Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 213/KH-UBND 2021 tuyên truyền kiến thức phòng cháy chữa cháy Hà Nội 2022 2025

Số hiệu: 213/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 21/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN THỨC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC); Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Thành ủy về nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thchính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PCCC và CNCH; UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia công tác PCCC. Đcao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân tự giác, tích cực trong việc tổ chức hoạt động PCCC&CNCH.

- Củng cố, kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành vững mạnh, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

- Nhân rộng những điển hình tiên tiến về PCCC; phê phán, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, hiện tượng gây mất an toàn về PCCC.

2. Yêu cầu

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH được tổ chức với nhiều hình thức, phù hợp về nội dung, đối tượng đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

- Phấn đấu 100% cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở và hộ gia đình trên địa bàn Thành phố có sự chuyển biến về trách nhiệm, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Đối tượng

- Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở, ban, ngành và đoàn thể.

- Người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ sở.

- Cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, lực lượng vũ trang; học sinh và sinh viên.

- Người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Người dân trên địa bàn Thành phố.

2. Nội dung tuyên truyền

- Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về công tác PCCC&CNCH; Thông tin về hoạt động PCCC&CNCH của các cấp, ngành và lực lượng Công an; Phản ánh về tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố, các vụ cháy điển hình trong nước và thế giới.

- Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCCC&CNCH đối với an sinh và trật tự an toàn xã hội;

- Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cơ sở, cán bộ công nhân viên, người lao động đối với công tác PCCC&CNCH; Các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định về PCCC&CNCH;

- Các điều kiện an toàn PCCC và nguy cơ, nguyên nhân cơ bản để dẫn đến cháy, nvà các biện pháp phòng cháy, kỹ năng thoát nạn và xử lý khi có cháy, nổ xảy ra; Thực trạng và những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn Thành phố;

- Biu dương và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH; đăng công báo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC&CNCH.

3. Hình thức tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các kênh truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, mạng viễn thông, mạng xã hội;

- Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, panô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, xe thông tin lưu động, in, dán logo trên các phương tiện giao thông công cộng, các trạm dừng nghỉ công cộng, bến tàu, nhà ga, các chung cư, nhà cao tầng.... các hình ảnh liên quan về công tác PCCC&CNCH;

- Tuyên truyền miệng (trực tiếp): Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi, nói chuyện, huấn luyện, bồi dưỡng theo các chuyên đề PCCC&CNCH phù hợp với từng đối tượng cụ thể;

- Tổ chức các hoạt động thiết thực: diễn tập phương án PCCC&CNCH với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia; mít tinh, hội thao, hội thi nghiệp vụ về PCCC&CNCH, chấm điểm biểu dương các cá nhân, tập thể, tổ chức, những điển hình tiên tiến trong công tác PCCC&CNCH.

- Tuyên truyền thông qua công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn PCCC&CNCH, những điển hình tiên tiến về PCCC.

- Tuyên truyền công tác PCCC&CNCH thông qua hình thức sân khấu hóa; xây dựng các video, clip đăng tải trên trang mạng xã hội, phát trên màn hình phương tiện công cộng, nơi tập trung đông người.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức tuyên truyền về PCCC lưu động tại các điểm tập trung đông người (tuyến phố đi bộ xung quanh Hồ Hoàn Kiếm...).

2. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa phát thanh, truyền thanh tại các đơn vị, cơ sở, thôn xóm, tổ dân ph; hệ thống loa phát thanh tại các điểm nút giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố; đăng các tin, bài, phóng sự trên các trang, mạng, Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận huyện thị xã, Truyền hình ANTĐ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Kênh VOV giao thông - Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Công an Thành phố, trang Fanpage của Công an Thành phố... với nhiều hình thức phương thức đa dạng để đạt hiệu quả cao.

3. Tiếp tục duy trì chuyên mục “Hồ sơ 114” phát trên Kênh VOV giao thông; chuyên mục “PCCC”, chuyên mục “An toàn PCCC” và xây dựng phóng sự “Tuyên truyền hình ảnh lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH” phát trên Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội; chuyên mục “Alo 114 Hà Nội xin nghe” phát trên kênh Truyền hình An ninh ATV - Báo An ninh Thủ đô.

4. Thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi và các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH; giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị, đoàn thể, câu lạc bộ tại các cơ sở, khu dân cư, tdân phố; hoạt động tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; cóng tác kiểm tra an toàn PCCC&CNCH, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính và hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

5. Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH cho người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở và cán bộ công nhân viên, người lao động làm việc trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , ngày 24/11/2020 của Chính phủ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH cho cơ sở kinh doanh có điều kiện; hộ gia đình có nhà ở và kết hợp sản xuất kinh doanh; người lao động làm việc, buôn bán tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; chủ các xưởng sản xuất trên địa bàn Thành phố.

6. Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền về PCCC&CNCH.

7. Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, panô, áp phích, tranh cổ động, xe thông tin lưu động, in tờ rơi về kiến thức PCCC&CNCH để phát tuyên truyền bằng hình ảnh dán bảng tin, cửa ra vào cơ quan, công sở, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, nơi đông người, phương tiện giao thông công cộng (xe buýt,...), chung cư, nhà cao tầng, xưởng sản xuất, hộ gia đình ... và tại các cơ sở có nguy him về cháy, nổ trên địa bàn Thành phố; Đặc biệt chú trọng vào mùa nắng nóng, mùa hanh khô, mùa mưa bão, Tết Nguyên đán; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Ngày toàn dân PCCC 04/10; các dịp lễ hội và các sự kiện chính trị-xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô.

8. Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH cho học sinh, sinh viên các cấp, bậc học trên địa bàn Thành phố; lồng ghép các nội dung công tác PCCC&CNCH vào chương trình dạy học của các cấp trên địa bàn Thành phố.

9. Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.

10. Tổ chức tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật liên quan đến PCCC&CNCH.

11. Tổng kết kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC trên địa bàn Thành phố theo từng giai đoạn.

12. Nhân rộng những điển hình tiên tiến về PCCC, biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân làm tốt công tác về PCCC&CNCH.

13. Tổ chức các cuộc họp báo và ra thông cáo báo chí định kỳ hàng quý và khi có sự việc lớn xảy ra về PCCC&CNCH.

14. Tổ chức đăng tải công khai các công trình, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong lĩnh vực PCCC&CNCH.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an Thành phố Hà Nội

- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch, theo dõi, hưng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, đơn vị và cơ sở trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC&CNCH.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch hàng năm; phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; hàng năm dtrù kinh phí công tác tuyên truyền PCCC&CNCH.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH cho cán bộ, chiến sỹ, lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố; tuyên truyền trên hệ thống loa giao thông, Cổng thông tin điện tử, các ứng dụng, nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo,...), màn hình led trên các tuyến xe buýt; trên màn hình trong các tòa nhà chung cư cao tầng và kiểm tra đôn đốc các cơ quan, doanh nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Chú trọng công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC trong xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC&CNCH trên các kênh truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile,...), các mạng xã hội (Zalo, Facebook,...).

- Hướng dẫn xây dựng đin hình tiên tiến về PCCC và mô hình an toàn về PCCC. Xây dựng một số điển hình tiên tiến về PCCC và mô hình an toàn về PCCC đạt hiệu quả trong thực tiễn.

- Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có nhiều lực lượng của Thành phố tham gia; tổ chức hội thao, hội thi nghiệp vụ về PCCC&CNCH hàng năm.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các bộ tài liệu tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên, học sinh các bậc học trên địa bàn Thành phố; lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kỹ năng.

- Phối hợp với các cơ quan báo, đài trung ương và thành phố: Báo điện tử Dân trí, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Kênh VOV giao thông - Đài Tiếng nói Việt Nam,.. .xây dựng phóng sự, tin bài, chuyên mục định kỳ.

- Chủ trì sơ kết, tổng kết và đề xuất UBND Thành phố khen thưởng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH hàng năm theo giai đoạn.

2. Sở Tư pháp

- Tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH.

- Phối hợp với Công an Thành phố kiểm tra các ngành, đơn vị và cơ sở trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH trên địa bàn Thanh phố.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC&CNCH trên Trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố tại địa chỉ: pbgdpl.hanoigov.vn và các hình thức khác phù hợp.

3. Sở Tài chính

Căn cứ các quy định của Trung ương và Thành phố, trên cơ sở đề xuất của Công an thành phố Hà Nội và các Sở, ban, ngành có liên quan, Sở Tài chính chủ trì, rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về việc bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp cho các đơn vị phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố theo quy định

4. Bộ Tư lệnh Thủ đô

Phối hợp với Công an Thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ. Kiểm tra, đôn đốc đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ đối với các cơ sở an ninh quốc phòng trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Công an Thành phố cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường số lượng các tin, bài, phóng sự; tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình vào các khung giờ phù hợp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH; cảnh báo các nguy cơ gây cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hướng dẫn các biện pháp chữa cháy, thoát nạn và cứu người trong đám cháy; thông tin về những vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn lớn xảy ra trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo trên Cổng Thông tin điện tử Hà Nội đăng tải: (1) Văn bản quy phạm pháp luật và chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác PCCC&CNCH do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố ban hành; (2) Những tin bài, ảnh, video tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật PCCC&CNCH, nâng cao nhận thức, ý thức và vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động PCCC&CNCH.

- Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamoblie), các mạng xã hội (Zalo, Facebook) đăng tải các thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC&CNCH để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân biết và thực hiện.

6. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; đảm bảo an toàn PCCC&CNCH cho các cơ sở văn hóa; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; ngày toàn dân PCCC 04/10; Tết Nguyên đán ...

7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Công an Thành phố tuyên truyền pháp luật về PCCC, an toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy, nổ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ trong các cơ sở, doanh nghiệp và công trình.

