HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
124/2017/NQ-HĐND
|
Đồng Tháp,
ngày 14 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG
THÁP ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHOÁ IX - KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày
14/01/2013 của Chỉnh phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày
07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày
30/3/2011 của Thủ tướng Chỉnh phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày
07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc
gia giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày
25/8/2014 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình
phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 84/2016/NQ-HĐND ngày
08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Cao Lãnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày
08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Sa Đéc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 01 tháng 6
năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tinh về việc thông qua Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; báo cáo thẩm tra của
các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1. Thống nhất
thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 (có Chương trình kèm theo).
Điều
2. Giao Ủy ban
nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; báo cáo kết quả thực hiện đến
Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp cuối hàng năm.
Điều
3. Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân
Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được
Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá IX, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 14
tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, VPCP (I, II);
- Bộ Xây dựng;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- TT/TU; UBND, UBMTTQ VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBKT Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh ĐT;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu VT, Phòng TH.
|
CHỦ TỊCH
Phan Văn Thắng
|
CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 124/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng
nhân dân Tỉnh)
I. Quan điểm
- Phát triển đô thị
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm
2020 và định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đông Tháp đến năm 2030; phát
triển đô thị trên nguyên tắc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, là hạt
nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố, thị xã và thị trấn thuộc
các huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân bố hợp lý đô thị
trung tâm các cấp trên địa bàn tỉnh, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng
trong tỉnh; phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn và sử dụng hiệu quả,
hợp lý quỹ đất trong đô thị nhằm bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc
gia.
- Phát triển đô thị phải
chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiểm soát
chất lượng môi trường đô thị, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng
đô thị xanh, đô thị sinh thái; tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
tại các đô thị.
II.
Mục tiêu
- Cụ thể hóa định hướng
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, từng bước hoàn chỉnh mạng
lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng
bước nâng cao tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.
- Làm cơ sở phân cấp,
phân loại đô thị; xác định lộ trình đầu tư phát triển đô thị, các khu vực ưu
tiên đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch cho từng giai đoạn 05
năm; triển khai các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn nhằm
hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút nguồn vốn và huy động các nguồn lực đầu
tư vào mục tiêu xây dựng đô thị, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền
đô thị, thiết lập kỷ cương và tạo nguồn lực phát triển hệ thống đô thị.
- Cơ sở để xây dựng
chương trình phát triển của từng đô thị, đồng thời huy động các nguồn lực để đầu
tư xây dựng phát triển đô thị, đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc
cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững, giữ gìn và phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.
III.
Các chỉ tiêu về phát triển đô thị
1. Về hệ thống đô thị
- Đến năm 2020: Phấn đấu
toàn Tỉnh có 23 đô thị, trong đó: 02 đô thị loại II (thành phố Cao Lãnh, thành
phố Sa Đéc), 01 đô thị loại III (thị xã Hồng Ngự), 05 đô thị loại IV (thị trấn
Lấp Vò, thị trấn Mỹ An, thị trấn Mỹ Thọ, thị trấn Tràm Chim, thị trấn Thanh
Bình) và 15 đô thị loại V. Quy mô diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 9.500ha,
dân số đô thị khoảng 679.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 38%.
- Đến năm 2025: Phấn đấu
toàn tỉnh có 27 đô thị, trong đó: 02 đô thị loại II (thành phố Cao Lãnh, thành
phố Sa Đéc), 01 đô thị loại III (thị xã Hồng Ngự), 08 đô thị loại IV (thị trấn
Lấp Vò, thị trấn Mỹ An, thị trấn Mỹ Thọ, thị trấn Tràm Chim, thị trấn Thanh
Bình, thị trấn Cái Tàu Hạ - Nha Mân, thị trấn Lai Vung, thị trấn Sa Rài) và 16
đô thị loại V. Quy mô diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 12.100ha, dân số đô
thị khoảng 820.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 44%.
- Đến năm 2030: Phấn đấu
toàn tỉnh có 32 đô thị, trong đó: 02 đô thị loại I (thành phố Cao Lãnh, thành
phố Sa Đéc), 01 đô thị loại II (thị xã Hồng Ngự), 01 đô thị loại III (thị xã Mỹ
An), 07 đô thị loại IV (thị trấn Lấp Vò, thị trấn Mỹ Thọ, thị trấn Tràm Chim,
thị trấn Thanh Bình, thị trấn Cái Tàu Hạ - Nha Mân, thị trấn Lai Vung, thị trấn
Sa Rài) và 21 đô thị loại V. Quy mô diện tích đất xây dựng đô thị khoảng
14.800ha, dân số đô thị khoảng 960.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 48%.
