạm thời; quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường, lề đường, vỉa hè không vào mục đích giao thông; phân luồng giao thông

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn; phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, xếp dỡ hàng hóa, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa

5

+ Tốt: được 5 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật

5

+ Đạt từ 100% nhiệm vụ trở lên: được 5 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ: được 3 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ: được 2 điểm

+ Đạt dưới 50% nhiệm vụ: 0 điểm

2

Công tác phối hợp

10

-

Quy hoạch, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối

2

- Phối hợp, giải quyết đúng thời gian, hiệu quả tất cả các trường hợp được điểm tối đa.

- Phối hợp, giải quyết quá thời gian quy định mỗi trường hợp trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không phối hợp, giải quyết mỗi trường hợp trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

Xử lý vi phạm lòng đường, lề đường vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, đấu nối, thoát nước; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai; phân luồng giao thông; giải quyết tai nạn giao thông

4

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, hoạt động vận tải bốc xếp hàng hóa đường bộ, đường thủy; phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép lưu hành, không đăng ký, đăng kiểm

2

-

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật

2

3

Kết quả xử lý vi phạm

35

-

Quản lý, bảo trì các tuyến đường được giao quản lý; vi phạm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, đường gom, thoát nước, đấu nối

10

- Xử lý xong tất cả các vụ vi phạm được điểm tối đa.

- Xử lý quá thời gian quy định mỗi vụ vi phạm trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm mỗi vụ vi phạm trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

-

Hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe; bố trí các vị trí trông giữ xe, đậu, đỗ xe tạm thời; quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường, lề đường, vỉa hè không vào mục đích giao thông

10

-

Điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; giải phóng mặt bang xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và khắc phục hậu quả thiên tai

5

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động vận tải và bốc xếp hàng hóa; bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa

10

4

Công tác chỉ đạo điều hành đảm bảo, trật tự an toàn giao thông theo kết quả xếp loại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông

10

Dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp xã trong công tác đảm bảo, trật tự ATGT:

+ Từ 90% đến 100% số người đứng đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và không có người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ: đạt 10 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 90% số người đứng đầu hoàn thành nhiệm vụ tốt trở lên và không có người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ: đạt 8 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% số người đứng đầu hoàn thành nhiệm vụ tốt trở lên và không có người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ: đạt 5 điểm

+ Đạt dưới 50% số người đứng đầu hoàn thành nhiệm vụ tốt trở lên: 0 điểm

+ Có 02 người đứng đầu trở lên không hoàn thành nhiệm vụ: 0 điểm

5

Điểm thưởng, phạt (cộng, trừ)

10

- Điểm cộng: Người đứng đầu có thành tích xuất sắc, nổi bật trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

- Điểm trừ: Người đứng đầu để xảy ra các vi phạm nổi cộm, tai nạn giao thông tăng cao; không thực hiện nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao mà không có lý do.

10

Ban An toàn giao thông tỉnh đánh giá:

- Điểm cộng: Mỗi công việc, nhiệm vụ được thưởng không quá 02 điểm, nhưng tổng điểm thưởng không quá 10 điểm

- Điểm trừ: Mỗi vụ việc trừ không quá 02 điểm, (bị phê bình bang văn bản của cấp thẩm quyền mỗi lần trừ 1 điểm) nhưng tổng điểm trừ tối đa không quá 10 điểm

Tổng điểm

100

Ghi chú:

- Đạt từ 90 điểm trở lên: Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm: Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm: Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

- Đạt dưới 50 điểm : Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

PHỤ LỤC 4

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN, CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA TẬP THỂ LÃNH ĐẠO SỞ GTVT, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số / /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị:.................................................................................

TT

Nội dung

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá của tập thể lãnh đạo

Cơ quan chủ trì chấm điểm

Phương pháp đánh giá

1

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông

45

-

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao phụ trách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn

15

+ Tốt: được 15 điểm

+ Khá: được 10 điểm

+ Trung bình: được 8 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm cán bộ, đảng viên trong đội ngũ cán bộ thực thi công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Kiểm tra, đôn đốc, xử lý trách nhiệm cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao phụ trách trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

10

+ Tốt: được 10 điểm

+ Khá: được 8 điểm

+ Trung bình: được 5điểm

+ Kém: 0 điểm

2

Phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

25

- Phối hợp, giải quyết đúng thời gian, hiệu quả các trường hợp được điểm tối đa.

