BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 444/TB-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 10 năm 2022
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN DUY LÂM TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC
TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM VIỆC SỬ DỤNG CÁT BIỂN LÀM VẬT LIỆU ĐẮP
NỀN ĐƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Ngày 23 tháng 9 năm 2022, tại Bộ
Giao thông vận tải (Bộ GTVT), Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đã chủ trì cuộc họp về
việc triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu
đắp nền đường cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan,
đơn vị: Vụ Khoa học - công nghệ, Vụ Môi trường (nay là Vụ Khoa học - Công nghệ
và Môi trường), Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài Chính, Cục Quản lý xây dựng và Chất
lượng CTGT (nay là Cục Quản lý đầu tư xây dựng); Ban QLDA Mỹ Thuận; Viện Khoa học
& Công nghệ GTVT; Viện Chiến lược & Phát triển GTVT
Sau khi nghe các đơn vị Vụ Khoa
học - Công nghệ và Môi trường (Vụ KHCN & MT), Ban QLDA Mỹ Thuận, Viện Khoa
học & Công nghệ GTVT báo cáo về tình hình các nội công việc đã triển khai
và tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao; ý kiến của các thành viên dự họp,
Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm kết luận như sau:
1. Đánh giá cao sự nỗ lực của
các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai công việc trong thời gian qua, Vụ
KHCN & MT đã có báo cáo tổng hợp, đánh giá đầy đủ chi tiết các nội dung đã
thực hiện và có kiến nghị cụ thể hướng triển khai tiếp theo.
2. Bộ Khoa học & Công nghệ
đã triển khai nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia “Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn làm
vật liệu san, đắp nền đường” - Đề tài 31/19-ĐTĐL.CN.CNN, một số các cơ quan đơn
vị đã nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng, Bộ Tài nguyên &
Môi trường đang chuẩn bị đề xuất thực hiện dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản,
phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và
hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đến nay, các đơn vị
đã đưa ra các kết quả nghiên cứu ban đầu và tại các hội nghị khoa học chuyên đề,
các nhà khoa học đã thống nhất có thể xem cát biển là vật liệu đắp nền đường
thông thường đặc thù.
Do đó, Bộ GTVT thống nhất với đề
xuất triển khai theo nghiên cứu, đánh giá thí điểm vật liệu đặc thù và yêu cầu
các cơ quan, đơn vị cần thống nhất quan điểm triển khai, từ đó phổ biến quan điểm
trong hệ thống các văn bản triển khai nhiệm vụ, các hội nghị khoa học nhằm đạt
được sự đồng thuận của các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia.
Thống nhất chủ trương đưa nội
dung đánh giá thí điểm vào trong quá trình triển khai thực hiện các dự án theo
đề xuất của Ban QLDA Mỹ Thuận. Giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng chủ trì hướng dẫn
về thủ tục triển khai các nội dung công việc tiếp theo.
3. Để tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện quy trình, cơ sở pháp lý với mục đích sử dụng cát biển làm vật liệu
cho các dự án, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị như sau:
3.1. Ban QLDA Mỹ Thuận, Tư vấn
tiếp thu các ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn chỉnh nội dung triển khai
chi tiết và nguồn vốn thực hiện nghiên cứu. Ngoài ra cần tập trung một số nội
dung sau:
- Về đề xuất triển khai chi tiết
của công tác nghiên cứu, đánh giá thí điểm: Đề nghị Ban QLDA Mỹ Thuận, Tư vấn cần
có tổng hợp, phân tích đánh giá đầy đủ các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, điều kiện
áp dụng của các phương án.. để từ đó đề xuất phương án tối ưu.
- Về nguồn cát: Ban QLDA Mỹ Thuận,
Tư vấn tổng hợp rà soát các chỉ tiêu kỹ thuật của nguồn cát biển đã thí điểm
trong phòng thí nghiệm, từ đó đề xuất đảm bảo nguồn cát sử dụng thí điểm đảm bảo
tính đại diện và có trữ lượng vật liệu đủ lớn để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng
của các dự án sau này; đồng thời lưu ý về các thủ tục liên quan đến việc khai
thác cát biển để thực hiện công tác thí điểm, trường hợp sử dụng nguồn cát biển
có trữ lượng thấp nhưng đáp ứng các yêu cầu về thủ tục khai thác thì nguồn cát
biển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tương đồng.
- Về phương án thiết kế, triển
khai thi công các đoạn thí điểm: Ban QLDA Mỹ Thuận, Tư vấn cần phân chia các
trường hợp khác nhau, có tính bao quát, đảm bảo tính khả thi, có đánh giá về
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để đề xuất. Trong quá trình đánh giá cần xét đến
các phương án sau này có thể sử dụng với khối lượng cát biển lớn. Lưu ý hoàn
thiện các nội dung về tính toán, thiết kế ổn định nền đường, các vấn đề về chuyển
vị ngang, cát chảy nền đắp bằng cát biển… trường hợp gặp loại cát dễ bị nghiền
vụn trong quá trình đầm chặt; kiểm soát được vấn đề biến đổi môi trường đất và
nước dưới nền đắp, xung quanh nền đắp dưới tác động bất lợi do nước thấm qua nền
đường trong dài hạn.
