Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3435/QĐ-UBND 2022 xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Hà Nội

Số hiệu: 3435/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3435/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐIỂM SINH HOẠT VĂN HÓA CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ ĐỊA BÀN CÓ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CƯ TRÚ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tại Tờ trình s 53/TTr-LĐLĐ ngày 26/8/2022 về việc ban hành Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có đông công nhân lao động sinh sống giai đoạn 2021 - 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: PCVP P.T.T. Huyền, KGVX, TH;
- Lưu: VT
, KGVXHương.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ
TỊCH




C
hử Xuân Dũng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG ĐIỂM SINH HOẠT VĂN HÓA CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ ĐỊA BÀN CÓ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CƯ TRÚ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN, CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Theo số liệu thống kê hiện nay, lực lượng lao động trong độ tui lao động trên địa bàn Thành phố ước tính khoảng 4,8 triệu người. Hà Nội hiện có trên 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động với 2,5 triệu lao động, chiếm 52% tổng số lao động của thành phố (có 09 khu công nghiệp tập trung thu hút 678 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm cho khoảng 165.000 lao động).

Những năm gần đây, sự phát triển nhanh của các loại hình doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đã làm dịch chuyển lao động từ các tỉnh và khu vực nông thôn tham gia vào lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Các khu, cụm công nghiệp thu hút ngày càng đông công nhân lao động (CNLĐ) đã tác động trực tiếp đến kinh tế, hạ tầng xã hội, an sinh xã hội nói chung và công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Bên cạnh đó, đời sống CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ khu công nghiệp vẫn còn khó khăn: thu nhập chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sng tối thiểu; thiếu nhà ở, nhà trẻ, trường học, siêu thị, nơi sinh hoạt văn hóa, khám chữa bệnh; chưa có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, ththao, học tập nâng cao trình độ, tìm hiểu pháp luật. Địa điểm để tổ chức các hoạt động văn hóa cho công nhân khu công nghiệp vừa thiếu, vừa xa nơi ở của công nhân; hệ thống Cung văn hóa, Nhà văn hóa của tổ chức công đoàn còn thiếu, chưa phát huy đầy đ, đúng mức chức năng, nhiệm vụ trong công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố đã khảo sát, xây dựng thí điểm Đề án mô hình Đim Sinh hoạt văn hóa công nhân (Điểm SHVHCN) từ năm 2011 nhm đưa các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ người lao động tại cơ sở.

Tính đến nay, trên toàn Thành phố đã có 51 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, do 18 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quản lý[1].

Trong 10 năm qua, Liên đoàn Lao động Thành phố đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoạt động mô hình khá hiệu quả, phần nào đáp ứng được nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của người lao động. Sau khi rà soát, hiện nay có 39/51 Điểm SHVHCN đang hoạt động thường xuyên, hiệu qu. Có 12 Điểm SHVHCN đã chm dứt hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động do công ty chuyn địa điểm sang tỉnh, thành khác; công ty chuyển nhượng chủ sở hữu; giải thể; thu hẹp hoạt động, giảm số lượng CNLĐ;... Các mô hình Điểm SHVHCN đã phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; hoạt động của Điểm SHVHCN có nội dung cụ thể, thiết thực, bước đầu đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, được doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người lao động; xây dựng được mối quan hệ trách nhiệm gia doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ; thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa tinh thần của người lao động trên địa bàn Thành phố; các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh tại các Điểm SHVHCN; chức năng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Điểm SHVHCN được khẳng định, các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo công nhân lao động; góp phần xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, nâng cao đời sống tinh thần, thchất, tạo không khí phấn khởi, khích lệ tinh thần làm việc hăng hái thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của các Điểm SHVHCN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hoạt động của các đim SHVHCN chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia, nhiu đim hoạt động chưa thường xuyên, định kỳ; chưa có cơ chế quản lý rõ ràng và sự chỉ đạo thống nhất. Một số đim có cán bộ quản lý nhưng chưa có kinh nghiệm, do đó nh hưởng đến chất lượng hoạt động của các Điểm SHVHCN; thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho Điểm SHVHCN; chưa có nguồn kinh phí duy trì hoạt động, đặc biệt là mô hình tại các khu công nghiệp và địa bàn dân cư; cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNLĐ, diện tích dành cho Điểm SHVHCN ở nhiều nơi còn chật hẹp; sự phối hợp giữa doanh nghiệp, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ.