2. Về chất lượng đô thị
- Đến năm 2020:
+ Diện tích sàn nhà ở
đô thị bình quân đạt 23m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng
65%.
+ Tỷ lệ giao thông so
với diện tích đất xây dựng đô thị từ 15% trở lên. Tỷ lệ vận tải hành khách công
cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị từ loại IV trở lên đạt từ 10 - 15%; các đô thị
loại V đạt từ 2 - 5%.
+ Tỷ lệ dân cư đô thị
được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 97%; tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị từ loại
IV trở lên đạt 120 lít/người/ngày đêm, đô thị loại V đạt 100 lít/người/ngày
đêm.
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ
thống thoát nước đạt 85% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60%
lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp
dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%.
+ Tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị; đạt
95% chắt thải rắn khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và
xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ Tỷ lệ chiều dài các
tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại II
đạt tỷ lệ 90%. Từng bước phát triển đồng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III,
loại IV, loại V đạt 85% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 80% chiều dài đường
khu nhà ở, ngõ xóm.
+ Đất cây xanh đô thị,
đối với đô thị loại II, loại III đạt 7m2/người, đô thị loại IV, loại
V đạt 5m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị của các đô
thị từ loại II đến đô thị loại V đạt 3 - 5m2/người.
- Đến năm 2025:
+ Diện tích sàn nhà ở
đô thị bình quân đạt 26 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố toàn tỉnh đạt
khoảng 70%.
+ Tỷ lệ giao thông so
với diện tích đất xây dựng đô thị từ 20% trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công
cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị từ loại IV trở lên đạt từ 15 - 20%; các đô thị
loại V đạt từ 5 - 10%.
+ Tỷ lệ dân cư đô thị
được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%; tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị từ
loại IV trở lên đạt >120 lít/người/ngày đêm, đô thị loại V đạt >100
lít/người/ngày đêm.
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ
thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 65%
lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp
dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90%.
+ Tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt của đô thị, khu, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 95%; đạt
100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường.
+ Tỷ lệ chiều dài các
tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại II
đạt tỷ lệ 95%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến
đường chính và đạt 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
+ Đất cây xanh đô thị,
đối với đô thị loại II, loại III đạt 10m2/người; đô thị loại IV đạt
7m2/người; đô thị loại V đạt 3 - 4m2/người. Đất cây xanh
công cộng khu vực nội thị của các đô thị từ loại II đến đô thị loại V đạt 4 - 6
m2/người.
- Đến năm 2030:
+ Diện tích sàn nhà ở
đô thị bình quân đạt 29m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng
75%.
+ Tỷ lệ giao thông so
với diện tích đất xây dựng đô thị từ 25% trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công
cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị từ loại IV trở lên đạt từ 20 - 30%; các đô thị
loại V đạt từ 10 - 15%.
+ Tỷ lệ dân cư đô thị
được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%. Tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị từ
loại IV trở lên đạt >150 lít/người/ngày đêm, đô thị loại V đạt >120
lít/người/ngày đêm.
+ Tỷ lệ bao phủ của hệ
thống thoát nước đạt 95% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 70%
lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp
dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.
+ Tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt của đô thị, khu, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 100%; đạt
100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường.
+ Tỷ lệ chiều dài các
tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại I đến
loại II đạt tý lệ 100%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 95% chiều dài
các tuyến đường chính và đạt 90% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.
+ Đất cây xanh đô thị,
đối với đồ thị loại I, loại II đạt 15m2/người; đô thị loại III, loại
IV đạt 10 m2/người; đồ thị loại V đạt 4 - 5m2/người. Đất
cây xanh công cộng khu vực nội thị của các đô thị từ loại I đến đô thị loại V đạt
6 - 8m2/người.
IV.
