HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2021/NQ-HĐND
|
Sóc
Trăng, ngày 26 tháng 3 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 -2026 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 23 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 102/2020/TT-BTC
ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
- 2026;
Xét Tờ trình số 11/TTr-UBND ngày
16 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành nghị
quyết quy định mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của
đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo
chức năng, nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Sóc Trăng khóa IX, kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24 tháng 3
năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 4 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Văn phòng Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính;
- TT. TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Htđt: [email protected];
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Lâm Văn Mẫn
|
QUY ĐỊNH
MỨC
CHI PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC
CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND
ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Sóc Trăng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức chi phục vụ
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu
Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Tổ bầu cử ở xã,
phường, thị trấn nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2. Tổ chuyên viên, Tiểu ban và các Tổ
giúp việc Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, huyện, xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh, cấp huyện, xã.
4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan
đến công tác phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Quy định chung
1. Kinh phí phục vụ cho công tác bầu
cử phải được các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo
đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ các
cuộc bầu cử trước đây hiện còn sử dụng được, huy động các phương tiện đang được
trang bị ở các cơ quan, đơn vị để phục vụ cho nhiệm vụ bầu cử đảm bảo tiết kiệm
chi cho ngân sách nhà nước.
2. Thời gian hưởng chế độ bồi dưỡng
theo mức khoán/tháng và chi khoán hỗ trợ cước điện thoại di động kể từ khi có
quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền đến khi kết thúc nhiệm vụ, thời
gian hỗ trợ theo thực tế, tối đa không quá 05 tháng.
3. Trường hợp một cá nhân tham gia
nhiều tổ chức bầu cử thì chỉ được hưởng một chế độ ở mức cao nhất.
4. Các cơ quan, đơn vị, địa phương
được phân bổ kinh phí bầu cử có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí bầu cử đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp.
Điều 4. Mức chi
1. Đối với cấp tỉnh
a) Chi tổ chức hội nghị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, mức chi cụ thể như
sau:
- Cuộc họp do Ủy ban bầu cử cấp tỉnh
tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn là 60.000 đồng/người/buổi.
- Chi tiền nước uống trong cuộc họp:
20.000 đồng/người/buổi.
b) Chi bồi dưỡng các cuộc họp:
- Các cuộc họp của Ủy ban bầu cử, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
+ Chủ trì cuộc họp: 200.000
đồng/người/buổi.
+ Thành viên tham dự: 100.000
đồng/người/buổi.
+ Các đối tượng phục vụ: 50.000
đồng/người/buổi.
- Các cuộc họp khác liên quan đến
công tác bầu cử:
+ Chủ trì cuộc họp: 150.000
đồng/người/buổi.
+ Thành viên tham dự: 80.000
đồng/người/buổi.
+ Các đối tượng phục vụ: 50.000
đồng/người/buổi.
c) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra
giám sát bầu cử của Thường trực Ủy ban bâu cử tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch,
Thư ký Ủy ban bầu cử), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có tham gia công tác bầu cử):
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí
tại cơ quan các thành viên đang công tác theo quy định hiện hành, các đoàn công
tác được chi như sau:
- Trưởng đoàn giám sát: 200.000
đồng/người/buổi.
- Thành viên chính thức của đoàn giám
sát: 100.000 đồng/người/buổi.
- Cán bộ, công chức, viên chức phục
vụ đoàn giám sát:
+ Phục vụ trực tiếp đoàn giám sát:
80.000 đồng/người/buổi.
+ Phục vụ gián tiếp đoàn giám sát
(lái xe, bảo vệ lãnh đạo - nếu có): 50.000 đồng/người/buổi.
d) Chi xây dựng văn bản:
- Chi xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật về bầu cử: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC
ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nghị quyết
số 11/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Sóc Trăng quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm công tác xây dựng và hoàn
thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Chi xây dựng các văn bản ngoài phạm
vi điều chỉnh của Thông tư số 338/2016/TT-BTC liên quan đến công tác bầu cử (kế
hoạch, chỉ thị, thông tri, văn bản chuyên môn hướng dẫn công tác bầu cử, báo
cáo sơ kết, tổng kết, biên bản tổng kết cuộc bầu cử):
+ Xây dựng văn bản: 2.000.000
đồng/văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).
Riêng báo cáo tổng kết cuộc bầu cử của Thường trực Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, mức
tương đương soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (văn bản mới) theo quy
định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND .
+ Xin ý kiến tham gia bằng văn bản:
300.000 đồng/người/lần, nhưng tổng mức chi xin ý kiến tối đa là 1.000.000
đồng/người/văn bản.
- Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm
tra, giám sát:
+ Báo cáo tổng hợp kết quả của từng
đoàn công tác; báo cáo tổng hợp kết quả của đợt kiểm tra, giám sát; báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Thường trực Ủy ban bầu
cử cấp tỉnh: 2.500.000 đồng/báo cáo.
+ Chi tham gia ý kiến của Thành viên
Ủy ban bầu cử đối với báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát: mức chi
300.000 đồng/người/lần, nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/văn bản.
+ Chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo cấp
tỉnh: 600.000 đồng/báo cáo.
đ) Chi bồi dưỡng cho những người trực
tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
- Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối
với các đối tượng sau:
+ Thành viên Ủy ban bầu cử tỉnh:
2.000.000 đồng/người/tháng.
+ Thành viên Tổ chuyên viên và các
Tiểu ban bầu cử tỉnh: 1.800.000 đồng/người/tháng.
+ Đối với thành viên Tổ giúp việc do
Thường trực Ủy ban bầu cử thống nhất quyết định và bồi
dưỡng theo từng đợt.
- Các đối tượng được huy động, trưng
tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối tượng nêu trên): mức bồi
dưỡng 100.000 đồng/người/ngày; thời gian hưởng chế độ chi bồi dưỡng không quá
15 ngày (không bao gồm những ngày tham gia đoàn kiểm tra, giám sát; phục vụ
trực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, ngày trước ngày bầu cử
và ngày bầu cử). Trường hợp thời gian huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ
công tác bầu cử lớn hơn 15 ngày, thực hiện chi bồi dưỡng theo mức chi tối đa
1.500.000 đồng/người/tháng trên cơ sở quyết định, văn bản huy động, trưng tập
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Riêng 02 ngày (ngày trước ngày bầu
cử và ngày bầu cử): Chi bồi dưỡng 150.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với tất
cả các lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử; danh sách đối tượng được
hưởng chế độ chi bồi dưỡng theo các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
e) Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại
di động cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
- Thành viên Ủy ban bầu cử và Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
có tham gia công tác bầu cử): 400.000 đồng/người/tháng.
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy
ban bầu cử tỉnh quyết định danh sách cán bộ tham gia phục vụ công tác bầu cử
được hỗ trợ cước điện thoại di động, mức khoán hỗ trợ tối đa không quá 300.000
đồng/người/tháng.
g) Chi tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về bầu cử:
- Người được giao trực tiếp công dân:
80.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ trực tiếp việc tiếp
công dân: 60.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ gián tiếp việc tiếp
công dân: 50.000 đồng/người/buổi.
Trường hợp là Thành viên Ủy ban bầu
cử hoặc Thành viên Tổ chuyên viên, Tiểu ban được phân công thực hiện nhiệm vụ
thì không được hưởng khoản chi này.
h) Chi đóng hòm phiếu: Trường hợp hòm
phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 350.000
đồng/hòm phiếu.
i) Chi khắc dấu: Trường hợp dấu cũ
không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 250.000 đồng/dấu.
k) Chi bảng niêm yết danh sách bầu
cử: Trường hợp chưa có bảng niêm yết, hoặc bảng cũ không thể sử dụng, hoặc cần
phải bổ sung, mức chi tối đa 1.500.000 đồng/bảng.
l) Các nội dung chi khác không quy
định cụ thể nêu trên: Thực hiện theo các quy định hiện hành, thanh toán theo
các chứng từ chi hợp pháp trên cơ sở dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Đối với cấp huyện:
a) Chi tổ chức hội nghị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, mức chi cụ thể như
sau:
- Cuộc họp do Ủy ban bầu cử cấp huyện
tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn là 60.000 đồng/người/buổi.
- Chi tiền nước uống trong cuộc họp:
20.000 đồng/người/buổi.
b) Chi bồi dưỡng các cuộc họp của Ủy
ban bầu cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện:
- Chủ trì cuộc họp: 100.000
đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 50.000 đồng/người/buổi.
c) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra
giám sát bầu cử của Thường trực Ủy ban bầu cử cấp huyện (Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch, Thư ký Ủy ban bầu cử), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cấp huyện (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có tham gia công tác bầu cử):
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí
tại cơ quan các thành viên đang công tác theo quy định hiện hành, các đoàn công
tác được chi như sau:
- Trưởng đoàn giám sát: 100.000
đồng/người/buổi.
- Thành viên của đoàn giám sát:
50.000 đồng/người/buổi.
d) Chi bồi dưỡng cho những người trực
tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
- Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối
với các đối tượng sau:
+ Thành viên Ủy ban bầu cử cấp huyện:
600.000 đồng/người/tháng.