Sự phát triển như vũ bão về công nghệ số khiến CNLĐ ddàng tiếp cận nhiu nguồn thông tin; sự đa dạng văn hóa đến từ các nhà đầu tư, người lao động nước ngoài, từ CNLĐ các vùng, miền khác nhau của đất nước tạo nên bức tranh đa dạng về đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là CNLĐ khu công nghiệp, nhưng cũng không kém phần phức tạp thậm chí có nhiu vn đbất cập trong thực tế đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ khu công nghiệp, đòi hỏi phi có giải pháp khắc phục vừa kịp thời, vừa lâu dài, cần sự đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp công đoàn Thành phố và lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, đĐiểm SHVHCN trthành một mô hình hiệu qutrong việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, cần phải tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm SHVHCN trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đng (khóa X) Vtiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”

- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1934/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự nh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thtướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

- Nghị quyết 03a/NQ-TLĐ ngày 17/02/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao đời sống văn hóa tinh thn của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chương trình hành động số 399/CTr-TLĐ ngày 07/3/2008 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Kế hoạch số 17/KH-TLĐ ngày 07/4/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chương trình hành động số 02/CTr-BCH ngày 20/7/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thXIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”

2. Các văn bản của Thành phố

- Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (khóa X) “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Thông tri số 03-TT/TU ngày 19/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 24/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thn cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU chỉ đạo Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố tập trung hoàn thiện, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình Điểm SHVHCN đã có và đầu tư xây dựng mới một số điểm nhằm xây dựng thiết chế văn hóa tại cơ sở, đưa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào đời sống CNLĐ; thu hút tập hợp CNLĐ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025:

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động 39 Điểm SHVHCN đã thành lập và đang hoạt động thường xuyên.

- Xây dựng 28 Điểm SHVHCN mới trong giai đoạn 2021 - 2025.

2.2. Các mô hình Điểm SHVHCN xây dựng mới trong thời gian tới

- Mô hình Điểm SHVHCN tại đơn vị, doanh nghiệp

- Mô hình Điểm SHVHCN tại khu công nghiệp và chế xuất; cụm công nghiệp tập trung.

- Mô hình Điểm SHVHCN tại khu dân cư.

2.3. Nội dung hoạt động:

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thdục, ththao; các hoạt động học tập nâng cao kiến thức, hiểu biết xã hội; các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật,... vào đời sống CNLĐ.

2.4. Thời gian thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Năm 2021: Xây dựng mới 04 Điểm SHVHCN

- Năm 2022: Xây dựng mới 04 Điểm SHVHCN

- Năm 2023: Xây dựng mới 06 Điểm SHVHCN

- Năm 2024: Xây dựng mới 06 Điểm SHVHCN

- Năm 2025: Xây dựng mới 08 Điểm SHVHCN

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhm làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và CNLĐ về vai trò, vị trí, tác dụng của Điểm SHVHCN, các thiết chế văn hóa, ththao cơ sở dành cho CNLĐ, nht là CNLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất.

2. Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU giao trách nhiệm cho Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố xây dựng Điểm SHVHCN gắn với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đng thời gn với thực hiện Cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong CNVCTĐ Th đô và nhng mục tiêu trong Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.

3. Tiếp tục khảo sát, nắm tình hình, đề xuất xây dựng Điểm SHVHCN trên cơ sở nhu cầu của CNLĐ và phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện cần thiết nhm xây dựng đời sống văn hóa tinh thn cho người lao động và được áp dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất và địa bàn có đông công nhân, người lao động thuộc thành phố Hà Nội.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Ngân sách của Thành phố htrợ qua tài khoản của LĐLĐ Thành phố: Hỗ trợ xây dựng mới: 90.000.000đ/điểm (Chín mươi triệu đồng/điểm)

4.2. Từ nguồn kinh phí tích lũy của tổ chức Công đoàn và nguồn kinh phí khác hỗ trợ: Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ kinh phí xây dựng mới: Từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ/Điểm (Từ ba mươi triệu đến năm mươi triệu đồng/Điểm); hỗ trợ bổ sung cơ sở vật chất hàng năm: không quá 30.000.000đ/Điểm (không quá ba mươi triệu đồng/Điểm).