Danh mục lộ trình nâng loại đô thị
Tập trung đầu tư xây dựng
đô thị mới, gắn với việc mở rộng, nâng cấp, chỉnh trang đô thị và trung tâm cấp
Vùng theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc, thân thiện môi trường; hình thành
và phát triển đồng bộ các đô thị là trung tâm hành chính cấp huyện; thu hút đầu
tư phát triển các đô thị tiềm năng. Cụ thể phân làm 03 giai đoạn chính cần tập
trung đầu tư và phát triển như sau:
- Giai đoạn từ nay đến
năm 2020: Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cấp thành phố Cao Lãnh và
thành phố Sa Đéc lên đô thị loại II, thị xã Hồng Ngự lên đô thị loại III; Hoàn
thiện đầy đủ các tiêu chí đô thị loại IV còn thiếu cho thị trấn Mỹ An, thị trấn
Lấp Vò và thị trấn Mỹ Thọ; cải tạo, nâng cấp thị trấn Tràm Chim (huyện Tam
Nông), thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) lên đô thị loại IV; hoàn thiện đầy
đủ tiêu chí cho các đô thị loại V mới thành lập, trong đó thành lập thị trấn
Thường Thới (huyện Hồng Ngự); phát triển mới 08 đô thị loại V gồm: Mỹ Hiệp (huyện
Cao Lãnh), Tân Thành (huyện Lai Vung), Bình Thành (huyện Thanh Bình), An Long
(huyện Tam Nông), Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò), Thường Phước
(huyện Hồng Ngự), Dinh Bà (huyện Tân Hồng).
- Giai đoạn 2021 -
2025: Hoàn thiện đầy đủ tiêu chí đô thị loại II cho thành phố Cao Lãnh và thành
phố Sa Đéc và tiêu chí đô thị loại III cho thị xã Hồng Ngự, trong đó tập trung
xây dựng thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc tiếp cận tiêu chí đô thị loại
I, thị xã Hồng Ngự tiếp cận tiêu chí đô thị loại II; đầu tư xây dựng đô thị Mỹ
An tiếp cận đô thị loại III, trong đó nâng cấp đô thị thị trấn Mỹ An lên thành
thị xã; cải tạo, nâng cấp thị trấn Lai Vung (huyện Lai Vung), thị trấn Sa Rài
(huyện Tân Hồng), thị trấn Cái Tàu Hạ - Nha Mân (huyện Châu Thành) lên đô thị
loại IV; phát triển mới 04 đô thị loại V gồm: Giồng Găng (huyện Tân Hồng), An
Phong (huyện Thanh Bình), Phương Trà (huyện Cao Lãnh), Phong Hòa (huyện Lai
Vung).
- Giai đoạn 2026 -
2030: Nâng cấp thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc lên đô thị loại I, thị xã
Hồng Ngự lên loại II và thị xã Mỹ An lên đồ thị loại III. Phát triển mới 05 đô
thị loại V gồm: Long Khánh B (huyện Hồng Ngự); Tân Thạnh, Tân Mỹ (huyện Thanh
Bình); Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh); Tân Dương (huyện Lai Vung).
V.
Chương trình dự án ưu tiên đầu tư
1. Chương trình dự án
ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đấu mối hạ tầng
kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị
- Tập trung phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên
giới....Hoàn thiện và mở rộng các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, quy hoạch và
xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp tại các đô thị trung tâm tiểu vùng.
- Đầu tư xây dựng hoàn
thiện các hạng mục công trình theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp tại
các khu, điểm du lịch trọng điểm như: Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch xẻo
Quýt, Khu du lịch Gáo Giồng, Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc; Vườn quốc
gia Tràm Chim; Làng hoa Sa Đéc... Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí
tại các khu vực cù lao.
- Về giao thông: Tiếp
tục theo dõi, hỗ trợ và đề nghị các cơ quan Trung ương thực hiện tốt các dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng ngự, tuyến Nl, dự
án nâng cấp Quốc lộ 54 (giai đoạn 2), dự án Quốc lộ 30 đoạn TX Hồng Ngự - Dinh
Bà; ưu tiên đầu tư các tuyến đường kết nối các vùng tỉnh và các đô thị động lực
của tỉnh như: đường ĐT.846 đoạn từ Tân Nghĩa đến Quốc lộ 30, mở rộng mặt đường
ĐT.845 đoạn Mỹ An - Trường Xuân, đường ĐT 852B đoạn từ ĐT.849 đến ĐH.64, huyện
Lấp Vò, đường ĐT.854 đoạn Quốc lộ 80 đến ranh tỉnh Vĩnh Long, đường ĐT.852B -
giai đoạn II (đường vành đai Tây Bắc), đường ĐT.849 đoạn từ ĐT.848 đến Quốc lộ
54 và các nút giao thông, hệ thống cầu trên các tuyến đường tỉnh; Dự án đầu tư
hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp
- Về cấp nước: Cải tạo
nâng cấp nhà máy nước tại các đô thị. Xây dựng các tuyến ống phân phối cấp nước
sạch cho các đô thị.