+ Thành viên Tổ chuyên viên và các
Tiểu ban giúp việc Ủy ban bầu cử cấp huyện: 400.000 đồng/người/tháng.
- Đối với việc bồi dưỡng các đối
tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối
tượng được bồi dưỡng khoán/tháng) và bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ ngày trước
ngày bầu cử và ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử cấp huyện căn cứ mức chi đối với cấp
tỉnh được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 4 Nghị quyết này, quyết định chi
trong phạm vi kinh phí được giao khoán, không vượt mức chi quy định đối với cấp
tỉnh.
đ) Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại di
động cho Thường trực Ủy ban bầu cử cấp huyện (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư
ký Ủy ban bầu cử) và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cấp huyện (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có tham gia công tác bầu cử): 300.000
đồng/người/tháng.
e) Chi tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về bầu cử:
- Người được giao trực tiếp công dân:
80.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ trực tiếp việc tiếp
công dân: 60.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ gián tiếp việc tiếp
công dân: 50.000 đồng/người/buổi.
Trường hợp là Thành viên Ủy ban bầu
cử hoặc Thành viên Tổ chuyên viên, Tiểu ban được phân công thực hiện nhiệm vụ
thì không được hưởng khoản chi này.
g) Chi xây dựng các văn bản ngoài
phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 338/2016/TT-BTC liên quan đến công tác bầu
cử:
- Xây dựng văn bản liên quan đến công
tác bầu cử (kế hoạch, chỉ thị, thông tri, văn bản chuyên môn hướng dẫn công tác
bầu cử): 1.500.000 đồng/văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp
thu, chỉnh lý).
- Chi lập các báo cáo tổng hợp trong
suốt cuộc bầu cử: 2.000.000 đồng/huyện.
3. Đối với cấp xã:
a) Chi tổ chức hội nghị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, mức chi cụ thể như
sau:
- Cuộc họp do Ủy ban bầu cử cấp xã tổ
chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn là 60.000 đồng/người/buổi.
- Chi tiền nước uống trong cuộc họp:
20.000 đồng/người/buổi.
b) Chi bồi dưỡng các cuộc họp của Ủy
ban bầu cử cấp xã:
- Chủ trì cuộc họp: 50.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 30.000
đồng/người/buổi.
c) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra
giám sát bầu cử của Thường trực Ủy ban bầu cử cấp xã (Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch, Thư ký Ủy ban bầu cử):
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí
tại cơ quan các thành viên đang công tác theo quy định hiện hành, các đoàn công
tác được chi như sau:
- Trưởng đoàn giám sát: 100.000
đồng/người/buổi.
- Thành viên của đoàn giám sát:
50.000 đồng/người/buổi.
d) Chi bồi dưỡng cho những người trực
tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:
- Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối
với các Thành viên Ủy ban bầu cử cấp xã: 400.000 đồng/người/tháng.
- Đối với việc bồi dưỡng các đối
tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối tượng được bồi dưỡng
khoán/tháng) và bồi dưỡng thực hiện nhiệm vụ ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu
cử, Ủy ban bâu cử cấp xã căn cứ mức chi đối với cấp tỉnh được quy định tại điểm
đ, khoản 1, Điều 4 Nghị quyết này, quyết định chi trong phạm vi kinh phí được
giao khoán, không vượt mức chi quy định đối với cấp tỉnh.
đ) Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại
di động cho Thường trực Ủy ban bầu cử cấp xã (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư
ký Ủy ban bầu cử): 200.000 đồng/người/tháng.
e) Chi tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo về bầu cử:
- Người được giao trực tiếp công dân:
80.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ trực tiếp việc tiếp
công dân: 60.000 đồng/người/buổi.
- Người phục vụ gián tiếp việc tiếp
công dân: 50.000 đồng/người/buổi.
Trường hợp là Thành viên Ủy ban bầu
cử được phân công thực hiện nhiệm vụ thì không được hưởng khoản chi này.
g) Chi lập các báo cáo tổng hợp trong
suốt cuộc bầu cử: 1.000.000 đồng/xã.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Khi các văn bản quy định về chế
độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn
bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Đối với khối lượng công việc của
các cơ quan Thường trực Ủy ban bầu cử các cấp đã triển khai thực hiện trước khi
văn bản này có hiệu lực; các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ quy định tại
văn bản này và chứng từ chi thực tế đã phát sinh (phải đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lệ) để quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
3. Căn cứ tình hình thực tế, trường
hợp cần bổ sung các chế độ, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch
Covid-19, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện theo các văn bản chỉ đạo
của cấp có thẩm quyền hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo
kịp thời, hiệu quả.