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, nguồn kinh phí do doanh nghiệp hoặc địa phương hỗ trợ để xây dựng và duy trì hoạt động các Điểm SHVHCN.

4.3. Hỗ trợ cán bộ quản lý, điều hành

- Đối với Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong đơn vị, doanh nghiệp: Công đoàn cơ sở đề xuất đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ theo điều kiện thực tế.

- Đi với Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong các khu công nghiệp và chế xuất: Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội hỗ trợ mức 500.000đ/tháng/điểm.

- Đi với Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại khu dân cư hoặc cụm công nghiệp do Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã quản lý, hoặc Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã bàn giao cho công đoàn cơ sở cơ quan UBND xã, phường, thị trấn quản lý: Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã hỗ trợ mức 500.000đ/tháng/điểm.

5. Tiếp tục triển khai, thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đế xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở phục vụ CNLĐ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở sở cho CNLĐ theo quy định của pháp luật.

6. Tăng cường trách nhiệm quản lý và phát huy giá trị của mô hình Điểm SHVHCN. Chú trọng việc quản lý, khai thác và đi mới tổ chức các hoạt động của Điểm SHVHCN. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm định kỳ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Điểm SHVHCN.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các cơ quan chỉ đạo, thực hiện Đề án

1.1. Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Chương trình 06-Ctr/TU.

1.2. Cơ quan chủ trì: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

1.3. Cơ quan phối hợp: SVăn hóa và Thể thao, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

2. Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện Đề án

2.1. Liên đoàn Lao động Thành phố

- Chủ trì xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện Đề án. Thường xuyên theo dõi, nm bắt, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo, đề xuất giải quyết nhng khó khăn, vướng mc, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo các cấp công đoàn phát huy vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng và nâng cao đi sng văn hóa tinh thần cho người lao động. Thường xuyên nắm bt nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

- Hằng năm xây dựng dự toán kinh phí xây dựng mới các Điểm SHVHCN trình UBND thành phố Hà Nội.

- Hướng dẫn các cấp công đoàn về quy trình thành lập, tổ chức hoạt động, cơ chế quản lý các Điểm SHVHCN.

- Khảo sát, thẩm định điều kiện thành lập và ra Quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm SHVHCN.

- Phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt Đề án; hàng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU.

2.2. Sở Văn hóa và Thể thao

- Phối hợp Liên đoàn Lao động Thành phố trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; thực hiện tốt Chương trình phối hợp số 522/CTPH-LĐLĐ-SVHTT ngày 09/12/2021 gia Sở Văn hóa và Ththao và Liên đoàn Lao động Thành phố về Xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thdục, thể thao của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2026.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ công nhân và người lao động tại các Điểm SHVHCN, các KCN, KCX và địa bàn có đông người lao động sinh sống.

2.3. Sở Tài chính

Hằng năm, căn cứ khả năng, cân đối ngân sách và đxuất của Liên đoàn Lao động Thành phố, Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí đthực hiện các nội dung của Đề án, đảm bảo đúng quy định và phù hợp đtriển khai thực hiện Đề án này. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2.4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị ủy

- Chỉ đạo Chính quyền phối hợp với Liên đoàn Lao động đồng cấp xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt chăm lo và nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Chỉ đạo Cấp ủy và Chính quyền cơ sở tạo điều kiện xây dựng mô hình Điểm SHVHCN tại khu dân cư nơi có đông CNLĐ sinh sống.

2.5. Đảng y các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

- Chỉ đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Ban Quản lý hạ tầng tại các khu công nghiệp bố trí địa điểm xây dựng Điểm SHVHCN tại các Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Ban Qun lý các Khu công nghiệp và Chế xuất phối hợp Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Trên đây là Đề án Xây dựng đim sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có đông công nhân lao động sinh sống giai đoạn 2021 - 2025. Đề nghị các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đảm bảo nội dung, yêu cầu đ ra./.



[1] LĐLĐ các quận, huyện, thị xã: Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bc Từ Liêm, Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Ứng Hòa, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Sơn Tây; Công đoàn các ngành: Dệt May, Xây dựng, Y tế; Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3435/QĐ-UBND ngày 22/09/2022 phê duyệt Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.966

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.165.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!