- Về thoát nước thải:
Tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống thu gom nước thải đưa về trạm xử lý
nước thải Phường 3, thành phố Cao Lãnh đề đạt công suất l0.000 m3/ngày
đêm. Xây dựng mới nhà máy xử lý nước thải công suất 7.000m3/ngày đêm
tại thị xã Hồng Ngự, thị trấn Mỹ An, thị trấn Lấp Vò...
- Về quản lý chất thải
rắn và nghĩa trang: Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý tái chế rác thải tập
trung và các nghĩa trang theo Quy hoạch hệ thống các khu xử lý chất thải rắn và
nghĩa trang của tỉnh.
- Về cấp điện: Cải tạo
nâng công suất các trạm biến thế 220/110KV, 110/22KV hiện hữu, xây dựng mới trạm
110KV cho các đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch...
- Đầu tư cải tạo chỉnh
trang cảnh quan ven sông đối với các nhánh sông, kênh rạch đi qua đô thị; xây dựng
dự án kè sông Tiền, sông Hậu tại các khu vực đô thị.
2. Chương trình dự án
ưu tiên đầu tư cho các đô thị
Bao gồm các chương
trình, dự án được ưu tiên tập trung sử dụng nguồn vốn ngân sách nhằm xử lý các
vấn đề ưu tiên nhất còn tồn đọng tại các đô thị hiện hữu hoặc hình thành các dự
án động lực quan trọng phát triển đô thị, chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng
kỹ thuật đô thị. Các chương trình, dự án ưu tiên cho các đô thị là tiền đề để
chính quyền tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và các cơ quan chức năng lập các
chương trình phát triển mỗi đô thị hoặc các chương trình ưu tiên hàng năm nhằm
xây dựng hạ tầng đô thị.
a) Thành phố Cao Lãnh
Tập trung thu hút đầu
tư, phát triển thành phố Cao Lãnh là đô thị trung tâm vùng kinh tế của Tỉnh.
Thành phố Cao Lãnh định hướng phát triển đạt tiêu chuẩn đô thị loại II (đến năm
2020 hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu này). Dự án cụ thể như sau:
- Triển khai điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh theo tiêu chí đô thị loại II.
- Đầu tư nâng cấp,
phát triển hệ thống đường giao thông đô thị như trục đường Lý Thường Kiệt nối
dài, đường ven sông Tiền, đường Ngô Thời Nhậm (nối dài), đường Sở Tư pháp kết nối
ra cầu Cao Lãnh... Kết hợp các dự án mở mới các tuyến đường để hình thành các
khu dân cư, thương mại, dịch vụ phù hợp. Tổ chức cải tạo, nạo vét, kè bờ hệ thống
sông trên địa bàn thành phố như sông Cái Sao Thượng, sông Cao Lãnh... Tập trung
đầu tư, vận hành, khai thác chương trình nâng cấp đô thị (vốn vay từ WB) để chỉnh
trang, nâng cấp các khu vực tập trung đông dân cư, hạ tầng kém. Cải tạo hệ thống
thoát nước đô thị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, xây dựng, cải tạo,
nâng cấp, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường.... Từng bước đầu tư xây dựng
các hạng mục hạ tầng đề ngầm hóa các tuyến ống, dây hiện nay.
- Tiếp tục rà soát, điều
chỉnh, chỉnh trang các quy hoạch hiện không còn phù hợp. Từng bước lập thiết kế
đô thị cho các trục đường chính trong đô thị để làm cơ sở Nhà nước và nhân dân
cùng tham gia xây dựng kiến trúc, cảnh quan đô thị. Ưu tiên các chương trình dự
án xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị nhằm tăng năng lực quản
lý của địa phương, giúp dễ dàng hơn trong việc cấp phép cũng như chỉ dẫn xây dựng
trên toàn thành phố; Tại các tuyến chính, tuyến đường trung tâm như đường Lý
Thường Kiệt, đường Nguyễn Huệ, đường Phạm Hữu Lầu, đường Tôn Đức Tháng... đầu
tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang cây xanh, gạch lát hè và bổ sung các tiện ích
công cộng đô thị nhằm đạt tiêu chí của tuyến phố văn minh.
