Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 156/KH-UBND 2017 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới Huế

Số hiệu: 156/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 18/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy về thực hiện có hiệu quả tiến Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển nông nghiệp bền vững gn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh, bảo đảm tăng trưởng ổn định, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và nâng cao đời sống cho người dân.

Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bn vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn, đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyn đi cơ cấu lao động nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo gn với xây dựng nông thôn mới bn vững.

2. Mc tiêu c thể đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 3,5%/năm.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt từ 31-32 vạn tn/năm (trong đó sản lượng lúa chất lượng cao đạt từ 8-10 vạn tấn/năm).

- Sản lượng thủy sản đạt 73 ngàn tấn/năm (trong đó sản lượng khai thác đt 45,5 ngàn tn/năm, sản lượng nuôi đạt 27,5 ngàn tấn/năm).

- Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%.

- Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 1,6-1,9 lần so với năm 2016.

- Nâng chất lượng đối với 23 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016; phn đu có thêm 38 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 61 xã, đạt tỷ lệ 59%; phấn đấu 02 huyện Quảng Điền và Nam Đông đạt chuẩn nông thôn mới.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm v

a) Về trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bn vững. Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sạch, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chui giá trị.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đi khí hậu.

- Tập trung đầu tư để chuyển đổi khoảng 3.300 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng miền núi, bãi ngang ven bin, vùng thiếu nước sang trng ngô, lạc, rau, hoa và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 ổn định diện tích gieo trng lúa nước khoảng 51.000 - 52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quân đặt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích lúa cánh đồng mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha; cây ăn quả khoảng 3.330 ha, trong đó cây bưởi Thanh trà đạt 1.000 ha; Sắn công nghiệp 7.500-8.000 ha; Rau, củ, quả an toàn đạt 600 ha; Lạc trên 3.600 ha, năng suất đạt từ 20-22 tạ/ha.

b) Về chăn nuôi

- Chú trọng phát triển vật nuôi có tiềm năng và lợi thế, tăng chất lượng đàn, phát triển số lượng phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả đ tăng sức cnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường; tổ chức sản xuất theo chui giá tr thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo mục tiêu cơ bn vlợi ích cho người chăn nuôi và người tiêu dùng; phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

- Mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tp trung ch bit khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trng cây nông nghiệp, lâm nghiệp; Xây dựng, nâng cấp cơ s giết m tp trung theo quy hoạch và đảm bảo vsinh môi trường. Hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi hu cơ.

c) Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; Từng bước đáp ứng nhu cầu g, lâm sn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường gắn với tái cơ cấu ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập; tăng cường liên kết tiêu thụ lâm sản giữa doanh nghiệp với nông dân.

Cơ cấu lại các loại rừng theo hướng: Củng cố diện tích rừng đặc dụng hiện có; btrí rừng phòng hộ ở những nơi xung yếu, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chăn sóng, chắn gió cát ven biển và đầm phá; ưu tiên mở rộng diện tích rừng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế; chú trọng công tác giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh, trồng rừng gỗ lớn đạt 13.000 ha vào năm 2020 trong đó rừng được cấp chứng chỉ FSC 5.000 ha để từng bước thay thế dần gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu dân dụng và cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, tăng giá trị rừng trồng. Diện tích đất có rừng toàn tnh đến năm 2020 đạt 293.240 ha, trong đó: diện tích rừng sản xuất 128.435 ha.

Phát triển các loại cây trồng dưới tán rừng: Mây, cây dược liệu,...nhằm tăng thu nhập cho các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên. Nâng cao năng suất rừng trồng đạt bình quân 25 m3/ha/năm. Nâng cao chất lượng rừng trồng để sản lượng gỗ thương phẩm đạt 80% trữ lượng, trong đó 40% gỗ lớn và 60% g nh.

Phấn đấu đến năm 2020, tạo vùng nguyên liệu mây, tre do trồng mới tối thiểu 1.500 ha mây và 500 ha tre các loại, cả tập trung và phân tán; bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3.000 ha mây các loại. Phát triển, nâng cao chất lượng rng, nâng cao tính đa dạng loài, tính bền vững của rừng trồng, chuyển hóa rừng trng sang mục đích kinh doanh gỗ lớn.

Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động lực phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm sử dụng gỗ rừng trng trong nước phù hợp với thị trường. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản phẩm ngoài gỗ, nhất là các sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sn ngoài gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước. Định hướng sản phẩm xuất khẩu chuyển từ sản xuất đồ gỗ ngoại thất sang sản xuất sản phẩm gỗ nội thất, đồng thời hạn chế việc xuất khẩu dăm gỗ.

d) Thủy sản

Phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, ổn định diện tích nuôi đầm phá hiện có (3.300 ha), duy trì và phát triển hình thức nuôi xen ghép, trong đó tôm sú là đối tượng chủ lực; Thí đim áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tại một số vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá lồng. Áp dụng cấp chng nhận thí điểm cho các cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ; Phát triển vùng nuôi tôm trên cát lấy tôm thẻ chân trắng là đối tượng sản xuất chủ lực để phục vụ xuất khẩu. Từng bước mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 900 ha vào năm 2020 với sản lượng nuôi đạt khoảng 13.500 tấn. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường vùng nuôi tập trung.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sn của Chính phủ, vận động các nguồn lực để tăng nhanh đội tàu xa bờ từ 400 chiếc hiện nay lên 600 chiếc vào năm 2020 có hầm bảo quản tiên tiến, hiện đại và có đầy đủ trang bị kết nối định vị vệ tinh; Áp dụng thực hiện mô hình khai thác tiên tiến, chú trọng công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi đánh bắt cho ngư dân khai thác; phát triển tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới composite... thay thế từng bước tàu cá vỏ g; Tỷ trọng sản lượng hải sản khai thác xa bờ đạt trên 70%.

Phát triển đội tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ từ 90 CV trở lên được trang bị hầm bảo quản sản phẩm hiện đại, phấn đấu giảm tổn tht sau thu hoạch khai thác hải sản tư 30% hiện nay, xung dưới 15% đến năm 2020; Tiếp tục duy trì và phát huy đội tàu dịch vụ thu mua trên biển và phát triển tàu dịch vụ hậu cn vỏ thép quy mô lớn (30 mét trở lên).

Xây dựng hoàn thành quy hoạch Khai thác hải sản và hu cn ngh cá tnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

đ) Thủy lợi

Củng cố, phát triển thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới: Nâng cấp kết cấu hạ tầng thủy lợi đáp ứng tốt các phương thức canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới cơ chế vận hành; nâng cao chất lượng hệ thống công trình, chng xung cấp từng bước hiện đại hóa. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực: Cây ăn quả đặc sản, rau, hoa,....

Xây dựng hoàn thành quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

e) Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn

- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, GMP, HACCP ISO,...) tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Nâng cấp cải tiến công nghệ các nhà máy chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản; Nâng cấp, xây dựng các cơ sở giết mtập trung, đu tư xây dựng các nhà máy chế biến súc sản có quy mô phù hợp trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình mi xã mỗi sản phẩm (OCOP). Tiếp tục phát triển các làng nghề có khả năng lan tỏa, hoạt động tốt; khôi phục và bảo tn các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, tht truyền; bảo tn và phát triển nghề thủ công truyền thống vùng đng bào dân tộc.

f) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như: Hệ thng giao thông ni đồng kết hợp thủy lợi, giao thông đến vùng sản xuất, hệ thng đưng lâm sinh, hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, khai thác hải sản và hu cn nghề cá. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng quy mô các cụm công nghip - TTCN và kết hợp xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các làng nghtruyền thống phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

g) Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Tăng cường các hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn: Áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ; Hình thành chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm an toàn có xác nhận.

h) Công tác đào tạo

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng các loại hình đào tạo nhằm nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, cán bộ kỹ thuật cấp xã, thôn bản, các doanh nghiệp, các trang trại sản xuất...

2. Giải pháp

a) Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: Làm tốt công tác lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng tạo vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô thích hợp. Các huyện, thị xã, thành phố vận động doanh nghiệp, người sản xuất đầu tư xây dựng mô hình dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa. Thực hiện Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư.

b) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sn; tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao. Mỗi huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng ít nhất 01 mô hình/năm về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có liên kết để làm đim nhân rộng cho những năm sau.

c) Khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục vận động, thu hút đầu tư từ ngân sách, từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA,..), tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh.