- Phối hợp, giải quyết quá thời gian quy định mỗi trường hợp trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không phối hợp, giải quyết mỗi trường hợp trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

3

Kết quả xếp loại người đứng đầu trong công tác đảm bảo, trật tự an toàn giao thông

20

Dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại người đứng đầu trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 20 điểm

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 15 điểm

- Hoàn thành nhiệm vụ: 10 điểm

- Không hoàn thành nhiệm vụ: 0 điểm

4

Điểm thưởng, phạt ( cộng, trừ)

10

- Điểm cộng: Tập thể lãnh đạo có thành tích xuất sắc, nổi bật trong việc tham mưu, thực hiện hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông - Điểm trừ: Tập thể lãnh đạo để xảy ra các vi phạm nổi cộm, tai nạn giao thông tăng cao; không thực hiện nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao mà không có lý do chính đáng

10

Ban An toàn giao thông tỉnh đánh giá: - Điểm cộng: Mỗi công việc, nhiệm vụ được thưởng không quá 02 điểm, nhưng tổng điểm thưởng không quá 10 điểm - Điểm trừ: Mỗi vụ việc trừ không quá 02 điểm, (bị phê bình bang văn bản của cấp thẩm quyền mỗi lần trừ 1 điểm) nhưng tổng điểm trừ tối đa không quá 10 điểm

Tổng điểm

100

Ghi chú:

- Đạt từ 90 điểm trở lên: Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm: Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm: Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

- Đạt dưới 50 điểm : Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

PHỤ LỤC 3

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN, CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH UBND CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số / /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá của người đứng đầu

Cơ quan chủ trì chấm điểm

Phương pháp đánh giá

1

Kết quả thực hiện quản lý lòng, lề đường, vỉa hè, xử lý điểm đen và các công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông khác

20

-

Chương trình công tác và các chỉ đạo của cấp thẩm quyền giao trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

4

+ Đạt từ 100% nhiệm vụ trở lên: được 4 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ: được 3 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ: được 2 điểm

+ Đạt dưới 50% nhiệm vụ: 0 điểm

-

Tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

3

+ Tốt: được 3 điểm

+ Khá: được 2 điểm

+ Trung bình: được 1 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; lòng đường, lề đường vỉa hè; khai thác, sử dụng đất hành lang an toàn giao thông theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước đấu nối; điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; bảo vệ mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bang; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai.

4

+ Tốt: được 4 điểm

+ Khá: được 3 điểm

+ Trung bình: được 2 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Quản lý hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe; bố trí các vị trí trông giữ xe, đậu, đỗ xe tạm thời; chấp thuận cho các hộ gia đình sử dụng tạm thời một phần lòng đường, lề đường, vỉa hè phục vụ đám cưới, đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang.

3

+ Tốt: được 3 điểm + Khá: được 2 điểm + Trung bình: được 1 điểm + Kém: 0 điểm

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn; phương tiện hết niên hạn, không đăng ký, đăng kiểm; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, xếp dỡ hàng hóa; cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa

3

+ Tốt: được 3 điểm

+ Khá: được 2 điểm

+ Trung bình: được 1 điểm

+ Kém: 0 điểm

-

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật

3

- Các chỉ tiêu định lượng:

+ Đạt từ 100% nhiệm vụ trở lên: được 3 điểm

+ Đạt từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ: được 2 điểm

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ: được 1 điểm

2

Công tác phối hợp

20

-

Quy hoạch, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại dịch vụ đảm bảo quy định về hành lang an toàn giao thông, hệ thống đường gom, thoát nước, đấu nối

5

- Phối hợp, giải quyết đúng thời gian, hiệu quả các trường hợp được điểm tối đa.

- Phối hợp, giải quyết quá thời gian quy định mỗi trường hợp trừ 1 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

- Không phối hợp, giải quyết mỗi trường hợp trừ 2 điểm, nhưng không trừ quá điểm tối đa

-

Quản lý lòng đường, lề đường vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, đấu nối, thoát nước; giải phóng mặt bang để xử lý điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai; phân luồng giao thông; giải quyết tai nạn giao thông

10

-

Quản lý phương tiện chở quá tải trọng, quá khổ giới hạn, hoạt động vận tải bốc xếp hàng hóa đường bộ, đường thủy; phương tiện hết niên hạn, phương tiện không được phép lưu hành, không đăng ký, đăng kiểm; bốc xếp hàng hóa; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, đường thủy nội địa.

3

-

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; công tác cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật

2

3

Điểm thưởng, phạt (cộng, trừ)

10

- Điểm cộng: Người đứng đầu có thành tích xuất sắc, nổi bật trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

- Điểm trừ: Người đứng đầu để xảy ra các vi phạm nổi cộm, tai nạn giao thông tăng cao; không thực hiện nhiệm vụ cấp thẩm quyền giao mà không có lý do.

10

Ban An toàn giao thông huyện đánh giá:

- Điểm cộng: Mỗi công việc, nhiệm vụ được thưởng không quá 02 điểm, nhưng tổng điểm thưởng không quá 10 điểm

- Điểm trừ: Mỗi vụ việc trừ không quá 02 điểm, (bị phê bình bang văn bản của cấp thẩm quyền mỗi lần trừ 1 điểm) nhưng tổng điểm

trừ tối đa không quá 10 điểm

Tổng điểm

100

Ghi chú:

- Đạt từ 90 điểm trở lên: Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm: Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm: Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

- Đạt dưới 50 điểm : Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2021/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.589

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.228.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!