- Tiếp tục đầu tư, mời
gọi đầu tư các hạng mục hạ tầng phục vụ thương mại, du lịch như hệ thống khách
sạn, nhà hàng, nâng cấp hệ thống chợ, thực hiện các dự án kho hàng bến bãi.
Phát triển hoàn thiện các khu đô thị mới tại phường 3, 4, 6, 11, Hòa Thuận, Mỹ
Phú và xã Mỹ Tân.
b) Thành phố Sa Đéc
Tập trung thu hút đầu
tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho thành phố Sa Đéc theo hướng
đầu mối vùng phía Nam sông Tiền (thương mại theo hướng tập trung xuất khẩu,
phân phối). Thành phố Sa Đéc tiếp tục phát triển đạt tiêu chuẩn đô thị loại II
(đến năm 2020 hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu này). Dự án cụ thể như sau:
- Triển khai điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Sa Đéc theo tiêu chí đô thị loại II.
- Hệ thống giao thông
đô thị: Đường từ nút giao thông phường Tân Quy Đông đến bến phà Sa Đéc-Miễu
Tráng-cầu Cái Đôi, đường Trần Thị Nhượng từ đường ĐT.848 đến vành đai đường ĐT.848,
đường Nguyễn Sinh sắc từ Nghĩa trang liệt sĩ đến nút giao thông Phú Long, đường
Nguyễn Tất Thành từ Nguyễn Sinh Sắc đến QL.80, đường Phạm Hữu Lầu từ Nguyễn Tất
Thành đến vành đai đường ĐT.848, đường nối từ cụm dân cư Tân Hòa đến đường
ĐT.852, đường Nguyễn Thị Minh Khai từ Nguyễn Sinh sắc đến đường ĐT.848, đường
vào khu liên hợp TDTT từ Nguyễn Sinh sắc đến đường ĐT.852, đường Đào Duy Từ
(kênh KC1) từ đường ĐT.848 đến vành đai đường ĐT.848, đường vành đai đường
ĐT.848 từ cầu Sa Đéc 2 đến nút giao QL.80.
- Hạ tầng xã hội: Khu
Liên hợp thể dục thể thao, nhà ở xã hội, nhà cao tầng, trường học, nhà hát, rạp
chiếu phim, bảo tàng, trung tâm thương mại dịch vụ cao tầng, bến xe Sa Đéc đạt
chuẩn loại II, hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn đô thị,
nhà máy xử lý chất thải rắn, mở rộng nghĩa trang, nhà tang lễ khu vực nội thị.
- Phát triển các khu
đô thị: Tái thiết đô thị tại khu dân cư khóm 3 phường 3, chỉnh trang khu đô thị
tại phường An Hòa (khu dân cư An Hòa), mở rộng đô thị theo hướng giới hạn bởi
các trục đường chính (vành đai đường ĐT.848, đường ĐT.848, đường ĐT.852 và
đương QL.80).
c) Thị xã Hồng Ngự
Đầu tư xây dựng, nâng
cấp các tiêu chí còn thiếu của thị xã Hồng Ngự đạt tối đa tiêu chí đô thị loại
IV và đạt tiêu chí đô thị loại III (đến năm 2025 hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu
này), gồm: Giao thông, tiêu thoát nước - thủy lợi, cây xanh, thu gom xử lý chất
thải rắn - nghĩa trang, Dự án cụ thể như sau:
- Xây dựng mới hệ thống
giao thông đô thị như: Đường Nguyễn Tất Thành (kết nối KDC Bờ Đông với CDC An
Thành), các tuyến đường theo đồ án quy hoạch được duyệt. Cải tạo, nâng cấp hệ
thống giao thông hiện hữu của đô thị như: đường Thiên Hộ Dương, đường Chu văn
An, đường ĐT.841(cầu Sở Thượng), đường đan liên ấp An Hòa và An Thịnh, mở rộng
đường đan phường An Lạc (từ Nhà Thờ đến cống xả lũ), nâng cấp nhựa tuyến đường
đan An Lạc - Thường Thới Hậu A, đường Bờ Nam kênh Tứ Thường và tuyến đường tuần
tra biên giới, mở rộng đường đan Mộc Rá, nâng cấp các đường nội bộ CDC trung
tâm phường An Lạc theo quy hoạch (đường số 1 đến số 8), nâng cấp các đường nội
bộ CDC trung tâm xã Bình Thạnh theo quy hoạch (đường số 1 đến số 7)...