8. Sở Công thương

Phối hợp với Công an Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH trong lĩnh vực công thương; cấp giấy phép cho các cơ sở kinh doanh; cung cấp các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố trong việc:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng, giáo viên, học sinh.

+ Phối hợp chỉ đạo tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia tại các nhà trường, trung tâm và cơ sở giáo dục.

+ Xây dựng bộ tài liệu và tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH phù hợp cho giáo viên, học sinh các cấp trên địa bàn Thành phố, lồng ghép vào chương trình giáo dục đào tạo hàng năm.

- Tuyên truyền đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

10. Sở, Ban, Ngành khác của Thành phố

Chủ động phối hp với Công an Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH; đặc biệt trong các dịp lễ, hội, các sự kiện của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thành phố; mùa hanh khô, mùa nắng nóng, Tết Nguyên đán, hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động” và “Ngày toàn dân PCCC 4/10” hàng năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức tuyên truyền sâu rộng kiến thức về PCCC&CNCH đến các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và nhân dân biết để thực hiện.

11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

- Phối hợp với Công an Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH đối với các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn Thành phố; thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều lực lượng của Thành phố tham gia.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, Công ty đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về PCCC trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng.

12. Đề nghị các tổ chức đoàn thể Thành phố (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Liên Đoàn lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố)

- Phối hợp với Công an Thành phố thực hiện:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức thành viên.

+ Tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC, lập và thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở cơ quan, các tổ chức thành viên ở các quận, huyện, thị xã và khu dân cư.

+ Giám sát và phản biện việc thực hiện các quy định pháp luật về PCCC ở các quận, huyện, thị xã và khu dân cư

- Hướng dẫn cho các tổ chức đoàn thể tại quận, huyện, thị xã hàng tháng triển khai cung cấp các tin bài, phóng sự, tài liệu khuyến cáo về PCCC&CNCH đến Đài phát thanh quận, huyện, thị xã để phát thanh tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.

13. Các cơ quan thông tin Báo, Đài (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Hà Nội mới, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô ...)

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, bài viết để tuyên tuyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH vào các dịp mùa nắng nóng, mùa hanh khô, Tết Nguyên đán; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Ngày toàn dân PCCC 04/10; các dịp lễ, hội hàng năm; chú trọng xây dựng chuyên mục “PCCC”, đưa các tin, bài khuyến cáo, cảnh báo an toàn, kỹ năng xử lý các tình huống và tình hình cháy, ntrên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp với Công an Thành phố xây dựng chương trình, phóng sự, phim tài liệu về công tác PCCC&CNCH.

14. UBND quận, huyện, thị xã

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn mình và cụ thể hóa vào chương trình nhiệm vụ công tác hàng năm; chủ động bố trí kinh phí triển khai kế hoạch.

- Lựa chọn các nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC&CNCH phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH, thực hiện tốt theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

- Thực hiện theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ và Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng vững mạnh làm nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH; chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực tại chỗ nhằm chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

- Tăng cường tập huấn kiến thức PCCC&CNCH cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại địa bàn.

- Biên soạn tài liệu pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC&CNCH trên Đài Truyền thanh địa phương.

- Thường xuyên, định kỳ đăng tải công khai các công trình còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC đtuyên truyền, khuyến cáo, cảnh báo người dân trong công tác PCCC.

- Chỉ đạo nhân rộng các mô hình an toàn PCCC như: Khu dân cư an toàn PCCC theo phương châm “4 tại chỗ”, Phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong công tác PCCC tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện, thị xã...

- Chỉ đạo các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn quận, huyện, thị xã phối hợp Cảnh sát PCCC&CNCH và các cơ quan chức năng của Thành phố thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC&CNCH.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Thành phố đảm bảo cho việc thực hiện và tham mưu thực hiện của các Sở, ngành Thành phố. Ngân sách cấp huyện đảm bảo cho việc thực hiện tại địa bàn quận, huyện, thị xã.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh toán theo quy định; đồng thời gửi cơ quan chủ trì (Công an Thành phố) để tổng hợp, theo dõi.

Căn cứ kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện (gửi về Công an Thành phố trước ngày 10/10/2021); định kỳ 06 tháng (trước 15/6), hằng năm trước 15/12 báo cáo kết quả thực hiện gửi về Công an Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- TT: Thành
y, HĐND TP;
- Đ/c Thứ trưởng BCA Lê Quốc Hùng;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- Đ/c PCTTTUBNDTP Lê H
ng Sơn;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- Ban Pháp chế HĐND TP;
-
UBMTTQVN Thành phố;
- Các Sở, ngành TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Báo, Đài: Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị, Lao động Thủ đô, An ninh Thủ đô;
- CVP, PCVP Lê Tự Lực, NC, KGVX, ĐT;
- Lưu: VT, NC(Quang Sơn)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồng Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 21/09/2021 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.836

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!