ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TÂY
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1201/2002/QĐ-UB
|
Hà
Tây, ngày 22 tháng 8 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI KHUYẾN NÔNG
VIÊN CƠ SỞ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân do Quốc hội khóa IX thông qua ngày 21 tháng 6 năm
1994;
Căn cứ Nghị định số 13/CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ về việc ban hành quy định về công tác khuyến
nông. Chương trình thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đẩy mạnh CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010 của Tỉnh Ủy (số 24-CTr/TU ngày 20/4/2002);
Xét đề án hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của mạng lưới khuyến nông viên cơ sở do Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây
trình ngày 11/6/2002;
Xét đề nghị của Trưởng Ban
TCCQ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định
này bản''Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của mạng lưới khuyến nông
viên cơ sở'' tại các xã, phường, thị trấn.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở NN-PTNT phối hợp
với Ban TCCQ tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện
nội dung quy định tại Quyết định này.
Điều 3: Trưởng Ban tổ chức Chính quyền
tỉnh, Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG TƯỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-UB ngày 22/8/2002 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Tây)
MỞ ĐẦU
Thực hiện chương trình số 24 CTr/TU ngày 20/4/2002
của Tỉnh Ủy Hà Tây về việc thực hiện Nghị quyết TW5 của Ban Chấp hành TW Đảng
khóa IX về''Đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn".
Để kiện toàn tổ chức mạng lưới khuyến nông viên
cơ sở ở xã, phường, thị trấn, đảm bảo có những hạt nhân hoạt động tích cực
chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.
Bản Quy chế này quy định cụ thể về tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, quyền lợi và hoạt động của mạng lưới khuyến nông viên cơ sở
trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Ngoài những quy định cụ thể ở bản quy chế này,
công tác khuyến nông nói chung tuân theo các chính sách hiện hành của Chính phủ,
của các Bộ và các văn bản pháp qui của UBND tỉnh Hà Tây.
Chương I
TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ
Điều 1: Mỗi HTX nông nghiệp qui mô thôn,
bản, thị trấn được bố trí từ 01 (một) khuyến nông viên chuyên trách. Đối với
HTX qui mô xã được bố trí không quá 02 (hai) khuyến nông viên chuyên trách.
Điều 2: Khuyến nông viên cơ sở phải có đủ
các điều kiện sau đây:
2.1. Trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên
(thuộc các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế nông nghiệp).
Những địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi khó khăn trước mắt về nguồn có thể
bố trí cán bộ ở trình độ tốt nghiệp PTTH, sau đó phải được đưa đi bồi dưỡng qua
các lớp ngắn ngày.
5.1. Khuyến nông viên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ
được giao được hưởng phụ cấp với mức 120.000đ/tháng. Và được hưởng tiền công
làm thêm khi thực hiện các mô hình trình diễn, (nếu có).
5.2. Được dự các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên triệu tập.
Điều 6: Nguồn kinh phí đảm bảo quyền lợi
cho khuyến nông viên cơ sở do ngân sách tỉnh cân đối hàng năm cho ngân sách
huyện, thị xã.
Chương II
QUẢN LÝ CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Điều 7: Khuyến nông viên cơ sở là cán bộ
chuyên trách của HTX, phải thường xuyên báo cáo kế hoạch công tác cho UBND xã,
trực tiếp chịu sự quản lý chuyên môn nghiệp vụ của HTX nông nghiệp và trạm
khuyến nông huyện, thị xã.
Điều 8: Mối quan hệ giữa Trạm khuyến nông
cấp huyện và khuyến nông viên cơ sở:
8.1. Trạm khuyến nông cấp huyện là cơ quan giúp
việc UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và đánh giá các hoạt động
chuyên môn của các khuyến nông viên cơ sở. Hàng năm trạm khuyến nông huyện, thị
xã tiến hành nhận xét đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông
viên cơ sở.
8.2. Các khuyến nông viên cơ sở hàng tháng dự
cuộc họp phản ánh và rút kinh nghiệm với Trạm khuyến nông cấp huyện.
Điều 9: Trách nhiệm của UBND huyện, thị
xã:
9.1. Thông qua các phòng chức năng, trực tiếp là
Phòng NN-PTNT và Trạm khuyến nông để ra quyết định công nhận và theo dõi sự
hoạt động của mạng lưới khuyến nông cơ sở.
9.2. Chỉ đạo UBND cấp xã, thị trấn, các HTX nông
nghiệp quản lý chặt chẽ khuyến nông viên cơ sở.
Điều 10: Sở TC-VG cân đối nguồn kinh phí
hàng năm và hướng dẫn thủ tục chỉ tiêu theo quy định hiện hành cho mạng lưới
khuyến nông viên cơ sở.
Điều 11: Trách nhiệm của Sở NN-PTNT:
11.1. Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh trong
việc hướng dẫn các hoạt động chuyên môn của hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ
sở.
11.2. Chỉ đạo việc chuẩn bị các tài liệu có nội
dung phù hợp để bồi dưỡng cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. Xác định các mô
hình trình diễn chuyển giao cho nông dân.
Chương III
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 13: Những khuyến nông viên cơ sở
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được khen thưởng, được cử đi đào tạo nâng cao
trình độ được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào ngạch công chức và khi thi
tuyển vào học tại trường Cao đẳng kỹ thuật Hà Tây.
Điều 14: Những khuyến nông viên không
hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không được giao nhiệm vụ tiếp. Trường hợp lợi dụng
công việc được giao, gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý theo pháp luật hiện
hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: Qui chế này có hiệu lực thi hành
sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trưởng Ban Tổ
chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các nội dung quy định trong bản quy chế này. Trong quá trình thực hiện
có vấn đề gì chưa phù hợp cần bổ sung sửa đổi, Sở NN-PTNT tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh./.