- Nạo vét, khơi dòng,
cải tạo luồng lạch để thuận lợi cho việc lưu thông. Xây dựng các tuyến kè dọc bờ
sông Tiền ở khu vực trung tâm để bảo vệ chống sạt lở và tạo cảnh quan.
- Xây dựng các công
viên, hoa viên trong các khu dân cư nội thị hiện hữu như: Công viên TDC mương
ông Diệp, quảng trường Võ Nguyên Giáp, hoa viên câu Hông Ngự....Cải tạo và xây
dựng mới tuyến cảnh quan dọc kênh Hông Ngự - Vĩnh Hưng, ven sông Tiền... Mở rộng,
nâng cấp nhà máy nước An Lộc. Lăp đặt các tuyến ông cấp nước. Xây dựng trạm xử
lý nước thải sô 1, sô 2. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải khu vực phường An
Thạnh, An Lộc, An Bình. Xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang tại
xã Bình Thạnh. Mở rộng nghĩa trang hiện hữu thành công viên nghĩa trang.
- Xây mới các khu vực
chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự
án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương
như: Dự án chỉnh trang Khu đô thị An Thạnh; Dự án chỉnh trang khu 1, khu 2 khóm
An Thạnh A, phường An Lộc; Trung tâm thương mại - dịch vụ Khu đô thị Bờ Đông; Dự
án khu đô thị phường An Thạnh, Khu đô thị Bờ Nam; Dự án cụm công nghiệp An Hòa,
Dự án chợ chuyên kinh doanh và xay xát chế biến nông sản khu vực biên giới xã
Tân Hội...
d) Thị trấn Mỹ An
Tiếp tục cải tạo, chỉnh
trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị Mỹ An nhằm đạt tối đa
các tiêu chí của đô thị loại IV, phấn đấu các tiêu chí của đô thị loại III, cụ
thể:
- Tập trung đầu tư xây
dựng mặt còn thiếu của đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, như: Giao thông,
thoát nước, thương mại-dịch vụ, văn hóa-thể thao và cảnh quan đô thị.
- Xây mới các khu vực
chức năng, các hạng mục trọng điểm theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm
quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương như: Khu
thương mại dịch vụ phía Bắc thị trấn Mỹ An, hạ tầng khu dân cư phía Đông thị trấn
Mỹ An, khu dân cư trung tâm Đôc Binh Kiều..
đ) Các thị trấn: Lấp
Vò, Mỹ Thọ, Tràm Chim, Thanh Bình, Cái Tàu Hạ, Lai Vung, Sa Rài và các đô thị:
Thường Thới Tiền, Vĩnh Thạnh, Định Yên, Trường Xuân
Tiếp tục nâng cấp cải
tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị nhằm đạt tối
đa các tiêu chí của đô thị loại IV (thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò; thị trấn Mỹ
Thọ, huyện Cao Lãnh; thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông; thị trấn Thanh Bình,
huyện Thanh Bình; thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành; thị trấn Lai Vung, huyện
Lai Vung; thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng) và các tiêu chí của đô thị loại V
(thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự; trung tâm xã Vĩnh Thạnh và Định
Yên, huyện Lấp Vò; trung tâm xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười); Xây mới các khu
vực chức năng, các hạng mục trọng điểm theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm
quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
e) Các đô thị phát triển
mới (Mỹ Hiệp, Phương Trà, Bình Hành Trung - huyện Cao Lãnh; Tân Thành, Phong Hòa,
Tân Dương - huyện Lai Vung; Bình Thành, An Phong, Tân Thạnh, Tân Mỹ - huyện
Thanh Bình; An Long - huyện Tam Nông; Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B - huyện Lấp
Vò; Dinh Bà, Giong Găng - Tân Hồng; Thường Phước, Long Khánh B - huyện Hồng Ngự)
Hiện nay đều là các điểm
trung tâm cụm xã. Chính vì vậy cần có các chương trình, dự án đầu tư nhằm hoàn
thiện hệ thống hạ tàng hiện hữu theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng tiêu chuẩn đô
thị như xây dựng hệ thống cấp nước sạch, chỉnh trang các tuyến giao thông liên
xã, giao thông làng xóm theo chuẩn giao thông đô thị, xây dựng hệ thống cống
riêng, thu gom và tập trung nước, rác thải, chỉnh trang các dự án thủy lợi nông
thôn... Ngoài ra cần tiếp tục ưu tiên các dự án cấp Vùng đặc biệt là các dự án
về giao thông nhằm tạo điều kiện kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
VI.