- Về vị trí thí điểm: Ban QLDA
Mỹ Thuận, Tư vấn rà soát, phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng lựa chọn vị
trí đáp ứng các mục tiêu của công tác thí điểm, có thể theo dõi đánh giá cả quá
trình xây dựng, thi công, nghiệm thu và khai thác; có xem xét đến các vấn đề
liên quan đến tình huống thành công và không thành công của quá trình nghiên cứu,
đánh giá thí điểm.
- Về kết quả đầu ra: Cần đáp ứng
yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, các phương án thiết kế
và Chỉ dẫn kỹ thuật thi công liên quan đến việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp
nền đường và hoàn thiện hệ thống đơn giá, định mức - kinh tế kỹ thuật liên quan
công tác thi công hạng mục nền đường sử dụng cát biển làm vật liệu đắp…
- Về tiến độ triển khai: Rút ngắn
tối đa thời gian lập các đề cương thí nghiệm, theo dõi đánh giá và đề cương xây
dựng hoàn thiện đơn giá định mức kinh tế - kỹ thuật, môi trường của các đơn vị.
Đồng thời rà soát tiến độ tổng thể nhằm đảm bảo hướng tới các yêu cầu chung của
các dự án xây dựng các công trình giao thông trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
- Về nguồn vốn thực hiện: Thống
nhất xác định việc triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển đắp
nền đường là quá trình đánh giá thí điểm vật liệu đặc thù. Do đó, thống nhất chủ
trương đây là phần việc trong dự án đầu tư xây dựng và sử dụng nguồn vốn trong
quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình theo đề xuất
của Ban QLDA Mỹ Thuận.
Giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng
chủ trì tham mưu cho Bộ GTVT thuộc thẩm quyền về các nội dung công việc tiếp
theo để thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, Ban QLDA Mỹ
Thuận (với vai trò Chủ đầu tư) tổ chức thực hiện việc triển khai nghiên cứu,
đánh giá thí điểm trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng theo quy định
hiện hành.
3.2. Vụ KHCN & MT chủ trì,
phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Ban QLDA Mỹ Thuận, Viện Khoa học và
Công nghệ GTVT khẩn trương làm việc các đơn vị đầu mối của Bộ Khoa học và Công
nghệ để có thể tiếp nhận các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia
“Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu san, đắp nền đường” - Đề tài
31/19-ĐTĐL.CN.CNN, xem xét tận dụng tối đa các kết quả nghiên cứu trong quá
trình triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm của Bộ GTVT, đảm bảo không trùng
lặp trong quá trình thực hiện.
Đồng thời, các cơ quan, đơn vị
cần phối hợp chặt chẽ với với các đơn vị của Bộ Tài nguyên & Môi trường
trong quá trình triển khai dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai
thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao
thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Trong quá trình phối hợp triển
khai, cần đề nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường nghiên cứu hoàn thiện các
khung pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều tra, đánh
giá, khai thác cát biển; hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản
lý và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tác động của việc khai
thác, vận chuyển cát biển và sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng đến môi trường;
hoàn thiện hệ thống đơn giá, định mức - kinh tế kỹ thuật liên quan công tác
khai thác, sàng tuyển, vận chuyển và thi công hạng mục công trình sử dụng cát
biển làm vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng công trình…nhằm đảm bảo đầy đủ cơ
sở pháp lý cho việc sử dụng cát biển tương tự như việc sử dụng cát sông hiện
nay.
3.3. Giao Viện Khoa học và Công
nghệ GTVT phối hợp với Ban QLDA Mỹ Thuận, Tư vấn hoàn thiện các nội dung kế hoạch
chi tiết và nguồn vốn thực hiện công tác nghiên cứu, thí điểm; tiếp tục rà soát
và kiến nghị đối với Bộ GTVT về các nội dung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật, Chỉ dẫn kỹ thuật thi công liên quan đến việc sử dụng cát biển làm vật liệu
đắp nền đường.
3.4. Viện Chiến lược và Phát
triển GTVT phối hợp với Ban QLDA Mỹ Thuận, Tư vấn thực hiện việc rà soát, xây dựng,
hoàn thiện hệ thống đơn giá - định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình thực hiện
nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng,
Ban QLDA Mỹ Thuận, Viện Chiến lược & Phát triển GTVT làm việc với các cơ
quan đầu mối của Bộ Xây dựng để triển khai các nội dung hoàn thiện hệ thống đơn
giá, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan.
3.5. Ban QLDA Mỹ Thuận, Viện
Khoa học và Công nghệ GTVT, Viện Chiến lược & Phát triển GTVT triển khai thực
hiện và thường xuyên báo cáo kết quả thí điểm định kỳ; báo cáo các kết quả
nghiên cứu, đánh giá thí điểm về Bộ GTVT.
Vụ KHCN & MT, Cục Quản lý đầu
tư xây dựng thường xuyên tổng hợp các nội dung công việc triển khai của Bộ về
nghiên cứu và hoàn thiện quy trình, cơ sở pháp lý để có thể sử dụng cát biển
làm vật liệu cho các dự án, để báo cáo định kỳ Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm vụ
được giao.
Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GTVT,
Văn phòng Bộ thông báo tới các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy (để b/c);
- Chánh văn phòng (để b/c);
- Các đơn vị tham gia dự họp;
- Lưu VT, KHCN (3).
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
Uông Việt Dũng
|