- Tích cc tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp, HTX, thợp tác, nhóm hộ, họ gia đình xây dựng dự án, phương án đầu tư vào sản xut nông nghiệp đ được htrợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP và Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND.

d) Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chui giá trị và quản lý chất lượng sn phẩm nâng cao giá trị gia tăng

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại gn với từng sản phẩm hàng hóa; Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản như: Lúa, rau, bưởi thanh trà, hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan,- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; Khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP,...

e) Củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn

- Hỗ trợ, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp hiện có. Hưng dn và hỗ trợ nông dân hình thành các HTX kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đu tư vào nông nghiệp nông thôn, tham gia các liên kết theo chui.

- Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao là lợi thế của tỉnh; Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của các bên liên quan đi với mối liên kết của “4 nhà”.

- Tiếp tc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành theo hướng c phn hóa; Cng cố và phát triển kinh tế hợp tác; Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trkinh tế cao.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ theo chuỗi giá trị sn phẩm. Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghip: Cung ng vt tư nông nghiệp, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phm nông lâm thủy sản; Đy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị cơ giới trong tổ chức dịch vụ nông nghip nhằm giảm tổn tht sau thu hoạch.

- Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết đnh s 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

f) Cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

- Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: Sp xếp, tổ chức lại bộ máy qun lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đảm bảo đủ năng lực quản lý ở các cấp, đặc biệt cp xã.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng đối với vt tư nông nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm nông, lâm thủy sản, đảm bảo quyn lợi cho người tiêu dùng và nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

g) Thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, đào tạo nghề

Đánh giá nhu cầu đào tạo, tập huấn cụ thể từng cấp, từng địa phương trong giai đoạn 2017 - 2020 đxây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu của thực tin; nht là kiến thức và kỹ năng triển khai đối với cán bộ cấp xã và thôn, bản, lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước các cấp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các s, ban ngành, địa phương chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có kế hoạch bố trí kinh phí, lồng ghép các chương trình dự án đtriển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai thí điểm việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở các địa phương.

4. Các sở, ban ngành khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, chi tiết theo từng lĩnh vực phụ trách, đảm bảo triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương.

6. Các sở, ban ngành, địa phương định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng, năm và đxuất giải pháp thực hiện tiếp theo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần thiết bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Tnh y;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành và đoàn thể cấp t
nh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP: Lãnh đạo, CV TC, XDKH;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

DANH MỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ ÁN, QUY HOẠCH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 156/KH-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh TT Huế)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

Sản phẩm

1

Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Thủy lợi)

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Quy hoạch

2

Quy hoạch khai thác hải sản và hậu cần nghề cá tỉnh TT Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Thủy sản)

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Quy hoạch

3

Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

Quý IV - 2017

Đề án

4

Đề án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 32/QĐ/TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính Phủ

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Đ án

5

Chương trình phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công thương, các huyện, thị xã

Năm 2017

Chương trình

6

Chương trình Khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm Khuyến nông)

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Chương trình

7

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Kế hoạch

8

Kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới tnh Thừa Thiên Huế hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT)

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Kế hoạch

9

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 (dự án hỗ trợ sản xuất)

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT)

Các đơn vị liên quan

2017-2020

Kế hoạch

10

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững hàng năm của các huyn, thxã, thành phố.

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Kế hoạch

11

Kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường đặc sản Huế

Sở Công Thương

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Kế hoạch

12

Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bảo cho tàu cá trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT (Ban Quản lý Cảng cá Thừa Thiên Huế)

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

Quyết định

13

Xây dựng các mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp (cây ăn quả, rau, hoa) và liên kết chui giá trị trong công nghệ, thu hoạch, chế biến, bảo qun tiêu thụ gn với xây dựng nông thôn mới

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ

2017-2020

Mô hình

14

Xây dựng mô hình dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất đu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các đơn vị liên quan

Quý IV - 2017

Mô hình

15

Thực hiện hỗ trợ đầu tư theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ và hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/ 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

Quý IV hàng năm

Báo cáo

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 156/KH-UBND ngày 18/07/2017 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.993

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.93.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!