Nhu cầu vốn đầu tư và các giải pháp về vốn
1. Tổng hợp nhu cầu vốn
đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư
phát triển đô thị toàn tỉnh: khoảng 80.731,007 tỷ đồng. Trong đó:
* Phân theo giai đoạn
thực hiện
- Giai đoạn đến năm
2020: 32.456,481 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 -
2025: 22.014,633 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 -
2030: 26.259,893 tỷ đồng.
* Phân theo lĩnh vực
- Hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khung: khoảng 16.275,206 tỷ đồng, gồm:
+ Giao thông: khoảng
7.075,362 tỷ đồng.
+ Cấp điện: khoảng
2.327,767 tỷ đồng.
+ Cấp nước: khoảng
1.342,041 tỷ đồng.
+ Thoát nước, rác thải
và nghĩa trang : khoảng 5.530,036 tỷ đồng.
- Mạng lưới đô thị:
khoảng 64.455,801 tỷ đồng, gồm:
+ Thành phố Cao Lãnh:
khoảng 17.151,874 tỷ đồng.
+ Thành phố Sa Đéc:
khoảng 10.364,577 tỷ đồng.
+ Thị xã Hồng Ngự: khoảng
6.154,184 tỷ đồng.
+ Huyện Tân Hồng: khoảng
2.944,863 tỷ đồng.
+ Huyện Hồng Ngự: khoảng
2.861,583 tỷ đồng.
+ Huyện Tam Nông: khoảng
2.158,982 tỷ đồng.
+ Huyện Thanh Bình:
khoảng 3.728,887 tỷ đông.
+ Huyện Tháp Mười: khoảng
6.398,326 tỷ đồng.
+ Huyện Cao Lãnh: khoảng
3.278,971 tỷ đồng.
+ Huyện Lấp Vò: khoảng
4.011,615 tỷ đồng.
+ Huyện Lai Vung: khoảng
3.307,821 tỷ đồng.
+ Huyện Châu Thành:
khoảng 2.094,118 tỷ đồng.
Để Chương trình có tính
khả thi cao với tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 khoảng 80.731,007 tỷ đồng, cần thực
hiện:
- Về cơ cấu nguồn vốn:
Ngoài vốn ngân sách, tiếp tục kiến nghị các nguồn hỗ trợ từ Trung ương để xây dựng
hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng vùng. Huy động thêm nhiều nguồn lực, đặc
biệt là nguồn vốn từ xã hội hóa, nguồn vốn từ các tổ chức trong nước và quốc tế
được lồng ghép với các Chương trình quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc
gia,....
- Về giải pháp nguồn vốn:
Xác định các nguyên tắc sử dụng vốn và ưu tiên sử dụng vốn ngân sách; đề xuất nội
dung và khu vực ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn phù hợp với yêu cầu nâng cấp
và phát triển đô thị theo quy hoạch.
2. Xác định nguồn vốn
đầu tư
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn
đầu tư phát triển đô thị bao gồm: Nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý chủ yếu
là vốn ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển và vốn huy động từ đất
đai chiếm 6,5 - 7,5%; nguồn vốn ngân sách do Trung ương hỗ trợ chiếm 4,5 -
5,5%; vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp chiếm 47,0 - 49,0%; vốn đầu tư nước
ngoài và vốn khác chiếm 39,0 - 41,0%.
Dự báo nhu cầu
vốn huy động
TT
|
Cơ cấu
nguồn vốn
|
Giai
đoạn đến năm 2030
|
Tổng vốn
đầu tư
(tỷ đồng)
|
Cơ cấu
nguồn
vốn
(%)
|
|
Tổng vốn đầu tư
|
80.731,007
|
100
|
1
|
Vốn ngân sách địa phương quản lý
|
5.620,188
|
6,96
|
2
|
Vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn
|
4.067,533
|
5,04
|
3
|
Vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp
|
38.812,849
|
48,08
|
4
|
Vốn đầu tư nước ngoài và vốn khác
|
32.230,437
|
39,92
|
3. Các giải pháp thực
hiện vốn
- Ưu tiên sử dụng vốn
ngân sách thực hiện các dự án trọng điểm kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp
tỉnh, các chương trình, dự án tạo động lực phát triển các trọng điểm đô thị Cao
Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự; các dự án thuộc kế hoạch nâng loại và nâng cấp đô thị.
- Nghiên cứu các
chương trình, dự án đặc thù có thể sử dụng nguồn vôn từ ngân sách Trung ương hoặc
sử dụng vốn viện trợ từ các tổ chức tài chính trong nước hoặc quốc tế như ADB,
WB,...
- Phát huy nguồn vốn
xã hội hóa để tăng cường chất lượng sống trong các khu dân cư. Vận động nhân
dân tham gia đóng góp nguồn lực vào phát triển hạ tầng đô thị.
- Tăng cường công tác
xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án thuộc Chương trình kết cấu hạ tầng sử dụng
nguồn vốn ODA, vốn doanh nghiệp bằng nhiều phương thức: BOT (hợp đồng xây dựng
- kinh doanh - chuyển giao), BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), ppp (hợp tác
phát triển cồng - tư).
VII.
Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp xây dựng,
quản lý và thực hiện quy hoạch
- Lập và điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng các đô thị hiện hữu cho phù hợp với tình hình phát triển
thực tế của đô thị. Lập và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô
thị, các thị trấn, điểm tập trung dân cư, các khu vực có khả năng phát triển hoặc
có khả năng kêu gọi và thu hút nguồn vốn đầu tư.
- Ban hành quy chế quản
lý theo quy hoạch, trong đó quan tâm đến giải pháp công bố quy hoạch xây dựng để
nhân dân biết, thực hiện. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, cảnh quan cho từng
đô thị.
- Đẩy nhanh tiến độ
triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu
hút các nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn
toàn Tỉnh.
- Có đánh giá tác động
trong công tác quy hoạch với các yếu tố như: đời sống việc làm của dân cư đô thị,
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chống ngập đô thị, ùn tắc giao thông.
2. Giải pháp về thu
hút đầu tư
- Nghiên cứu, đề xuất
chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp. Tiếp tục củng cố
và xây dựng cơ quan xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
- Tiếp tục rà soát và
xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục mời gọi đầu tư để làm cơ
sở cho việc xúc tiến mời gọi đầu tư.
- Tham gia tích cực
các Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
- Tạo điều kiện thuận
lợi thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải.
3. Giải pháp về chính
sách
- Tiếp tục rà soát các
quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh nhằm đề xuất sửa đổi các nội dung
không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng,
liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.
- Tiếp tục cụ thể hóa
các chính sách về các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: Phát triển
đô thị; phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị,...);
phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao
động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp; các dự án đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được các cơ quan ban hành để có thể áp dụng
phù hợp vào thực tế.
- Tiếp tục rà soát các
dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập
trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai.
- Tiếp tục thực hiện
thành công Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
- Tiếp tục nâng cao hiệu
quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với
nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương.
- Duy trì cơ chế đối
thoại thường xuyên giữa lãnh đạo các đơn vị, các ngành với các nhà đầu tư để xử
lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và
pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, nhàm tiếp tục củng cố
lòng tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương, tạo
hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
- Nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống đô thị văn minh
hiện đại và phát triển bền vững.
4. Giải pháp về nguồn
nhân lực
-Tạo mọi điều kiện thuận
lợi đề thu hút các dự án nhằm đào tạo lao động ở các trình độ, góp phần thực hiện
mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
- Điều chỉnh chuyển dịch
cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động,
đặc biệt là đối với nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.
- Tạo các cơ chế chính
sách xã hội để các doanh nghiệp tạo điều kiện về chỗ ở cho công nhân.
5. Xác định các mục
tiêu ưu tiên đầu tư
Các cấp chính quyền đô
thị xây dựng kế hoạch đầu tư và lựa chọn danh mục các công trình ưu tiên đầu tư
để triển khai thực hiện hàng năm, lựa chọn các dự án có tiềm năng, có sức hấp dẫn
để thu hút đầu tư; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa đầu tư./.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP